Chương 3 Luật hợp tác xã 2012: Thành lập và đăng kí hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Số hiệu: | 07/2021/TT-BTP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp | Người ký: | Lê Thành Long |
Ngày ban hành: | 01/11/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2022 |
Ngày công báo: | 16/11/2021 | Số công báo: | Từ số 957 đến số 958 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới về ban hành Thông cáo báo chí VBQPPL của Chính phủ
Ngày 01/11/2021, Bộ trưởng Bộ tư pháp ban hành Thông tư 07/2021/TT-BTP quy định việc ban hành thông cáo báo chí về văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng ban hành.
Theo đó, có một số điểm mới liên quan đến việc ban hành thông cáo báo chí về văn bản QPPL do Chính phủ, Thủ tướng ban hành:
- Chậm nhất vào ngày 05 của tháng tiếp theo:
Cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm cung cấp thông tin về văn bản QPPL cơ quan mình chủ trì soạn thảo đã được Chính phủ, Thủ tướng ban hành trong tháng cho Bộ Tư pháp.
(Hiện hành, quy định trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày văn bản QPPL được ký ban hành).
- Căn cứ vào nội dung thông tin về văn bản QPPL do cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp, Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, biên tập nội dung, xây dựng và ban hành Thông cáo báo chí chậm nhất vào ngày 10 của tháng tiếp theo.
(So với hiện hành, không còn nội dung ban hành Thông cáo báo chí trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin do cơ quan chủ trì soạn thảo cung cấp đối với văn bản QPPL có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký).
- Trường hợp phát hiện Thông cáo báo chí đã ban hành có sai sót trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản cung cấp lại thông tin của cơ quan chủ trì soạn thảo, Bộ Tư pháp có văn bản đính chính Thông cáo báo chí.
Thông tư 07/2021/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 01/01/2022 và thay thế Thông tư 12/2013/TT-BTP ngày 07/8/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Sáng lập viên hợp tác xã là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập hợp tác xã.
Sáng lập viên liên hiệp hợp tác xã là hợp tác xã tự nguyện cam kết sáng lập, tham gia thành lập liên hiệp hợp tác xã.
2. Sáng lập viên vận động, tuyên truyền thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dự thảo điều lệ; thực hiện các công việc để tổ chức hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
1. Hội nghị thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã do sáng lập viên tổ chức theo quy định của Luật này.
Thành phần tham gia hội nghị thành lập hợp tác xã bao gồm sáng lập viên là cá nhân, người đại diện hợp pháp của sáng lập viên; người đại diện hợp pháp của hộ gia đình, pháp nhân và cá nhân khác có nguyện vọng gia nhập hợp tác xã.
Thành phần tham gia hội nghị thành lập liên hiệp hợp tác xã bao gồm người đại diện hợp pháp của sáng lập viên và của các hợp tác xã có nguyện vọng gia nhập liên hiệp hợp tác xã.
2. Hội nghị thảo luận về dự thảo điều lệ, phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và dự kiến danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên.
3. Hội nghị thông qua điều lệ. Những người tán thành điều lệ và đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 của Luật này thì trở thành thành viên, hợp tác xã thành viên. Các thành viên, hợp tác xã thành viên tiếp tục thảo luận và quyết định các nội dung sau đây:
a) Phương án sản xuất, kinh doanh;
b) Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);
c) Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
d) Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại khoản 3 Điều này phải được biểu quyết thông qua theo nguyên tắc đa số.
1. Tên gọi, địa chỉ trụ sở chính; biểu tượng (nếu có).
2. Mục tiêu hoạt động.
3. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh.
4. Đối tượng, điều kiện, thủ tục kết nạp, thủ tục chấm dứt tư cách thành viên, hợp tác xã thành viên; biện pháp xử lý đối với thành viên, hợp tác xã thành viên nợ quá hạn.
5. Mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm, dịch vụ; giá trị tối thiểu của sản phẩm, dịch vụ mà thành viên, hợp tác xã thành viên phải sử dụng; thời gian liên tục không sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nhưng không quá 03 năm; thời gian liên tục không làm việc cho hợp tác xã đối với hợp tác xã tạo việc làm nhưng không quá 02 năm.
6. Quyền và nghĩa vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên.
7. Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức hoạt động của hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; thể thức bầu, bãi nhiệm, miễn nhiệm thành viên hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; bộ phận giúp việc cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
8. Số lượng thành viên, cơ cấu và nhiệm kỳ của hội đồng quản trị, ban kiểm soát; trường hợp thành viên hội đồng quản trị đồng thời làm giám đốc (tổng giám đốc).
9. Trình tự, thủ tục tiến hành đại hội thành viên và thông qua quyết định tại đại hội thành viên; tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bầu đại biểu tham dự đại hội đại biểu thành viên.
10. Vốn điều lệ, mức vốn góp tối thiểu, hình thức góp vốn và thời hạn góp vốn; trả lại vốn góp; tăng, giảm vốn điều lệ.
11. Việc cấp, cấp lại, thay đổi, thu hồi giấy chứng nhận vốn góp.
12. Nội dung hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã với thành viên, giữa liên hiệp hợp tác xã với hợp tác xã thành viên bao gồm nghĩa vụ cung ứng và sử dụng sản phẩm, dịch vụ; giá và phương thức thanh toán sản phẩm, dịch vụ. Đối với hợp tác xã tạo việc làm, nội dung hợp đồng dịch vụ giữa hợp tác xã và thành viên là nội dung hợp đồng lao động giữa hợp tác xã và thành viên.
13. Việc cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên ra thị trường.
Tỷ lệ cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, việc làm mà hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên, hợp tác xã thành viên ra thị trường cho từng lĩnh vực, loại hình theo quy định của Chính phủ.
14. Đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết; thành lập doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
15. Lập quỹ; tỷ lệ trích lập quỹ; tỷ lệ, phương thức phân phối thu nhập.
16. Quản lý tài chính, sử dụng và xử lý tài sản, vốn, quỹ và các khoản lỗ; các loại tài sản không chia.
17. Nguyên tắc trả thù lao cho thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên; nguyên tắc trả tiền lương, tiền công cho người điều hành, người lao động.
18. Xử lý vi phạm điều lệ và nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ.
19. Sửa đổi, bổ sung điều lệ.
20. Các nội dung khác do đại hội thành viên quyết định nhưng không trái với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quyết định tên, biểu tượng của mình nhưng không trái với quy định của pháp luật. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “Hợp tác xã” hoặc “Liên hiệp hợp tác xã”.
2. Tên, biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Trước khi hoạt động, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã dự định đặt trụ sở chính.
2. Hồ sơ đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Giấy đề nghị đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Điều lệ;
c) Phương án sản xuất, kinh doanh;
d) Danh sách thành viên, hợp tác xã thành viên; danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
đ) Nghị quyết hội nghị thành lập.
3. Người đại diện hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải kê khai đầy đủ, trung thực và chính xác các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã kê khai.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này, trường hợp từ chối phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Chính phủ quy định cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký; trình tự, thủ tục cấp và nội dung của giấy chứng nhận đăng ký.
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm;
2. Hồ sơ đăng ký theo quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này;
3. Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được đặt theo quy định tại Điều 22 của Luật này;
Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải lập sổ đăng ký thành viên, hợp tác xã thành viên ngay sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký. Sổ đăng ký phải có các nội dung sau đây:
1. Tên, địa chỉ trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; số và ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký;
2. Thông tin về thành viên, hợp tác xã thành viên bao gồm:
a) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với thành viên là cá nhân hoặc người đại diện cho hộ gia đình;
b) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký của thành viên là pháp nhân; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật đối với thành viên là pháp nhân đó;
c) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số đăng ký của hợp tác xã thành viên; họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên đó;
3. Giá trị vốn góp của từng thành viên, hợp tác xã thành viên; thời điểm góp vốn;
4. Số và ngày cấp giấy chứng nhận vốn góp của từng thành viên, hợp tác xã thành viên;
5. Chữ ký của thành viên là cá nhân, người đại diện hợp pháp của hộ gia đình, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân; chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên;
6. Chữ ký của người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Trụ sở chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là địa điểm giao dịch của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
1. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được lập chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh ở trong nước và nước ngoài. Trình tự, thủ tục thành lập thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền nhằm phục vụ cho hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Chi nhánh là đơn vị trực thuộc của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng, nhiệm vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải mang tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh.
1. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi một trong các nội dung về tên, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật; tên, địa chỉ, người đại diện chi nhánh, văn phòng đại diện thì phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký. Việc thay đổi chỉ được thực hiện sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký.
2. Khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thay đổi nội dung điều lệ, số lượng thành viên, hợp tác xã thành viên, thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, địa điểm kinh doanh thì phải gửi thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận đăng ký trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thay đổi.
ESTABLISHMENT AND REGISTRATION OF COOPERATIVES AND UNIONS OF COOPERATIVES
1. A founder of a cooperative is an individual, a household or a legal entity that voluntarily commits to found, and participate in the establishment of, a cooperative.
A founder of a union of cooperatives is a cooperative that voluntarily commits to found, and participate in the establishment of, a union of cooperatives.
2. Founders shall advocate and propagate the establishment of a cooperative or union of cooperatives; develop a business and production plan and draft charter; and make preparations for organizing a conference to establish the cooperative or union of cooperatives.
Article 20. Conference to establish a cooperative or union of cooperatives
1. A conference to establish a cooperative or a union of cooperatives must be held by the founders in accordance with this Law.
Participants in a conference to establish a cooperative include the founders being individuals; lawful representatives of the founders; lawful representatives of households, legal entities and other individuals who wish to join the cooperative.
Participants in a conference to establish a union of cooperatives include the lawful representatives of the founders and the cooperatives wishing to join the union of cooperatives.
2. The conference shall discuss the draft charter and business and production plan of the cooperative or union of cooperatives and prepare a list of expected members or member cooperatives.
3. The conference shall pass the charter. Those who approve the charter and fully meet all conditions specified in Article 13 of this Law will become members or member cooperatives. Members or member cooperatives shall continue to discuss and decide on the following contents:
a/ Business and production plan;
b/ Election of the Board of Directors and its chairman; and decision on the selection of the Director (General Director) among the members or lawful representatives of the member cooperatives or hiring of the Director (General Director);
c/ Election of the Control Board and its head, or controller;
d/ Other contents related to the establishment, organization and operation of the cooperative or union of cooperatives.
4. A resolution of the establishment conference on the contents specified in Clause 3 of this Article must be passed on the principle of majority vote.
Article 21. Content of the charter of a cooperative or union of cooperatives
1. Name and address of the head office; logo (if any).
2. Operation objectives.
3. Business and production lines.
4. Subjects, conditions and procedures for the admission and termination of the status of member or member cooperative; measures to handle members or member cooperatives with overdue debts.
5. Frequency of using products and services; minimum value of products and services that members or member cooperatives must use; continuous time without using products and services of the cooperative or union of cooperatives, which must not exceed 3 years; continuous time without working for the cooperative, for job creation cooperatives, which must not exceed 2 years.
6. Rights and obligations of members or cooperative members.
7. Organizational structure of the cooperative or union of cooperatives; functions, tasks, powers and mode of operation of the Board of Directors, chairman of the Board of Directors, Director (General Director), the Control Board or controller; mode of election, removal from office or dismissal of members and Chairman of the Board of Directors, the Control Board or controller; and the assisting apparatus of the cooperative or union of cooperatives.
8. The number of members, structure and the term of office of the Board of Directors and Control Board; the case in which a member of the Board of Directors may concurrently be the Director (General Director).
9. The order and procedures for conducting a general meeting of members and adopting decisions at a general meeting of members; standards, order and procedures for the election of deputies to attend a general meeting of member deputies.
10. Charter capital, minimum contributed capital, form of capital contribution and time limit for capital contribution; return of contributed capital; ways of increasing and decreasing charter capital.
11. Issuance, re-issuance, modification and revocation of certificates of capital contribution.
12. Contents of service contracts between the cooperative and its members or between the union of cooperatives and its member cooperatives, including the obligation to supply and use products and services; prices and methods of payment for products and services. For job creation cooperatives, the content of service contracts between the cooperative and its members is the content of labor contracts between the cooperative and its members.
13. The supply and marketing of products, services and jobs that the cooperative or union of cooperatives has committed to supply and consume for its members or member cooperatives.
The ratio of supply and marketing of products, services and jobs that the cooperative or union of cooperatives has committed to supply and consume for its members or member cooperatives for each field and type complies with regulations of the Government.
14. Investment, capital contribution, share purchase, joint venture and association; and establishment of businesses of the cooperative or union of cooperatives.
15. Setting up of funds; rate of deduction for setting up funds; rates and methods of income distribution.
16. Financial management, use and handling of assets, capital, funds and other losses; and types of undivided assets.
17. Principles of payment of remuneration for members of the Board of Directors, the Control Board or controller; principles of payment of salaries and wages to executive officers and laborers.
18. Handling of violations of the charter and principles of settlement of internal disputes.
19. Revision and supplementation of the charter.
20. Other contents to be decided by the general meeting of members which must not be contrary to this Law and relevant laws.
Article 22. Names and logos of cooperatives and unions of cooperatives
1. A cooperative or union of cooperatives may decide on its name and logo which must not be contrary to law. The name of a cooperative or union of cooperatives must be written in Vietnamese and may include numbers and symbols, and followed by the word “Cooperative” or the phrase “Union of cooperatives”.
2. The name and logo of a cooperative or union of cooperatives must be registered with a competent state agency for protection under law.
3. The Government shall detail this Article.
Article 23. Registration of cooperatives and unions of cooperatives
1. Before operation, a cooperative or union of cooperatives shall register with a competent state agency of the locality in which it plans to locate its head office.
2. A dossier of registration of a cooperative or union of cooperatives comprises:
a/ The written request for registration of a cooperative or union of cooperatives;
b/ The charter;
c/ The business and production plan;
d/ The list of members or member cooperatives; list of members of the Board of Directors, Director (General Director), Control Board or controller;
e/ The resolution of the establishment conference.
3. The representative of the cooperative or union of cooperatives shall declare fully, honestly and accurately the contents specified in Clause 2 of this Article, and take responsibility before law for the declared contents.
4. Competent state agencies shall issue certificates of registration within 5 working days after receiving dossiers as prescribed in Clause 2 of this Article. In case of refusal, they shall issue a written reply specifying the reason.
5. The Government shall define competent state agencies to issue certificates of registration; and the order and procedures for issuance and the content of certificates of registration.
Article 24. Conditions for issuance of certificates of registration of cooperatives and unions of cooperatives
A cooperative or union of cooperatives may be issued a certificate of registration when fully meeting the following conditions:
1. Its business and production lines are not prohibited by law;
2. It submits a dossier of registration as prescribed in Clause 2, Article 23 of this Law.
3. Its name complies with Article 22 of this Law;
4. It has a head office as prescribed in Article 26 of this Law.
Article 25. Books of registration of members or member cooperatives
A cooperative or union of cooperatives shall prepare a book of registration of members or member cooperatives right after being issued a certificate of registration. The book of registration must have the following contents:
1. Name and address of the head office of the cooperative or union of cooperatives; number and date of issuance of the certificate of registration;
2. Information on members or member cooperatives:
a/ Full name, permanent residence address, nationality, identity card or passport number for individual members or household representatives;
b/ Name and address of the head office, establishment decision or registration number of each member being a legal entity; full name, permanent residence address, nationality, identity card or passport number of the legal representative for these members;
c/ Name and address of the head office, and registration number of each member cooperative; full name, permanent residence address, nationality, identity card or passport number for the at-law representative for these member cooperatives.
3. Contributed capital value of each member or member cooperative; time of contribution;
4. Number and date of issuance of the certificate of capital contribution of each member or member cooperative;
5. Signature of each individual member, the lawful representative of each household, the at-law representative of the legal entity; the signature of the at-law representative of the member cooperative;
6. Signature of the at-law representative of the cooperative or union of cooperatives.
Article 26. Head offices of cooperatives or unions of cooperatives
Head offices of cooperatives or unions of cooperatives are places of transaction of cooperatives or unions of cooperatives in the territory of Vietnam with identified address including house number, name of the street, commune, ward, township, district, town or provincial city, province or centrally run city; telephone number, fax number and e-mail (if any).
Article 27. Representative offices, branches and places of business
1. Cooperatives or unions of cooperatives may establish branches, representative offices and places of business in the country and abroad.
The order and procedures for establishment comply with regulations of the Government.
2. A representative office shall act as a representative by authorization to serve the operation of its cooperative or union of cooperatives.
3. A branch is an attached unit of the cooperative or union of cooperatives and is responsible for performing all or part of the functions and tasks of the cooperative or union of cooperatives. The business lines of a branch must be in line with those of the cooperative or union of cooperatives.
4. Branches, representative offices and places of business must bear the names of its cooperative or union of cooperatives, together with corresponding supplements to identify the branches, representative offices or places of business.
Article 28. Change of registered contents of cooperatives or unions of cooperatives
1. In case a cooperative or union of cooperatives changes one of the contents: name, address of head office, production and business lines, charter capital, at-law representative; name, address, representative of a branch or representative office, it shall register such change with the competent state agency which has issued its certificate of registration. The change must only be made after the competent state agency issues a certificate of registration.
2. When a cooperative or union of cooperatives changes its charter content, number of members, cooperative members, members of Board of Directors, Control Board or controller and place of business, it shall send a notice to the competent state agency which has issued its certificate of registration within 15 days from the date of the change.