Chương II Thông tư 06/2024/TT-BTTTT : Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại việt nam; công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại việt nam
Số hiệu: | 06/2024/TT-BTTTT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Người ký: | Nguyễn Mạnh Hùng |
Ngày ban hành: | 01/07/2024 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2024 |
Ngày công báo: | 20/07/2024 | Số công báo: | Từ số 819 đến số 820 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin, Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hồ sơ công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam
Ngày 01/7/2024, Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Thông tư 06/2024/TT-BTTTT quy định công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam.
Hồ sơ công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam
Theo đó, hồ sơ công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam gồm các tài liệu giải trình, chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật Giao dịch điện tử 2023.
Cụ thể như sau:
- Văn bản đề nghị công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài theo mẫu tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BTTTT .
- Tài liệu hợp pháp hóa lãnh sự và bản dịch thuật công chứng giấy phép hoặc giấy chứng nhận chứng minh thành lập và hoạt động hợp pháp tại quốc gia đăng ký hoạt động; Bản cam kết đang hoạt động trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
- Bản dịch thuật công chứng Báo cáo kiểm toán kỹ thuật của Hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử từ tổ chức kiểm toán hoạt động hợp pháp tại quốc gia đăng ký hoạt động trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
- Văn bản, tài liệu chứng minh đáp ứng quy định tại diêm b khoản 1 Điều 26 Luật Giao dịch điện tử 2023 gồm:
Các văn bản, tài liệu kỹ thuật chứng minh chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài đó cung cấp phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Văn bản, tài liệu chứng minh đáp ứng điểm c khoản 1 Điều 26 Luật Giao dịch điện tử 2023 gồm:
+ Tối thiểu 01 chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài của thuê bao kèm theo tài liệu đăng ký sử dụng của thuê bao đó.
+ Văn bản chứng minh có quy định về hồ sơ thuê bao, quy định quy trình xác minh, xác thực thông tin định danh của thuê bao.
- Chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài có giá trị pháp lý và được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài cập nhật trạng thái vào Hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử quốc gia. Việc cập nhật trạng thái chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài theo hướng dẫn kỹ thuật của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử quốc gia.
Ngoài ra, các trường thông tin trên chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài phải bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam để phục vụ kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài trên Hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Xem chi tiết Thông tư 06/2024/TT-BTTTT có hiệu lực từ ngày 15/8/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hồ sơ công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam gồm các tài liệu giải trình, chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật giao dịch điện tử. Cụ thể như sau:
1. Văn bản đề nghị công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài theo mẫu tại Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Tài liệu hợp pháp hóa lãnh sự và bản dịch thuật công chứng giấy phép hoặc giấy chứng nhận chứng minh thành lập và hoạt động hợp pháp tại quốc gia đăng ký hoạt động; Bản cam kết đang hoạt động trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
3. Bản dịch thuật công chứng Báo cáo kiểm toán kỹ thuật của Hệ thống cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử từ tổ chức kiểm toán hoạt động hợp pháp tại quốc gia đăng ký hoạt động trong vòng 06 tháng trước ngày nộp hồ sơ.
4. Văn bản, tài liệu chứng minh đáp ứng quy định tại diêm b khoản 1 Điều 26 Luật giao dịch điện tử gồm:
Các văn bản, tài liệu kỹ thuật chứng minh chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài đó cung cấp phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Văn bản, tài liệu chứng minh đáp ứng điểm c khoản 1 Điều 26 Luật giao dịch điện tử gồm:
a) Tối thiểu 01 chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài của thuê bao kèm theo tài liệu đăng ký sử dụng của thuê bao đó.
b) Văn bản chứng minh có quy định về hồ sơ thuê bao, quy định quy trình xác minh, xác thực thông tin định danh của thuê bao.
6. Chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài có giá trị pháp lý và được tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài cập nhật trạng thái vào Hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử quốc gia. Việc cập nhật trạng thái chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài theo hướng dẫn kỹ thuật của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử quốc gia.
Các trường thông tin trên chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài phải bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam để phục vụ kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài trên Hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy.
7. Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện tại Việt Nam.
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài nộp hồ sơ công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam lựa chọn hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến theo hướng dẫn sau:
a) Gửi trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia), địa chỉ số 18 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
b) Gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (Công dịch vụ công quốc gia, https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, https://dichvucong.mic.gov.vn).
c) Văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công nhận hoặc chứng nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
2. Trong thời hạn 45 ngày tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia) phối hợp với Bộ Công an xem xét, đánh giá hồ sơ và kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử đề nghị công nhận tại Việt Nam.
3. Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam. Mẫu giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài quy định theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia công nhận chứng thư chữ ký điện tử của cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận tại Việt Nam và công bố chứng thư chữ ký điện tử đó trên Hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy.
4. Trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện, Bộ Thông tin và Truyền thông có thông báo và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp tổ chức thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, dịch vụ công trực tuyến, việc tiếp nhận và xử lý hồ sơ, trả kết quả được thực hiện theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử và pháp luật về giao dịch điện tử.
1. Thời hạn công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam là thời hạn theo giấy phép cung cấp dịch vụ của tổ chức đó tại nước sở tại và không quá thời hạn của chứng thư chữ ký điện tử của tổ chức đó.
2. Trường hợp thay đổi thông tin dẫn đến thay đổi chứng thư chữ ký điện tử của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận tại Việt Nam, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài báo cáo việc thay đổi và đề nghị công nhận lại chứng thư chữ ký điện tử theo hồ sơ, trình tự được nêu tại Điều 3, Điều 4 Thông tư này.
Hồ sơ đề nghị công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam gồm các tài liệu, văn bản giải trình, chứng minh đáp ứng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật giao dịch điện tử. Cụ thể như sau:
1. Giấy đề nghị theo mẫu tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Văn bản, tài liệu kỹ thuật chứng minh Chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài đề nghị công nhận tại Việt Nam có các trường thông tin tối thiểu theo quy định của pháp luật Việt Nam để phục vụ kiểm tra trạng thái chứng thư chữ ký điện tử trên hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy.
4. Các tài liệu sau đây để chứng minh Chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài hình thành dựa trên thông tin định danh đã được xác thực của tổ chức, cá nhân nước ngoài, gồm:
a) Đối với tổ chức Việt Nam: Quyết định thành lập hoặc quyết định quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư và thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận căn cước hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức; hoặc sử dụng tài khoản định danh điện tử của tổ chức.
b) Đối với cá nhân Việt Nam: Thẻ căn cước hoặc căn cước điện tử hoặc giấy chứng nhận căn cước hoặc hộ chiếu hoặc sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
c) Đối với tổ chức nước ngoài: Văn bản của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
d) Đối với cá nhân nước ngoài: Hộ chiếu kèm theo visa hoặc văn bản của cơ quan thẩm quyền Việt Nam xác nhận cư trú hợp pháp tại Việt Nam.
đ) Trường hợp được ủy quyền sử dụng chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư điện tử nước ngoài, tổ chức, cá nhân được ủy quyền phải có văn bản ủy quyền cho phép sử dụng hợp pháp chữ ký điện tử và thông tin thuê bao được cấp chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài phải phù hợp với thông tin trong văn bản ủy quyền, cho phép.
5. Bản dịch thuật công chứng giấy phép hoặc giấy chứng nhận chứng minh tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài cấp chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài đề nghị công nhận tại Việt Nam được thành lập và hoạt động hợp pháp tại quốc gia đăng ký hoạt động.
6. Cá nhân, tổ chức có quyền lựa chọn nộp bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc cung cấp dữ liệu điện tử đã được xác thực.
1. Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam, lựa chọn hình thức trực tiếp hoặc đường bưu điện hoặc trực tuyến theo hướng dẫn sau:
a) Gửi trực tiếp hoặc theo đường bưu điện đến Bộ Thông tin và Truyền thông (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia), địa chỉ số 18 Nguyễn Du - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
b) Gửi trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến (Cổng dịch vụ công quốc gia, https://dichvucong.gov.vn hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Thông tin và Truyền thông, https://dichvucong.mic.gov.vn).
c) Văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công nhận hoặc chứng nhận phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam (trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự) và được dịch thuật công chứng sang tiếng Việt.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia) phối hợp với Bộ Công an xem xét, đánh giá hồ sơ và kiểm tra chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài đề nghị công nhận. Trường hợp cần xác minh thông tin trong văn bản, tài liệu, thời hạn trả kết quả công nhận không vượt quá 65 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
3. Trường hợp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định:
a) Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy công nhận theo mẫu tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử quốc gia cập nhật chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được công nhận vào danh sách tin cậy và công bố trên Hệ thống chứng thực dịch vụ tin cậy.
4. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, Bộ Thông tin và Truyền thông có thông báo và nêu rõ lý do.
5. Trường hợp cá nhân, tổ chức lựa chọn thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, dịch vụ công trực tuyến, việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả được thực hiện theo quy định của Chính phủ về thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử và pháp luật về giao dịch điện tử.
1. Thời hạn công nhận chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài tại Việt Nam là 05 (năm) năm nhưng không quá thời hạn hiệu lực của chứng thư chữ ký điện tử đó.
2. Trường hợp thay đổi thông tin dẫn đến thay đổi chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài đã được công nhận tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân báo cáo việc thay đổi và đề nghị công nhận lại chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài theo hồ sơ, trình tự được nêu tại Điều 6, Điều 7 Thông tư này.
RECOGNITION AS FOREIGN E-SIGNATURE AUTHENTICATION SERVICE PROVIDERS IN VIETNAM; AND RECOGNITION OF FOREIGN E-SIGNATURES, AND FOREIGN E-SIGNATURE CERTIFICATES IN VIETNAM
Article 3. Application for recognition as foreign e-signature authentication service providers in Vietnam
An application for recognition as a foreign e-signature authentication service provider in Vietnam includes explanations and documentary evidences for the eligibility of the provider specified in clause 1 Article 26 of the Law on Electronic Transaction. In particular:
1. A written request for recognition as the e-signature authentication service provider using Form No. 01 enclosed herewith.
2. Consular legalization documents and notarized translations of licenses or certificates proving legal establishment and operation in the country of registration of operation; A commitment to the provider’s operation for 06 months before the date on which the application is submitted.
3. A notarized translation of the technical audit report of the e-signature authentication service system from the auditing organization that is legally operated in the country in which the operation has been successfully registered within 06 months before the date on which the application is submitted.
4. Documents proving the eligibility of the provider specified in point b clause 1 Article 26 of the Law on Electronic Transaction.
Technical documents proving foreign e-signatures, and foreign e-signature certificates provided by the foreign e-signature authentication service provider meet technical regulations and standards on e-signatures and e-signature certificates according to regulations of Vietnamese law or international treaty to which Vietnam is a signatory;
5. Documents proving the eligibility of the provider specified in point c clause 1 Article 26 of the Law on Electronic Transaction, including:
a) At lease 01 foreign e-signature certificates of the subscriber enclosed with that subscriber's user registration document.
b) Documentary evidence of issued regulations on the subscriber's profile, procedures for verification and authentication of subscribers' identification information.
6. A foreign e-signature certificate has legal value and has its status updated by the foreign e-signature authentication service provider on the Trust service authentication system of the national e-signature authentication service provider. The update of the status of foreign e-signature certificates is in accordance with the technical instructions of the National electronic signature authentication service provider.
Information fields on foreign e-signature certificates must include minimum information as prescribed by Vietnamese law to serve the checking of the status of foreign e-signature certificates on the Trust service authentication system.
7. The valid copy of a Certificate of operation registration of a representative office in Vietnam.
Article 4. Procedures for recognition as foreign e-signature authentication service providers in Vietnam
1. A foreign e-signature authentication service provider shall submit an application for recognition as a foreign e-signature authentication service provider in Vietnam in person or by post or online according to the following instructions:
a) Send in person or by post to the Ministry of Information and Communications (via the National electronic authentication service provider), at 18 Nguyen Du str., Hai Ba Trung dist., Hanoi.
b) Submit online via the online public service system (via National public service portal, at https://dichvucong.gov.vn or the Public service portal of the Ministry of Information and Communications, at https://dichvucong.mic.gov.vn).
c) Documents issued, recognized or certified by foreign competent agencies and organizations must be consularly legalized in accordance with Vietnamese law (except for cases exempted from consular legalization under provisions of law on consular legalization) and translated into Vietnamese and notarized.
2. Within 45 days from the date of receiving a valid application, the Ministry of Information and Communications (the National electronic authentication service provider) shall cooperate with the Ministry of Public Security in considering and evaluating the application and checking the status of the e-signature certificate of the e-signature authentication service provider applying for recognition in Vietnam.
3. In case the prescribed conditions are met:
a) The Ministry of Information and Communications shall issue a certificate of recognition as the foreign e-signature authentication service provider in Vietnam. The certificate of recognition as the foreign e-signature authentication service provider is made according to Form No. 02 enclosed herewith.
b) The national e-signature authentication service provider shall recognize the e-signature certificate for the foreign e-signature authentication service provider that was recognized in Vietnam and publish such e-signature certificate on the Trust service authentication system.
4. If prescribed requirements are not satisfied, the Ministry of Information and Communications shall send a notification of refusal with explanation for that.
5. In case where administrative procedures are followed by an electronic mean or online public service, the receipt and processing of the application and response shall comply with the Government's regulations on following of administrative procedures by electronic means, provision of online public services by regulatory agencies by electronic means and electronic transaction laws.
Article 5. Term of recognition as foreign e-signature authentication service providers in Vietnam
1. The term of recognition as a foreign e-signature authentication service provider in Vietnam is in accordance with the license to provide the service by such provider in the host country and must not exceed the term of the e-signature certificate of such provider.
2. In case the information is changed, resulting in a change in the e-signature certificate of a foreign e-signature authentication service provider that was recognized in Vietnam, the foreign e-signature authentication service provider shall send a report on the change and a proposal for re-recognition of the e-signature certificate according to the application and procedures mentioned in Article 3 and Article 4 of this Circular.
Article 6. Applications for recognition of foreign e-signatures, foreign e-signature certificates in Vietnam
An application for recognition of a foreign e-signature or a foreign e-signature certificate in Vietnam includes explanations and documentary evidences for the eligibility of the signature or certificate specified in clause 2 Article 26 of the Law on Electronic Transactions. In particular:
1. The application form No. 03 enclosed herewith.
2. Technical documents proving the foreign e-signature, or the foreign e-signature certificate meets technical regulations and standards on e-signatures and e-signature certificates according to regulations of Vietnamese law or international treaty to which Vietnam is a signatory;
3. The foreign e-signature certificate proposed for recognition in Vietnam must include minimum information fields as prescribed by Vietnamese law to serve the checking of the status of the foreign e-signature certificate on the Trust service authentication system.
4. The following documents for proving that the foreign e-signature certificate is created on the basis of personally identifiable information (PII), which has been verified, of a foreign organization or individual, including:
a) For a Vietnamese organization: Decision on establishment or decision on functions, tasks, powers, organizational structure of the organization or certificate of business registration or investment certificate and citizen ID card or ID card or ID certificate or passport of the legal representative of the organization; or eID account of the organization.
b) For a Vietnamese individual: ID card or eID card or ID certificate or passport or level 2 eID account.
c) For a foreign organization: Document from a Vietnamese competent authority permitting legal operations of the organization in Vietnam.
d) For a foreign individual: Passport with visa or document from a Vietnamese authority confirming legal residence of the individual in Vietnam.
dd) In case where the individual/organization is authorized to use the foreign e-signature or the foreign e-certificate, the authorized organization or individual must have a written authorization for legal use of the e-signature and the information of the subscriber granted the foreign e-signature certificate must match the information in the written authorization.
5. The notarized translation of the license or certificate proving that the foreign e-signature authentication service provider that issues the foreign e-signature certificate proposed for recognition in Vietnam is established and is operating legally in the country of operation registration.
6. The individual or organization has the right to choose to submit a copy from the master register, a certified copy, or a copy enclosed with the original for comparison or provide authenticated electronic data.
Article 7. Procedures for recognition of foreign e-signatures, foreign e-signature certificates in Vietnam
1. An individual or organization shall submit an application for recognition of a foreign e-signature or a foreign e-signature certificate in Vietnam in person or by post or online according to the following instructions:
a) Send in person or by post to the Ministry of Information and Communications (via the National electronic authentication service provider), at 18 Nguyen Du Str. - Hai Ba Trung Dist. - Hanoi.
b) Submit online via the online public service system (via National public service portal, at https://dichvucong.gov.vn or the Public service portal of the Ministry of Information and Communications, at https://dichvucong.mic.gov.vn).
c) Documents issued, recognized or certified by foreign competent agencies and organizations must be consularly legalized in accordance with Vietnamese law (except for cases exempted from consular legalization under provisions of law on consular legalization) and translated into Vietnamese and notarized.
2. Within 30 days from the date of receiving a valid application, the Ministry of Information and Communications (the National electronic authentication service provider) shall cooperate with the Ministry of Public Security in considering and evaluating the application and checking the foreign e-signature certificate proposed for recognition. In case it is necessary to verify information in documents, the time limit for response is 65 days from the date of receipt of the valid application.
3. In case the prescribed conditions are met:
a) The Ministry of Information and Communications shall issue a certificate of recognition using the form in Form No. 04 enclosed with this Circular.
b) The national electronic authentication service provider shall update the recognized foreign e-signature certificate into the trusted list and publish it on the Trust service authentication system.
4. If prescribed requirements are not satisfied, the Ministry of Information and Communications shall send a notification of refusal with explanation for that.
5. In case where administrative procedures are followed by an electronic mean or online public service, the receipt and processing of the application and response shall comply with the Government's regulations on following of administrative procedures by electronic means, provision of online public services by regulatory agencies by electronic means and electronic transaction laws.
Article 8. Period of recognition of foreign e-signatures, foreign e-signature certificates in Vietnam
1. The term for recognition of a foreign e-signature or a foreign e-signature certificate in Vietnam is 05 (five) years but must not exceed the validity period of that e-signature certificate.
2. In case the information is changed, resulting in a change in the foreign e-signature or the foreign e-signature certificate that was recognized in Vietnam, the individual or organization shall send a report on the change and a proposal for re-recognition of the foreign e-signature or the foreign e-signature certificate according to the application and procedures mentioned in Article 6 and Article 7 of this Circular.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực