Chương III Thông tư 06/2023/TT-BTNMT hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch: Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào quy hoạch
Số hiệu: | 06/2023/TT-BTNMT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Người ký: | Lê Công Thành |
Ngày ban hành: | 31/07/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/10/2023 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | Đang cập nhật |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch
Ngày 31/7/2023, Bộ TN&MT ban hành Thông tư 06/2023/TT-BTNMT hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.
Lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch
Theo đó, hướng dẫn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch quy định tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch.
- Chiến lược, quy hoạch phải thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm:
+ Chiến lược khai thác, sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.
+ Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng.
+ Quy hoạch quốc gia.
+ Quy hoạch vùng.
+ Quy hoạch tỉnh.
+ Quy hoạch đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt.
+ Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
- Nội dung lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch quy định tại khoản 1 Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường.
- Đối với chiến lược, quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập, điều chỉnh trước ngày 01/10/2023 thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt nhiệm vụ lập, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch.
- Đối với chiến lược, quy hoạch đã lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu được phê duyệt trước ngày 01/10/2023, kể từ ngày 01/10/2023 mà điều chỉnh chiến lược, quy hoạch thì phải thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định tại Thông tư 06/2023/TT-BTNMT đối với nội dung điều chỉnh của chiến lược, quy hoạch.
- Đối với chiến lược, quy hoạch chưa lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu được phê duyệt trước ngày 01/10/2023, kể từ ngày 01/10/2023 mà điều chỉnh chiến lược, quy hoạch thì phải thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định tại Thông tư 06/2023/TT-BTNMT .
Xem nội dung hướng dẫn chi tiết tại Thông tư 06/2023/TT-BTNMT có hiệu lực thi hành kể từ 01/10/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào quy hoạch thực hiện trong quá trình lập quy hoạch theo các bước sau:
1. Đề xuất hoạt động lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhiệm vụ lập quy hoạch;
2. Phân tích tác động của biến đổi khí hậu, yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu;
3. Xác định giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu để lồng ghép vào quy hoạch;
4. Lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào quy hoạch;
5. Lấy ý kiến nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu đã lồng ghép.
1. Cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xác định yêu cầu phải thực hiện hoạt động lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong nhiệm vụ lập quy hoạch.
2. Các hoạt động lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu đề xuất trong nhiệm vụ lập quy hoạch gồm:
a) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT;
b) Rà soát, tổng hợp, phân tích yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu;
c) Đánh giá, xác định giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với quy hoạch;
d) Các hoạt động khác có liên quan trực tiếp đến lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào quy hoạch;
đ) Đề xuất nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu đã được phân tích, đánh giá, xác định để lồng ghép vào mục tiêu, nội dung, chỉ tiêu kinh tế - xã hội của quy hoạch.
1. Thu thập, tổng hợp thông tin về biến đổi khí hậu đồng thời với quá trình thu thập, tổng hợp thông tin lập quy hoạch.
2. Thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu theo quy định tại Thông tư số 01/2022/TT-BTNMT. Kết quả được tổng hợp theo các nội dung:
a) Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo quy mô, phạm vi địa lý; theo quốc gia, vùng, địa phương và theo ngành, lĩnh vực; các ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của biến đổi khí hậu;
b) Tính dễ bị tổn thương, rủi ro, tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu đối với quốc gia, vùng, địa phương và ngành, lĩnh vực;
c) Thông tin có liên quan khác.
3. Tổng hợp, phân tích yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu
a) Các giải pháp đã và đang thực hiện, kinh nghiệm và kết quả thực hiện các mô hình, hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở các bộ, ngành, địa phương; quy mô, phạm vi, đối tượng thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
b) Các kế hoạch thực hiện thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; rà soát các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính mang tính dài hạn, gắn với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
1. Xác định giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
Căn cứ thông tin, dữ liệu trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu, tài liệu khác liên quan đến thích ứng với biến đổi khí hậu quy định tại Điều 5 Thông tư này và kết quả phân tích tác động của biến đổi khí hậu, yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu quy định tại Điều 14 Thông tư này để xác định:
a) Các ngành, lĩnh vực, khu vực trọng điểm, cộng đồng dân cư có nguy cơ chịu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu;
b) Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tập trung vào giảm thiểu tối đa tác động tiêu cực và khả năng tận dụng tác động tích cực do biến đổi khí hậu mang lại, gồm: thể chế, chính sách; công trình, phi công trình; phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến; chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức, huy động nguồn lực tài chính, hợp tác quốc tế và các giải pháp khác;
c) Ưu tiên giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có hiệu quả, bền vững; giải pháp tận dụng tác động tích cực do biến đổi khí hậu mang lại.
2. Xác định giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính
Căn cứ thông tin, dữ liệu trong Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam và tài liệu khác liên quan đến giảm nhẹ phát thải khí nhà kính quy định tại Điều 5 Thông tư này và kết quả phân tích tác động của biến đổi khí hậu, yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu quy định tại Điều 14 Thông tư này để xác định:
a) Các ngành, lĩnh vực, đối tượng phát thải khí nhà kính chủ yếu;
b) Mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính tổng thể, mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính đối với ngành, lĩnh vực, khu vực trọng điểm; đóng góp vào mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của quốc gia;
c) Giải pháp thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển quốc gia, ngành, lĩnh vực, khu vực trọng điểm, phát triển kinh tế - xã hội.
1. Lồng ghép vào mục tiêu của quy hoạch
a) Mục tiêu thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phải có tính dài hạn và phù hợp với xu thế chung, điều kiện tự nhiên và tiềm năng phát triển của quốc gia, vùng, địa phương và của ngành, lĩnh vực;
b) Mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cần được lượng hóa phù hợp với phạm vi quy hoạch.
2. Lồng ghép vào nội dung của quy hoạch
a) Lồng ghép vào việc phân tích bối cảnh, dự báo xu thế phát triển
Thích ứng với biến đổi khí hậu: thực trạng, diễn biến và xu hướng biến đổi khí hậu; tác động của biến đổi khí hậu đến quy hoạch và tác động của quy hoạch đến ứng phó với biến đổi khí hậu; kinh nghiệm thực tiễn trong nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm thiểu tính dễ bị tổn thương, rủi ro do biến đổi khí hậu trong ngắn hạn và dài hạn; tác động tích cực do biến đổi khí hậu mang lại;
Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: hiện trạng, xu hướng phát thải khí nhà kính; các nỗ lực thực hiện, ứng dụng khoa học và công nghệ, các thách thức trong thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của quốc gia, vùng, địa phương và của ngành, lĩnh vực;
b) Lồng ghép vào quan điểm của quy hoạch
Quan điểm của quy hoạch về ứng phó với biến đổi khí hậu phải rõ ràng, có tính dài hạn và khả thi; phù hợp với xu thế chung, chính sách, định hướng phát triển kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển của quốc gia, vùng, địa phương và của ngành, lĩnh vực;
c) Lồng ghép vào phương án, phương hướng hoặc định hướng quy hoạch
Dựa trên đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và lợi thế của quốc gia, vùng, địa phương để lồng ghép các giải pháp ưu tiên trong ứng phó với biến đổi khí hậu là các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu hoặc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính hoặc cả hai nội dung nêu trên;
Các ngành, lĩnh vực có lợi thế: dựa trên kịch bản biến đổi khí hậu, tác động của biến đổi khí hậu, xem xét phương án quy hoạch phát triển quốc gia, ngành, lĩnh vực phù hợp, gồm thay đổi phương thức sản xuất, kinh doanh; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; các phương thức chuyển đổi khác phù hợp với quy hoạch; hệ thống hạ tầng kỹ thuật: xem xét thay đổi các yêu cầu kỹ thuật để thích ứng với biến đổi khí hậu như tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, yêu cầu kỹ thuật bảo đảm khả năng chống chịu với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu gồm thay đổi điều chỉnh hệ thống thủy lợi, quy hoạch hệ thống cấp thoát nước, cảng biển, kết cấu công trình giao thông, dân cư, khu đô thị tập trung, công trình hạ tầng phòng tránh thiên tai, hạ tầng tiêu thoát lũ và các giải pháp hạ tầng kỹ thuật khác phù hợp với quy hoạch;
Giảm thiểu tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu: hướng đến các giải pháp công trình, giải pháp dựa vào hệ sinh thái, dựa vào tự nhiên. Các giải pháp phải chú trọng đến đối tượng, khu vực dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu; các hệ sinh thái quan trọng cần bảo vệ, phục hồi, đặc biệt lưu ý đến hệ sinh thái rừng, ven biển và đầu nguồn;
Huy động nguồn lực tài chính: đa dạng hóa nguồn lực đầu tư gồm đầu tư công, đầu tư của khối tư nhân, đầu tư theo phương thức đối tác công tư, đầu tư nước ngoài, quỹ tài chính và các nguồn đầu tư hợp pháp khác;
d) Lồng ghép vào giải pháp thực hiện quy hoạch
Giải pháp về chính sách: cần mang tính đột phá, thúc đẩy và đa dạng nguồn đầu tư trong ứng phó với biến đổi khí hậu, gồm nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, đầu tư từ khối tư nhân, quốc tế và các nguồn xã hội hóa hợp pháp khác;
Giải pháp về khoa học và công nghệ: nghiên cứu khoa học, đổi mới, chuyển giao, ứng dụng công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu; nghiên cứu chọn tạo các giống cây trồng phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu, chuyển đổi quy trình sản xuất theo hướng giảm sử dụng năng lượng, sử dụng hiệu quả năng lượng và tái sử dụng tài nguyên; dự báo, cảnh báo sớm về rủi ro thiên tai, dịch bệnh; các giải pháp khoa học và công nghệ khác;
Giải pháp về hợp tác quốc tế: đa dạng hóa, đa phương hóa hợp tác quốc tế để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm thu hút các nguồn hỗ trợ đầu tư quốc tế phục vụ phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu;
Giải pháp về đầu tư công trình, giải pháp liên kết liên vùng, liên tỉnh, liên ngành, phát huy tri thức, kinh nghiệm bản địa và các giải pháp khác.
3. Lồng ghép trong việc xác định chỉ tiêu kinh tế - xã hội của quy hoạch
Xem xét lồng ghép chỉ số về thích ứng với biến đổi khí hậu và chỉ tiêu về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính để xác định chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo phạm vi của quy hoạch. Việc xác định chỉ số thích ứng với biến đổi khí hậu và chỉ tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính căn cứ thông tin, dữ liệu có liên quan quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Lấy ý kiến nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu lồng ghép vào dự thảo quy hoạch được thực hiện đồng thời với lấy ý kiến dự thảo quy hoạch.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực