Thông tư 12/2023/TT-BTNMT về Quy định kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám
Số hiệu: | 12/2023/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 12/10/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/12/2023 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy định kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám
Ngày 12/10/2023, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư 12/2023/TT-BTNMT quy định kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám.
Cơ sở toán học của bản đồ giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám
- Hệ quy chiếu và hệ tọa độ thực hiện theo Quyết định 83/2000/QĐ-TTg về sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam. Cụ thể:
Sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 để thể hiện Bản đồ giám sát ngập lụt. Các thông số gồm: lưới chiếu UTM, ê-líp-xô-ít WGS84, múi chiếu 6°, hệ số điều chỉnh tỉ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996.
- Các hợp phần khác: bảng chắp (nếu có), bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ và thước tỉ lệ.
Khung bản đồ giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư 12/2023/TT-BTNMT .
Các nội dung công việc giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám
Các nội dung công việc giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám bao gồm:
- Công tác chuẩn bị.
- Xử lý ảnh viễn thám.
- Trích xuất dữ liệu nền giám sát ngập lụt từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
- Chiết xuất thông tin ngập lụt.
- Biên tập lớp thông tin ngập lụt.
- Thành lập bản đồ giám sát ngập lụt.
- Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của bản đồ giám sát ngập lụt.
- Xây dựng báo cáo giám sát ngập lụt.
- Giao nộp sản phẩm.
Trong đó, nội dung biên tập lớp thông tin ngập lụt như sau:
- Hiệu chỉnh kết quả thông tin ngập lụt:
+ Hiệu chỉnh ảnh hưởng của địa hình tới kết quả chiết tách vùng ngập nước;
+ Lọc bỏ, tổng hợp những vùng ngập nước có diện tích nhỏ hơn 15 mm2 trên bản đồ.
- Biên tập làm trơn đường bao vùng ngập lụt: thông số làm trơn đường là 0,1 mm trên bản đồ.
- Lọc bỏ các vùng ngập nước thường xuyên.
- Tính diện tích vùng ngập lụt theo đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã.
Bảng thống kê diện tích ngập lụt được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư 12/2023/TT-BTNMT .
Xem chi tiết tại Thông tư 12/2023/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 01/12/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2023/TT-BTNMT |
Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2023 |
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT GIÁM SÁT NGẬP LỤT BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM
Căn cứ Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế;
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư quy định kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám.
Thông tư này quy định kỹ thuật giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám.
Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ảnh viễn thám ra-đa là thông tin, hình ảnh đối tượng địa lý được thu nhận từ vệ tinh viễn thám sử dụng sóng siêu cao tần có bước sóng từ 1 mm - 1 m.
2. Bản đồ giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám là bản đồ chuyên đề được thành lập bằng tư liệu ảnh viễn thám giám sát khu vực bị ảnh hưởng của lũ lụt tại các thời điểm trước, trong và sau khi xảy ra ngập lụt.
3. Lọc nhiễu là công tác loại bỏ tất cả hoặc một phần các thông tin làm ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh.
4. Phân cực HH là kiểu phát phân cực ngang, thu phân cực ngang sóng điện từ.
5. Phân cực VH là kiểu phát phân cực đứng, thu phân cực ngang sóng điện từ.
6. Phân cực HV là kiểu phát phân cực ngang, thu phân cực đứng sóng điện từ.
7. Phân cực VV là kiểu phát phân cực đứng, thu phân cực đứng sóng điện từ.
8. Tăng cường chất lượng ảnh là việc hiệu chỉnh bức xạ ảnh nhằm nâng cao khả năng thông tin của ảnh.
1. Hệ quy chiếu và hệ tọa độ thực hiện theo Quyết định số 83/2000/QĐ- TTg ngày 12 tháng 7 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia Việt Nam. Cụ thể:
Sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 để thể hiện Bản đồ giám sát ngập lụt. Các thông số gồm: lưới chiếu UTM, ê-líp-xô-ít WGS84, múi chiếu 6°, hệ số điều chỉnh tỉ lệ biến dạng chiều dài k0 = 0,9996.
2. Các hợp phần khác: bảng chắp (nếu có), bảng chú giải, tỉ lệ bản đồ và thước tỉ lệ.
Khung bản đồ giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám được quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
1. Công tác chuẩn bị.
2. Xử lý ảnh viễn thám.
3. Trích xuất dữ liệu nền giám sát ngập lụt từ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia.
4. Chiết xuất thông tin ngập lụt.
5. Biên tập lớp thông tin ngập lụt.
6. Thành lập bản đồ giám sát ngập lụt.
7. Kiểm tra, đánh giá độ tin cậy của bản đồ giám sát ngập lụt.
8. Xây dựng báo cáo giám sát ngập lụt.
9. Giao nộp sản phẩm.
1. Thu thập, tổng hợp thông tin thiên tai, bao gồm:
a) Thông tin dự báo về lượng mưa, thời gian mưa và khu vực mưa;
b) Thông tin dự báo bão bao gồm cấp độ bão, hướng di chuyển, thời gian và phạm vi khu vực ảnh hưởng;
c) Thu thập, tổng hợp thông tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn khác thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia.
2. Thu thập thông tin của các vệ tinh viễn thám đi qua lãnh thổ Việt Nam, bao gồm:
a) Thông tin về cơ quan quản lý vệ tinh;
b) Thông tin về thời gian và phạm vi chụp;
c) Thông số kỹ thuật của loại ảnh cần thu nhận.
3. Đặt chụp ảnh viễn thám giám sát ngập lụt:
a) Xác định vị trí, phạm vi chụp ảnh;
b) Thời điểm chụp ảnh;
c) Tần suất chụp ảnh;
d) Gửi yêu cầu chụp ảnh đến cơ quan cung cấp dữ liệu ảnh viễn thám.
4. Thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám trước, trong và sau ngập lụt.
5. Thu thập bản đồ và các thông tin có liên quan đến khu vực giám sát, bao gồm:
a) Dữ liệu giám sát ngập lụt từ các tổ chức trong nước, quốc tế;
b) Dữ liệu nền địa lý;
c) Mô hình số độ cao.
1. Nhập dữ liệu đầu vào
a) Ảnh viễn thám sau khi kiểm tra chất lượng được nhập vào phần mềm xử lý ảnh viễn thám;
b) Chuyển đổi giá trị độ xám của ảnh (DN) về giá trị bức xạ của ảnh (dB).
2. Tăng cường chất lượng ảnh
a) Xử lý tái tạo mô hình ảnh viễn thám ra-đa (SAR Simulation);
b) Hiệu chỉnh ảnh hưởng của địa hình tới chất lượng ảnh;
c) Lọc nhiễu: Loại bỏ nhiễu tần số cao mà vẫn bảo toàn được các đặc trưng của ảnh; kích thước của phép lọc là 5x5 điểm ảnh hoặc 7x7 điểm ảnh để đảm bảo kết quả tốt nhất.
3. Chuyển đổi về Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000.
4. Ghép, cắt ảnh, xuất bình đồ ảnh theo khu vực giám sát.
1. Đường biên giới quốc gia trên đất liền, đường địa giới hành chính.
2. Trụ sở ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trụ sở ủy ban nhân dân cấp huyện, trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Đường sắt quốc gia, đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, cảng hàng không.
4. Các đối tượng thủy văn dạng vùng có diện tích lớn hơn 15 mm2 theo tỉ lệ bản đồ cần thành lập; các đối tượng dạng đường có chiều dài lớn hơn 2 cm theo tỉ lệ bản đồ cần thành lập.
1. Lựa chọn phân cực ảnh theo thứ tự ưu tiên sau: phân cực HH, phân cực VH, phân cực HV, phân cực VV.
2. Xác định ngưỡng giá trị bức xạ của đối tượng nước trên ảnh.
3. Phân tách vùng ngập nước.
4. Xuất ranh giới vùng ngập nước ra dạng véc-tơ
1. Hiệu chỉnh kết quả thông tin ngập lụt:
a) Hiệu chỉnh ảnh hưởng của địa hình tới kết quả chiết tách vùng ngập nước;
b) Lọc bỏ, tổng hợp những vùng ngập nước có diện tích nhỏ hơn 15 mm2 trên bản đồ.
2. Biên tập làm trơn đường bao vùng ngập lụt: thông số làm trơn đường là 0,1 mm trên bản đồ.
3. Lọc bỏ các vùng ngập nước thường xuyên.
4. Tính diện tích vùng ngập lụt theo đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã.
Bảng thống kê diện tích ngập lụt được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Thông tư này.
1. Bản đồ giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám được xác định tỉ lệ theo phạm vi ảnh hưởng và độ phân giải của dữ liệu ảnh sử dụng.
2. Sửa chữa, biên tập bản đồ giám sát ngập lụt theo quy định của bản đồ chuyên đề.
3. Thiết kế ký hiệu bổ sung.
4. Trình bày bản đồ giám sát ngập lụt.
1. Giao nộp bản đồ giám sát ngập lụt và báo cáo ngập lụt cho cơ quan chủ quản, cơ quan sử dụng dữ liệu không quá 05 ngày sau khi kết thúc đợt thiên tai.
2. Giao nộp báo cáo tổng hợp kết quả giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám trước ngày 25 tháng 12 hàng năm.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 2023.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Viễn thám quốc gia có trách nhiệm tổ chức phổ biến, kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Tài nguyên và Môi trường để xem xét, quyết định./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
CÁC MẪU THỰC HIỆN GIÁM SÁT NGẬP LỤT BẰNG CÔNG NGHỆ VIỄN THÁM
(Kèm theo Thông tư số /2023/TT-BTNMT ngày tháng năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Khung bản đồ giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám |
|
Bảng thống kê diện tích ngập lụt |
|
Báo cáo giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám |
|
Báo cáo tổng hợp kết quả giám sát ngập lụt bằng công nghệ viễn thám |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực