Chương XI Nghị định 145/2020/NĐ-CP: Giải quyết tranh chấp lao động
Số hiệu: | 03/2013/TT-BNV | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Nội vụ | Người ký: | Nguyễn Tiến Dĩnh |
Ngày ban hành: | 16/04/2013 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2012 |
Ngày công báo: | 22/05/2013 | Số công báo: | Từ số 281 đến số 282 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư 03/2013/TT-BNV quy định 16 mẫu văn bản quan trọng trong hoạt động của các hội, hiệp hội, liên đoàn… (gọi chung là hội) như:
- Đơn đề nghị thành lập hội
- Mẫu điều lệ hội
- Mẫu báo cáo hoạt động hội
- Đơn xin gia nhập hội
Các mẫu văn bản dùng cho hoạt động quản lý hội của các cơ quan nhà nước cũng được ban hành trong Thông tư này.
Thông tư cũng hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục đổi tên hội, theo đó hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị, nghị quyết đại hội về việc đổi tên, dự thảo điều lệ sửa đổi bổ sung và danh sách cán bộ lãnh đạo hội (nếu có sự thay đổi).
Thông tư có hiệu lực từ 01/6/2013.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt.
2. Có trình độ đại học trở lên và có ít nhất 03 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
3. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
1. Lập kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động
a) Quý I hằng năm, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát nhu cầu tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động thuộc thẩm quyền quản lý để lập kế hoạch và báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 31 tháng 3 hằng năm;
b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kế hoạch của các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và kế hoạch của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xây dựng thành kế hoạch chung của toàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
2. Trình tự, thủ tục tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động
a) Căn cứ kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản thông báo công khai việc tuyển chọn hòa giải viên lao động trên địa bàn thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và trên phương tiện thông tin đại chúng, đồng thời gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp thực hiện;
b) Trong thời hạn đăng ký ghi trong thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, cá nhân trực tiếp đăng ký hoặc được các cơ quan, đơn vị của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác giới thiệu tham gia dự tuyển hòa giải viên lao động với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ dự tuyển gồm: Đơn dự tuyển hòa giải viên lao động; sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền; giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế; bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan; văn bản giới thiệu tham gia làm hòa giải viên lao động của các cơ quan, tổ chức liên quan (nếu có);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ ghi trong thông báo tuyển chọn hòa giải viên lao động, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát người đủ tiêu chuẩn, tổng hợp, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định;
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định các hồ sơ dự tuyển (kể cả các hồ sơ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trực tiếp nhận), lựa chọn và lập danh sách vị trí bổ nhiệm của từng hòa giải viên lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, bổ nhiệm;
đ) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm hòa giải viên lao động. Thời hạn bổ nhiệm hòa giải viên lao động tối đa không quá 05 năm.
3. Bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động
a) Ít nhất 03 tháng trước khi kết thúc thời hạn bổ nhiệm, nếu hòa giải viên lao động có nhu cầu tiếp tục làm hòa giải viên lao động thì gửi đơn đề nghị bổ nhiệm lại đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
b) Căn cứ kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động hằng năm đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; kết quả rà soát tiêu chuẩn, đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo phân cấp quản lý, trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị bổ nhiệm lại của hòa giải viên lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm lại đối với các trường hợp đủ tiêu chuẩn, điều kiện.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội công khai, cập nhật, đăng tải danh sách họ tên, địa bàn phân công hoạt động, số điện thoại, địa chỉ liên hệ của hòa giải viên lao động được bổ nhiệm, bổ nhiệm lại trên cổng thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương để người lao động, người sử dụng lao động biết và liên hệ.
1. Hòa giải viên lao động miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động;
b) Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 92 Nghị định này;
c) Có hành vi vi phạm pháp luật làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật;
d) Có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
đ) Từ chối nhiệm vụ hòa giải từ 02 lần trở lên khi được cử tham gia giải quyết tranh chấp lao động hoặc tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề mà không có lý do chính đáng theo quy định tại quy chế quản lý hòa giải viên lao động.
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm hòa giải viên lao động
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin thôi làm hòa giải viên lao động của hòa giải viên lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
b) Đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d, và đ khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và kết quả rà soát, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, miễn nhiệm hòa giải viên lao động;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm hòa giải viên lao động.
1. Việc cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ hòa giải do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện theo phân cấp trong quy chế quản lý hòa giải viên lao động.
2. Trình tự, thủ tục cử hòa giải viên lao động
a) Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề và yêu cầu hỗ trợ phát triển quan hệ lao động được gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc hòa giải viên lao động.
Trường hợp hòa giải viên lao động trực tiếp nhận đơn yêu cầu từ đối tượng tranh chấp đề nghị giải quyết thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, hòa giải viên lao động phải chuyển cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đang quản lý hòa giải viên lao động để phân loại xử lý;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phân loại và có văn bản cử hòa giải viên lao động giải quyết theo quy định.
Trường hợp tiếp nhận đơn từ hòa giải viên lao động theo quy định tại điểm a khoản này thì trong thời hạn 12 giờ kể từ khi tiếp nhận đơn, theo phân cấp quản lý, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội ra văn bản cử hòa giải viên lao động theo quy định.
3. Tùy theo tính chất phức tạp của vụ việc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có thể cử một hoặc một số hòa giải viên lao động cùng tham gia giải quyết.
1. Hòa giải viên lao động được hưởng các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền cử được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định áp dụng mức bồi dưỡng cao hơn mức quy định tại điểm này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương;
b) Được cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;
c) Được áp dụng chế độ công tác phí quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;
d) Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức;
đ) Được khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng về thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ của hòa giải viên lao động theo quy định;
e) Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan cử hòa giải viên lao động quy định tại Điều 95 Nghị định này có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện cần thiết khác để hòa giải viên lao động làm việc.
3. Kinh phí chi trả các chế độ, điều kiện hoạt động quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về hòa giải viên lao động;
b) Tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về hòa giải lao động;
c) Xây dựng nội dung, chương trình và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với hòa giải viên lao động.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và quản lý hoạt động của hòa giải viên lao động trên địa bàn cấp tỉnh.
Đối với những tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều doanh nghiệp, lao động, phát sinh nhiều tranh chấp lao động có thể xem xét, bổ nhiệm một số hòa giải viên lao động chuyên trách thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Hòa giải viên lao động chuyên trách có nhiệm vụ tham gia giải quyết tranh chấp lao động, tranh chấp về hợp đồng đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển quan hệ lao động và giúp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý công tác hòa giải lao động trên địa bàn. Tiêu chuẩn tuyển chọn, bổ nhiệm, nhiệm vụ của hòa giải viên lao động chuyên trách thực hiện theo quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
b) Ban hành quy chế quản lý hòa giải viên lao động, phân cấp quản lý hòa giải viên lao động thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng đối với hòa giải viên lao động theo quy định.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy chế quản lý hòa giải viên lao động;
b) Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn;
c) Lập và thực hiện kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động hằng năm;
d) Cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động theo phân cấp quản lý; bảo đảm điều kiện làm việc đối với hòa giải viên lao động; đánh giá hoạt động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hòa giải viên lao động; thực hiện chế độ bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng đối với hòa giải viên lao động theo quy định; thực hiện quản lý hồ sơ hòa giải viên lao động, hồ sơ các vụ việc giải quyết tranh chấp và các tài liệu liên quan khác;
đ) Chủ trì, phối hợp với đơn vị chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho hòa giải viên lao động trên địa bàn;
e) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác hòa giải lao động theo quy định của pháp luật;
g) Hằng năm, tổng hợp tình hình hòa giải lao động báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Thực hiện quản lý hòa giải viên lao động trên địa bàn cấp huyện theo phân cấp;
b) Lập và thực hiện kế hoạch tuyển chọn, bổ nhiệm hòa giải viên lao động hằng năm theo phân cấp;
c) Cử hòa giải viên lao động thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp và hỗ trợ phát triển quan hệ lao động theo phân cấp quản lý; bảo đảm điều kiện làm việc cho hòa giải viên lao động; đánh giá hoạt động và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của hòa giải viên lao động, thực hiện chế độ bồi dưỡng, thi đua, khen thưởng đối với hòa giải viên lao động; quản lý, lưu trữ hồ sơ các vụ việc giải quyết tranh chấp và các tài liệu liên quan khác;
d) Cử hòa giải viên lao động tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức;
đ) Hằng năm, tổng hợp tình hình hòa giải lao động trên địa bàn báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, công tâm.
2. Có trình độ đại học trở lên, hiểu biết pháp luật và có ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
3. Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
4. Được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đề cử làm trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động.
5. Không phải là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.
1. Căn cứ số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động quy định tại khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động và tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động quy định tại Điều 98 Nghị định này, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh lập hồ sơ đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định, đồng thời đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động để tổng hợp chung, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm trọng tài viên lao động.
Việc đề cử người tham gia làm trọng tài viên lao động của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải bảo đảm đúng thành phần quy định tại điểm a khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động để bổ nhiệm các chức danh Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.
3. Hồ sơ đề cử bao gồm:
a) Văn bản đề nghị của cơ quan đề cử;
b) Đơn đề nghị tham gia làm trọng tài viên lao động của người được đề cử;
c) Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền;
d) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp theo quy định của Bộ Y tế;
đ) Bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực hoặc nộp bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu các văn bằng, chứng chỉ liên quan.
4. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định bổ nhiệm trọng tài viên lao động để tham gia Hội đồng trọng tài lao động.
Thời gian bổ nhiệm của trọng tài viên lao động theo nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động. Trong nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động, nếu có sự bổ sung, thay thế đối với trọng tài viên lao động bị miễn nhiệm theo quy định tại Điều 100 Nghị định này thì thời gian bổ nhiệm đối với trọng tài viên lao động được bổ sung, thay thế được tính theo thời gian còn lại của nhiệm kỳ Hội đồng trọng tài lao động.
Khi kết thúc thời gian bổ nhiệm, trọng tài viên lao động đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 98 Nghị định này và được các cơ quan quy định tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động tiếp tục đề cử thì được xem xét bổ nhiệm lại làm trọng tài viên lao động theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều này.
1. Trọng tài viên lao động miễn nhiệm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có đơn xin thôi làm trọng tài viên lao động;
b) Không đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định tại Điều 98 Nghị định này;
c) Cơ quan đề cử có văn bản đề nghị miễn nhiệm, thay thế trọng tài viên lao động;
d) Có hành vi vi phạm pháp luật làm phương hại đến lợi ích các bên hoặc lợi ích của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên lao động theo quy định của pháp luật;
đ) Có 02 năm bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
2. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm trọng tài viên lao động
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn xin thôi làm trọng tài viên lao động của trọng tài viên lao động, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động có văn bản báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trao đổi với cơ quan đề cử và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm trọng tài viên lao động;
b) Đối với các trường hợp quy định tại điểm b, c, d, và đ khoản 1 Điều này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội căn cứ văn bản báo cáo của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động để rà soát, trao đổi với cơ quan đề cử và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm trọng tài viên lao động;
c) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm trọng tài viên lao động.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động với nhiệm kỳ 05 năm, bao gồm các trọng tài viên lao động được bổ nhiệm theo quy định tại Điều 99 Nghị định này, trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được bổ nhiệm trọng tài viên lao động, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
b) Thư ký Hội đồng là công chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội được bổ nhiệm trọng tài viên lao động, là thường trực của Hội đồng, làm việc theo chế độ chuyên trách;
c) Thành viên khác của Hội đồng là các trọng tài viên lao động còn lại, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
d) Hội đồng trọng tài lao động được sử dụng con dấu riêng.
2. Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm:
a) Giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các Điều 189, 193 và 197 của Bộ luật Lao động;
b) Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích ở nơi sử dụng lao động không được đình công theo quy định tại Mục 3 Chương này;
c) Giải quyết tranh chấp lao động khác theo quy định của pháp luật;
d) Hỗ trợ phát triển quan hệ lao động trên địa bàn tỉnh theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;
đ) Định kỳ hằng năm báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh kết quả hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
3. Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm:
a) Ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động sau khi lấy ý kiến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh;
b) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các trọng tài viên lao động và điều hành các hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;
c) Quyết định thành lập Ban trọng tài lao động; tham gia và thực hiện nhiệm vụ của Ban trọng tài lao động theo quy định tại Điều 102 Nghị định này;
d) Hằng năm, chủ trì họp Hội đồng trọng tài lao động để đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của từng trọng tài viên lao động theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động, tổng hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Thư ký Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm:
a) Làm nhiệm vụ thường trực, thực hiện các công việc hành chính, tổ chức, hậu cần bảo đảm các hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;
b) Giúp Hội đồng trọng tài lao động lập kế hoạch công tác, tổ chức các cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động của Ban trọng tài lao động;
c) Tiếp nhận yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động, tham mưu, đề xuất cho Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động lựa chọn và thành lập Ban trọng tài lao động;
d) Tham gia và thực hiện nhiệm vụ của Ban trọng tài lao động theo quy định tại Điều 102 Nghị định này;
đ) Phân loại, lưu trữ hồ sơ giải quyết tranh chấp lao động theo quy định;
e) Thực hiện các công việc khác theo phân công của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động và quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động.
5. Trọng tài viên lao động có trách nhiệm:
a) Tham gia và thực hiện nhiệm vụ của Ban trọng tài lao động theo quy định tại Điều 102 Nghị định này;
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động và phân công của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động.
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 101 Nghị định này, Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm thành lập Ban trọng tài lao động.
2. Thành phần Ban trọng tài lao động được xác định theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 185 của Bộ luật Lao động. Trường hợp một bên hoặc cả hai bên tranh chấp không lựa chọn trọng tài viên lao động theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 185 của Bộ luật Lao động thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định lựa chọn thay cho bên tranh chấp không đưa ra lựa chọn đó.
Trường hợp hai trọng tài viên lao động được lựa chọn không thống nhất chọn một trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 185 của Bộ luật Lao động thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động quyết định chọn một trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động.
3. Khi Ban trọng tài lao động được thành lập hoặc đang trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu có bằng chứng rõ ràng về việc trọng tài viên lao động tham gia giải quyết tranh chấp không vô tư, khách quan, có thể làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích của bên tranh chấp thì bên tranh chấp có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động thay đổi trọng tài viên lao động đó.
4. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập, Ban trọng tài lao động có trách nhiệm:
a) Tìm hiểu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng theo thẩm quyền quy định tại Điều 183 của Bộ luật Lao động để lên phương án giải quyết tranh chấp;
b) Tiến hành tổ chức cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động;
c) Ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động theo nguyên tắc quy định tại khoản 5 Điều 185 của Bộ luật Lao động và gửi cho các bên tranh chấp.
Quyết định của Ban trọng tài lao động phải có các nội dung chính: Thời gian (ngày, tháng, năm) ban hành quyết định; tên, địa chỉ của các bên tranh chấp; nội dung đề nghị giải quyết tranh chấp; các căn cứ để giải quyết tranh chấp; nội dung cụ thể các phán quyết giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động; chữ ký của Trưởng Ban trọng tài lao động và đóng dấu của Hội đồng trọng tài lao động.
Trường hợp không ra quyết định thì Ban trọng tài lao động có văn bản thông báo cho các bên tranh chấp. Đối với các trường hợp tranh chấp lao động tập thể về quyền quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 179 của Bộ luật Lao động mà xác định có hành vi vi phạm pháp luật thì Ban trọng tài lao động lập biên bản và chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Trình tự tiến hành tổ chức cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều này được thực hiện như sau:
a) Ít nhất 05 ngày trước khi tổ chức cuộc họp, Ban trọng tài lao động phải có văn bản triệu tập tham gia cuộc họp gửi tới các bên tranh chấp, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tổ chức cuộc họp;
b) Khi nhận được văn bản triệu tập, các bên tranh chấp phải phản hồi cho Ban trọng tài lao động về việc tham gia phiên họp. Trường hợp một trong các bên có lý do chính đáng, không thể tham dự cuộc họp theo thời gian, địa điểm triệu tập thì có thể đề nghị Ban trọng tài lao động thay đổi thời gian tổ chức phiên họp vào thời điểm thích hợp. Ban trọng tài lao động có thẩm quyền quyết định cuối cùng việc thay đổi thời gian tiến hành cuộc họp và thông báo cho các bên;
c) Tại cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động phải có mặt đại diện các bên tranh chấp hoặc người được ủy quyền theo quy định. Trường hợp một trong các bên vắng mặt, kể cả trường hợp có đề nghị thay đổi thời gian họp nhưng không được chấp thuận thì Ban trọng tài lao động vẫn tiến hành phiên họp;
d) Trong phiên họp, Ban trọng tài lao động phải nêu rõ nội dung các bên đề nghị giải quyết, nghe các bên trình bày cụ thể về nội dung vụ việc và ghi thành biên bản, có chữ ký của từng trọng tài viên lao động và các bên tranh chấp tham gia phiên họp.
1. Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ:
a) Mỗi ngày thực tế nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thu thập bằng chứng và tiến hành cuộc họp giải quyết tranh chấp lao động theo phân công thì được hưởng tiền bồi dưỡng mức 5% tiền lương tối thiểu tháng tính bình quân các vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ (từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ).
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể xem xét, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định áp dụng mức bồi dưỡng cao hơn mức quy định tại điểm này phù hợp với khả năng ngân sách địa phương;
b) Được cơ quan, đơn vị, tổ chức nơi đang công tác tạo điều kiện bố trí thời gian thích hợp để tham gia Hội đồng trọng tài lao động, Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp;
c) Được áp dụng chế độ công tác phí quy định đối với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời gian tham gia Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp;
d) Được tham gia tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do cấp có thẩm quyền tổ chức;
đ) Được khen thưởng theo quy định Luật Thi đua, khen thưởng về thành tích trong thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên lao động theo quy định;
e) Được hưởng các chế độ khác theo quy định của pháp luật.
2. Thư ký Hội đồng trọng tài lao động được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc mức 0,5 so với mức lương cơ sở theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Khi Chính phủ ban hành chế độ tiền lương mới theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp thì thực hiện chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc theo quy định mới.
3. Điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Ban trọng tài lao động, Hội đồng trọng tài lao động:
a) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm bố trí địa điểm, phương tiện làm việc, tài liệu, văn phòng phẩm và các điều kiện cần thiết khác để trọng tài viên lao động, Ban trọng tài lao động, Hội đồng trọng tài lao động hoạt động;
b) Hội đồng trọng tài lao động được bố trí địa điểm làm việc tại trụ sở Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Kinh phí hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí hằng năm cùng với dự toán chi thường xuyên của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật về trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động;
b) Tuyên truyền, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định về trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động theo quy định;
c) Xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với trọng tài viên lao động.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Bổ nhiệm, miễn nhiệm trọng tài viên lao động, thành lập Hội đồng trọng tài lao động;
b) Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện chế độ, chính sách, thi đua, khen thưởng đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động theo quy định tại Nghị định này.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Thẩm định hồ sơ và đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm trọng tài viên lao động, thành lập Hội đồng trọng tài lao động;
b) Tham gia ý kiến để Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động ban hành quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động;
c) Bảo đảm điều kiện làm việc của trọng tài viên lao động, Ban trọng tài lao động, Hội đồng trọng tài lao động; thực hiện chi trả các chế độ, thi đua, khen thưởng đối với trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động; quản lý, lưu trữ hồ sơ về trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, hồ sơ vụ việc giải quyết tranh chấp lao động của Ban trọng tài lao động và các tài liệu liên quan khác theo quy định;
d) Chủ trì, phối hợp với đơn vị chuyên môn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức tập huấn và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với trọng tài viên lao động trên địa bàn;
đ) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác trọng tài lao động theo quy định của pháp luật;
e) Hằng năm, tổng hợp tình hình hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
1. Tranh chấp lao động cá nhân được giải quyết theo quy định tại các Điều 187, 188, 189 và 190 của Bộ luật Lao động.
2. Tranh chấp lao động tập thể về quyền được giải quyết theo quy định tại các Điều 191, 192, 193 và 194 của Bộ luật Lao động
1. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của hòa giải viên lao động
a) Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của hòa giải viên lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 196 của Bộ luật Lao động;
b) Trường hợp hòa giải không thành hoặc hết thời hạn hòa giải quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Lao động mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc một trong các bên không thực hiện thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
3. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động
a) Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 197 của Bộ luật Lao động;
b) Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 197 của Bộ luật Lao động mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc hết thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 197 của Bộ luật Lao động mà Ban trọng tài không ra quyết định giải quyết tranh chấp hoặc một trong hai bên không thực hiện quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì một trong các bên có quyền yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết vụ việc tranh chấp.
Trong thời gian Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, các bên không được đồng thời đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết.
4. Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
a) Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất giải quyết tranh chấp;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công tiến hành giải quyết tranh chấp lao động, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và cơ quan có liên quan tìm hiểu vụ việc, hướng dẫn các bên tranh chấp tiến hành thương lượng giải quyết vụ việc tranh chấp. Trường hợp các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội lập biên bản có chữ ký của đại diện các bên tranh chấp và có văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thông báo kết quả thỏa thuận giải quyết tranh chấp lao động. Trường hợp khi hết thời hạn 10 ngày làm việc mà các bên tranh chấp không đạt được thỏa thuận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc tiếp theo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và cơ quan có liên quan đề xuất phương án giải quyết tranh chấp lao động, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án giải quyết tranh chấp lao động do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì cuộc họp mời các bên tranh chấp, đại diện Liên đoàn Lao động cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan cho ý kiến về phương án giải quyết tranh chấp và ra quyết định giải quyết tranh chấp lao động.
Quyết định giải quyết tranh chấp lao động của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định cuối cùng mà các bên tranh chấp phải chấp hành.
Tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền thương lượng tập thể tại nơi sử dụng lao động không được đình công được thực hiện theo quy định của Chính phủ về giải quyết tranh chấp giữa các bên liên quan đến quyền thương lượng tập thể theo quy định tại khoản 4 Điều 68 của Bộ luật Lao động.
1. Hoãn đình công là việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định lùi thời điểm bắt đầu cuộc đình công đã ấn định trong quyết định đình công của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công.
2. Ngừng đình công là việc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định tạm dừng cuộc đình công đang diễn ra cho đến khi không còn nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
3. Các trường hợp hoãn đình công:
a) Đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật Lao động;
b) Đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
4. Các trường hợp ngừng đình công:
a) Đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
b) Đình công diễn ra đến ngày thứ ba tại các đơn vị cung cấp điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh;
c) Đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người.
1. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được quyết định đình công của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải xem xét, nếu thấy cuộc đình công thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 109 Nghị định này thì có văn bản báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn cuộc đình công.
Văn bản đề nghị hoãn đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải bao gồm các nội dung cơ bản sau: tên người sử dụng lao động nơi dự kiến diễn ra đình công, tên tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công; địa điểm dự kiến diễn ra đình công; thời điểm dự kiến bắt đầu đình công; yêu cầu của tổ chức đại diện người lao động; lý do cần thiết phải hoãn cuộc đình công; kiến nghị hoãn đình công, thời hạn hoãn đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định hoãn đình công. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi dự kiến diễn ra đình công. Quyết định hoãn đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực kể từ ngày ký.
3. Căn cứ quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người lao động, người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện ngay việc hoãn đình công theo quy định.
1. Khi xét thấy cuộc đình công thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 109 Nghị định này, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc ngừng đình công.
Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định ngừng đình công, đồng thời gửi Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Đề nghị ngừng đình công gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm các nội dung cơ bản sau: Tên người sử dụng lao động nơi đang diễn ra đình công; tên tổ chức đại diện người lao động tổ chức và lãnh đạo đình công; địa điểm đình công; thời điểm bắt đầu đình công; phạm vi diễn ra đình công; số lượng người lao động đang tham gia đình công; yêu cầu của tổ chức đại diện người lao động; lý do ngừng đình công; kiến nghị về việc ngừng đình công và các biện pháp để thực hiện quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phải có ý kiến để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định ngừng đình công.
3. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được ý kiến của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, ra quyết định ngừng đình công. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi ra quyết định, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi đang diễn ra đình công. Quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hiệu lực kể từ ngày ký.
4. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định ngừng đình công, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người lao động, người sử dụng lao động và các cá nhân, tổ chức liên quan phải thực hiện ngay việc ngừng đình công theo quy định.
5. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận được quyết định ngừng đình công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả thực hiện ngừng đình công.
1. Trong thời gian thực hiện quyết định hoãn, ngừng đình công theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phối hợp với Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, cấp huyện, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công, người sử dụng lao động nơi bị hoãn, ngừng đình công và các cơ quan liên quan hỗ trợ các bên thương lượng, hòa giải để giải quyết quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác liên quan.
2. Khi hết thời hạn hoãn, ngừng đình công theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà hai bên không thương lượng giải quyết được quyền lợi của người lao động và các bất đồng khác có liên quan thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền tổ chức và lãnh đạo đình công có thể tiếp tục tổ chức đình công nhưng phải thông báo bằng văn bản cho người sử dụng lao động, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết ít nhất là 05 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tiếp tục đình công.
1. Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc ngừng đình công, người lao động phải trở lại làm việc và được trả lương.
2. Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định về việc ngừng đình công mà người lao động không trở lại làm việc thì không được trả lương, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác. Tùy theo mức độ vi phạm, người lao động bị xử lý kỷ luật theo quy định của nội quy lao động và quy định của pháp luật.
Chapter XI
SETTLEMENT OF LABOR DISPUTES
Article 92. Labor mediator standards
A labor mediator shall:
1. Be a Vietnamese citizen; have full legal capacity as prescribed by the Labor Code, good health and moral qualities.
2. Have at least a bachelor’s degree and 03 years’ experience in a field relevant to labor relation.
3. Not be facing criminal prosecution; not have any unspent conviction.
Article 93. Procedures for designation of labor mediators
1. Preparation of the plan for selection and designation of labor mediators
a) In the first quarter every year, each district-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall review the demand for conciliators in its district and submit a plan to the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs before March 31;
b) Each Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall consolidate the plans sent by the district-level Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs into a province-level plan and submit it to the President of the People’s Committee of the province for approval.
2. Procedures for selection and designation of labor mediators
a) On the basis of the plan approved by the President of the People’s Committee of the province, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue a public notification of selection of labor mediators through its website and the media and send it to district-level Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs for cooperation;
b) By the deadline specified in the notification, applicants, candidates nominated by state agencies, political organizations, socio-political organizations and other organizations shall submit the applications to the provincial or district-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs.
An application shall consist of: the application form; the applicant's résumé certified by a competent authority; a health certificate issued by a competent health authority as prescribed by the Ministry of Health; copies of relevant qualifications that are extracted, authenticated or enclosed with the original copies; letter of introduction (if any);
c) Within 05 working days from the deadline specified in the notification, the district-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall compile and send a list of qualified candidates to the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs;
b) Within 10 working days from the receipt of the list, the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall examine the applications, including those it directly receives, compile a list of selected labor mediators and their positions and submit it to the President of the People’s Committee of the province for designation;
dd) Within 05 working days from the receipt of the list from the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee shall consider designating the labor mediators. A labor mediator has a term of office of up to 05 years.
3. Re-designation of labor mediators
a) At least 03 months before the end of the term of office, the labor mediators that wish to continue holding the position of a labor mediator shall submit their applications for re-designation to the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs;
b) On the basis of the annual plan for selection and designation of labor mediators approved by the President of the People’s Committee of the province and the labor mediators’ performance, within 10 working days from the receipt of the applications, the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall submit a document to the President of the People’s Committee of the province;
c) Within 05 working days from the receipt of the document from the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee shall consider re-designating these labor mediators if they are still qualified.
4. Provincial and district-level Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall publish the list of labor mediators, including their names, operating areas, phone numbers and mailing addresses on their website and the media so they can be contacted by employers and employees.
Article 94. Discharging labor mediators
1. A labor mediator will be discharged in any the following cases:
a) He/she submits a resignation letter;
b) He/she no longer fully satisfies the standards prescribed in Article 92 of this Decree;
c) He/she commits violations of law in a manner that infringes upon interests of either party or the State during performance of a labor mediator’s duties;
d) It is officially concluded that he/she fails to fulfill his/her duties for 02 years according to the labor mediator management regulations;
dd) He/she refuses to perform mediation tasks at least 02 times when assigned to settle labor disputes or disputes over vocational training contracts without justifiable explanation according to the labor mediator management regulations.
2. Procedures for discharging a labor mediator
a) In the cases specified in Point a Clause 1 of this Article, within 05 working days from the receipt of the resignation letter, the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send a written request for approval to the President of the People’s Committee of the province;
b) In the cases specified in Points b, c, d and dd Clause 1 of this Article, on the basis of reports sent by district level Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs and survey results, the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall send a written request for approval to the President of the People’s Committee of the province;
c) Within 10 working days from the receipt of the request, the President of the People’s Committee shall consider approving the discharge.
Article 95. Authority and procedures for assignment of labor mediators
1. Labor mediators shall be assigned to perform mediation tasks by provincial or district-level Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs according to the regulations on management of labor mediators.
2. Procedures for assigning labor mediators
a) A written request for settlement of labor dispute, vocational training contract dispute and assistance in development of labor relations shall be submitted to the provincial or district-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs or to a labor mediator.
In case the request is directly received by a labor mediator, within 12 hours from the receipt of the application, the labor mediator shall transfer it to his/her supervisory provincial or district-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs (receiving authority) for classification.
b) Within 05 working days from the receipt of the request, the receiving authority shall classify it and assign the mediation tasks as per regulations.
In case the request is transferred from a labor mediator as prescribed in Point a of this Clause: Within 12 hours from the receipt of the request, the receiving authority shall issue a document on assignment of mediation tasks as per regulations.
3. Depending on the complexity of the cases, the provincial or district-level Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs may assign the mediation tasks to one or several labor mediators.
Article 96. Benefits and operating conditions of labor mediators
1. Labor mediators are entitled to:
a) A remuneration of 5% of the average of applicable monthly minimum wages of all regions prescribed by the Government if he/she is working under a employment contract (from January 01, 2021, the region-based minimum wages prescribed in the Government’s Decree No. 90/2019/ND-CP dated November 15, 2019 shall apply) for each day of performing the labor mediator’s duties as assigned by a competent authority.
The People’s Committees of provinces may propose benefits that are higher than those specified in this Point to People’s Councils of the same provinces within the budget of their provinces;
b) Be enabled by their employers to perform labor mediators’ duties as per regulations;
c) Be paid as officials and public employees for the performance of labor mediators’ duties as per regulations;
b) Advanced training organized by competent authorities;
dd) Commendations for good performance of labor mediators' duties according to the Law on Emulation and Commendation;
e) Other benefits prescribed by law.
2. The assigning authority mentioned in Article 95 of this Decree shall prepare location, equipment, document, office supplies and other conditions for the labor mediators to perform their duties.
3. Costs incurred during the implementation of in Clause 1 and Clause 2 of this Article will be covered by state budget.
Article 97. Management of labor mediators
1. The Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs shall:
a) Promulgate or propose promulgation of legislative documents on labor mediators;
b) Provide information and guidance; carry out inspection and supervision of implementation of labor mediation laws;
c) Formulate and run advanced training programs for labor mediators.
2. Presidents of the People’s Committees of provinces shall:
a) Designate, re-designate, discharge and manage labor mediators in their provinces.
In provinces with a high number of labor disputes, full-time labor mediators who work under the management of Provincial Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs may be designated. Full-time labor mediators shall participate in settlement of labor disputes, disputes over vocational training contracts; assist in development of labor relations; assist the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs in management of labor mediation in their provinces. The standards for selection and designation of full-time labor mediators and duties thereof shall comply with regulations on management of labor mediators;
b) Promulgate regulations on management of labor mediators; assign labor mediator management tasks to provincial and district-level Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs;
c) Preside over the formulation and implementation of policies on benefits and commendations for labor mediators as per regulations.
3. Provincial Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:
a) Formulate and propose regulations on management of labor mediators to Presidents of the People’s Committees of provinces;
b) Advise and assist Presidents of the People’s Committees of provinces in management of labor mediators in their provinces;
d) Prepare and implement the plan for selection and designation of labor mediators
d) Assign mediation tasks to labor mediators under their management; ensure working conditions of labor mediators; evaluate their performance; provide benefits and commendations for labor mediators as per regulations; manage documents about labor mediators, disputes and relevant documents;
dd) Take charge and cooperate with specialized units of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs in providing advanced training for labor mediators in their provinces;
e) Carry out inspection and supervision of labor mediation as prescribed by law;
g) Submit annual labor mediation reports to the President of the People’s Committee of the province and the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs.
4. District-level Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:
a) Manage labor mediators in their districts;
b) Prepare and implement annual plans for selection and designation of labor mediators in their districts;
c) Assign mediation tasks to labor mediators under their management; ensure working conditions of labor mediators; evaluate their performance; provide benefits and commendations for labor mediators as per regulations; retain documents about the disputes and relevant documents;
d) Have labor mediators to advanced training programs organized by the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs and the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs;
dd) Submit annual reports on labor mediation in their provinces to the Provincial Department of Labor, War Invalid and Social Affairs.
Section 2. LABOR ARBITRATION COUNCILS
Article 98. Labor arbitrator standards
A labor arbitrator shall:
1. Be a Vietnamese citizen; have full legal capacity as prescribed by the Labor Code, good health, moral qualities, good reputation and sense of justice.
2. Have at least a bachelor’s degree, understanding of law and at least 05 years of work in a field relevant to labor relations.
3. Not be facing criminal prosecution or serving a sentence; not have any unspent conviction.
4. Be nominated as a labor arbitrator by the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs or Provincial Confederation of Labor as prescribed in Clause 2 Article 185 of the Labor Code.
5. Not be a judge, prosecutor, investigator, executor or official of a court, the People’s Procuracy, investigation authority or judgment execution authority.
Article 99. Designation of labor arbitrators
1. On the basis of the quantity of labor arbitrators in a labor arbitration council prescribed in Clause 2 Article 185 of the Labor Code, the standards and requirements specified in Article 98 of this Decree, the Provincial Confederation of Labor and employer representative organizations in the province (nominating authorities) shall send labor arbitrator nomination documents to the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs.
2. Within 10 working days from the receipt of the documents from the nominating authorities, the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall submit a consolidated report to the People’s Committee of the province for designation.
The nomination of labor arbitrators shall comply with Point a Clause 2 Article 185 of the Labor Code.
3. Nomination documents include:
a) The nomination paper;
b) The candidate’s application form;
c) The candidate’s résumé certified by a competent authority;
d) The candidate’s health certificate issued by a competent health authority as prescribed by the Ministry of Health;
dd) Copies of relevant qualifications that are extracted, authenticated or enclosed with the original copies.
4. Within 10 working days from the receipt of the report from the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the province shall issue a decision on designation of labor arbitrators.
Labor arbitrators have the same term of office as that of the labor arbitration council. In case of addition of a new labor arbitrator or replacement of a discharged labor arbitrator as prescribed in Article 100 of this Decree during the term of office of the labor arbitration council, the expiration date of the new labor arbitrator’s term of office of will be the same as that of the labor arbitration council.
At the end of the term of office, the labor arbitrators that still satisfy the standards and requirements specified in Article 98 of this Decree and are nominated by the authorities mentioned in Points a, b, c Clause 2 Article 185 of the Labor Code will be considered for re-designation following the procedures specified in this Article.
Article 100. Discharging labor arbitrators
1. A labor arbitrator will be discharged in any the following cases:
a) He/she submits a resignation letter;
b) He/she no longer fully satisfies the standards prescribed in Article 98 of this Decree;
c) The nominating authority submits a written request for discharge or replacement of the labor arbitrator;
d) He/she commits violations of law in a manner that infringes upon interests of either party or the State during performance of a labor arbitrator’s duties;
dd) It is officially concluded that he/she fails to fulfill his/her duties for 02 years according regulations of the labor arbitration council.
2. Procedures for discharging a labor arbitrator
a) In the cases specified in Point a Clause 1 of this Article, within 02 working days from the receipt of the resignation letter, the chairperson of the labor arbitration council shall submit a report to the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs. Within 03 working days from the receipt of such report, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall request the President of the People’s Committee of the province to consider discharging the labor arbitrator;
b) In the cases specified in Points b, c, d and dd Clause 1 of this Article, on the basis of reports sent by chairpersons of labor arbitration councils, Provincial Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall discuss with nominating authorities and request the President of the People’s Committee of the province to consider discharging the labor arbitrators;
c) Within 10 working days from the receipt of the request, the President of the People’s Committee shall issue the decision on discharging labor arbitrators.
Article 101. Establishment of labor arbitration councils
1. The President of the People’s Committee of the province shall issue the decision on establishment of the labor arbitration council with a term of office of 05 years. The labor arbitration council shall consist of labor arbitrators who are designated in accordance with Article 99 of this Decree. To be specific:
a) The chairperson of the labor arbitration council shall be a high-ranking officer of the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs and will work on a part-time basis;
b) Secretaries of the labor arbitration council shall be officials of the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs and will work on a full-time basis;
c) Other members of the council are labor arbitrators who work on a part-time basis;
d) Each labor arbitration council has its own seal.
2. Responsibilities of a labor arbitration council:
a) Settle labor disputes in accordance with Articles 189, 193 and 197 of the Labor Code;
b) Settle collective labor disputes at the workplaces where strikes are prohibited as prescribed in Section 3 of this Chapter;
c) Settle other labor disputes prescribed by law;
d) Assist in development of labor relations in its province in accordance with its regulations;
dd) Submit annual performance reports to the President of the People’s Committee of the province, the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, Confederation of Labor and employer representative organizations of the same province.
3. Responsibilities of the chairperson of a labor arbitration council:
a) Promulgate the regulations of the labor arbitration council after consulting with the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, Confederation of Labor and employer representative organizations of the same province;
b) Assign specific tasks to labor arbitrators and manage activities of the council;
c) Issue decisions on establishment of arbitral tribunals; participate in the performance of duties of arbitral tribunals prescribed in Article 102 of this Decree;
d) Chair annual meetings of the council to evaluate each labor arbitrator according to regulations of the council; submit reports to the President of the People’s Committee of the province.
4. Responsibilities of secretaries of a labor arbitration council:
a) Perform administrative and logistics tasks serving operation of the council;
b) Assist the council in preparing its operating plans, holding labor dispute settlement meetings of arbitral tribunals;
c) Receive requests for settlement of labor disputes; provide consultation for the chairperson regarding establishment of arbitral tribunals;
d) Participate in and perform duties of arbitral tribunals prescribed in Article 102 of this Decree;
dd) Classify and retain labor dispute documents as per regulations;
e) Perform other tasks assigned by the chairperson and those specified in regulations of the council.
5. Responsibilities of labor arbitrators:
a) Participate in and perform duties of arbitral tribunals prescribed in Article 102 of this Decree;
b) Perform other tasks specified in regulations of the council and assigned by the chairperson.
Article 102. Establishment and operation of arbitral tribunals
1. Within 07 working days from the receipt of the request for labor dispute settlement as prescribed in Points a, b, c Clause 2 Article 101 of this Decree, the labor arbitration council shall establish a arbitral tribunal.
2. The composition of a arbitral tribunal is specified in Points a, b, c Clause 4 Article 185 of the Labor Code. In case either party or both parties fail to select labor arbitrators as prescribed in Point a Clause 4 Article 185 of the Labor Code, the chairperson of the labor arbitration council shall select the labor arbitrators on their behalf.
In case the two selected labor arbitrators choose different persons for the position of chief of the arbitral tribunal as prescribed in Point b Clause 4 Article 185 of the Labor Code, the chairperson of the labor arbitration council will appoint the chief of the arbitral tribunal.
3. If there is evidence that a labor arbitrator is not impartial and objective and may affect rights and interests of a disputing party, the disputing party is entitled to request the chairperson of the labor arbitration council to replace the labor arbitrator.
4. Within 30 days from the establishment date, the arbitral tribunal shall:
a) Study the case files and collect evidence within the scope of their competence as prescribed in Article 183 of the Labor Code;
b) Hold the meeting to settle the dispute;
c) Issue the labor dispute settlement decision in accordance with Clause 5 Article 185 of the Labor Code and send it to the disputing parties.
Such a decision shall contain the issuance date of the decision; names and addresses of the disputing parties; the dispute; the basis for settlement of the dispute; the solutions given by the arbitral tribunal; signatures of the chief of the arbitral tribunal and seal of the labor arbitration council.
In case such a decision is not issued, the arbitral tribunal shall send a written notice to the disputing parties. In case of violations of law are committed during settlement of a right-based collective labor dispute prescribed in Point b and Point c Clause 2 Article 179 of the Labor Code, the arbitral tribunal shall transfer documents to a competent authority for handling.
5. Procedures for holding a labor dispute settlement meeting mentioned in Point b Clause 4 of this Article:
a) At least 05 days before the meeting is held, the arbitral tribunal shall send summons specifying the meeting time and location to the disputing parties;
b) When receiving the summons, the disputing parties shall inform the arbitral tribunal of their participation in the meeting. In case a party has justifiable reasons not to participate in the meeting at the time or location specified in the summons, it may request the arbitral tribunal to change the meeting time. The arbitral tribunal will make the final decision on change of meeting time and inform it to the parties;
c) The meeting shall be attended by representatives of the disputing parties or their authorized persons. In case a party is not present, even if such party’s request for change of meeting time is rejected, the arbitral tribunal still carries on the meeting;
d) During the meeting, the arbitral tribunal shall specify the issues raised by the parties and listen to the parties’ presentation. Minutes of the meeting shall bear signatures of every labor arbitrator and the disputing parties.
Article 103. Benefits and operating conditions of labor arbitrators and labor arbitration councils
1. Labor arbitrators are entitled:
a) An allowance of 5% of the average of applicable monthly minimum wage of all regions prescribed by the Government if he/she is working under a employment contract (from January 01, 2021, the region-based minimum wages prescribed in the Government’s Decree No. 90/2019/ND-CP dated November 15, 2019 shall apply) for each day of studying case files, collecting evidence and attending meetings to settle labor disputes as assigned.
The People’s Committees of provinces may propose benefits that are higher than those specified in this Point to People’s Councils of the same provinces within the budget of their provinces;
b) Be enabled by their employers to participate in labor arbitration councils and arbitral tribunals;
c) Be paid as officials and public employees for participation in arbitral tribunals;
b) Advanced training organized by competent authorities;
dd) Commendations for good performance of labor arbitrators’ duties according to the Law on Emulation and Commendation;
e) Other benefits prescribed by law.
2. Secretaries of the labor arbitration council will receive a responsibility allowance of 0,5 time the statutory pay rate specified in the Government’s Decree No. 204/2004/ND-CP. When the Government promulgates new salary policies under resolution No. 27-NQ/TW, the new policies shall apply.
3. Operating conditions of labor arbitrators, arbitral tribunals and labor arbitration councils:
a) Provincial Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall prepare working location, equipment, document, office supplies and other conditions serving operation of labor arbitrators, arbitral tribunals and labor arbitration councils;
b) Labor arbitration councils shall work within the premises of Provincial Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs;
c) Funding for operation of labor arbitration councils shall be covered by state budget and included in annual budget for regular expenditures of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs. The management, use and reporting of state funding shall comply with regulations of law on state budget and their guiding documents.
Article 104. State management of labor arbitrators and labor arbitration councils
1. The Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs shall:
a) Promulgate or propose promulgation of legislative documents on labor arbitrators and labor arbitration councils;
b) Provide information and guidance; carry out inspection and supervision of implementation of regulations on labor arbitrators and labor arbitration councils;
c) Formulate and run advanced training programs for labor arbitrators.
2. Presidents of the People’s Committees of provinces shall:
a) Designate and discharge labor arbitrators; establish labor arbitration councils;
b) Provide guidance; carry out implementation of policies on benefits and commendations for labor arbitrators and labor arbitration councils in accordance with this Decree.
3. Provincial Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall:
a) Verify documents and propose designation and discharge labor arbitrators; establishment of labor arbitration councils;
b) Comments on operating regulations of labor arbitration councils before promulgation;
c) Ensure working conditions of labor arbitrators, arbitral tribunals and labor arbitration councils; provide benefits for labor arbitrators and personnel of labor arbitration councils; manage and retain documents about labor arbitrators, labor arbitration councils, dispute cases and relevant documents;
d) Take charge and cooperate with specialized units of the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs in providing advanced training for labor arbitrators in their provinces;
dd) Carry out inspection and supervision of labor arbitration as prescribed by law;
e) Submit annual reports on performance of labor arbitrators and labor arbitration councils to the President of the People’s Committee of the province and the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs.
Section 3. LIST OF WORKPLACES WHERE STRIKES ARE PROHIBITED AND SETTLEMENT OF LABOR DISPUTES THEREIN
Article 105. List of workplaces where strikes are prohibited
The list of workplaces where strikes are prohibited, including enterprises and enterprise departments where strikes may threaten defense and security, public order, human health, is provided in Appendix VI hereof.
Article 106. Settlement of right-based collective labor disputes and individual labor disputes at workplaces where strikes are prohibited
1. Individual labor disputes shall be settled in accordance with Articles 187, 188, 189 and 190 of the Labor Code.
2. Right-based collective labor disputes shall be settled in accordance with Articles 191, 192, 193 and 194 of the Labor Code.
Article 107. Settlement of interest-based collective labor disputes at workplaces where strikes are prohibited
1. Interest-based collective labor disputes shall be settled through mediation by labor mediators before requesting settlement by the labor arbitration council or the President of the People’s Committee of the province.
2. Settlement of interest-based collective labor disputes by labor mediators
Settlement of interest-based collective labor disputes by labor mediators shall comply with Clause 1 and Clause 2 Article 196 of the Labor Code;
b) In case mediation is unsuccessful or the time limit specified in Clause 2 Article 188 of the Labor Code expires before mediation is carried out or either party fails to implement the agreements in the record of successful mediation, the disputing parties may request settlement of the dispute by the labor arbitration council or the President of the People’s Committee of the province.
3. Settlement of interest-based collective labor disputes by labor arbitration council
a) Settlement of interest-based collective labor disputes by a labor arbitration council shall comply with Clause 1, Clause 2 and Clause 3 Article 197 of the Labor Code;
b) In case a arbitral tribunal is not established by the deadline specified in Clause 2 Article 197 of the Labor Code or the arbitral tribunal fails to issue a dispute settlement decision by the deadline specified in Clause 3 Article 197 of the Labor Code or either party fails to implement the decision of the arbitral tribunal, either party is entitled to request settlement of the dispute by the President of the People’s Committee of the province.
While the labor arbitration council is settling the dispute, the parties must not request settlement by the President of the People’s Committee of the province.
4. Settlement of interest-based collective labor disputes by the President of the People’s Committee of the province
a) Within 02 working days from the receipt of the request for settlement of an interest-based collective labor dispute, the President of the People’s Committee shall request the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs to cooperate with relevant authorities in settling the dispute;
b) Within 10 working days, the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with Confederation of Labor of the province and relevant authorities in studying the case, instructing the disputing parties to negotiate. In case an agreement is reached by the disputing parties, the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue a record bearing signatures of representatives of the disputing parties and send a report to the President of the People’s Committee of the province. In case such an agreement is not reached by the disputing parties by the end of the 10-day time limit, within the next 05 working days, the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with Confederation of Labor of the province and relevant authorities in submitting a proposal to the President of the People’s Committee of the province;
c) Within 05 working days from the receipt of the proposal from the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the province shall chair a meeting with the disputing parties, representatives of the Confederation of Labor of the province and relevant organizations and issue a dispute settlement decision.
The dispute settlement decision issued by the President of the People’s Committee of the province shall be final and binding upon the disputing parties.
Article 108. Settlement of disputes over collective bargaining rights at workplaces where strikes are prohibited
Disputes over collective bargaining rights at workplaces where strikes are prohibited shall be settled in accordance with regulations of the Government on settlement of disputes over collective bargaining rights as prescribed in Clause 4 Article 68 of the Labor Code.
Section 4. DELAY AND SUSPENSION OF STRIKES AND PROTECTION OF EMPLOYEES’ INTERESTS
Article 109. Cases in which strikes are delayed or suspended
1. The Presidents of the People’s Committee of the province has the power to issue a decision on delaying the time of strike written in the strike decision issued by the internal employee representative organization.
2. The President of the People’s Committee of the province has the power to issue a decision on suspension of a strike until it no longer threatens the economy, public interest, defense and security, public order and human health.
3. Cases in which a strike is delayed:
a) Strikes at providers of electricity supply, water supply, public transportation and other services serving organization of public meetings and public holidays prescribed in Clause 1 Article 112 of the Labor Code;
b) Strikes in areas with ongoing works for prevention and recovery from natural disaster, epidemic or state of emergency.
4. Cases in which a strike is suspended:
a) The strike occurs in areas with an ongoing natural disaster, epidemic or state of emergency as prescribed by law;
b) The strike continues for the third day at a provider of electricity supply, water supply or public hygiene thus affects the environment, public health and life in the province;
c) The strike involves riots or disruption that threaten life, health, property of investors, cause serious damage to the economy, public interest, defense and security, public order and human health.
Article 110. Procedures for delaying a strike
1. Within 24 hours from the receipt of the strike decision from the internal employee representative organization that has the authority to hold and lead the strike, the Director of the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall request the President of the People’s Committee of the province to issue a decision to delay the strike if it is any of the cases specified in Clause 3 Article 109 of this Decree.
The written request for strike delay sent to the President of the People’s Committee of the province shall specify the name of the employer where the strike is expected to take place, name of the employee representative organization that organizes the strike; planned strike location and time; demands of the employee representative organization; reasons for delay; delay duration and measures for implementation of the strike delay decision issued by the President of the People’s Committee of the province.
2. Within 24 hours from the receipt of the request from the Director of the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the province shall consider issuing a decision to delay the strike and, within 12 hours after such decision is issued, notify Presidents of the People’s Committees of districts, President of Provincial Confederation of Labor, chairperson of the labor arbitration council, the internal employee representative organization that organizes the strike and the employer where the strike is expected to take place. The strike delay decision takes effect from the day on which it is signed.
3. The employee representative organization, employer, employees, relevant organizations and individuals shall delay the strike in accordance with the aforementioned decision.
Article 111. Procedures for suspending a strike
1. In any of the cases specified in Clause 4 Article 109 of this Decree, the district-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall promptly send a report to the President of the People’s Committee of the district to requesting suspension of the strike.
Within 12 hours from the receipt of the report from the Director of the district-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the district shall consider issuing a decision to suspend the strike and send it to the Director of the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs. The written request for strike suspension to be sent to the President of the People’s Committee of the province shall specify the name of the employer where the strike occurs, name of the employee representative organization that organizes the strike; location and starting time of the strike; scale of the strike; quantity of employees participating in the strike; demands of the employee representative organization; reasons for suspension; recommendations and measures for implementation of the strike suspension decision issued by the President of the People’s Committee of the province.
2. Within 12 hours from the receipt of the report from the Director of the district-level Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Director of the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs shall offer its opinions to the President of the People’s Committee of the province for consideration of strike suspension.
3. Within 12 hours from the receipt of opinions from the Director of the Provincial Department of Labor, War Invalids and Social Affairs, the President of the People’s Committee of the province shall consider issuing a strike suspension decision and, within 12 hours after such decision is issued, notify Presidents of the People’s Committees of districts, President of Provincial Confederation of Labor, chairperson of the labor arbitration council, the internal employee representative organization that organizes the strike and the employer where the strike occurs. The strike suspension decision takes effect from the day on which it is signed.
4. Within 12 hours after the strike suspension decision is issued by the President of the People’s Committee of the province, the employee representative organization, employer, employees, relevant organizations and individuals shall suspend the strike.
5. Within 24 hours from the receipt of the strike suspension decision from the President of the People’s Committee of the province, Presidents of the People’s Committees of districts shall submit reports on strike suspension to the President of the People’s Committee of the province.
Article 112. Protection of employees’ interests upon delay or suspension of strikes
1. During period of time over which the strike delayed or suspended as the request of the President of the People’s Committee of the province, the Provincial and district-level Departments of Labor, War Invalids and Social Affairs shall cooperate with provincial and district-level Confederations of Labor, the internal employee representative organization that organizes the strike, the employer and relevant authorities in assisting the parties to negotiate to protect employees’ interests and resolve relevant disagreements.
2. If the parties fail to successfully negotiate by the end of the delay or suspension period, the internal employee representative organization is entitled to carry on the strike as long as a written notice is sent to the employer, the People’s Committee of the district and the district-level the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs at least 05 working days before resumption date of the strike.
Article 113. Rights and responsibilities of employees during strike suspension
1. After the President of the People’s Committee of the province issues the strike suspension decision, the employees must resume their works and will be paid.
2. The employees who fail to resume their works will not be paid, unless otherwise agreed by both parties, and will face disciplinary actions according to the regulations of law and of the employer.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 4. Báo cáo sử dụng lao động
Điều 8. Trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm
Điều 9. Xử lý hợp đồng lao động vô hiệu từng phần
Điều 31. Trách nhiệm của doanh nghiệp cho thuê lại
Điều 37. Trách nhiệm tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Điều 38. Số lượng, thành phần tham gia đối thoại
Điều 39. Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc
Điều 41. Tổ chức đối thoại khi có vụ việc
Điều 47. Hội nghị người lao động
Điều 49. Chức năng của Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 50. Nhiệm vụ của Hội đồng tiền lương quốc gia
Điều 55. Tiền lương làm thêm giờ
Điều 56. Tiền lương làm việc vào ban đêm
Điều 57. Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương
Điều 59. Sự đồng ý của người lao động khi làm thêm giờ
Điều 60. Giới hạn số giờ làm thêm
Điều 61. Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm
Điều 63. Ca làm việc và tổ chức làm việc theo ca
Điều 64. Nghỉ trong giờ làm việc
Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
Điều 66. Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
Điều 68. Một số công việc có tính chất đặc biệt về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Điều 70. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động
Điều 71. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 72. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Điều 73. Khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
Điều 82. Giúp đỡ, hỗ trợ của người sử dụng lao động về chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động
Điều 84. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
Điều 88. Lao động là người giúp việc gia đình
Điều 89. Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
Điều 90. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động, người lao động
Điều 98. Tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động
Điều 99. Bổ nhiệm trọng tài viên lao động
Điều 101. Thành lập Hội đồng trọng tài lao động
Điều 102. Thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động
Noi dung cap nhat ...