Số hiệu: | 06/2014/TT-TTCP | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Thanh tra Chính phủ | Người ký: | Huỳnh Phong Tranh |
Ngày ban hành: | 31/10/2014 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2014 |
Ngày công báo: | 26/11/2014 | Số công báo: | Từ số 1003 đến số 1004 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/11/2021 |
Cuối tháng 10/2014, Thanh tra Chính phủ ban hành Quy định quy trình tiếp công dân mới thay thế cho Thông tư 07/2011/TT-TTCP.
Theo đó, dành riêng một chương để quy định chi tiết về việc tiếp người kiến nghị, phản ánh với một số nội dung quan trọng sau:
Người tiếp công dân cần xác định nội dung vụ việc, yêu cầu của người kiến nghị, phản ánh để xử lý phù hợp khi họ có đơn trình bày rõ ràng, đầy đủ nội dung.
Trường hợp công dân trình bày trực tiếp thì người tiếp phải ghi đầy đủ, trung thực, chính xác nội dung kiến nghị, phản ánh.
Nếu nhiều người đến kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung hoặc đơn có chữ ký của nhiều người thì người tiếp hướng dẫn họ cử đại diện để trình bày hoặc viết lại đơn.
Trường hợp đơn kiến nghị, phản ánh có nội dung tố cáo hoặc khiếu nại thì người tiếp hướng dẫn công dân viết thành đơn kiến nghị, phản ánh riêng.
Quy định nêu trên được đề cập tại Thông tư 06/2014/TT-TTCP và có hiệu lực từ 15/12/2014.
Thông tư này quy định quy trình tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân theo quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 4 Luật tiếp công dân và các cơ quan thuộc Chính phủ, đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Nghị định số 64/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân.
1. Cơ quan hành chính nhà nước, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, người tiếp công dân.
2. Người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác tiếp công dân.
1. Hướng dẫn công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng quy định pháp luật, góp phần tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
2. Tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền giải quyết của thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước để xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại; kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý tố cáo; xem xét, giải quyết kiến nghị, phản ánh; trả lời cho công dân biết theo quy định của pháp luật.
Người tiếp công dân được quyền từ chối tiếp khi công dân vi phạm các quy định tại Điều 9 Luật tiếp công dân nhưng phải giải thích cho công dân được biết lý do từ chối tiếp.
Đối với những vụ, việc khiếu nại, tố cáo đã được giải quyết đúng chính sách, pháp luật, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, rà soát, thông báo bằng văn bản và đã được tiếp, giải thích, hướng dẫn nhưng công dân vẫn cố tình khiếu nại, tố cáo kéo dài thì người tiếp công dân ra Thông báo từ chối tiếp công dân, thực hiện theo Mẫu số 01-TCD ban hành kèm theo Thông tư này.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực