Chương I Thông tư 04/2020/TT-TANDTC: Quy định chung
Số hiệu: | 04/2020/TT-TANDTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao | Người ký: | Nguyễn Hòa Bình |
Ngày ban hành: | 16/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2021 |
Ngày công báo: | 14/12/2020 | Số công báo: | Từ số 1153 đến số 1154 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Định biên số lượng Hoà giải viên tại mỗi Toà án
Ngày 16/11/2020, TAND tối cao ban hành Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định chi tiết quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm; khen thưởng, xử lý vi phạm; cấp và thu hồi thẻ Hòa giải viên.
Theo đó, quy định số lượng Hòa giải viên được xác định trên cơ sở số lượng vụ, việc dân sự, hành chính được thụ lý của từng Tòa án và các tiêu chí sau:
- Tòa án có số lượng thụ lý dưới 300 vụ, việc/năm có tối đa 05 Hòa giải viên.
- Tòa án có số lượng thụ lý từ 300 đến dưới 1.000 vụ, việc/năm có tối đa 15 Hòa giải viên.
- Đối với các Tòa án có số lượng thụ lý từ 1.000 vụ, việc/năm trở lên thì cứ tăng thêm 100 vụ, việc/năm bổ sung thêm 01 Hòa giải viên.
Bên cạnh đó, quy định thủ tục đề xuất số lượng Hòa giải viên như sau:
- Sau tổng kết công tác năm, căn cứ vào số lượng vụ, việc thụ lý, Chánh án TAND cấp huyện có văn bản đề nghị Chánh án TAND cấp tỉnh giao số lượng Hòa giải viên.
- Chánh án TAND cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu, đề xuất số lượng Hòa giải viên của TAND cấp tỉnh và các TAND cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý về TAND tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ).
- Sau khi TAND tối cao phê duyệt, Chánh án TAND cấp tỉnh ban hành quyết định giao số lượng Hòa giải viên đối với từng Tòa án thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.
Thông tư 04/2020/TT-TANDTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thông tư này quy định chi tiết quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm; khen thưởng, xử lý vi phạm; cấp và thu hồi thẻ Hòa giải viên tại Tòa án theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên).
1. Người được đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên.
2. Hòa giải viên được xem xét miễn nhiệm, khen thưởng hoặc bị xử lý vi phạm theo quy định.
3. Cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức và người có thẩm quyền thực hiện việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng hoặc xử lý vi phạm Hòa giải viên; cấp, đổi và thu hồi thẻ Hòa giải viên.
1. Số lượng Hòa giải viên được xác định trên cơ sở số lượng vụ, việc dân sự, hành chính được thụ lý của từng Tòa án và các tiêu chí sau:
a) Tòa án có số lượng thụ lý dưới 300 vụ, việc/năm có tối đa 05 Hòa giải viên.
b) Tòa án có số lượng thụ lý từ 300 đến dưới 1.000 vụ, việc/năm có tối đa 15 Hòa giải viên.
c) Đối với các Tòa án có số lượng thụ lý từ 1.000 vụ, việc/năm trở lên thì cứ tăng thêm 100 vụ, việc/năm bổ sung thêm 01 Hòa giải viên.
2. Thủ tục đề xuất số lượng Hòa giải viên
a) Sau tổng kết công tác năm, căn cứ vào số lượng vụ, việc thụ lý, Chánh án Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện) có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh) giao số lượng Hòa giải viên.
b) Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng hợp nhu cầu, đề xuất số lượng Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Tổ chức - Cán bộ).
c) Sau khi Tòa án nhân dân tối cao phê duyệt, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định giao số lượng Hòa giải viên đối với từng Tòa án thuộc thẩm quyền quản lý theo phân cấp.
1. Hội đồng tư vấn lựa chọn Hòa giải viên (sau đây gọi tắt là Hội đồng tư vấn) có tối thiểu 03 người; danh sách thành viên Hội đồng tư vấn do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định, gồm:
a) Đại diện lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Chủ tịch Hội đồng.
b) Các Ủy viên: Trưởng đơn vị tham mưu về tổ chức cán bộ Tòa án nhân dân cấp tỉnh; 01 thành viên Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện (nơi có người được đề nghị tuyển chọn, bổ nhiệm làm Hòa giải viên); đại diện lãnh đạo cơ quan, tổ chức có liên quan đến người được đề nghị bổ nhiệm làm Hòa giải viên (nếu có).
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng tư vấn
a) Lựa chọn người đủ điều kiện làm Hòa giải viên theo quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án và hướng dẫn tại Thông tư này, để tư vấn cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên.
b) Xem xét việc miễn nhiệm, xử lý vi phạm Hòa giải viên theo quy định của pháp luật, để tư vấn cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quyết định miễn nhiệm, xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên.
c) Hội đồng tư vấn tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Ban hành kèm theo Thông tư này các văn bản, biểu mẫu sau đây:
1. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 01);
2. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên (Mẫu số 02);
3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên (Mẫu số 03);
4. Tờ trình đề nghị miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 04);
5. Quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 05);
6. Tờ trình đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên (Mẫu số 06);
7. Quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên (Mẫu số 07)
8. Thẻ Hòa giải viên (Mẫu số 08);
9. Tờ khai đề nghị cấp thẻ Hòa giải viên (Mẫu số 09);
10. Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Hòa giải viên (Mẫu số 10);
11. Đơn đề nghị bổ nhiệm (Mẫu số 11);
12. Đơn đề nghị bổ nhiệm lại (Mẫu số 12);
13. Sơ lược lý lịch (Mẫu số 13);
14. Biên bản họp Hội đồng tư vấn (Mẫu số 14);
15. Nghị quyết lựa chọn, bổ nhiệm/bổ nhiệm lại/miễn nhiệm hoặc xử lý vi phạm Hòa giải viên (Mẫu số 15);
16. Danh sách trích ngang đề nghị bổ nhiệm/bổ nhiệm lại/miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 16a, Mẫu số 16b, Mẫu số 16c);
17. Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ của Hòa giải viên (Mẫu số 17);
18. Đánh giá nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ (Mẫu số 18).