Chương II Thông tư 05/2019/TT-BKHCN: Nội dung và cách ghi nhãn hàng hoá
Số hiệu: | 05/2019/TT-BKHCN | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ | Người ký: | Trần Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 26/06/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 05/09/2019 | Số công báo: | Từ số 731 đến số 732 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Điểm mới về vị trí ghi nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa
Đây là nội dung nổi bật được đề cập tại tại Thông tư 05/2019/TT-BKHCN quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 về nhãn hàng hóa.
Theo đó, những nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa;
Nhưng phải bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa;
Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa.
Ví dụ:
- Số khung của xe máy được dập trên khung xe hay số Vm của ô tô được khắc trực tiếp trên thân xe;
Tuy không được thể hiện cùng vị trí với các nội dung bắt buộc khác nhưng ở vị trí có thể nhận biết được dễ dàng, không phải tháo rời các chi tiết, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.
- Ngày sản xuất, hạn sử dụng hoặc định lượng của hàng hóa được in sẵn trên đáy hoặc thân chai;
Không cùng vị trí với các nội dung khác trên bản in nhãn gắn trên chai nhưng vẫn dễ dàng nhận biết được, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.
Thông tư 05/2019/TT-BKHCN có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các loại bao bì sau đây không gọi là bao bì thương phẩm:
a) Bao bì được sử dụng với mục đích để lưu giữ, vận chuyển, bảo quản hàng hóa đã có nhãn hàng hóa;
b) Túi đựng hàng hóa khi mua hàng;
c) Bao bì dùng để đựng hàng hóa dạng rời, hàng hóa bán lẻ.
2. Các loại bao bì sau đây phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan để thay thế cho nhãn hàng hóa: thùng đựng hàng (container), hầm tàu chứa hàng, xi téc vận chuyển hàng hóa dạng rời, dạng lỏng, dạng khí không có bao bì.
Ví dụ: hàng hóa là thủy sản: thùng đựng hàng (container), (bao gồm cả trường hợp hàng hóa bên trong là nguyên liệu thủy sản có một hoặc nhiều loài dạng rời, hoặc đóng khối (block) trần đồng nhất hoặc không đồng nhất), hầm tàu chứa hàng hóa dạng rời chỉ có một loài hoặc lẫn lộn nhiều loài, xi téc vận chuyển hàng hóa dạng rời, dạng lỏng không có bao bì;
Trường hợp này hàng hóa không cần dán nhãn/ghi nhãn hàng hóa nhưng phải có hồ sơ, tài liệu kèm theo thể hiện đầy đủ các nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan;
Trường hợp hồ sơ tài liệu kèm theo bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì doanh nghiệp nhập khẩu có bản dịch ra tiếng Việt kèm theo.
1. Nhưng nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa không cần thể hiện tập trung trên nhãn, có thể ghi trên vị trí khác của hàng hóa, bảo đảm khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Những nội dung bắt buộc đó là một phần của nhãn hàng hóa.
Ví dụ 1: số khung của xe máy được dập trên khung xe hay số Vm của ô tô được khắc trực tiếp trên thân xe tuy không được thể hiện cùng vị trí với các nội dung bắt buộc khác nhưng ở vị trí có thể nhận biết được dễ dàng, không phải tháo rời các chi tiết, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.
Ví dụ 2: ngày sản xuất, hạn sử dụng hoặc định lượng của hàng hóa được in sẵn trên đáy hoặc thân chai, không cùng vị trí với các nội dung khác trên bản in nhãn gắn trên chai nhưng vẫn dễ dàng nhận biết được, nội dung này là một phần của nhãn hàng hóa.
2. Hàng hóa có cả bao bì trực tiếp và bao bì ngoài
a) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài, không bán riêng lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn trên bao bì ngoài.
b) Hàng hóa trên thị trường có cả bao bì ngoài và đồng thời tách ra bán lẻ các đơn vị hàng hóa nhỏ có bao bì trực tiếp bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả bao bì ngoài và bao bì trực tiếp.
Ví dụ: Hộp cà phê gồm nhiều gói cà phê nhỏ bên trong:
- Trường hợp bán cả hộp cà phê không bán lẻ các gói cà phê nhỏ thì ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp;
- Trường hợp bán cả hộp cà phê và đồng thời tách ra bán lẻ những gói cà phê nhỏ bên trong thì phải ghi nhãn đầy đủ cho cả hộp cà phê và các gói cà phê nhỏ bên trong;
- Trường hợp thùng carton đựng các hộp cà phê đã có nhãn đầy đủ bên trong, có thể mở ra để xem các hộp cà phê trong thùng carton thì không phải ghi nhãn trên thùng carton đó.
3. Trường hợp bao bì ngoài trong suốt có thể quan sát được nội dung ghi nhãn sản phẩm bên trong thì không bắt buộc ghi nhãn cho bao bì ngoài.
1. Ngôn ngữ trình bày trên nhãn hàng hóa không phải dịch tất cả nội dung bằng tiếng Việt ra ngôn ngữ khác. Nếu dịch ra ngôn ngữ khác thì nội dung ngôn ngữ khác phải bảo đảm cho người đọc hiểu tương ứng với nội dung tiếng Việt.
2. Những nội dung không phải nội dung bắt buộc mà thể hiện bằng ngôn ngữ khác không được làm hiểu sai lệch bản chất, công dụng của hàng hóa và không được làm hiểu sai nội dung khác của nhãn hàng hóa.
3. Tên quốc tế của nước hoặc vùng lãnh thổ không thể phiên âm được ra tiếng Việt hoặc phiên âm được ra tiếng Việt nhưng không có nghĩa thì được phép sử dụng tên quốc tế đó.
Ví dụ: tên nước: Indonesia, Singapore phiên âm ra tiếng Việt không có nghĩa, được phép sử dụng nguyên tên Indonesia, Singapore, hoặc dùng tên phiên âm In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po. Trong khi Russia hay Germany thì phải dịch thành Nga, Đức.
1. Tên riêng của tổ chức, cá nhân và địa danh ghi trên nhãn hàng hóa không được viết tắt, từ chỉ đơn vị hành chính có thể viết tắt.
Ví dụ: “xã” là X; “phường” là P; “huyện” là H; “quận” là Q; “thành phố” là TP; “tỉnh” là T.
2. Hàng hóa nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Hàng hóa được sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau, có cùng thương hiệu thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu thương hiệu đó hoặc tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở Việt Nam trên nhãn hàng hóa nếu được chủ sở hữu thương hiệu đó cho phép, nhưng phải bảo đảm truy xuất được cơ sở sản xuất ra hàng hóa khi cần thiết và/hoặc khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý và ghi rõ xuất xứ hàng hóa trên nhãn hàng hóa.
3. Hàng hóa chỉ thực hiện việc san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai khi được tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa cho phép và phải bảo đảm chất lượng như công bố của nhà sản xuất trên nhãn gốc.
Ví dụ: cho phép san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai theo hợp đồng.
Hàng hóa được san chia, sang chiết để đóng gói, đóng chai trên nhãn hàng hóa phải ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân đóng gói, đóng chai và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất ra hàng hóa trước khi đóng gói, đóng chai.
4. Hàng hóa được lắp ráp hoàn chỉnh từ nhiều bộ phận, linh kiện mà các bộ phận, linh kiện này được nhập khẩu và/hoặc sản xuất tại nhiều cơ sở sản xuất khác nhau trong nước thì trên nhãn hàng hóa ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa lắp ráp hoàn chỉnh, địa chỉ lắp ráp và ghi rõ xuất xứ hàng hóa theo quy định của pháp luật về xác định xuất xứ hàng hóa.
Hàng hóa san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Cụ thể phải thể hiện đầy đủ 03 nội dung sau:
a) Ngày sản xuất;
b) Ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói không được viết tắt;
c) Hạn sử dụng.
1. Trường hợp tên của thành phần được ghi trên nhãn hàng hóa để gây sự chú ý đối với hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng, việc ghi định lượng không bắt buộc phải ghi kèm theo vị trí của thành phần mà có thể ghi trong các mục khác của nhãn.
2. Trường hợp trên nhãn hàng hóa có nhấn mạnh sự không có mặt, không chứa hoặc không bổ sung một hoặc một số thành phần thì:
- Thành phần đó không tồn tại trong hàng hóa và trong các nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa;
- Hàng hóa không chứa các thành phần cùng nhóm có tính chất hoặc công dụng tương tự với thành phần đó, trừ khi bản chất của sự thay thế dược ghi chú rõ ràng.
Ví dụ 1: hàng hóa được ghi nhãn “Không đường” nếu:
- Thành phần của hàng hóa và của nguyên liệu dùng để sản xuất ra hàng hóa không tồn tại đường;
- Hàm lượng đường trong hàng hóa đáp ứng quy định “Không đường” của Tiêu chuẩn Codex: nhỏ hơn hoặc bằng 0,5g/100g (chất rắn) hoặc 0,5g/100ml (chất lỏng);
Ví dụ 2: sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ dị ứng với đạm sữa bò, không chứa đạm sữa bò nhưng chứa đạm đậu nành có thể ghi “Không chứa đạm sữa bò” nhưng phải ghi chú rõ ràng là “Chứa đạm đậu nành”.
3. Điều ước quốc tế, Tiêu chuẩn quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định về mức không có mặt của một thành phần, thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế, Tiêu chuẩn quốc tế đó.
Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ghi giá trị dinh dưỡng trên nhãn hàng hóa phải bảo đảm phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan.
Nếu ghi một giá trị dinh dưỡng cụ thể thì ghi giá trị trung bình của khoảng giá trị dinh dưỡng. Giá trị trung bình để công bố dinh dưỡng là giá trị khối lượng trung bình của các giá trị đặc trưng thu được từ phép phân tích các mẫu sản phẩm đại diện cho sản phẩm cần ghi nhãn.
Điểm e khoản 5 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP áp dụng trong trường hợp thực phẩm có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen có ít nhất một thành phần nguyên liệu biến đổi gen lớn hơn năm phần trăm (5%) tổng nguyên liệu được sử dụng để sản xuất thực phẩm.
Điểm e khoản 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP áp dụng đối với nhưng hàng hóa là hóa chất gia dụng phải thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
1. Đơn vị đo thể tích ghi trên nhãn hàng hóa là: lít (l), mililit (ml); microlit (μl).
Ví dụ: chai nước có thể tích là 1000 ml thì ghi định lượng hàng hóa như sau: 1000 ml, 1 L hoặc 1L.
2. Ghi định lượng hàng hóa đối với hàng hóa dạng lỏng có thể ghi một trong 02 cách: “thể tích thực” hoặc ghi “thể tích thực ở 20°C”
Hàng hóa nhập khẩu mà thông tin ngày sản xuất và hạn sử dụng trên nhãn gốc được ghi bằng ký tự chữ thì doanh nghiệp có thể chú thích các ký tự chữ này trên nhãn phụ sản phẩm mà không cần phải ghi lại “NSX” và “HSD” theo ký tự số.
Ví dụ: MFG 20 Jan 2020, EXP 20 Feb 2022, trên nhãn ghi như sau: NSX, HSD xem “MFG”, “EXP” trên bao bì, Jan=01, Feb = 02... Dec =12.
Mục 1 khoản 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP không áp dụng trong trường hợp nước được sử dụng làm dung môi để mạ băng, bảo quản sản phẩm, được bỏ đi sau khi sử dụng sản phẩm.
LABEL CONTENTS AND PRESENTATION THEREOF
Article 3. Distinguishing consumer package and non-consumer package (Clause 5 Article 3 of Decree No. 43/2017/ND-CP)
1. The following types of containers are non-consumer:
a) Containers for storing, transporting, preserving goods which were labeled;
b) Bags for carrying purchased goods;
c) Containers for bulk goods or retailed goods.
2. In order to replace labels, the following types of containers shall have documents presenting the contents written in Vietnamese which are prescribed in Decree No. 43/2017/ND-CP and other related legislative documents: containers, cargo hold, tankers of bulk goods, liquid or gases.
For example: containers used in transporting aquatic products, such as containers (including containers containing single or various types of aquatic products in bulk, or in blocks with one or different sizes), cargo hold containing single or various types of seafood, tankers carrying unpackaged bulk or liquid cargoes;
In this case, such goods need not to be labeled but must have attached documents presenting the contents written in Vietnamese which are prescribed in Decree No. 43/2017/ND-CP and other related legislative documents.
In case the attached documents are written in languages other than Vietnamese, importers shall have Vietnamese translations of such documents.
Article 4. Location (Article 4 of Decree 43/2017/ND-CP)
1. Mandatory information of a label needs not to be fully presented thereon and can be put in other places of the goods, provided that such information can be recognized easily with bare eyes without having to disassemble any parts of the goods. Such mandatory information is an integral part of the goods’ label.
Example 1: the vehicle identification number (VIN) is embossed on a motorcycle’ chassis or on a car’s body; although this number is not presented in the same place with other mandatory information, it is recognized easily without having to disassemble parts of the vehicle, and it is considered an integral part of the goods’ label.
Example 2: the manufacturing date, the expiry date or the quantity of goods are printed at the bottom or on the body of the bottle; it is not presented in the same place with other mandatory information on the goods’ label but it is recognized easily, and it is an integral part of the goods’ label.
2. As for goods with primary and secondary containers:
In case the good has secondary package and contains smaller units inside which have primary package and cannot be sold individually, the label of such goods shall be printed on or affixed to its secondary package.
In case the good has secondary package and contains smaller units inside which have primary package and can be sold individually, the label of such goods shall be printed on or affixed to both the primary and secondary package.
For example: A box of coffee that contains coffee sachets inside shall be labeled as follows:
- In case the full box is sold, the label shall be printed on or affixed to the box;
- In case the full box and its sachets are sold, both the box and each individual sachet must be labeled;
- In case a carton box contains properly labeled boxes of coffee and it can be opened to see such boxes, that the labeling of the carton box is not required.
3. In case the secondary package is made of transparent material which reveals information on the label of products inside, it is not required to be labeled.
Article 5. Language (Clause 2 and 4 Article 7 of Decree 43/2017/ND-CP)
1. The information presented on a label need not to be fully translated from Vietnamese to other languages. In case the information on the label is translated into other languages, the translation must not misinterpret the Vietnamese language.
2. Optional contents written on the label in another language must neither misinterpret the nature and uses of the goods nor cause misinterpretation of other contents shown on the label.
3. International names of countries or territories may be used in case they cannot be transcribed into Vietnamese or make no sense when they are transcribed into Vietnamese.
For example: Because Vietnamese transcriptions of Indonesia and Singapore make no sense, either the international names “Indonesia” and “Singapore” or their Vietnamese transcriptions “In-đô-nê-xi-a” and, “Xinh-ga-po” may be used. However, for some countries as Russia or Germany, their name must be translated as “Nga” or “Đức”
Article 6. Name and address of entity responsible for the good (clauses 1, 3 and 6 Article 12 of Decree 43/2017/ND-CP)
1. The names and addresses of entities responsible for the good on the label shall not be abbreviated, except for administrative units.
For example: X for "xã" (commune); P for "phường" (ward); H for "huyện" (district); Q for "quận" (urban district); TP for "thành phố" (city), T for "tỉnh" (province)
2. As for imported goods, both the name and address of the manufacturer and those of the importer shall be written on the label
In case products of the same brand are manufactured by several factories, the label of that product shall have the name and address of the entity owning such brand or the name and address of the entity being responsible for such products in Vietnam if permitted by the brand owner, provided that the manufacturing factory thereof is traceable when necessary and/or when requested by competent authorities and the origin of the product must be clearly written on the label.
3. The portioning or division of goods for packaging may be made with the manufacturer’s approval, provided that the quality of goods must be kept unchanged as declared by the manufacturer on the original label.
For example: goods may be portioned or divided for packaging according to signed contracts.
The label of portioned, extracted goods shall have the name and address of packaging entity and those of the manufacturer.
4. In case of goods assembled from parts which are imported and/or manufactured by domestic companies, their labels shall have the name and address of entities responsible for the finished goods, location of assembly and the origin of goods in accordance with regulations of law on tracing the goods’ origin.
Article 7. Manufacturing date, expiry date (Clause 3 Article 14 of Decree 43/2017/ND-CP)
The label of portioned, repackaged goods shall have the manufacturing date and expiry date in accordance with regulations prescribed in Appendix I attached to Decree 43/2017/ND-CP. The following contents must be presented:
a) The manufacturing date;
b) The fully written date of portioning, refilling and repackaging;
c) The expiry date.
Article 8. Ingredients (Clause 1 Article 16 of Decree 43/2017/ND-CP)
1. In case the name of an ingredient is presented on the label for attracting the attention for that product, the quantity of that ingredient must be presented; however, the quantity of such ingredient may be written in other place of the label.
2. In case the label of a product clearly indicates that the product does not contain or is free from one or several ingredients:
- Both the product and all materials used for manufacturing that product do not contain such ingredient(s);
- That product does not contain ingredients which are in the same group, have similar nature or uses with the ingredient(s) written on the label, unless the replacement of such ingredients is clearly indicated.
Example 1: A product shall have the label of “No sugar” if:
- There is no sugar on the components and ingredients of manufacturing;
- The amount of sugar on that product meets Codex standards for “No sugar”: lesser than or equal to 0,5g/100g (for solid products) or 0,5g/100ml (for liquid products);
Example 2: The label for a nutritious product for children who have allergy to cow’s milk protein, which has no cow’s milk protein but has soy protein, may have the phrase “No cow’s milk protein” but must clearly state that “Containing soy protein”.
3. In case the amount of an ingredient is prescribed in international treaties or standards to which Vietnam is a member, provisions of such international treaties or standards shall apply.
Article 9. Specifications, warnings (Clause 5 Article 17 of Decree 43/2017/ND-CP)
Entities being responsible for goods shall ensure that the printed amount of nutrients on labels meets the applied standards and complies with regulations of related laws.
In case of presenting a specific nutritional value, the mean value of such value shall be presented. The mean value on a product’s label is the average mass value of typical values which obtained from analyzing samples of that product.
Article 10. Genetically modified food (Clause 5 of Appendix I attached to Decree 43/2017/ND-CP)
Point e Clause 5 of Appendix I attached to Decree 43/2017/ND-CP applies to food containing genetically modified organism (GMO) and products of GMO that contain at least one genetically modified ingredient whose amount accounts for more than 5% of the total amount of ingredients used for manufacturing.
Article 11. Household chemicals (Clause 15 of Appendix I attached to Decree 43/2017/ND-CP)
Point e Clause 15 of Appendix I attached to Decree 43/2017/ND-CP applies to goods as household chemicals which require sale registration in accordance with regulations of specialized laws.
Article 12. Quantities (point 2 Clause 1 and point 3 Clause 2 of Appendix II attached to Decree No. 43/2017/ND-CP)
1. Units of volume written on labels include: liter (l), milliliter (ml), micro liter (μl).
For example: the volume of a bottle of water is 1000 ml, it shall be written on the label as follows: 1000 ml, 1 L or 1L.
2. As for goods in liquid form, the volume may be written as "net volume” or “net volume at 20°C”.
Article 13. Manufacturing date, expiry date (point 1 of Appendix III attached to Decree 43/2017/ND-CP)
As for imported goods with manufacturing and expiry dates are printed on the original label in letter format, enterprises may print the explanation for these letters on the supplementary label without reprinting such dates in number format.
For example: MFG 20 Jan 2020, EXP 20 Feb 2022 can be derived from the following explanation on the supplementary label: For manufacturing and expiry dates, please check the “MFG” and “EXP” on the package, Jan=01, Feb = 02... Dec =12.
Article 14. Ingredients and ingredient quantity (point 1 Clause 1 of Appendix IV attached to Decree No. 43/2017/ND-CP)
Point 1 Clause 1 of Appendix IV shall not apply to water which is used as solvent for glazing or preserving goods and disposed of after using products.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực