Số hiệu: | 02/2011/TT-BTTTT | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Thông tin và Truyền thông | Người ký: | Nguyễn Minh Hồng |
Ngày ban hành: | 04/01/2011 | Ngày hiệu lực: | 25/02/2011 |
Ngày công báo: | 19/01/2011 | Số công báo: | Từ số 61 đến số 62 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Công nghệ thông tin | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
29/10/2021 |
Trong quá trình thực hiện đầu tư, bảo hành, vận hành, khai thác sử dụng đối với các dự án ứng dụng công nghệ thông tin, nếu sự cố xảy ra, nhà thầu, chủ đầu tư và đơn vị thụ hưởng đầu tư (chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án) có trách nhiệm sau:
1. Ngừng thi công, vận hành hoặc khai thác, sử dụng một phần hoặc toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin.
2. Thực hiện các biện pháp kỹ thuật cần thiết để ngăn ngừa các sự cố có thể tiếp tục xảy ra và đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
3. Thông báo kịp thời cho các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.
4. Cá nhân hoặc đơn vị tại địa điểm thi công lắp đặt, cài đặt, sử dụng, vận hành, khai thác thiết bị phải lập báo cáo nhanh sự cố hệ thống công nghệ thông tin theo mẫu tại Phụ lục I Thông tư này và gửi báo cáo nhanh cho chủ đầu tư, đơn vị thụ hưởng đầu tư (chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án).
5. Bảo vệ hiện trường, trừ trường hợp phải giải quyết khẩn cấp để hạn chế thiệt hại.
1. Hồ sơ sự cố bao gồm:
a) Biên bản kiểm tra hiện trường sự cố theo mẫu tại Phụ lục V Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (dưới đây gọi tắt là Nghị định số 102/2009/NĐ-CP);
b) Mô tả diễn biến của sự cố;
c) Kết quả khảo sát, đánh giá, xác định mức độ và nguyên nhân sự cố;
d) Các tài liệu về thiết kế và thi công liên quan đến sự cố.
2. Tùy từng trường hợp, chủ đầu tư, đơn vị thụ hưởng (chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án) có thể tự thực hiện (nếu đủ năng lực) hoặc thuê các cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Chương VI Nghị định số 102/2009/NĐ-CP để thực hiện tư vấn khảo sát, đánh giá, xác định nguyên nhân sự cố, xác định thiệt hại do sự cố gây ra và làm rõ trách nhiệm của tổ chức hoặc cá nhân gây ra sự cố để hoàn thiện hồ sơ sự cố theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Sau khi có đầy đủ hồ sơ sự cố đáp ứng cho việc nghiên cứu, phân tích và xác định nguyên nhân gây nên sự cố, nhà thầu, chủ đầu tư hoặc đơn vị thụ hưởng đầu tư (chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án) tiến hành các bước sau:
1. Chụp ảnh, quay phim hoặc ghi hình, thu thập, ghi chép thông tin cần thiết có liên quan đến sự cố.
2. Tháo dỡ, thu dọn hiện trường xảy ra sự cố.
3. Tiến hành các biện pháp cần thiết ngăn ngừa sự cố tiếp theo.
1. Chủ đầu tư, đơn vị thụ hưởng (chủ sở hữu hoặc chủ quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án) và các nhà thầu tham gia dự án có trách nhiệm lập kế hoạch giải quyết sự cố bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Thông tin chung;
b) Nội dung, biện pháp giải quyết;
c) Nguồn lực thực hiện;
d) Tiến độ thực hiện.
2. Sau khi đã xác định trách nhiệm giải quyết sự cố, các bên liên quan phải lập biên bản xác nhận việc giải quyết sự cố theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư này.
3. Thực hiện giải quyết sự cố theo nội dung đã nêu tại khoản 1 Điều này.
4. Nghiệm thu công tác giải quyết sự cố. Biên bản nghiệm thu khắc phục sự cố theo mẫu tại Phụ lục III Thông tư này.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực