Thông tư 05/2015/TT-BXD quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ
Số hiệu: | 05/2015/TT-BXD | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Xây dựng | Người ký: | Lê Quang Hùng |
Ngày ban hành: | 30/10/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Xây dựng - Đô thị | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2021 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thông tư 05/2015/TT-BXD về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ với nhiều quy định về nguyên tắc quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà, khảo sát, thiết kế xây dựng nhà ở, thi công, bảo trì nhà ở do Bộ Xây dựng ban hành ngày 30/10/2015.
1. Khảo sát xây dựng nhà ở
Thông tư 05 quy định đối với nhà ở dưới 7 tầng, chủ nhà được tự thực hiện hoặc thuê cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát xây dựng nhà ở riêng lẻ. Trường hợp không thuê khảo sát xây dựng nhà ở, chủ nhà có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: hố đào thủ công để xác định chiều dày, chất lượng các lớp đất và xác định lớp đất dự kiến đặt móng nhà; tham khảo số liệu khảo sát địa chất công trình nhà ở, giải pháp xử lý nền móng của các công trình liền kề, lân cận; tham khảo số liệu địa chất công trình nơi xây dựng nhà ở do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp.
2. Thiết kế xây dựng nhà ở theo Thông tư số 05/2015/BXD về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ
- Đối với thi công nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế.
- Đối với công trình nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
- Đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm định theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định 59/2015/NĐ-CP.
3. Thi công xây dựng nhà ở
Quản lý trong thi công xây dựng nhà ở theo Thông tư 05/2015/TT-BXD về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ
- Đối với thi công xây dựng nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự tổ chức thi công xây dựng;
- Đối với thi công nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 6 Thông tư 05 Bộ Xây dựng, việc thi công xây dựng được tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm thi công xây dựng công trình với quy mô tương tự thực hiện. Trong quá trình thi công xây dựng nhà ở, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, chủ nhà phải tham khảo ý kiến của thiết kế;
- Đối với công trình nhà ở riêng lẻ từ 7 tầng trở lên, việc thi công xây dựng phải được tổ chức có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định thực hiện.
Thông tư 05 còn quy định bảo trì nhà ở riêng lẻ, giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm về xây dựng và bảo trì nhà ở, trách nhiệm của UBND cấp tỉnh trong quản lý chất lượng và bảo trì nhà ở riêng lẻ. Thông tư 05/2015/BXD có hiệu lực từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ XÂY DỰNG |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2015/TT-BXD |
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2015 |
QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XÂY DỰNG VÀ BẢO TRÌ NHÀ Ở RIÊNG LẺ
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13;
Căn cứ Luật Nhà ở số 65/2014/QH13;
Căn cứ Nghị định số 62/2013/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng,
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh:
Thông tư này quy định về quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ.
2. Đối tượng áp dụng:
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan đến việc xây dựng và bảo trì nhà ở riêng lẻ trên lãnh thổ Việt Nam.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhà ở riêng lẻ (sau đây viết tắt là nhà ở) là công trình được xây dựng trong khuôn viên đất ở thuộc quyền sử dụng của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật.
2. Công trình liền kề là công trình nằm sát nhà ở được xây dựng, có chung hoặc không có chung bộ phận kết cấu (móng, cột, tường, sàn, mái) với nhà ở được xây dựng.
3. Công trình lân cận là các công trình ở gần vị trí xây dựng nhà ở có thể bị ảnh hưởng lún, biến dạng hoặc bị các hư hại khác do việc xây dựng nhà ở gây nên.
4. Chủ nhà là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn để thực hiện hoạt động đầu tư xây dựng nhà ở.
Điều 3. Nguyên tắc cơ bản trong quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở
1. Công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng nhà ở phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt, giấy phép xây dựng (nếu có) và các yêu cầu khác có liên quan quy định tại Khoản 3 Điều 79 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.
2. Chủ nhà, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở chịu trách nhiệm về các nội dung công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật và theo nội dung hợp đồng đã ký kết (nếu có).
Điều 4. Khảo sát xây dựng nhà ở
Tùy theo quy mô nhà ở, việc khảo sát xây dựng thực hiện theo các quy định sau:
1. Đối với nhà ở dưới 7 tầng, chủ nhà được tự thực hiện hoặc thuê cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện năng lực theo quy định để thực hiện khảo sát xây dựng. Trường hợp không thuê khảo sát xây dựng, chủ nhà có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: kiểm tra trực tiếp thông qua hố đào thủ công để xác định chiều dày, chất lượng các lớp đất và xác định lớp đất dự kiến đặt móng nhà; tham khảo số liệu khảo sát địa chất công trình, giải pháp xử lý nền móng của các công trình liền kề, lân cận; tham khảo số liệu địa chất công trình nơi xây dựng nhà ở do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp.
2. Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc khảo sát xây dựng phải được tổ chức khảo sát có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
Điều 5. Thiết kế xây dựng nhà ở
1. Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự thiết kế.
2. Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
3. Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thiết kế phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện và phải được thẩm định theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Điều 6. Thi công xây dựng nhà ở
1. Quản lý trong thi công xây dựng
a) Đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà được tự tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề, lân cận;
b) Đối với nhà ở dưới 7 tầng, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản này, việc thi công xây dựng được tổ chức, cá nhân có kinh nghiệm thi công xây dựng công trình với quy mô tương tự thực hiện. Trong quá trình thi công xây dựng, nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường, chủ nhà phải tham khảo ý kiến của thiết kế để kịp thời xử lý;
c) Đối với nhà ở từ 7 tầng trở lên, việc thi công xây dựng phải được tổ chức có đủ điều kiện năng lực thi công xây dựng theo quy định thực hiện. Chủ nhà phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình theo quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được kiểm tra trước khi đưa công trình vào sử dụng.
2. Khuyến khích giám sát thi công xây dựng nhà ở với các nội dung chủ yếu sau:
a) Kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp đảm bảo an toàn đối với nhà ở và các công trình liền kề, lân cận;
b) Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị trước khi đưa vào thi công xây dựng;
c) Kiểm tra hệ thống cốp pha, giàn giáo thi công;
d) Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình thi công.
1. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng nhà ở phải thực hiện bảo trì nhà ở theo quy định; định kỳ tổ chức kiểm tra các bộ phận kết cấu chịu lực chính (mái, cột, dầm, sàn, tường chịu lực), hệ thống cơ - điện, hệ thống cấp thoát nước, kiểm định an toàn thang máy (nếu có); có giải pháp xử lý, khắc phục ngay những hư hỏng ảnh hưởng đến việc sử dụng và an toàn nhà ở.
2. Khi phát hiện nhà ở có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng cần báo cáo ngay với chính quyền địa phương, tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết); thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế hoặc ngừng sử dụng, di chuyển người và tài sản để đảm bảo an toàn nếu nhà ở có nguy cơ sập đổ.
Điều 8. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
1. Trước khi thi công xây dựng, chủ nhà chủ động liên hệ với các chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận để kiểm tra hiện trạng và ghi nhận các khuyết tật của công trình liền kề, lân cận (nếu có). Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận có trách nhiệm phối hợp với chủ nhà để kiểm tra, ghi nhận hiện trạng công trình làm căn cứ giải quyết các tranh chấp (nếu có).
2. Trong quá trình thi công xây dựng, nếu công trình liền kề, lân cận có dấu hiệu bị lún, nứt, thấm, dột hoặc có nguy cơ sập đổ do ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở gây ra, chủ nhà phải phối hợp với chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình liền kề, lân cận để kiểm tra, xác định nguyên nhân và thống nhất biện pháp khắc phục. Trường hợp các bên không thống nhất thì tranh chấp phát sinh được giải quyết theo quy định của pháp luật.
3. Các vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng nhà ở được xử lý theo quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan.
Điều 9. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý chất lượng và bảo trì nhà ở
1. Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng và bảo trì nhà ở cho Sở Xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và bảo trì nhà ở trên địa bàn; xử lý những sai phạm được phát hiện trong quá trình kiểm tra theo quy định.
Điều 10. Quy định về chuyển tiếp
1. Đối với nhà ở đã có Giấy phép xây dựng hoặc đã khởi công xây dựng trước ngày Thông tư này có hiệu lực, việc quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở thực hiện theo Thông tư số 10/2014/TT-BXD ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Xây dựng quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Đối với các trường hợp còn lại, việc quản lý chất lượng xây dựng và bảo trì nhà ở thực hiện theo quy định của Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 và thay thế Thông tư số 10/2014/TT-BXD ngày 11 tháng 7 năm 2014 của Bộ Xây dựng quy định một số nội dung về quản lý chất lượng xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị tổ chức, cá nhân có liên quan gửi ý kiến phản ánh về Bộ Xây dựng để xem xét, hướng dẫn./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
DANH MỤC HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ Ở
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2015/TT-BXD ngày 30 tháng 10 năm 2015 của Bộ Xây dựng)
1) Giấy phép xây dựng.
2) Hợp đồng xây dựng của chủ nhà ký với các nhà thầu khảo sát, thiết kế, thi công, giám sát thi công xây dựng (nếu có).
3) Báo cáo kết quả khảo sát xây dựng.
4) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
5) Báo cáo kết quả thẩm tra và văn bản kết quả thẩm định thiết kế bản vẽ thi công xây dựng.
6) Bản vẽ hoàn công (trong trường hợp việc thi công xây dựng có sai khác so với thiết kế bản vẽ thi công xây dựng).
7) Báo cáo kết quả thí nghiệm, kiểm định (nếu có).
8) Văn bản thỏa thuận, chấp thuận, xác nhận của các tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) về an toàn phòng cháy, chữa cháy; an toàn vận hành thang máy.
THE MINISTRY OF CONSTRUCTION |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 05/2015/TT-BXD |
Hanoi, October 30th, 2015 |
PROVIDING FOR THE MANAGEMENT OF CONSTRUCTION QUALITY AND MAINTENANCE OF DETACHED HOUSES
Pursuant to the Law on Construction No. 50/2014/QH13;
Pursuant to the Law on Housing No. 65/2014/QH13;
Pursuant to Decree No. 62/2013/ND-CP dated June 25, 2013 by the Government defining the functions, tasks, entitlements and organizational structure of the Ministry of Construction;
Pursuant to Decree No. 46/2015/ND-CP dated May 12, 2015 by the Government on the management of quality and maintenance of construction works;
Pursuant to Decree No. 59/2015/ND-CP dated June 18, 2015 by the Government on the management of construction project;
At the request of Director of Construction Quality Inspectorate,
The Minister of Construction hereby promulgates Circular providing for the management of construction quality and maintenance of detached houses.
Article 1. Governing scope and regulated entities
1. Governing scope:
This Circular provides for the management of construction quality and maintenance of detached houses.
2. Regulated entities:
This Circular applies to organizations, households and individuals related to the construction and maintenance of detached houses within Vietnam’s territory.
Article 2. Interpretation of terms
In this Circular, these terms can be construed as follows:
1. Detached house (hereinafter referred to as house) means a work built within a premise of residential land owned by a household or individual according to law provisions.
2. Adjacent work means a work next to a house to be built, which shares or does not share a structural unit (foundation, pillar, wall, floor or roof) with the house.
3. Neighboring work means a work located near the construction site of a house, which may subside, change its shape, or suffer other damage as a result of construction of the house.
4. House owner means an organization/individual that owns capital invested in the construction of housing.
Article 3. Basic principles for house quality management and maintenance
1. The inspection, design and construction of housing shall be in accordance with the approved construction master plan, the construction license (if any) and other relevant requirements specified in Clause 3 Article 79 of the Law on Construction No. 50/2014/QH13.
2. The house owner and organizations and individuals relevant to the quality management and maintenance of housing are responsible for their tasks according to law provisions and according to the signed contracts (if any).
Article 4. Construction survey for housing
Depending on the scale of the house, the construction survey shall be carried out as follows:
1. Regarding housing with less than 7 floors, the house owner may conduct the construction survey himself/herself or hire an eligible individual/organization to do it. If the house owner decides not to hire an individual/organization to conduct the construction survey, he/she may apply any of the following methods: direct inspecting via a manual dug hole to determine the thick and quality of ground layers and to determine the expected ground layer for laying the foundation; referring to the geological survey figures of the work, methods for treating the foundation of adjacent works and neighboring works; referring to the geological survey figures of the work provided by competent agencies/organizations.
2. Regarding housing with 7 floors or more, the construction survey shall be conducted by an eligible surveying organization.
Article 5. Housing construction design
1. Regarding housing with total construction floor area smaller than 250 m2 or having less than 3 floors or having height of under 12 m, the owner may create the design himself/herself.
2. Regarding housing having less than 7 floors, except for cases specified in clause 1 of this Article, the design must be created by an eligible organization/individual.
3. Regarding housing having 7 floors or more, the design must be created an eligible organization/individual and must be appraised according to regulations in Point b clause 1 Article 26 of Decree No. 59/2015/ND-CP dated June 18, 2015 by the Government on construction project management.
Article 6. Housing construction
1. Construction management
a) Regarding houses with total construction floor area smaller than 250 m2 or having less than 3 floors or having height of under 12 m, the owner may organize the construction himself/herself and shall take responsibilities for construction safety and the impacts of such construction on adjacent and neighboring works;
b) Regarding houses with less than 7 floors, except for cases specified in Point a of this Clause, the construction shall be carried out by an organization/individual having experience in construction of similar works. During the construction, any irregular signs must be discussed with the individual/organization in charge of making the construction design for prompt solution;
c) Regarding houses with 7 floors or more, the construction must be carried out by an eligible organization according to regulations. The owner shall prepare document on completion of construction according to regulations in the Appendix enclosed with this Circular and shall notify competent State management agencies for inspection before using the work.
2. Housing construction control should include the following contents:
a) Inspection of construction methods, safety measures for adjacent and neighboring works;
b) Inspection of quality of construction materials/components and equipment before the construction;
c) Inspection of construction formwork and scaffold system;
d) Inspection of labor safety and environment safety measures during the construction process.
1. The owner or people who manage or use houses must have their houses maintained according to regulations; periodically conduct inspection of main bearing components (roof, column, girder, floor, bearing wall), electromechanical system, water supply and drainage system and elevator safety (if any); measures must be taken to solve and eliminate problems that may affect housing safety.
2. When a house denotes being dangerous or unsafe, its owner or manager/user should immediately report to local government for quality assessment (if necessary); and take urgent measures like limit or stop using the house or evacuate people and properties in case the house is likely to collapse.
Article 8. Solution of dispute and actions against violations
1. Before the construction, the owner shall initiatively greet the owners or the managers/users of adjacent and neighboring works for checking the current conditions and take note the defects (if any) of the adjacent/neighboring works. The owners or the managers/users of adjacent and neighboring works shall cooperate with such owner in checking and recording current conditions of their houses as the basis for solution of any disputes arising.
2. During the construction process, if an adjacent/neighboring work denotes subsidence, crack, absorption, leakage or is likely to collapse due to such construction, the owner of the house shall contact the owner/manager/user of such adjacent/neighboring work for inspecting to determine the causes and to negotiate remedial measures. If the parties cannot negotiate an agreement, the arising dispute shall be solved according to law provisions.
3. Administrative violations in housing construction shall me handled according to law provisions on construction and other relevant law provisions.
Article 9. Responsibilities of provincial People’s Committees in housing quality management and maintenance
Provincial People’s Committees are responsible for:
1. Assigning tasks and responsibilities in housing quality management and maintenance of Services of Construction and district-level People’s Committees.
2. Providing guidelines and conducting inspection of the implementation of legislative documents on housing construction and maintenance in administrative divisions; imposing penalties for violations discovered during the inspection according to regulations.
Article 10. Transitional provisions
1. With respect to houses whose construction has been licensed or has started before the effective date of this Circular, the management of construction quality and maintenance shall comply with regulations in Circular No. 10/2014/TT-BXD dated July 11, 2014 by the Ministry of Construction.
2. Otherwise, the management of construction quality and maintenance shall comply with regulations in this Circular.
1. This Circular comes into effect from January 01, 2016 and replaces the Circular No. 10/2014/TT-BXD dated July 11, 2014 by the Ministry of Construction.
2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of construction for consideration and guidance./.
|
PP. THE MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực