Số hiệu: | 12/2023/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 12/10/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2023 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Quy định kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám
Ngày 12/10/2023, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 12/2023/TT-BTNMT quy định kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám.
Cơ sở toán học của bản đồ giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám
- Hệ quy chiếu và hệ tọa độ thực hiện theo Quyết định 83/2000/QĐ-TTg về sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam. Cụ thể:
Sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 để thể hiện Bản đồ giám sát ngập lụt. Các thông số gồm: lưới chiếu UTM, ê-líp-xô-ít WGS84, múi chiếu 6°, hệ số điều chỉnh tỉ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996.
- Các hợp phần khác: bảng chắp (nếu có), bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ và thước tỉ lệ.
Khung bản đồ giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư 12/2023/TT-BTNMT .
Các nội dung công việc giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám
Các nội dung công việc giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám bao gồm:
- Công tác chuẩn bị.
- Xử lý ảnh viễn thám.
- Trích xuất dữ liệu nền giám sát ngập lụt từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
- Chiết xuất thông tin ngập lụt.
- Biên tập lớp thông tin ngập lụt.
- Thành lập bản đồ giám sát ngập lụt.
- Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của bản đồ giám sát ngập lụt.
- Xây dựng báo cáo giám sát ngập lụt.
- Giao nộp sản phẩm.
Trong đó, nội dung biên tập lớp thông tin ngập lụt như sau:
- Hiệu chỉnh kết quả thông tin ngập lụt:
+ Hiệu chỉnh ảnh hưởng của địa hình tới kết quả chiết tách vùng ngập nước;
+ Lọc bỏ, tổng hợp những vùng ngập nước có diện tích nhỏ hơn 15 mm2 trên bản đồ.
- Biên tập làm trơn đường bao vùng ngập lụt: thông số làm trơn đường là 0,1 mm trên bản đồ.
- Lọc bỏ các vùng ngập nước thường xuyên.
- Tính diện tích vùng ngập lụt theo đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã.
Bảng thống kê diện tích ngập lụt được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư 12/2023/TT-BTNMT .
Xem chi tiết tại Thông tư 12/2023/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
Thông tư này quy định kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ảnh viễn thám ra-đa là thông tin, hình ảnh đối tượng địa lý được thu nhận từ vệ tinh viễn thám sử dụng sóng siêu cao tần có bước sóng từ 1 mm - 1 m.
2. Bản đồ giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám là bản đồ chuyên đề được thành lập bằng tư liệu ảnh viễn thám giám sát khu vực bị ảnh hưởng của lũ lụt tại các thời điểm trước, trong và sau khi xảy ra ngập lụt.
3. Lọc nhiễu là công tác loại bỏ tất cả hoặc một phần các thông tin làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
4. Phân cực HH là kiểu phát phân cực ngang, thu phân cực ngang sóng điện từ.
5. Phân cực VH là kiểu phát phân cực đứng, thu phân cực ngang sóng điện từ.
6. Phân cực HV là kiểu phát phân cực ngang, thu phân cực đứng sóng điện từ.
7. Phân cực VV là kiểu phát phân cực đứng, thu phân cực đứng sóng điện từ.
8. Tăng cường chất lượng ảnh là việc hiệu chỉnh bức xạ ảnh nhằm nâng cao khả năng thông tin của ảnh.
1. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ thực hiện theo Quyết định số 83/2000/QĐ- TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam. Cụ thể:
Sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 để thể hiện Bản đồ giám sát ngập lụt. Các thông số gồm: lưới chiếu UTM, ê-líp-xô-ít WGS84, múi chiếu 6°, hệ số điều chỉnh tỉ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996.
2. Các hợp phần khác: bảng chắp (nếu có), bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ và thước tỉ lệ.
Khung bản đồ giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
1. Công tác chuẩn bị.
2. Xử lý ảnh viễn thám.
3. Trích xuất dữ liệu nền giám sát ngập lụt từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
4. Chiết xuất thông tin ngập lụt.
5. Biên tập lớp thông tin ngập lụt.
6. Thành lập bản đồ giám sát ngập lụt.
7. Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của bản đồ giám sát ngập lụt.
8. Xây dựng báo cáo giám sát ngập lụt.
9. Giao nộp sản phẩm.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực