Chương I Thông tư 08/2023/TT-NHNN: Quy định chung
Số hiệu: | 08/2023/TT-NHNN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Ngân hàng Nhà nước | Người ký: | Phạm Thanh Hà |
Ngày ban hành: | 30/06/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2023 |
Ngày công báo: | 26/07/2023 | Số công báo: | Từ số 849 đến số 850 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Tiền tệ - Ngân hàng, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngân hàng vay vốn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay
Thống đốc NHNN ban hành Thông tư 08/2023/TT-NHNN ngày 30/6/2023 quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
Ngân hàng vay vốn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay
Theo đó, bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vay vốn nước ngoài phải chứng minh mục đích đi vay như sau:
(1) Mục đích vay nước ngoài của ngân hàng
- Bên đi vay vay ngắn và trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:
+ Bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay.
+ Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.
- Bên đi vay khi vay trung, dài hạn nước ngoài phải chứng minh mục đích vay nước ngoài thông qua:
+ Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm a khoản 1 Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN .
+ Phương án cơ cấu nợ theo quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2023/TT-NHNN trong trường hợp vay để thực hiện mục đích nêu tại điểm b khoản 1 Điều 14 Thông tư 08/2023/TT-NHNN .
(2) Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài
Bên đi vay chi được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liên trước thời điểm phát sinh khoản vay.
Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài lả tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ, áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:
- 30% đối với ngân hàng thương mại;
- 150% đổi với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.
Xem thêm Thông tư 08/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/8/2023, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 08/2023/TT-NHNN .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định về điều kiện vay nước ngoài của bên đi vay không được Chính phủ bảo lãnh.
1. Người cư trú là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập, hoạt động kinh doanh tại Việt Nam là bên đi vay nước ngoài (sau đây gọi chung là bên đi vay).
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nơi bên đi vay mở tài khoản vay, trả nợ nước ngoài (sau đây gọi là ngân hàng cung ứng dịch vụ tài khoản).
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khoản vay ngắn hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay ngắn hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn vay đến 01 năm.
2. Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài tự vay, tự trả (sau đây gọi là khoản vay trung, dài hạn nước ngoài) là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn vay trên 01 năm.
3. Dự án đầu tư là các dự án được cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Dự án khác là các dự án không thuộc trường hợp dự án đầu tư quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Chi phí vay nước ngoài là tổng mức chi phí quy đổi theo tỷ lệ phần trăm hàng năm tính trên giá trị khoản vay, bao gồm lãi suất vay nước ngoài và các chi phí khác có liên quan đến khoản vay nước ngoài mà bên đi vay chắc chắn phải trả cho bên cho vay, các bên bảo đảm khoản vay, bên bảo hiểm khoản vay, các đại lý và các bên liên quan khác.
6. Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài là việc trả khoản nợ nước ngoài hiện hữu từ nguồn vốn vay nước ngoài mới.
7. Khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam là khoản vay nước ngoài được rút vốn vào tài khoản vay, trả nợ nước ngoài bằng đồng Việt Nam của bên đi vay hoặc nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.
8. Nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam là việc khoản vay được rút vốn bằng ngoại tệ nhưng giá trị nhận nợ theo thỏa thuận vay nước ngoài được ghi nhận bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá mua, bán ngoại tệ được niêm yết bởi tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận.
1. Bên đi vay vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế ngoài việc đáp ứng điều kiện vay quy định tại Thông tư này, phải tuân thủ quy định của pháp luật về chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước ngoài việc đáp ứng điều kiện vay quy định tại Thông tư này, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Bên đi vay vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không phải tuân thủ các điều kiện vay nước ngoài quy định tại Thông tư này.
2. Bên đi vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm chịu trách nhiệm tuân thủ quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, các quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Bổ sung
1. Bên đi vay chịu trách nhiệm toàn diện trong việc sử dụng vốn vay nước ngoài đúng mục đích hợp pháp quy định tại Thông tư này.
2. Trường hợp khoản vay đã được rút vốn nhưng tạm thời chưa sử dụng cho các mục đích vay nước ngoài hợp pháp quy định tại Thông tư này, bên đi vay có thể sử dụng nguồn tiền này để gửi tiền tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Kỳ hạn của mỗi khoản tiền gửi tối đa không quá 01 tháng.
1. Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài là kế hoạch sản xuất, kinh doanh sử dụng vốn vay nước ngoài, trong đó chứng minh mục đích, nhu cầu vay nước ngoài hợp pháp, hợp lý của bên đi vay. Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật hợp tác xã, điều lệ của bên đi vay và các quy định khác của pháp luật có liên quan (sau đây gọi chung là cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật).
2. Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Tên bên đi vay, loại hình tổ chức tín dụng, vốn tự có, địa chỉ, Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng hoặc Giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài, dư nợ vay nước ngoài ngắn hạn, trung, dài hạn tính đến thời điểm lập phương án;
b) Mục tiêu kinh doanh, nhu cầu huy động vốn tổng thể, vốn nước ngoài của bên đi vay;
c) Thông tin về khoản vay nước ngoài dự kiến thực hiện;
d) Mục đích vay nước ngoài: thông tin về (các) nhóm khách hàng dự kiến được cấp tín dụng từ nguồn vốn vay nước ngoài, lãi suất cho vay dự kiến, thời hạn cho vay dự kiến;
đ) Quy mô vay vốn nước ngoài: giá trị khoản vay, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tình hình tăng trưởng tín dụng đến thời điểm lập phương án, so sánh quy mô vốn vay nước ngoài với quy mô tăng trưởng tín dụng còn lại tính đến cuối năm hoặc với quy mô tăng trưởng tín dụng của năm liền trước trong trường hợp chưa có thông tin về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của năm hiện tại;
e) Biện pháp quản trị rủi ro phát sinh từ khoản vay nước ngoài;
g) Thẩm quyền phê duyệt Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài; cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;
h) Các nội dung khác (nếu có).
3. Nội dung cơ bản của Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong trường hợp bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Tên bên đi vay, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ, địa chỉ, Giấy phép thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) hoặc các giấy tờ khác có giá trị tương đương, phạm vi ngành nghề sản xuất, kinh doanh hợp pháp liên quan đến mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài của bên đi vay;
b) Thông tin về khoản vay nước ngoài dự kiến thực hiện;
c) Mục đích và quy mô vay nước ngoài;
Thông tin về các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dự án khác sử dụng vốn vay nước ngoài thuộc phạm vi hoạt động hợp pháp của bên đi vay:
Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài; Bảng kê nhu cầu sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài (sau đây gọi là bảng kê nhu cầu sử dụng vốn) được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này và tuân thủ các nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều này.
Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài: quy mô vốn tổng thể của hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ cấu nguồn vốn; quy mô vốn vay nước ngoài; các chi phí dự kiến được thanh toán từ nguồn vốn vay trung, dài hạn nước ngoài;
d) Biện pháp quản trị rủi ro phát sinh từ khoản vay nước ngoài (nếu có);
đ) Thẩm quyền phê duyệt Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;
e) Các nội dung khác (nếu có).
4. Nguyên tắc lập bảng kê nhu cầu sử dụng vốn:
a) Đối với mục đích thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc phát sinh từ khoản vay trong nước):
Bên đi vay kê khai tại bảng kê nhu cầu sử dụng vốn các nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn của khoản vay trên cơ sở dự toán số tiền phải trả theo các chứng từ, tài liệu làm phát sinh nghĩa vụ thanh toán như hóa đơn, thỏa thuận, hợp đồng được ký kết, phát hành trước khi bên đi vay thực hiện rút vốn khoản vay.
Trường hợp vì lý do khách quan như bên thụ hưởng không giao đủ hàng, các bên đàm phán được việc lùi thời hạn thanh toán hoặc đẩy nhanh lịch thanh toán, thanh toán bù trừ công nợ hoặc cơ quan thuế thông báo thay đổi số tiền thuế phải nộp dẫn tới giá trị thanh toán thực tế thay đổi so với giá trị ghi tại bảng kê nhu cầu sử dụng vốn, bên đi vay điều chỉnh Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong đó cập nhật bảng kê nhu cầu sử dụng vốn phù hợp với thực tế và bổ sung thêm các khoản nợ ngắn hạn hợp pháp khác của bên đi vay có nghĩa vụ thanh toán trong thời hạn khoản vay (nếu có);
b) Đối với mục đích sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính theo pháp luật chuyên ngành:
Bên đi vay kê khai tại bảng kê nhu cầu sử dụng vốn tổng số tiền dự kiến sử dụng cho từng hoạt động nghiệp vụ cụ thể của bên đi vay trên cơ sở kế hoạch kinh doanh theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trường hợp có sự thay đổi giá trị sử dụng vốn thực tế so với giá trị ghi tại bảng kê nhu cầu sử dụng vốn do thay đổi kế hoạch kinh doanh, bên đi vay điều chỉnh Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong đó bao gồm bảng kê cập nhật số liệu về nhu cầu sử dụng vốn và bổ sung mục đích sử dụng vốn hợp pháp khác (nếu có);
c) Bên đi vay phải điều chỉnh Phương án sử dụng vốn vay nước ngoài trong trường hợp có thay đổi về bảng kê nhu cầu sử dụng vốn quy định tại điểm a và điểm b Khoản này trước khi diễn ra nội dung thay đổi và đảm bảo tuân thủ quy định về trách nhiệm lưu trữ, xuất trình chứng từ phục vụ việc thanh tra, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay nước ngoài theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Thông tư này.
1. Phương án cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài (sau đây gọi là “Phương án cơ cấu nợ”) là tổng hợp các thông tin về việc sử dụng vốn vay nước ngoài mới để trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu hợp pháp. Phương án cơ cấu nợ của bên đi vay phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
2. Phương án cơ cấu nợ bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin về bên đi vay nước ngoài:
Các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Thông tư này đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Các thông tin theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 7 Thông tư này đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Thông tin về khoản vay và dư nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu: bên cho vay, số tiền vay, đồng tiền vay, thời hạn vay, chi phí vay, mục đích vay, tình hình rút vốn, trả nợ, dư nợ của khoản vay tại thời điểm lập Phương án cơ cấu nợ, giá trị dự kiến cơ cấu, mã số khoản vay (áp dụng đối với khoản vay nước ngoài hiện hữu là khoản vay trung, dài hạn), bảng kê việc sử dụng vốn vay ngắn hạn của khoản vay nước ngoài hiện hữu (áp dụng đối với khoản vay nước ngoài hiện hữu là khoản vay ngắn hạn);
c) Thông tin về khoản vay nước ngoài mới: bên cho vay, số tiền vay, đồng tiền vay, thời hạn vay, chi phí vay, kế hoạch rút vốn, kế hoạch thanh toán dư nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu;
d) Thẩm quyền phê duyệt Phương án cơ cấu nợ: cấp có thẩm quyền phê duyệt, căn cứ xác định thẩm quyền phê duyệt;
đ) Các nội dung khác (nếu có).
This Circular introduces eligibility requirements that borrowers must meet to qualify for foreign loans which are not guaranteed by the Government of Vietnam.
This Circular applies to:
1. Residents that are enterprises, cooperatives, cooperative unions, credit institutions and foreign bank branches (FBBs) duly established and operating in Vietnam and known as the parties applying for foreign loans (hereinafter referred to as “borrowers”).
2. Credit institutions or FBBs in Vietnam where borrowers’ accounts are opened to serve their foreign borrowing and repayment of foreign loan debts (hereinafter referred to as “account service banks”).
For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:
1. “short-term foreign conventional loan” (hereinafter referred to as “short-term foreign loan”) means a foreign loan which is not guaranteed by the Government and usually runs for a term of less than 01 year.
2. “medium/long-term foreign conventional loan” (hereinafter referred to as “medium/long-term foreign loan”) means a foreign loan which is not guaranteed by the Government and usually runs for a term of over 01 year.
3. “investment project” means a project for which an investment certificate, investment registration certificate or written approval for investment guidelines is granted by a competent authority as prescribed by the investment law and other relevant laws.
4. “other project” means a project which is not the investment project defined in Clause 3 of this Article.
5. “foreign borrowing cost" means the total amount of costs converted by the annual proportion to the loan amount, including foreign borrowing interest rate and other costs associated with the foreign loan that the borrower is obliged to repay to the lender, guarantor, insurer, agents and other relevant parties.
6. “foreign debt restructuring" means the repayment of an existing foreign debt using funds from a new foreign loan.
7. “foreign loan in VND” means a foreign loan which is disbursed to the borrower’s account used for foreign borrowing and debt repayment in VND or for which debt obligations are denominated in VND.
8. “debt obligations denominated in VND” means the indebtedness amount of a foreign loan withdrawn in foreign currency which is recorded under a foreign loan agreement in VND according to the foreign currency buying/selling rate quoted by a credit institution agreed upon by the parties.
Article 4. Application of relevant regulations and laws
1. In addition to the fulfillment of eligibility requirements for foreign loans laid down in this Circular, borrowers of foreign loans in the form of issuance of international bonds must also comply with regulations of law on offering of corporate bonds in international market and other relevant law provisions.
2. In addition to the fulfillment of eligibility requirements for foreign loans laid down in this Circular, borrowers that are state-owned enterprises must also comply with regulations of law on management and use of state capital invested in manufacturing and business activities of enterprises and other relevant regulations of law.
Article 5. Foreign loans granted by deferral of payment for imported goods
1. Borrowers of foreign loans which are granted in the form of import of goods with deferred payment are not required to meet the eligibility requirements for foreign loans laid down in this Circular.
2. Borrowers of foreign loans which are granted in the form of import of goods with deferred payment shall comply with regulations and guidelines on management of foreign exchange in foreign borrowing and foreign debt repayment by enterprises, regulations of law on foreign trade management and other relevant law provisions.
Article 6. Rules for using foreign loan capital
1. Borrowers shall assume overall responsibility to use foreign loan capital for lawful purposes as defined in this Circular.
2. In case a foreign loan amount has been withdrawn but has not yet used for the lawful loan purposes as defined in this Circular, the borrower may deposit this loan amount at credit institutions or FBBs operating in Vietnam. Term of each deposit does not exceed 01 month.
Article 7. Plan for use of foreign loan capital
1. The plan for use of foreign loan capital is the business plan to be financed by the foreign loan, in which the borrower justifies their lawful and reasonable purposes and the need of the foreign loan. The borrower’s plan for use of foreign loan capital must be approved by a competent authority in accordance with provisions of the Investment Law, the Law on Enterprises, the Law on Credit Institutions, the Law on Cooperatives, the borrower’s charter and other relevant law provisions (hereinafter referred to as “authorized approving authority").
2. The plan for use of foreign loan capital prepared by the borrower that is a credit institution or FBB shall, inter alia, have the following contents:
a) Name of the borrower, type of the credit institution, equity capital, address, license for establishment and operation of the credit institution or license for establishment of the FBB, outstanding debts incurred from short-term, medium/long-term loans as at the planning date;
b) Business objectives, total demand for capital mobilization, and demand for foreign loan capital of the borrower;
c) Information on the foreign loan to be obtained;
d) Purposes of the foreign loan, including: information on target customers to who the borrower considers giving loans using the foreign loan capital, planned lending interest rate and loan term;
dd) Foreign borrowing scale: loan amount, credit growth target, credit growth rate as at the planning date, comparison of the foreign borrowing scale with the remaining credit growth scale as at the end of the year or with the credit growth scale of the previous year in case information on credit growth target of the current year is not available;
e) Measures for management of risks arising from the foreign loan;
g) Authority to approve the plan for use of foreign loan capital: approving authority and grounds for determining approving authority;
h) Other contents (if any).
3. The plan for use of foreign loan capital prepared by the borrower that is not a credit institution or FBB shall, inter alia, have the following contents:
a) The borrower’s name, business type, charter capital, address, establishment license, business registration certificate, certificate of registration of cooperative or cooperative union and its amending documents (if any) or another document of equivalent validity, and lawful business lines relevant to the purposes of the foreign loan;
b) Information on the foreign loan to be obtained;
c) Purposes and scale of the foreign loan;
Information on business activities, other projects to be financed by the foreign loan, which must be within the lawful scope of business of the borrower:
Regarding a short-term foreign loan: the statement of demands for use of the short-term foreign loan (hereinafter referred to as “capital demand statement”) which is made using the form in the Appendix enclosed herewith, and according to the rules laid down in Clause 4 of this Article.
Regarding a medium/long-term foreign loan: total capital for business activities; capital structure; scale of the foreign loan; expenditures to be covered using medium/long-term foreign loan;
d) Measures for management of risks arising from the foreign loan (if any);
dd) Authority to approve the plan for use of foreign loan capital: approving authority and grounds for determining approving authority;
e) Other contents (if any).
4. Rules for preparing the capital demand statement:
a) If the loan capital is used for paying short-term debts in cash (excluding outstanding principal amounts of domestic loans):
The borrower shall indicate in its capital demand statement all payment obligations to be fulfilled within the loan term on the basis of the estimate of amounts payable prepared according to records and documents under which payment obligations arise such as invoices, agreements and contracts signed or issued before the borrower withdraws the loan capital.
In case amounts actually paid differ from those specified in the capital demand statement due to objective causes such as the beneficiary’ failure to deliver sufficient amount of goods, parties’ agreement on delayed or accelerated debt payment or offsetting, or changes in tax amounts payable as notified by tax authorities, the borrower shall modify its plan for use of foreign loan capital and provide a new capital demand statement which has been updated according to actual payments and to which other lawful short-term debts to be paid within the loan terms have been also added;
b) If the short-term foreign loan is used for serving business operations of the borrower that is required to achieve minimum levels of prudential indicators as prescribed by specialized laws:
The borrower shall indicate in its capital demand statement total amount to be used for each of business operations defined in its business plan according to the relevant specialized law.
In case there are changes in the capital amount actually spent in comparison to that estimated in the capital demand statement as a result of changes in its business plan, the borrower shall modify its plan for use of foreign loan capital and provide a new capital demand statement indicating updated data on capital demands and other lawful purposes of the loan (if any);
c) In case there are changes in its capital demand statement as prescribed in Point a and Point b of this Clause, the borrower shall modify its plan for use of foreign loan capital before the occurrence of the change and comply with regulations on retention and presentation of documents used for inspection of the use of foreign loan capital as prescribed in Clause 4 Article 19 of this Circular.
Article 8. Plan for restructuring of foreign debts
1. The plan for restructuring of foreign debts (hereinafter referred to as “debt restructuring plan") includes information on the use of a new foreign loan for paying off lawful and existing foreign loan debts. The borrower’s debt restructuring plan must be approved by an authorized approving authority.
2. A debt restructuring plan shall, inter alia, include the following contents:
a) The borrower’s particulars:
Information specified in Point a Clause 2 Article 7 of this Circular if the borrower is a credit institution or FBB.
Information specified in Point a Clause 3 Article 7 of this Circular if the borrower is not a credit institution or FBB;
b) Information on the existing foreign loan and outstanding debts thereof, including: the lender, loan amount, currency, loan term, borrowing cost, loan purposes, withdrawal of loan capital, debt repayment, outstanding debts as at the planning date, debt amount to be restructured, code of the loan (for medium/long-term foreign loans), or statement of use of foreign loan capital (for short-term foreign loans);
c) Information on the new foreign loan, including: the lender, loan amount, currency, loan term, borrowing cost, capital withdrawal plan, and plan to pay off outstanding debts of the existing foreign loan;
d) Authority to approve the debt restructuring plan: approving authority and grounds for determining approving authority;
dd) Other contents (if any).
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực