Chương II Thông tư 05/2018/TT-BCT: Cách xác định xuất xứ hàng hóa
Số hiệu: | 05/2018/TT-BCT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương | Người ký: | Trần Tuấn Anh |
Ngày ban hành: | 03/04/2018 | Ngày hiệu lực: | 03/04/2018 |
Ngày công báo: | 19/05/2018 | Số công báo: | Từ số 591 đến số 592 |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hướng dẫn mới về cách xác định xuất xứ hàng hóa
Ngày 03/4/2018, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 05/2018/TT-BCT quy định về xuất xứ hàng hóa.
Theo đó, nguyên tắc chung để xác định xuất xứ hàng hóa là hàng hóa có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.
Cụ thể, việc xác định xuất xứ hàng hóa sẽ dựa vào quy tắc xuất xứ hàng hóa ưu đãi và hàng hóa không ưu đãi được quy định cụ thể tại Điều 5, 6 Thông tư này.
Ngoài ra, thương nhân đề nghị cấp C/O thực hiện việc kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo các mẫu ban hành kèm theo phụ lục II, III, IV, V, VI, VII, VIII, IX Thông tư này.
Trường hợp thương nhân đề nghị cấp C/O không phải là nhà sản xuất thì có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất kê khai, cam kết theo những mẫu nêu trên.
Thông tư 05/2018/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Hàng hóa được xác định xuất xứ theo quy định tại Thông tư này có xuất xứ tại nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi thực hiện quy trình sản xuất cuối cùng làm thay đổi cơ bản hàng hóa đó.
1. Đối với hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan và phi thuế quan, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn Điều ước quốc tế đó.
2. Đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập và các ưu đãi đơn phương khác, quy tắc xuất xứ ưu đãi được thực hiện theo quy định của nước nhập khẩu dành cho các ưu đãi này và theo quy định của Bộ Công Thương hướng dẫn quy tắc xuất xứ đó.
1. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi tắt là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP).
2. Hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu được coi là có xuất xứ không thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nếu đáp ứng tiêu chí xuất xứ thuộc Danh Mục Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này để hướng dẫn Điều 8 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. Các tiêu chí xuất xứ hàng hóa không ưu đãi tại Phụ lục I được xác định như sau:
a) Tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (sau đây gọi tắt là CTC): là sự thay đổi về mã HS của hàng hóa ở cấp 2 (hai) số, 4 (bốn) số hoặc 6 (sáu) số so với mã HS của nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ (bao gồm nguyên liệu nhập khẩu và nguyên liệu không xác định được xuất xứ) dùng để sản xuất ra hàng hóa đó.
b) Tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (sau đây gọi tắt là LVC): được tính theo công thức quy định tại Khoản 3 Điều này.
3. LVC được tính theo một trong hai công thức sau:
a) Công thức trực tiếp:
LVC = |
Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất |
x 100% |
Trị giá FOB |
hoặc
b) Công thức gián tiếp:
LVC = |
|
x 100% |
|||
Trị giá FOB |
Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn công thức trực tiếp hoặc công thức gián tiếp để tính LVC và thống nhất áp dụng công thức đã lựa chọn trong suốt năm tài chính đó. Việc kiểm tra, xác minh tiêu chí LVC đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cần dựa trên công thức tính LVC mà nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O đã sử dụng.
4. Để tính LVC theo công thức nêu tại Khoản 3 Điều này, trị giá nguyên liệu và các chi phí trong toàn bộ quá trình sản xuất ra hàng hóa được xác định cụ thể như sau:
a) “Trị giá nguyên liệu đầu vào có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” bao gồm trị giá CIF của nguyên liệu thu mua hoặc sản xuất trong nước có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ; chi phí nhân công trực tiếp, chi phí phân bổ trực tiếp, các chi phí khác và lợi nhuận.
b) “Trị giá nguyên liệu đầu vào không có xuất xứ từ nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ sản xuất” là trị giá CIF của nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp đối với nguyên liệu có xuất xứ từ một nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ khác; hoặc giá mua đầu tiên tại thời điểm mua vào ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng đối với nguyên liệu không xác định được xuất xứ dùng để sản xuất, gia công, chế biến ra sản phẩm cuối cùng.
c) “Trị giá FOB” là trị giá ghi trên hợp đồng xuất khẩu và được tính như sau: “Trị giá FOB = Giá xuất xưởng + các chi phí khác”.
- “Giá xuất xưởng" = Chi phí xuất xưởng + Lợi nhuận;
- “Chi phí xuất xưởng” = Chi phí nguyên liệu + Chi phí nhân công trực tiếp + Chi phí phân bổ trực tiếp;
- “Chi phí nguyên liệu” bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận tải và bảo hiểm đối với nguyên vật liệu đó;
- “Chi phí nhân công trực tiếp” bao gồm lương, các Khoản thưởng và những Khoản phúc lợi khác có liên quan đến quá trình sản xuất;
- “Chi phí phân bổ trực tiếp” bao gồm: Chi phí nhà xưởng có liên quan đến quá trình sản xuất (bảo hiểm nhà xưởng, chi phí thuê và thuê mua nhà máy, khấu hao nhà xưởng, sửa chữa, bảo trì, thuế, lãi cầm cố); các Khoản thuê mua và trả lãi của nhà máy và thiết bị; an ninh nhà máy; bảo hiểm (nhà máy, thiết bị và vật tư sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa); các nhu yếu phẩm cho quá trình sản xuất (năng lượng, điện và các nhu yếu phẩm khác đóng góp trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất); nghiên cứu, phát triển, thiết kế và chế tạo; khuôn dập, khuôn đúc, việc trang bị dụng cụ và khấu hao, bảo trì và sửa chữa của nhà máy và thiết bị; tiền bản quyền sáng chế (có liên quan đến những máy móc có bản quyền hoặc quá trình sử dụng trong việc sản xuất hàng hóa hoặc quyền sản xuất hàng hóa); kiểm tra và thử nghiệm nguyên liệu và hàng hóa; lưu trữ trong nhà máy; xử lý các chất thải; các nhân tố chi phí trong việc tính toán giá trị của nguyên liệu như chi phí cảng và chi phí giải phóng hàng và thuế nhập khẩu đối với các thành Phần phải chịu thuế;
- “Các chi phí khác” là các chi phí phát sinh trong việc đưa hàng lên tàu để xuất khẩu, bao gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí vận tải nội địa, chi phí lưu kho, chi phí tại cảng, phí hoa hồng, phí dịch vụ, và các phí có liên quan trong quá trình đưa hàng lên tàu để xuất khẩu.
5. Nhà sản xuất hoặc thương nhân đề nghị cấp C/O lựa chọn tiêu chí xuất xứ nêu tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này để kê khai, cam kết xuất xứ phù hợp với bản chất hàng hóa được sản xuất ra với Điều kiện hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ đó và các quy định khác thuộc Chương III Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
1. Thương nhân đề nghị cấp C/O sử dụng các mẫu sau để kê khai, cam kết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi hoặc tiêu chí xuất xứ không ưu đãi theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP:
a) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” (WO) theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất hàng hóa xuất khẩu nhưng không có hóa đơn giá trị gia tăng;
b) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy” (WO) theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu được thu mua trong nước để sản xuất hàng hóa xuất khẩu và có hóa đơn giá trị gia tăng;
c) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Xuất xứ thuần túy trong khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (WO-AK) theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chí “WO-AK” theo quy định về quy tắc xuất xứ của Hiệp định Thương mại hàng hóa trong khuôn khổ Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN và Hàn Quốc;
d) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Chuyển đổi mã số hàng hóa” (CTC) theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
đ) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt “Tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa” (De Minimis) theo mẫu quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;
e) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Tỷ lệ Phần trăm giá trị” (LVC) theo mẫu quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này;
g) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Hàm lượng giá trị khu vực” (RVC) theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này;
h) Bảng kê khai hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí “Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều nước thành viên” (PE) theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này trong trường hợp hàng hóa đáp ứng tiêu chí “PE” theo quy định về quy tắc xuất xứ của một số Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
2. Trường hợp thương nhân đề nghị cấp C/O không phải là nhà sản xuất, thương nhân đề nghị cấp C/O có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa theo các mẫu nêu tại Khoản 1 Điều này và cung cấp các chứng từ chứng minh xuất xứ hàng hóa để hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp C/O theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
3. Trường hợp nguyên liệu hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước và sử dụng trong công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác, thương nhân đề nghị cấp C/O có trách nhiệm yêu cầu nhà sản xuất hay nhà cung cấp nguyên liệu hoặc hàng hóa đó kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa theo mẫu quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư này và cung cấp cho thương nhân đề nghị cấp C/O để hoàn thiện hồ sơ cấp C/O theo quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 15 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP.
4. Các mẫu kê khai, cam kết xuất xứ hàng hóa nêu tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này được đăng tải dưới dạng điện tử trên Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc trang điện tử khác của các cơ quan, tổ chức cấp C/O được Bộ Công Thương ủy quyền.
IDENTIFICATION OF ORIGIN OF GOODS
Article 4. General rules for identifying origin of goods
An originating good, for the purposes of this Circular, is a good which is originating in a country, group of countries, or territory where the last processing operation is performed and substantially transforms such good.
Article 5. Preferential rules of origin
1. The identification of origin of imports or exports for enjoyment of tariff or non-tariff preferences shall comply with treaties to which Vietnam has signed or acceded and relevant legal documents on guidelines for the implementation of these treaties.
2. The identification of origin of exports for enjoyment of general tariff preferences and other unilateral preferences shall comply with the rules of origin of importing countries regarding these preferences and regulations of the Ministry of Industry and Trade on guidelines for such rules of origin.
Article 6. Non-preferential rules of origin
1. An exported or imported good shall be treated as which is as wholly produced or obtained in a country, group of countries, or territory if it complies with Article 7 Government's Decree No. 31/2018/ ND-CP dated March 8, 2015 on guidelines for the Law on Foreign Trade Management in terms of origin of goods (hereinafter referred to as Decree No. 31/2018/ND-CP).
2. An exported or imported good shall be treated as which is not wholly obtained or produced in a country, group of countries, or territory if it satisfies the criteria prescribed in the Appendix I of Product Specific Rules issued together with this Circular on guidelines for Article 8 of Decree No. 31/2018/ND-CP. Criteria for non-preferential goods in Appendix I:
a) “Change in tariff classification” (hereinafter referred to as CTC): means a change in two-digit, four-digit, or six-digit HS heading of a good as compared with the HS heading of non-originating materials (including imported materials and materials of undetermined origin) used for the production of such good.
b) "Local value content” (hereinafter referred to as LVC): is calculated according to the formula prescribed in Clause 3 of this Article.
3. LVC shall be calculated according to one of the two formulas:
a) Direct formula:
LVC = |
Value of materials originating in a country, group of countries, or territory of production |
X 100% |
FOB |
or
b) Indirect formula:
LVC = |
|
X 100% |
|||
FOB |
The applicant for C/O shall choose either direct formula or indirect formula at their own discretion to calculate LVC and apply the chosen formula throughout such financial year. The verification and identification of LVC criteria for exported goods of Vietnam shall be based on the aforesaid formula.
4. In order to calculate LVC according to the formula prescribed in Clause 3 of this Article, value of materials and cost incurred in the production process of goods shall be determined as follows:
a) “Value of materials originating in a country, group of countries, or territory of production” is inclusive of CIF value of materials acquired or locally produced that are originating in a country, group of countries, or territory; direct labor cost, overhead cost, other costs and profits.
b) “Value of materials originating in a country, group of countries, or territory of production” is CIF value of materials imported that are originating in a country, group of countries, or territory; or the earliest ascertained price stated in the VAT invoices associated with materials of unidentifiable origin used for the production, processing of ultimate product.
c) “FOB” is the value stated in the export contract which is calculated as follows: “FOB = Ex-workshop price + other costs”.
- “Ex-workshop price” = Production cost + profit;
- “Production cost” = material cost + direct labor cost + overhead cost;
- “Material cost” covers expenses associated with purchase of materials, their cost of freight and insurance;
- “Direct labor cost” covers wages, bonuses and other welfare amounts related to the production process;
- “Overhead cost" covers: Overhead cost relates to production process (insurance for buildings, factory rents and hire-purchase cost, depreciation of buildings, repairs, taxes, collateral interests); hire-purchase cost and interests of factories and equipment; factory security; insurance (for factories and equipments used in the production process); expenses for essentials for production process (energy, electricity and other essentials to be used directly in the production process); research, development, design and workmanship; pressing molds, moulds, devices and amortization, maintenance and repairs of factories and equipment; patent royalties (in respect of patented machines or use of patented machines in production process or goods production licenses); testing of materials and goods; storage in factories; waste treatment; cost factors in calculating value of materials, such as port-related cost, good clearance and import duties on taxable components;
- "Other costs” are the costs incurred in placing the good in the ship or other means of transport for export including, but not limited to, domestic transport costs, storage and warehousing, port handling, brokerage fees, service charges and relevant costs incurred when loading goods onboard ships for export.
5. The applicant for C/O shall choose any of origin criteria prescribed in Clause 1 or Clause 2 of this Article to make declaration of origin in conformity with the nature of good provided that the good satisfies the criteria and other regulations in Chapter III of Decree No. 31/2018/ND-CP.
Article 7. Declaration of origin of goods
1. An applicant for C/O shall use one of the following to declare that the exported good satisfies the preferential rules of origin or non-preferential rules of origin as prescribed in Point e Clause 1 Article 15 of Decree No. 31/2018/ND-CP:
a) A declaration of wholly-obtained exported goods (WO) using the prescribed form in Appendix II issued herewith if the materials thereof are acquired locally to produce those imported goods without VAT invoices;
b) A declaration of wholly-obtained exported goods (WO) using the prescribed form in Appendix III issued herewith if the materials thereof are acquired locally to produce those imported goods with VAT invoices;
c) A declaration of wholly-obtained exported goods in the ASEAN-Korea free trade area using the prescribed form in Appendix IV issued herewith if the goods satisfy “WO-AK” criteria in accordance with the Agreement on Trade in Goods within the Framework Agreement on Comprehensive Economic Cooperation between ASEAN and Korea;
d) A declaration of exported goods satisfying CTC criteria using the prescribed form in Appendix V issued herewith;
dd) A declaration of exported goods satisfying De Minimis criteria using the prescribed form in Appendix VI issued herewith;
e) A declaration of exported goods satisfying LVC criteria using the prescribed form in Appendix VII issued herewith;
g) A declaration of exported goods satisfying RVC criteria using the prescribed form in Appendix VIII issued herewith;
h) A declaration of exported goods satisfying PE criteria “goods produced entirely in a Party from materials originating in one or more Parties” using the prescribed form in Appendix IX issued herewith if the goods satisfy PE criteria as prescribed in rules of origin in certain free trade agreements to which Vietnam is a signatory.
2. If the applicant for C/O is not the producer, it must request the producer to make a declaration using one of the forms prescribed in Clause 1 hereof and provide proof of origin to complete the application for C/O as prescribed in Point e Clause 1 Article 15 of Decree No. 31/2018/ND-CP.
3. If the originating goods or materials are locally produced and used in the subsequent stages to produce another good, the applicant for C/O shall request the producer or supplier to make a declaration using one of the forms prescribed in Appendix X issued herewith and give it to the applicant for C/O to complete the application for C/O as prescribed in Point g Clause 1 Article 15 of Decree No. 31/2018/ND-CP.
4. The electronic form of declarations as provided in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be posted on the electronic C/O management system of the Ministry of Industry and Trade at www.ecosys.gov.vn or another website of the issuing authority designated by the Ministry of Industry and Trade.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực