Thông tư 01/2010/TT-BTC quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 01/2010/TT-BTC | Loại văn bản: | Thông tư |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính | Người ký: | Phạm Sỹ Danh |
Ngày ban hành: | 06/01/2010 | Ngày hiệu lực: | 20/02/2010 |
Ngày công báo: | 29/01/2010 | Số công báo: | Từ số 55 đến số 56 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/11/2018 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2010/TT-BTC |
Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2010 |
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ CHI TIÊU ĐÓN TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI VÀO LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM, CHI TIÊU TỔ CHỨC CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ TẠI VIỆT NAM VÀ CHI TIÊU TIẾP KHÁCH TRONG NƯỚC
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài;
Căn cứ Quyết định số 122/2001/QĐ-TTg ngày 21/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam;
Căn cứ Chỉ thị số 297-CT ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27/11/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Để phù hợp với yêu cầu thực tế, Bộ Tài chính quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị, tổ chức như sau:
1. Các Bộ, ngành và địa phương khi mời các đoàn khách nước ngoài, các tổ chức quốc tế đến thăm và làm việc tại Việt Nam; tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài; Quyết định số 122/2001/QĐ-TTg ngày 21/8/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
2. Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, các tổ chức khoa học công nghệ được chuyển đổi theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, có sử dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp (dưới đây gọi tắt là cơ quan, đơn vị) phải thực hiện chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài, tiếp khách trong nước đến công tác tại cơ quan, đơn vị; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam theo quy định tại Thông tư này. Các cơ quan, đơn vị và địa phương tổ chức hội nghị giao ban biên giới thường kỳ được thực hiện theo mức chi quy định tại Thông tư này.
3. Đối với các hội nghị quốc tế tổ chức theo hình thức luân phiên giữa các nước mà Việt Nam đăng cai tổ chức tại Việt Nam (ASEAN, ASEM, APEC, AIPA…); Mức chi quy định tại Thông tư này áp dụng cho việc tổ chức các hội nghị thường niên từ cấp Bộ trưởng trở xuống. Đối với các Hội nghị cấp Thượng đỉnh và các Hội nghị cấp cao bên lề hội nghị Thượng đỉnh thực hiện theo chế độ quy định riêng.
4. Cơ quan, đơn vị đón tiếp các đoàn khách nước ngoài, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế, tổ chức hội nghị giao ban biên giới thường kỳ cần tận dụng nhà khách, phương tiện đi lại và cơ sở vật chất sẵn có để phục vụ khách sau khi tận dụng trường hợp thiếu mới phải thuê dịch vụ bên ngoài.
5. Các cơ quan, đơn vị phải thực hành tiết kiệm trong việc chi tiêu tiếp khách đến công tác, làm việc; mọi khoản chi tiêu, tiếp khách đến làm việc phải theo đúng chế độ, tiêu chuẩn quy định và thực hiện công khai. Nghiêm cấm việc sử dụng các loại rượu, bia ngoại để chiêu đãi, tiếp khách. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp khách phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu để xảy ra việc chi tiêu sai quy định.
6. Kinh phí đón tiếp khách nước ngoài; tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; chi tiêu tiếp khách trong nước đến công tác và làm việc tại cơ quan, đơn vị do cơ quan, đơn vị sắp xếp trong dự toán ngân sách Nhà nước được duyệt hàng năm để thực hiện.
7. Cấp hạng khách quốc tế:
Mức chi đón tiếp khách quốc tế được phân biệt theo cấp hạng khách quốc tế theo quy định tại Chỉ thị số 297 – CT ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài và căn cứ nghi lễ nhà nước về đón tiếp khách nước ngoài quy định tại Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ. Quy định cụ thể về cấp hạng khách quốc tế theo phụ lục đính kèm.
Điều 2. Quy định tiêu chuẩn, khung mức chi tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam.
1. Đối với các đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam do Việt Nam đài thọ toàn bộ chi phí ăn, ở, đi lại trong nước:
a) Chi đón, tiễn khách tại sân bay:
- Chi tặng hoa: Tặng hoa cho các thành viên đoàn đối với khách hạng đặc biệt và khách hạng A; tặng hoa cho trưởng đoàn và đoàn viên là nữ đối với khách hạng B; tặng hoa cho trưởng đoàn là nữ đối với khách hạng C;
Khung mức chi tặng hoa tối đa 200.000 đồng/1 người.
- Chi thuê phòng chờ tại sân bay: Chỉ áp dụng đối với khách hạng đặc biệt, khách hạng A và khách hạng B.
Giá thuê phòng chờ thanh toán căn cứ theo hóa đơn thu tiền của đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ tại sân bay.
b) Tiêu chuẩn xe ô tô:
- Khách hạng đặc biệt: Sử dụng xe lễ tân Nhà nước theo quy chế của Bộ Ngoại giao và các quy định hiện hành có liên quan;
- Đoàn là khách hạng A: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng. Phó đoàn và đoàn viên 3 người/một xe; riêng trường hợp Phó đoàn và đoàn viên là cấp Bộ trưởng bố trí 01 người/xe, phó đoàn và đoàn viên là cấp Thứ trưởng và tương đương 2 người/xe. Đoàn tùy tùng đi xe nhiều chỗ ngồi;
- Đoàn là khách hạng B, hạng C: Trưởng đoàn bố trí một xe riêng; riêng trường hợp phó đoàn là cấp thứ trưởng và cấp tương đương bố trí 02 người/xe; các đoàn viên trong đoàn đi xe nhiều chỗ ngồi;
Giá thuê xe được thanh toán căn cứ vào hợp đồng thuê xe và hóa đơn thu tiền của các đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ vận tải.
- Tiêu chuẩn xe hộ tống, xe cảnh sát dẫn đường: Thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ về nghi lễ Nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài và do Bộ Công an chịu trách nhiệm bảo đảm phương tiện thực hiện nhiệm vụ.
c) Tiêu chuẩn về thuê chỗ ở:
- Khách hạng đặc biệt: Tiêu chuẩn thuê phòng ở khách sạn do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt;
- Đoàn là khách hạng A: (giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng)
+ Trưởng đoàn: Mức tối đa 5.500.000 đồng/người/ngày;
+ Phó đoàn: Mức tối đa 4.500.000 đồng/người/ngày;
+ Đoàn viên: Mức tối đa 3.500.000 đồng/người/ngày;
- Đoàn là khách hạng B: (giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng)
+ Trưởng đoàn, Phó đoàn: Mức tối đa 4.500.000 đồng/người/ngày;
+ Đoàn viên: Mức tối đa 2.800.000 đồng/người/ngày;
- Đoàn khách hạng C: (giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng)
+ Trưởng đoàn: Mức tối đa 2.400.000 đồng/người/ngày;
+ Đoàn viên: Mức tối đa: 1.700.000 đồng/người/ngày;
- Khách mời quốc tế khác (giá thuê phòng có bao gồm cả bữa ăn sáng) Mức tối đa: 500.000 đồng/người/ngày.
Trường hợp do yêu cầu đối ngoại đặc biệt cần thuê phòng theo tiêu chuẩn cao hơn mức quy định tối đa nêu trên, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì tiếp khách quyết định mức chi thuê phòng trên tinh thần tiết kiệm và phải tự sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện.
Trường hợp nghỉ tại nhà khách của cơ quan, đơn vị mà không tính tiền phòng hoặc trường hợp thuê khách sạn không bao gồm tiền ăn sáng trong giá thuê phòng thì cơ quan, đơn vị tiếp khách chi tiền ăn sáng tối đa bằng 10% mức ăn của 1 ngày/người đối với từng hạng khách. Tổng mức tiền thuê phòng và tiền ăn sáng không vượt quá mức chi thuê chỗ ở quy định nêu trên.
Chứng từ thanh toán căn cứ vào hợp đồng và hóa đơn thu tiền của các đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ.
d) Tiêu chuẩn ăn hàng ngày: (bao gồm 2 bữa trưa, tối):
- Khách hạng đặc biệt: Do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình đón đoàn;
- Đoàn là khách hạng A: Mức tối đa 800.000 đồng/ngày/người;
- Đoàn là khách hạng B: Mức tối đa 540.000 đồng/ngày/người;
- Đoàn là khách hạng C: Mức tối đa 400.000 đồng/ngày/người;
- Khách mời quốc tế khác: Mức tối đa 270.000 đồng/ngày/người;
Mức chi ăn hàng ngày nêu trên bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam), chưa bao gồm các loại thuế phải trả nhà cung cấp dịch vụ theo quy định hiện hành.
Trong trường hợp cần thiết phải có cán bộ của đơn vị đón tiếp đi ăn cùng đoàn thì được thanh toán tiền ăn như đối với thành viên của đoàn.
đ) Tổ chức chiêu đãi:
- Khách hạng đặc biệt: Do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình đón đoàn;
- Đối với khách từ hạng A, hạng B, hạng C: Mỗi đoàn khách được tổ chức chiêu đãi một lần. Mức chi chiêu đãi khách tối đa không vượt quá mức tiền ăn một ngày của khách theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 2;
Mức chi chiêu đãi trên bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam) và được áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch phía Việt Nam tham gia tiếp khách (danh sách đại biểu phía Việt Nam được căn cứ theo đề án đón đoàn được cấp có thẩm quyền phê duyệt), chưa bao gồm các loại thuế phải trả nhà cung cấp dịch vụ theo quy định hiện hành.
e) Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc:
- Khách hạng đặc biệt: Do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình đón đoàn;
- Đoàn là khách hạng A: Mức chi nước uống, hoa quả, bánh ngọt, tối đa không quá 220.000 đồng/người/ngày (2 buổi làm việc);
- Đoàn là khách hạng B: Mức chi nước uống, hoa quả, bánh ngọt, tối đa không quá 110.000 đồng/người/ngày (2 buổi làm việc);
- Đoàn là khách hạng C: Mức chi nước uống, hoa quả, bánh ngọt, tối đa không quá 70.000 đồng/người/ngày (2 buổi làm việc);
Mức chi trên được áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch phía Việt Nam tham gia tiếp khách.
g) Chi dịch thuật:
- Biên dịch:
+ Tiếng Anh hoặc tiếng của một nước thuộc EU sang Tiếng Việt: Tối đa không quá 120.000 đồng/trang (350 từ);
+ Tiếng Việt sang Tiếng Anh hoặc tiếng của một nước thuộc EU: Tối đa không quá 150.000 đồng/trang (350 từ);
Đối với một số ngôn ngữ không phổ thông mức chi biên dịch được phép tăng tối đa 30% so với mức chi biên dịch nêu trên.
- Dịch nói:
+ Dịch nói thông thường: Tối đa không quá 150.000 đồng/giờ/người, tương đương không quá 1.200.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng;
+ Dịch đuổi (dịch đồng thời): Tối đa không quá 400.000 đồng/giờ/người, tương đương 3.200.000 đồng/ngày/người làm việc 8 tiếng;
Trong trường hợp đặc biệt tổ chức các hội nghị quốc tế có quy mô lớn cần phải thuê phiên dịch có trình độ dịch đuổi cao để đảm bảo chất lượng của hội nghị, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì hội nghị quyết định mức chi dịch nói cho phù hợp và phải tự sắp xếp trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao để thực hiện.
Định mức chi dịch thuật nêu trên chỉ áp dụng trong trường hợp cơ quan không có người phiên dịch cần thiết phải đi thuê.
Trường hợp các cơ quan, đơn vị chưa được bố trí người làm ở vị trí công tác biên, phiên dịch, nhưng cũng không đi thuê bên ngoài, mà sử dụng cán bộ của các cơ quan, đơn vị để tham gia công tác biên, phiên dịch thì được thanh toán tối đa không quá 50% mức biên, phiên dịch đi thuê ngoài. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm quyết định mức chi cụ thể trong từng trường hợp và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị; đồng thời phải chịu trách nhiệm về việc giao thêm công việc ngoài nhiệm vụ thường xuyên được giao của cán bộ và phải quản lý chất lượng biên, phiên dịch bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả.
h) Chi văn hóa, văn nghệ và tặng phẩm:
Căn cứ tính chất công việc, yêu cầu đối ngoại của từng đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm đón đoàn quyết định chi văn hóa, văn nghệ và tặng phẩm trên tinh thần tiết kiệm, không phô trương hình thức; cụ thể như sau:
- Chi văn hóa, văn nghệ:
+ Đối với khách hạng đặc biệt: Do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình đón đoàn;
+ Đối với khách hạng A, B và C: Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong kế hoạch đón đoàn, nhưng tối đa mỗi đoàn chỉ chi xem biểu diễn nghệ thuật dân tộc 1 lần theo giá vé tại rạp hoặc theo hợp đồng biểu diễn;
- Chi tặng phẩm:
Tặng phẩm là sản phẩm do Việt Nam sản xuất và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, mức chi cụ thể như sau:
+ Đối với khách hạng đặc biệt: Do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình đón đoàn;
+ Đối với khách hạng A:
. Trưởng đoàn: Mức tối đa không quá 1.000.000 đồng/người;
. Các đại biểu khác: Mức chi tối đa không quá 300.000 đồng/người;
+ Đối với khách hạng B:
. Trưởng đoàn: Mức tối đa không quá 600.000 đồng/người;
. Các đại biểu khác: Mức chi tối đa không quá 300.000 đồng/người;
+ Đối với khách hạng C:
. Trưởng đoàn: Mức tối đa không quá 400.000 đồng/người;
. Các đại biểu khác: Mức chi tối đa không quá 300.000 đồng/người.
i) Đi công tác địa phương và cơ sở: Trường hợp cần thiết phải đưa khách đi thăm, làm việc tại các địa phương hoặc cơ sở theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì tiêu chuẩn đón tiếp như sau:
- Cơ quan, đơn vị chủ trì đón tiếp khách chịu trách nhiệm chi toàn bộ chi phí đưa đón khách từ nơi ở chính tới địa phương, cơ sở và chi phí ăn, nghỉ cho khách trong những ngày khách làm việc tại địa phương, cơ sở theo các mức chi quy định tại điểm b, c, d, đ khoản 1 Điều 2;
- Cơ quan, đơn vị ở địa phương hoặc cơ sở nơi khách đến thăm và làm việc chi tiếp khách gồm nước uống, hoa quả, bánh ngọt. Mức chi theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2;
- Trường hợp cán bộ Việt Nam được cử tham gia đoàn tháp tùng khách đi thăm và làm việc ở địa phương thì được thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng theo giá thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (Standard) tại khách sạn nơi đoàn khách quốc tế ở. Trường hợp đoàn có lẻ người khác giới thì người lẻ được thuê 1 người/phòng theo giá thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (Standard) tại khách sạn nơi đoàn khách quốc tế ở. Được thanh toán phụ cấp lưu trú theo chế độ hiện hành về công tác phí đối với cán bộ, công chức trong nước đi công tác trong nước.
k) Chi đưa khách đi tham quan: Căn cứ tính chất công việc, yêu cầu đối ngoại của từng đoàn, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm đón đoàn quyết định trong kế hoạch đón đoàn việc đưa khách đi tham quan trên tinh thần tiết kiệm, không phô trương hình thức. Mức chi đưa đón khách từ nơi ở chính đến điểm tham quan, chi ăn, nghỉ cho khách trong những ngày đi tham quan theo các mức chi quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 2 và được áp dụng cho cả cán bộ phía Việt Nam tham gia đưa các đoàn đi; số lượng cán bộ Việt Nam tham gia đoàn do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì đón đoàn phê duyệt.
l) Trường hợp đoàn vào làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị:
Trường hợp đoàn vào làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thì cơ quan, đơn vị chủ trì trong việc đón đoàn chịu trách nhiệm về chi phí đón, tiễn; tiền ăn, tiền thuê chỗ ở, đi lại của đoàn theo mức chi quy định tại các điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 2. Các cơ quan, đơn vị có trong chương trình làm việc với đoàn sẽ chịu trách nhiệm chi phí tiếp đoàn trong thời gian đoàn làm việc với cơ quan, đơn vị mình theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức chi tiếp khách áp dụng theo quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 2.
2. Đối với các đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam do khách tự túc ăn, ở; Việt Nam chi các khoản chi phí lễ tân, chi phí đi lại trong nước:
a) Đối với khách đặc biệt: Do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp phê duyệt trong chương trình đón đoàn.
b) Đối với khách hạng A, hạng B, hạng C:
Cơ quan chủ trì đón tiếp đoàn vào được chi để đón tiếp đoàn như sau: Chi đón tiếp tại sân bay; chi phí về phương tiện đi lại trong thời gian đoàn làm việc tại Việt Nam; chi phí tiếp xã giao các buổi làm việc; chi phí dịch thuật; chi văn hóa, văn nghệ và tặng phẩm; trong trường hợp vì quan hệ đối ngoại xét thấy cần thiết thì Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ đón tiếp có thể phê duyệt chi mời 01 bữa cơm thân mật.
Tiêu chuẩn chi đón tiếp và mức chi theo từng hạng khách như quy định tại điểm a, b, đ, e, g, h khoản 1 Điều 2.
c) Trường hợp cần thiết phải đưa khách đi thăm, làm việc tại các địa phương hoặc cơ sở theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền quyết định thì thực hiện chi đón tiếp như quy định tại điểm i, khoản 1 Điều 2.
d) Trường hợp đoàn làm việc với nhiều cơ quan, đơn vị theo chương trình, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện chi đón tiếp như quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 2.
3. Đối với các đại sứ, trưởng đại diện các tổ chức quốc tế khi kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam:
Cơ quan, đơn vị được tổ chức mời cơm thân mật khi chia tay, tối đa không quá 700.000 đồng/người bao gồm cả đại diện phía Việt Nam, mức chi này bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam, chưa bao gồm các loại thuế phải trả nhà cung cấp dịch vụ theo quy định hiện hành). Chi mua tặng phẩm cho khách tối đa không quá 600.000 đồng/người.
4. Đối với các đoàn khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam do khách tự túc mọi chi phí:
Cơ quan, đơn vị có đoàn đến làm việc chỉ được chi để tiếp xã giao các buổi đoàn đến làm việc, mức chi như quy định tại điểm e, khoản 1 Điều 2.
Điều 3. Quy định khung mức chi tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam
1. Đối với các hội nghị quốc tế tổ chức theo hình thức luân phiên giữa các nước mà Việt Nam đăng cai tổ chức tại Việt Nam (ASEAN, ASEM, APEC, AIPA…)
a) Chi đón tiếp tại sân bay:
Các hội nghị từ quan chức cấp cao trở lên có trưởng đoàn đi cùng được đón tại cầu thang máy bay và được tặng hoa cho trưởng đoàn và các đoàn viên là nữ. Riêng đoàn hội nghị cấp Bộ trưởng có nghi lễ đón trọng thể và có an ninh hộ tống.
b) Tiêu chuẩn xe ô tô:
- Đối với hội nghị cấp Bộ trưởng: Trưởng đoàn và các quan chức cấp cao được bố trí xe riêng để đưa, đón những ngày dự hội nghị; các đoàn viên, đoàn tùy tùng đi xe nhiều chỗ ngồi;
- Đối với đoàn dự hội nghị quan chức cấp cao (SEOM, SOM): Trưởng đoàn được bố trí một xe riêng để đưa, đón trong những ngày dự hội nghị; các đoàn viên trong đoàn được thuê xe nhiều chỗ ngồi để đưa, đón;
- Đối với các cuộc họp nhóm công tác của (SOM) cấp Vụ trưởng và các cuộc họp của Ủy ban thường trực, cấp Tổng Vụ trưởng (DG): Trưởng đoàn được bố trí một xe riêng để đưa, đón trong những ngày làm việc; các đoàn viên trong đoàn được thuê xe nhiều chỗ ngồi để đưa, đón.
c) Tiêu chuẩn về thuê chỗ nghỉ:
Các đoàn tự túc tiền thuê chỗ nghỉ, riêng đối với hội nghị cấp Bộ trưởng, hội nghị SOM do ta bố trí chỗ ở cho cấp Bộ trưởng; Trưởng đoàn của các đoàn quan sát viên chính thức; Giám đốc và Phó giám đốc điều hành Ban thư ký quốc tế. Tiêu chuẩn thuê khách sạn:
- Cấp Bộ trưởng, cấp trưởng đoàn của đoàn quan sát viên chính thức: 01 phòng Suite;
- Cấp SOM, SEOM: 01 phòng Deluxe.
d) Về chiêu đãi, chào mừng đại biểu: Mỗi hội nghị chỉ được tổ chức chiêu đãi một lần và tổ chức 1 bữa cơm tối chào mừng đại biểu, theo các mức sau (kể cả đại diện phía Việt Nam):
- Hội nghị cấp Bộ trưởng: Mức tối đa 900.000 đồng/suất;
- Hội nghị quan chức cấp cao (SEOM, SOM), cấp Tổng vụ trưởng (DG): Mức tối đa 750.000 đồng/suất;
- Hội nghị làm việc cấp chuyên viên: Mức tối đa 450.000 đồng/suất.
Đối với đoàn hội nghị cấp Bộ trưởng được chi cho việc kết hợp biểu diễn giới thiệu văn hóa, văn nghệ dân tộc trong buổi chiêu đãi (nếu có).
Mức chi trên bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam, chưa bao gồm các loại thuế phải trả nhà cung cấp dịch vụ theo quy định hiện hành) và được áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch phía Việt Nam tham gia tiếp khách.
đ) Tiêu chuẩn tiếp xã giao và các buổi làm việc:
- Trong thời gian dự hội nghị các đoàn tự túc tiền ăn, nhưng tùy theo tính chất công việc có thể bố trí thêm một số bữa ăn trưa hoặc ăn tối để trao đổi công việc giữa các trưởng đoàn và cho các đại biểu khác của các nước tham dự hội nghị và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong đề án tổ chức hội nghị. Mức chi tối đa như sau:
+ Ăn trưa hoặc ăn tối làm việc trưởng đoàn là cấp Bộ trưởng: Mức tối đa 700.000 đồng/suất;
+ Ăn trưa hoặc ăn tối làm việc trưởng đoàn là cấp hội nghị quan chức cấp cao (SEOM, SOM), cấp Tổng vụ trưởng (DG): Mức tối đa 500.000 đồng/suất;
+ Ăn trưa hoặc ăn tối cho các đại biểu khác của các nước tham dự hội nghị: Mức tối đa 300.000 đồng/suất.
Mức chi trên bao gồm cả tiền đồ uống (rượu, bia, nước uống sản xuất tại Việt Nam, chưa bao gồm các loại thuế phải trả nhà cung cấp dịch vụ theo quy định hiện hành).
- Các buổi làm việc còn lại chi giải khát giữa giờ, mức chi tối đa 120.000 đồng/người/1 ngày (2 buổi làm việc) và được áp dụng cho cả đại biểu của Việt Nam tham gia tiếp khách, làm việc.
e) Về tặng phẩm và áo đồng phục cho trưởng đoàn:
- Chỉ tặng áo đồng phục cho trưởng đoàn là cấp Bộ trưởng.
- Về tặng phẩm: Tặng phẩm là sản phẩm do Việt Nam sản xuất và thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, mức chi như sau:
Tối đa 1.000.000 đồng/người đối với tặng phẩm cho trưởng đoàn là cấp Bộ trưởng và cho Chủ tịch hội nghị; tối đa 600.000 đồng/người cho các quan chức Ban thư ký hội nghị; tối đa 300.000 đồng/người cho các đại biểu dự hội nghị.
g) Ngoài các tiêu chuẩn quy định ở trên, các cơ quan tổ chức hội nghị còn được dự trù để chi thêm một số khoản: Tiền giấy bút, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, tuyên truyền cho hội nghị, tiền trang trí, thuê hội trường hoặc phòng họp, tiền thuê thiết bị (nếu có), tiền làm cờ, phù hiệu hội nghị, tham quan, phiên dịch, bảo vệ, chi phí đưa đón phu nhân Bộ trưởng, thuốc y tế, các khoản chi cần thiết khác phục vụ trực tiếp cho hội nghị.
2. Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế khác tổ chức tại Việt Nam:
a) Hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam do phía Việt Nam đài thọ toàn bộ chi phí được chi như sau:
- Đối với khách mời là đại biểu quốc tế do phía Việt Nam đài thọ được áp dụng các mức chi quy định tại khoản 1 Điều 2 nêu trên;
- Chi giải khát giữa giờ (áp dụng cho cả đại biểu và phiên dịch phía Việt Nam): Thực hiện theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 nêu trên;
- Đối với các khoản chi phí khác như: Chi giấy bút, văn phòng phẩm, in ấn tài liệu, tuyên truyền, trang trí, thuê hội trường hoặc phòng họp, thuê thiết bị (nếu có), tiền làm cờ, phù hiệu hội nghị, chi thuê phiên dịch, bảo vệ, thuốc y tế, các khoản chi cần thiết khác (nếu có) phải trên cơ sở thực sự cần thiết và trong dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam do phía Việt Nam và phía nước ngoài phối hợp tổ chức:
Đối với các hội nghị, hội thảo này, khi xây dựng dự toán cần làm rõ những nội dung thuộc trách nhiệm của phía nước ngoài chi, những nội dung thuộc trách nhiệm của phía Việt Nam chi để tránh chi trùng lắp. Đối với những nội dung chi thuộc trách nhiệm của phía Việt Nam thì phải căn cứ vào chế độ chi tiêu hiện hành và các mức chi được quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 3 nêu trên để thực hiện.
c) Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế tổ chức tại Việt Nam do phía nước ngoài đài thọ toàn bộ chi phí:
Cơ quan, đơn vị nơi phối hợp với các tổ chức quốc tế để tổ chức hội nghị, hội thảo không được sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước để chi thêm cho các hội nghị, hội thảo quốc tế này.
3. Về chế độ đối với cán bộ Việt Nam tham gia đón, tiếp khách quốc tế, phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc tế; tham gia các đoàn đàm phán:
a) Cán bộ Việt Nam tham gia đón tiếp khách quốc tế, phục vụ các hội nghị, hội thảo quốc tế, được hưởng các chế độ sau:
- Trường hợp phải bố trí chỗ nghỉ tập trung cho cán bộ Việt Nam tham gia đón tiếp khách quốc tế, phục vụ hội nghị, hội thảo, mức chi như sau:
Được thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng theo giá thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (Standard) tại khách sạn nơi tổ chức đón tiếp khách quốc tế và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế. Trường hợp đoàn có lẻ người khác giới thì người lẻ được thuê 1 người/phòng theo giá thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (Standard) tại khách sạn nơi tổ chức đón tiếp khách quốc tế và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế.
- Trường hợp cán bộ, công chức được cấp có thẩm quyền cử đi công tác phục vụ đón tiếp khách quốc tế và tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế ở phạm vi ngoài tỉnh nơi cơ quan đóng trụ sở, thì được thanh toán tiền tàu xe đi lại, phụ cấp lưu trú theo chế độ hiện hành về công tác phí đối với cán bộ, công chức trong nước đi công tác trong nước.
- Riêng đối với hội nghị cấp Bộ trưởng được phép chi một số khoản như sau:
+ Nếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt đề án tổ chức đón đoàn, tổ chức hội nghị đồng ý cho phép bố trí ăn tập trung cho lực lượng phục vụ (an ninh, bảo vệ, y tế, phục vụ, lái xe, lễ tân, tình nguyện viên, sỹ quan liên lạc…) trong những ngày diễn ra hội nghị chính thức, thì mức chi ăn tối đa không quá 150.000 đồng/người/ngày (chưa tính các loại thuế, phí dịch vụ). Không chi bằng tiền nếu không tổ chức ăn, nghỉ tập trung;
+ Chi bồi dưỡng:
Đối với các thành viên Tiểu ban, Tổ, nhóm công tác được cấp có thẩm quyền ra quyết định bằng văn bản huy động phục vụ hội nghị cấp Bộ trưởng theo mức tối đa không quá 150.000 đồng/ngày/người;
Nhân viên phục vụ (lực lượng an ninh, bảo vệ, lái xe, lễ tân, tình nguyện viên, sỹ quan liên lạc…) được cấp có thẩm quyền phê duyệt danh sách theo mức tối đa không quá 70.000 đồng/ngày/người;
Trường hợp một người làm nhiều nhiệm vụ khác nhau trong một ngày, chỉ được hưởng một mức thù lao cao nhất. Số ngày được hưởng tiền bồi dưỡng là số ngày chính thức diễn ra các Hội nghị Bộ trưởng. Khi đã hưởng tiền bồi dưỡng thì không được hưởng tiền làm thêm giờ (nếu có);
+ Chi cho các thành viên tham dự các cuộc họp chuẩn bị của các Tiểu ban: 100.000 đồng/người/cuộc. Trong trường hợp các cuộc họp trùng với ngày chính thức diễn ra hội nghị Bộ trưởng thì chỉ được hưởng một khoản tiền chi thù lao bồi dưỡng cao nhất.
Đối với các hội nghị, hội thảo còn lại chỉ được chi thanh toán làm thêm giờ theo quy định hiện hành (nếu có).
b) Đối với cán bộ Việt Nam tham gia các đoàn đàm phán về công tác Biên giới lãnh thổ; đàm phán Việt Nam gia nhập các Tổ chức Quốc tế; đàm phán ký kết các Hiệp định song phương, đa phương (bao gồm các đoàn đàm phán ở trong nước và các đoàn đàm phán ở ngoài nước), được thanh toán:
- Đối với đoàn đàm phán tổ chức ở trong nước:
Trong trường hợp phải bố trí chỗ nghỉ tập trung cho cán bộ Việt Nam tham gia đoàn đàm phán, thì được thuê phòng nghỉ theo tiêu chuẩn 2 người/phòng theo giá thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (Standard) tại khách sạn nơi tổ chức đàm phán. Trường hợp đoàn có lẻ người khác giới thì người lẻ được thuê 1 người/phòng theo giá thực tế của loại phòng tiêu chuẩn (Standard) tại khách sạn nơi tổ chức tổ chức đàm phán.
Tùy theo tính chất công việc khẩn trương, phức tạp của mỗi đoàn đàm phán, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì đàm phán quyết định chi tối đa không quá 150.000 đồng/người/buổi để bố trí ăn tập trung (hoặc chi tiền bồi dưỡng) cho các thành viên và các cán bộ tham gia phục vụ đoàn đàm phán trong những ngày tham gia phiên họp chuẩn bị và các phiên đàm phán chính thức;
- Đối với đoàn đàm phán tổ chức ở nước ngoài: Tùy theo tính chất công việc khẩn trương, phức tạp của mỗi đoàn đàm phán, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì đàm phán quyết định chi bồi dưỡng cho các thành viên trực tiếp tham gia đoàn đàm phán trong những ngày tham gia phiên họp chuẩn bị tổ chức ở trong nước mức tối đa không quá 150.000 đồng/người/buổi.
Điều 4. Quy định khung mức chi tiêu tiếp khách trong nước
1. Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước cấp phải thực hành tiết kiệm trong việc tiếp khách; việc tổ chức tiếp khách phải đơn giản, không phô trương hình thức, thành phần tham dự chỉ là những người trực tiếp liên quan. Không sử dụng ngân sách để mua quà tặng đối với các đoàn khách đến làm việc. Mọi khoản chi tiêu tiếp khách phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, đối tượng theo quy định; phải công khai, minh bạch và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị. Người đứng đầu cơ quan, đơn vị tổ chức tiếp khách phải trực tiếp chịu trách nhiệm nếu để xảy ra việc chi tiêu sai quy định.
Việc tổ chức chiêu đãi, tiếp khách trong nước của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước do Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức đón tiếp phê duyệt.
2. Mức chi tiếp khách:
a) Đối với khách đến làm việc tại cơ quan, đơn vị: Chi nước uống mức chi tối đa không quá 20.000 đồng/người/ngày.
b) Chi mời cơm: Các cơ quan, đơn vị không tổ chức chi chiêu đãi đối với khách trong nước đến làm việc tại cơ quan, đơn vị mình; trường hợp xét thấy cần thiết thì chỉ tổ chức mời cơm khách theo mức chi tiếp khách tối đa không quá 200.000 đồng/1 suất.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ tình hình thực tế và khả năng ngân sách địa phương quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm đối với từng loại hình cơ quan thuộc tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh trước khi ban hành. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm, mức chi mời cơm cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của các cơ quan trực thuộc Bộ, ngành đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Trường hợp các Bộ, ngành, địa phương chưa ban hành văn bản quy định cụ thể thì Thủ trưởng cơ quan căn cứ khung mức chi quy định tại Thông tư này quy định cụ thể đối tượng khách được mời cơm, mức chi mời cơm cho phù hợp. Các cơ quan chỉ được sử dụng từ nguồn kinh phí được giao thực hiện chế độ tự chủ và các nguồn thu hợp pháp khác để chi mời cơm khách và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ quan;
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khoa học và công nghệ công lập đã thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 của Chính phủ, đối tượng khách được mời cơm, mức chi mời cơm do Thủ trưởng đơn vị xem xét quyết định và phải được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với đặc điểm hoạt động của cơ quan, đơn vị.
1. Việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí chi đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; chế độ chi tiêu tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn, ngoài ra Thông tư này quy định thêm như sau:
a) Việc kiểm soát chi và quyết toán kinh phí đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam; chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam; chi tiêu tiếp khách trong nước đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị phải được thực hiện kiểm soát và quyết toán theo đoàn khách, từng hội nghị trên cơ sở căn cứ vào đề án đón đoàn và tổ chức các hội nghị được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chứng từ chi tiêu hợp pháp theo quy định.
b) Việc lập dự toán, phân bổ và quyết toán kinh phí đối với việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam:
- Hàng năm vào thời điểm xây dựng dự toán theo quy định của Luật NSNN, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam căn cứ chế độ quy định tại Thông tư này và các văn bản liên quan khác lập dự toán kinh phí gửi cơ quan chủ quản cấp trên. Cơ quan chủ quản tổng hợp dự toán kinh phí đảm bảo cho việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam vào dự toán ngân sách chi thường xuyên hàng năm của cơ quan chủ quản gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao dự toán theo quy định. Cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam có trách nhiệm quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí với NSNN theo quy định. Đối với các hội nghị, hội thảo quốc tế từ cấp Bộ trưởng trở xuống, dự toán được giao cho cơ quan, đơn vị chủ trì tổ chức hội nghị, cơ quan chủ trì thực hiện ký hợp đồng công việc với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thực hiện;
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ động lập dự toán kinh phí bảo đảm công tác an ninh cho việc tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam trong dự toán ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an (xây dựng phương án bảo vệ; phương tiện, trang thiết bị bảo vệ; xăng xe hộ tống, dẫn đường …); riêng đối với hội nghị cấp Bộ trưởng các cơ quan, đơn vị chủ trì được chi hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp bảo đảm công tác an ninh trong thời gian tổ chức hội nghị theo mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3.
2. Căn cứ khả năng ngân sách và giá cả thực tế: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quy định mức chi cụ thể tiếp khách nước ngoài, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam của cơ quan, đơn vị trực thuộc thực hiện; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trình Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức chi thực tế đối với việc tiếp khách nước ngoài, tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam do các cơ quan, đơn vị thuộc địa phương thực hiện cho phù hợp nhưng không vượt quá mức chi tối đa quy định tại Thông tư này.
Trường hợp các Bộ, ngành, địa phương chưa ban hành văn bản quy định mức chi cụ thể, thì Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì đón đoàn căn cứ mức chi tối đa quy định tại Thông tư này; căn cứ đề án đón đoàn (thành phần đoàn, địa điểm tổ chức đón đoàn, khả năng tận dụng nhà khách, phương tiện đi lại và cơ sở vật chất sẵn có để phục vụ khách…) quyết định mức chi thực tế (có hóa đơn hợp pháp, hợp lệ) nhưng không vượt quá mức chi tối đa quy định tại Thông tư này, đảm bảo tiết kiệm, tránh lãng phí và trong phạm vi dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao.
3. Những khoản chi tiếp khách nước ngoài, hội nghị, hội thảo quốc tế, tiếp khách trong nước không đúng quy định tại Thông tư này khi kiểm tra phát hiện cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính các cấp có quyền xuất toán và yêu cầu cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thu hồi nộp cho công quỹ. Người ra lệnh chi sai phải bồi hoàn toàn bộ số tiền chi sai đó cho cơ quan, đơn vị, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại Nghị quyết 773/2009/NQ-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về một số chế độ chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội, để ban hành Nghị quyết áp dụng cho Hội đồng nhân dân các cấp cho phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương, bảo đảm hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp thiết thực, hiệu quả đối với những nhiệm vụ chỉ có liên quan.
5. Các doanh nghiệp nhà nước được vận dụng quy định tại Thông tư này để thực hiện chi tiếp khách nước ngoài, hội nghị, hội thảo quốc tế, tiếp khách trong nước phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị.
6. Mức chi dịch thuật và mức chi đối với cán bộ Việt Nam tham gia các đoàn đàm phán quy định tại Thông tư này được áp dụng đối với cả trường hợp chi dịch thuật và chi bồi dưỡng đối với cán bộ Việt Nam khi tham gia đàm phán thực hiện công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.
7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký, thay thế Thông tư số 57/2007/TT-BTC ngày 11/6/2007 và thay thế mục II Thông tư số 127/2007/TT-BTC ngày 31/10/2007 của Bộ Tài chính Quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chế độ chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam và chi tiêu tiếp khách trong nước; thay thế quy định về mức chi dịch thuật và mức chi bồi dưỡng đối với cán bộ Việt Nam khi tham gia đàm phán tại gạch đầu dòng thứ nhất và gạch đầu dòng thứ năm điểm d khoản 2 mục II Thông tư số 65/2008/TT-BTC ngày 21/07/2008 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Bộ Tài chính để hướng dẫn thực hiện./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
VỀ CẤP HẠNG KHÁCH QUỐC TẾ
(Đính kèm Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 6/1/2010 của Bộ Tài chính)
Căn cứ theo quy định tại Chỉ thị số 297 – CT ngày 26/11/1986 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc chi tiêu đón tiếp Khách nước ngoài và Nghị định số 82/2001/NĐ-CP ngày 06/11/2001 của Chính phủ về nghi lễ nhà nước và đón tiếp khách nước ngoài
Trưởng đoàn gồm các vị: Nguyên thủ Quốc gia; Phó Nguyên thủ Quốc gia; Người đứng đầu Chính phủ đồng thời là Người đứng đầu Đảng cầm quyền có quan hệ chính thức với Đảng Cộng sản Việt Nam mang danh nghĩa Đoàn đại biểu Đảng – Nhà nước hoặc Đoàn đại biểu Đảng – Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch Thượng Nghị viện; Chủ tịch Hạ Nghị viện; Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới; Chủ tịch Tổ chức liên Nghị viện các nước Đông Nam Á.
Trưởng đoàn gồm các vị: Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội và những chức vụ tương đương như: Phó Chủ tịch Thượng Nghị viện; Phó Chủ tịch Hạ Nghị viện; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên hiệp thanh niên và sinh viên thế giới; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên hiệp phụ nữ thế giới; Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hòa bình thế giới; Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên hiệp công đoàn thế giới; Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên đoàn Cựu chiến binh…; Người kế vị Vua hoặc người kế vị Nữ Hoàng; Tổng thư ký Liên hợp quốc; Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Chủ tịch hoặc Tổng thư ký các tổ chức liên Chính phủ (EU, EC, ASEAN, APEC)”; Chủ tịch hoặc Tổng thư ký các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF, ADB, MIB, MBES); Chủ tịch ủy ban hỗn hợp.
Trường đoàn gồm các vị: Bộ trưởng; Thứ trưởng và những chức vụ tương đương như: Chủ tịch Tổng Công đoàn; Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên; Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ; Chủ tịch và tổng thư ký Ủy ban Olympic thế giới; Chủ tịch Hội Cựu chiến binh các nước…
Khách là Phó tổng thư ký các tổ chức liên Chính phủ; cấp Phó Chủ tịch các tổ chức tài chính quốc tế (WB, IMF, ADB, MIB, MBES).
Trường đoàn gồm tất cả các khách từ cấp Vụ, Cục trở xuống và những chức vụ tương đương; phi công, hoa tiêu, các đoàn nghệ thuật và thể dục thể thao.
Khách là Phó chủ tịch các tổ chức; Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic thế giới, Phó chủ tịch và Tổng thư ký Hội đồng thể thao Châu Á.
Riêng các đoàn nghệ thuật, thể dục thể thao ăn theo tiêu chuẩn loại B; hoa tiêu và phi công ăn theo tiêu chuẩn loại A.
Học viên quốc tế tham dự các khóa học, tập huấn ngắn hạn do Việt Nam tổ chức; các khách mời quốc tế khác không thuộc các đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Phụ lục nêu trên.
Đối với học viên quốc tế do Việt Nam mời theo quy định tại Hiệp định song phương giữa hai nước thì thực hiện theo Hiệp định.
THE MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 01/2010/TT-BTC |
Hanoi, January 06, 2010 |
REGULATING SPENDING REGIMES FOR RECEPTION OF FOREIGN GUESTS WORKING IN VIETNAM, ORGANIZATION OF INTERNATIONAL CONFERENCES AND SEMINARS IN VIETNAM AND RECEPTION OF DOMESTIC GUESTS
Pursuant to the Government 's Decree No. 60/ 2003/ND-CP of June 6, 2003, tatting and guiding the State Budget Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 82/ 200I/ND-CP of November 6, 2001. on state ceremonies and reception of foreign guests;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 122/2001/QD-TTg of August 21. 200], on organization and management of international conferences and seminars in Vietnam;
Pursuant to the Ministers Council's (now the Government's) Directive No. 297 CT of November 26, 1986, on spending for reception of foreign guests;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND-CPof November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
To meet practical requirements, the Ministry of Finance regulates the spending regime for reception of foreign guests working in Vietnam; spending regime for organization of international conferences and seminars in Vietnam; and spending regime for reception of domestic guests working at agencies, units and organizations as follows:
1. When inviting foreign delegations and international organizations to visit and work in Vietnam or organizing international conferences and seminars in Vietnam, ministries, branches and localities shall comply with the Government’s Decree No. 82/2001/ND-CP of November 6. 2001, on state ceremonies and reception of foreign guests, or the Prime Minister's Decision No. 122/2001/TTg of August 21, 2001, on organization and management of international conferences and seminars in Vietnam.
2. Slate agencies, public non-business units, agencies of the Communist Party of Vietnam, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations, socio-professional organizations, science and technology institutions transformed under the Government's Decree No. 115/2005/ND-CP of September X 2005. prescribing the regime on autonomy and accountability of public science and technology institutions, which use state budget funds (below referred to as agencies and units) shall comply with spending regimes for reception of foreign and domestic guests working at agencies and units and organization of international conferences and seminars in Vietnam under this Circular. Agencies, units and localities which hold regular briefing meetings on border affairs shall apply spending levels specified in this Circular.
3. For international conferences which are hosted on a rotary basis by Vietnam (ASEAN, ASEM. APEC. AIPA. etc): Spending levels specified in this Circular apply to annual meetings of ministerial or lower level. The organization of summits and senior meetings held on the sidelines of summits complies with a separate regime.
4. Agencies and units receiving foreign delegations or organizing international conferences and seminars or regular briefing meetings on border affairs should make use of available guesthouses, vehicles and physical foundations to serve guests and may hire outside services only when in shortage of these facilities.
5. Agencies and units shall practice thrift in spending for reception of working guests. All expenditures for working guests must comply with prescribed regimes and norms and be publicized. Use of foreign alcohols and beers to entertain guests is prohibited. Heads of host agencies and units shall take responsibility under law for unlawful spending.
6. Agencies and units shall arrange within their approved annual state budget estimates funds for receiving foreign guests; organizing international conferences and seminars in Vietnam; and receiving working domestic guests.
7. Grades of foreign guests:
Spending levels for foreign guests are based on the grades of foreign guests defined in the Ministers Council's (now the Government's) Directive No. 297-CT of November 26, 1986. on spending for reception of foreign guests: and on state ceremonies for reception of foreign guests under the Government's Decree No. 82/ 2(K)1/ND-CP of November 6, 2001. Grades of foreign guests are defined in the Appendix to this Circular.
Article 2. Provisions on spending norms and brackets for foreign guests working in Vietnam
1. Foreign delegations working in Vietnam for which the Vietnamese side pays all food, accommodation and domestic travel expenses:
a/ Spending for picking up and seeing off guests at airports:
- Flower offering: Flowers shall be offered to members of special guest delegations and grade-A guests; to delegation heads and female members, for grade-B guests: and to female delegation heads, for grade-C guests;
Spending for flowers is capped at VND 200,000/person.
- Hiring of airport lounges: applicable only to special guests and grade-A and -B guests.
Rents of airport lounges shall be paid based on invoices of licensed airport service providers.
b/ Norms on cars:
- Special guests: To use cars for state reception under the Ministry of Foreign Affairs' regulations and relevant current regulations;
- Grade-A guests: To arrange one car for the delegation head and one car for every three persons including deputy heads and members. For deputy heads and members being ministers and deputy ministers or equivalent, to arrange one car for one person and every two persons respectively. To arrange multi-seat cars for escorts;
- Grade-B and -C guests: To arrange one car for the delegation head. For deputy heads being deputy ministers or equivalent, to arrange one car for every two persons. To arrange multi-seat cars for members;
Car rents shall be paid based on car rent contracts and invoices of licensed transportation service providers.
- Norms on escort cars and leading police cars: To comply with Article 26 of the Government's Decree No. 82/2001/ND-CP of November 6. 2001, on state ceremonies and reception of foreign guests. The Ministry of Public Security shall arrange vehicles for this task.
c/ Norms on accommodation:
- Special guests: Norms on hotel rent shall be approved by heads of assigned host agencies;
- Grade-A guests: (breakfast-included rents)
+ Delegation heads: maximum VND 5.5 million/ person/day;
+ Deputy heads: maximum VND 4.5 million/ person/day;
+ Members: maximum VND 3.5 million/ person/day;
- Grade-B guests (breakfast-included rents)
+ Delegation heads and deputy heads: maximum VND 4.5 million/person/day;
+ Members: maximum VND 2.8 million/ person/day;
- Grade-C guests (breakfast-included rents)
+ Delegation heads: maximum VND 2.4 million/person/day;
+ Members: maximum VND 1.7 million/ person/day;
- Other foreign guests (breakfast-included rents): maximum VND 500.000/person/day.
When it is necessary to rent rooms beyond the above limits to meet special foreign relation requirements, heads of host agencies or units may decide on the level of spending for accommodation to ensure thrift practice and within the budget estimates assigned by competent authorities.
In case of free stay at guesthouses of agencies or units or breakfast-excluded hotel rent, host agencies or units shall pay expenses for breakfast at maximum 10% of the spending level for meal/ day/person for each grade of guests. The total expenses for accommodation and breakfast must not exceed the above levels of spending for accommodation.
Payments shall be made based on contracts and invoices of licensed hotel service providers.
d/ Norms on daily meal (including lunch and dinner):
Special guests: Heads of assigned host agencies shall approve spending levels in reception agendas;
Grade-A guests: maximum VND 800,000/day/person;
Grade-B guests: maximum VND 540,000/ day/person:
Grade-C guests: maximum VND 400.000/ day/person;
Oilier foreign guests: maximum VND 270.000/d ay/person;
The above spending levels include expenses for drinks (domestic alcohols, beers and drinks) but exclude taxes payable to service providers under-current regulations.
Stall of host units who are required to accompany guests during meal time have their meals paid like delegation members.
e/ Organization of banquets:
- Special guests: Heads of assigned host units shall approve spending levels in reception agendas;
- For grade-A. -B and -C guests: To hold banquets only once for each delegation. The maximum spending level must not exceed the level of spending for daily meals under Point d. Clause 1 of Article 2;
The above spending level, which applies also to Vietnamese members and interpreters receiving guests (lists of Vietnamese members are based on approved reception plans), includes expenses for drinks (domestic alcohols, beers and drinks) but excludes taxes payable to service providers under current regulations.
f/ Norms on courtesy reception and working sessions:
- Special guests: Heads of assigned host agencies shall approve spending levels in reception agendas;
- Grade-A guests: Spending for drinks, fruits and cakes must not exceed VND 220,000/person/ day (two working sessions);
- Grade-B guests: Spending for drinks, fruits and cakes must not exceed VND 110,000/person/ day (two working sessions);
- Grade-C guests: Spending for drinks, fruits and cakes must not exceed VND 70.000/person/ day (two working sessions);
- The above spending levels apply also to Vietnamese members and interpreters receiving guests.
g/ Sending for translation:
- Written translation:
+ From English or the language of an EU member country into Vietnamese: maximum VND 120.000/page (350 words);
+ From Vietnamese into English or the language of an EU member country: maximum VND 150.000/page (350 words);
For unpopular languages, the level of spending for translation may increase maximum 30% over the above spending levels.
- Oral translation:
+ Consecutive translation: maximum VND 150.000/hour/person. equivalent to maximum VND 1.2 million/day/person working 8 hours:
+ Simultaneous translation: maximum VND 400,000/hour/person, equivalent to maximum VND 3.2 million/day/person working 8 hours;
In special cases of organizing big international conferences which require highly qualified interpreters for simultaneous translation to ensure quality of these conferences, heads of conference-organizing agencies or units shall decide on appropriate spending levels for such translation within budget estimates assigned by competent authorities.
The above spending levels apply only when agencies have no qualified translators.
If agencies and units which neither have staff in charge of written and oral translation nor hire outside translators, but assign their staff members to translation work, those staff members may receive payments equal to maximum 50% of the spending levels for hiring outside translators. Heads of agencies and units shall decide on spending levels on a case-by-case basis and specify this in their internal spending regulations; and take responsibility for the assignment of additional work to these staff members apart from their regular jobs, and manage translation quality to ensure thrift and effectiveness.
h/ Spending for cultural and art activities and gifts:
Based on the nature of work and foreign relation requirements for each foreign delegation working in Vietnam, heads of host agencies or units may decide on spending for cultural and art activities and gifts in an economical and unostentatious manner, specifically as follows:
- Spending for cultural and art activities:
+ For special guests: Heads of assigned host agencies shall approve spending levels in reception agendas:
+ For grade-A. -B and -C guests: Heads of assigned host agencies shall, on a case-by-case basis, approve spending levels in reception plans, but each delegation may watch a traditional art performance only once at booking office prices or prices indicated in performance contracts;
- Spending for gifts:
Gifts are domestic products which show national cultural identity. Specific spending levels for gifts are as follows:
+ For special guests: Heads of assigned host agencies shall approve spending levels in reception agendas;
+ For grade-A guests:
. Delegation heads: maximum VND 1 million/person;
. Other members: maximum VND 300.000/ person;
+ For grade-B guests:
. Delegation heads: maximum 600.000/ person;
. Other members: maximum VND 300,000/ person:
+ For grade-C guests:
. Delegation heads: maximum VND 400.000/ person;
. Other members: maximum VND 300.000/ person;
i/ Field visits: When it is necessary for guests to pay working visits to localities or establishments under approved programs and plans, the spending levels for reception are as follows.
- Host agencies or units shall pay all expenses for taking guests from where they stay to localities or establishments and meal and accommodation expenses for guests during their working days in localities or establishments at the spending levels specified at Points b, c. d and e, Clause 1 of Article 2;
- Agencies or units of the localities or establishments where guests visit and work shall pay expenses for drinks, fruits and cakes for guests at the spending levels specified at Point f, Clause I of Article 2;
- Vietnamese officials assigned to accompany guests to localities may rent rooms with two persons/room at the actual price of standard rooms at hotels where foreign delegations stay. When there are odd persons of different sexes, these persons each may rent a room at the actual price of standard rooms at hotels where foreign delegations stay. Accompanying Vietnamese officials may receive lodging allowances under the current regime on working-trip allowances for cadres and civil servants on domestic working trips.
j/ Spending for sightseeing visits: Based on the characteristics of work and foreign relation requirements for each delegation, heads of host agencies or units may decide to organize sightseeing visits for guests in reception plans in an economical and unostentatious manner. The levels of spending for taking guests from where they stay to scenic places and for meals and accommodation for guests during days of sightseeing comply with Points b, c and d. Clause 1 of Article 2 and apply also to accompanying Vietnamese officials the number of whom shall be approved by heads of host agencies or units.
k/ For a visiting delegation working with different agencies and units:
When a visiting delegation works with different agencies and units under approved programs and plans, the host agency or unit shall pay expenses for picking up and seeing off guests: meals, accommodation and travel at the spending levels specified at Points a. b, c, d and e. Clause 1 of Article 2. Agencies and units named in the delegation's working agenda shall pay expenses for receiving the delegation during the time it works with them under approved plans at the spending levels specified at Point f. Clause 1 of Article 2.
2. For foreign delegations working in Vietnam which pay meal and accommodation expenses themselves while having reception and domestic travel expenses paid by the Vietnamese side:
a/ For special guests: To be approved by heads of assigned host agencies in reception agendas.
b/ Grade-A. -B and -C guests:
Host agencies may pay expenses for receiving guests at airports; travel expenses during guests' working time in Vietnam; courtesy reception at working sessions; translation; cultural and art activities and gifts. When necessary to meet foreign relation requirements, heads of assigned host agencies may approve spending for inviting guests to a cordial meal.
The norms on spending for reception and spending levels applicable to each grade of guest comply with Points a, b. e, f. g and h. Clause 1 of Article 2.
c/When it is necessary for guests to pay Held visits to localities or establishments under approved programs and plans, spending for reception complies with Point i. Clause I of Article 2.
d/ For a delegation which works with different agencies and units under approved programs and plans, spending for reception complies with Point f. Clause 1 of Article 2.
3. For ambassadors and chief representatives of international organizations concluding their working terms in Vietnam:
Agencies or units may hold a farewell party at maximum VND 700,000/person, including representatives of the Vietnamese side. This spending level includes expenses for drinks (domestic alcohols, beers and drinks, exclusive of taxes payable to service providers under current regulations). Spending for gifts is capped at VND 600,(XX)/person.
4. For foreign delegations working in Vietnam which pay all expenses themselves:
Receiving agencies and units may pay for courtesy reception during working sessions of delegations at the spending levels specified at Point f. Clause 1 of Article 2.
Article 3. Spending brackets for organization of international conferences and seminars in Vietnam
1. International conferences hosted on a rotary basis by Vietnam (ASEAN. ASEM. APFC.AIPA. etc):
a/ Spending for reception at airports:
For conferences of senior or higher-level officials: Delegations with heads shall be received at aircraft stairs, delegation heads and female members shall be offered flowers. Delegations of ministerial-level conferences are entitled to formal reception formalities and escorted by security forces.
b/ Norms on cars:
- Ministerial-level conferences: To arrange separate cars for delegation heads and senior officials during conference time and multi-seat cars for members and escorts:
- Senior official conferences (SEOM, SOM): To arrange one car for each delegation head during conference time and multi-seat cars for members:
- Meetings of director-level working groups (SOM) and meetings of standing committees and director general level: To arrange one car for each delegation head during conference time and multi-seat cars for members.
c/ Norms on accommodation:
Delegations shall pay accommodation rents themselves. Particularly for ministerial-level and SOM conferences. Vietnam shall arrange accommodation for ministerial-level officials; heads of official observer delegations and directors and deputy directors of international secretariats. Norms on hotel are as follows:
- Ministerial level and heads of official observer delegations: one Suite room;
- SOM and SEOM levels: one Deluxe room.
d/ Banquets to welcome members: Each conference may hold only one banquet and one dinner lo welcome members at the following levels (including representatives of the Vietnamese side):
- Ministerial-level conferences: maximum VND 900,000/person;
- Senior official conferences (SEOM. SOM) and those of director general level: maximum VND 7MUK)0/person;
- Specialist-level working meetings: maximum VND 450.000/person.
For delegations of ministerial-level conferences, spending for cultural and traditional art performance during banquets (if any) is allowed.
The above spending levels include expenses for drinks (domestic alcohols, beers and drinks, exclusive of taxes payable to service providers under current regulations) and also apply to Vietnamese members and interpreters.
e/ Norms on courtesy reception and working sessions
- Dining conference time, delegations shall pay meal expenses themselves, but depending on the work nature, some working lunches or dinners may be arranged for delegation heads and other members of participating countries, which must be approved by competent authorities in conference organizing plans. The maximum spending levels are as follows:
+ Working lunch or dinner for delegation heads attending ministerial-level conferences: VND 700,000/person;
+ Working lunch or dinner for delegation heads attending senior official conferences (SEOM. SOM) or those of director general level: VND 500,000/person;
+ Working lunch or dinner for other members of conference-attending countries: VND 300.000/person.
The above spending levels include expenses for drinks (domestic alcohols, beers and drinks, exclusive of taxes payable to service providers under current regulations).
- For other working sessions: Spending for tea breaks is capped at VND 12().000/person/day (two working sessions) and applies also to working Vietnamese members.
f/ Gifts and uniform shirts for delegation heads:
- To present uniform shirts only to delegation heads being ministerial-level officials.
- To present gifts which are domestic products showing national cultural identity at the following maximum spending levels:
VND one million/person for gifts to delegation heads of ministerial-level and conference chairmen; VND 600,000/person to members of conference secretariats; VND 300.000/person to conference attendants.
g/ Apart from the above norms, conference organizers may make cost estimates for papers, pens, stationery, printing, public information on conferences, decoration and hiring of meeting venues and equipment (if any), making conference Hags and badges, sightseeing, translation, guards, travel for spouses of ministers, medicines and other necessary expenses for conferences.
2. Other international conferences and seminars in Vietnam:
a/ Spending for international conferences and seminars in Vietnam entirely funded by the Vietnamese side is as follows:
- For guests being international members entirely funded by the Vietnamese side: To apply the spending levels specified in Clause 1 of Article 2;
- Spending for tea breaks (also applicable lo Vietnamese members and interpreters) complies with Point f. Clause 1 of Article 2;
- Other expenses such as those for papers, pens, stationery, printing, propagation, decoration, hiring of meeting venues and equipment (if any), making conference flags and badges, hiring interpreters and guards, medicines and other necessary expenses (if any) must be those actually needed and included in cost estimates approved by competent authorities.
b/ International conferences and seminars in Vietnam jointly organized by Vietnamese and foreign sides:
Cost estimates for these conferences and seminars must clearly specify expenses to be paid by the foreign side and those by the Vietnamese side to avoid overlapping spending. Expenses to be incurred by the Vietnamese side shall be paid under current spending regimes and at the spending levels specified at Point a. Clause 2 of Article 3.
c/ International conferences and seminars in Vietnam entirely funded by the foreign side:
Agencies and units collaborating with inter national organizations in organizing conferences or seminars may not use state budget funds to additionally pay for these conferences or seminars
3. Regimes applicable to Vietnamese officials receiving foreign guests, serving international conferences and seminars, and joining negotiation delegations:
a/ Vietnamese officials receiving foreign guests and serving international conferences and seminars are entitled to the following regimes:
- When accommodation for Vietnamese officials receiving foreign guests or serving conferences and seminars is required, the spending levels are as follows:
To rent a room for every two persons at the actual price of standard rooms at the hotels where foreign guests are received and international conferences or seminars arc held. When there are odd persons of different sexes, these persons may each rent a room at the actual price of standard rooms at the hotels where foreign guests are received and international conferences or seminars are held.
- Cadres and civil servants who are assigned by competent authorities to receive foreign guests and organize international conferences and seminars outside the province where then offices are based are entitled to travel expenses and lodging allowances paid under the current regime on working-trip allowances applicable to cadres and civil servants on domestic working trips.
- For ministerial-level conferences, the following expenses are allowed:
+ If authorities competent to approve plans on reception or organization of conferences permit meals for supporting staff (security men, guards, health workers, assistants, drivers, receptionists, volunteers, liaison officers) during the official time of conferences, the meal spending level must not exceed VND 150,000/ person/day (exclusive of taxes and service charges). Payment in cash is not allowed ii meals and rest venues are not organized:
+ Allowances:
Allowances for members of working subcommittees, groups and teams who are mobilized to serve ministerial-level conferences under decisions issued by competent authorities are maximum VND 150,000/day/person;
Allowances for supporting staff (security men, guards, drivers, receptionists, volunteers, liaison officers, etc) on the list approved by competent authorities are maximum VND 70,000/day/person;
A person who performs different tasks on a day may only receive the highest allowance level. The duration entitled to allowances is the number of days minister conferences are officially held. When receiving allowances, entitlement to overtime pay (if any) is not allowed;
+ Spending for participants in preparatory meetings of sub-committees is VND 100,000/ person/meeting. When these meetings are held on a day on which minister conferences are officially held, they may only receive allowances of the highest level.
For other conferences and seminars, only overtime pay under current regulations (if any) is allowed.
b/Vietnamese officials joining delegations of negotiation on border and territory affairs; Vietnam's admission to international organizations; and signing of bilateral and multilateral agreements (including negotiations at home and abroad) are entitled to payment as follows:
- Negotiation delegations at home:
When accommodation for Vietnamese officials joining negotiation delegations is required, these officials may rent rooms with two persons/room at the actual price of standard rooms at the hotels where negotiations are conducted. When there are odd persons of different sexes, these persons may each rent a room at the actual price of standard rooms at the hotels where negotiations are conducted.
Depending on time requirements and complexity of each negotiation, the head of the key agency or unit in charge of negotiations shall decide to arrange meals (or pay meal allowances) at no more than VND 150,000/person/session for all members and supporting staff of the negotiation delegation during preparatory and official negotiation sessions;
- Negotiation delegations abroad: Depending on time requirements and complexity of each negotiation, the head of the key agency or unit in charge of negotiation shall decide to pay allowances at maximum VND 150.000/person/ session to delegation members during the time they participate in preparatory meetings at home.
Article 4. Brackets of spending for reception of domestic guests
1. State agencies, public non-business units, agencies of the Communist Party of Vietnam, socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations using state budget funds shall practice thrift in receiving guests; reception of guests must be simple and unostentatious. Participants in the reception are only those directly involved. State budget must not be used to buy gifts for working guests. All expenditures for receiving guests must be spent for proper beneficiaries in compliance with prescribed regimes and norms; publicized, transparent and provided in internal spending regulations of agencies or units. Heads of host agencies and units shall take direct responsibility for improper spending.
Entertaining and reception of domestic guests by high-ranking officials of the Party and Stale shall be approved by heads of agencies assigned to organize such reception.
2. Levels of spending for reception of guests
a/ For guests working at agencies or units: Spending for drinks is maximum VND 20.000/ person/day.
b/ Spending for meals: Agencies and units may not spend on entertaining meals to domestic working guests. When necessary, they may invite guests lo a meal at maximum VND 200,000/ person.
- Provincial-level People's Committees shall, based on local conditions and budgets, specify guests entitled to be invited lo meals for each type of provincial agency and submit them to provincial-level People's Councils before promulgation. Ministers and heads of ministerial -level agencies and government-attached agencies shall specify guests entitled to be invited to meals and spending levels suitable with the operation of their agencies and ensuring thrift and effectiveness.
When ministries, branches and localities have-not issued specific regulations, heads of agencies shall, based on the spending brackets specified in this Circular, specify guests entitled to be invited to meals and appropriate spending levels. Agencies may only use funds assigned to them under the financial autonomy regime and other lawful incomes to pay for meals for guests and this must be prescribed in their internal spending regulations, ensuring thrift, effectiveness and suitability with their operation:
- For public non-business units ensuring all or part of operation funds themselves under the Government's Decree No. 43/2006/ND-CP of April 25. 2006. defining the autonomy and accountability in task performance, organization of working apparatus, payroll and finance for public non-business units and science and technology institutions which have implemented the regime on autonomy and accountability under the Government's Decree No. 115/2(K)5/ND-CP of September 5.2005, heads of units shall consider and decide on guests entitled to be invited to meals and spending levels which must be prescribed in their internal spending regulations, ensuring thrift, effectiveness and suitability with their operation.
Article 5. Organization of implementation
1. Estimation, allocation and settlement of funds for reception of foreign guests working in Vietnam: the spending regime for organization of international conferences and seminars in Vietnam: the regime on spending for domestic guests working at agencies and units comply with the State Budget Law and guiding documents. This Circular additionally provides as follows:
a/ Funds for receiving foreign guests working in Vietnam; spending for organization of international conferences and seminars in Vietnam; spending for receiving domestic guests working at agencies and units shall be controlled and settled according to each delegation or conference based on plans on reception or organization of conferences approved, by competent authorities and lawful invoices.
b/ Estimation, allocation and settlement of funds for organization of international conferences and seminars in Vietnam:
- Annually at the time of making cost estimates under the State Budget Law. agencies and units assigned to organize international conferences or seminars in Vietnam shall, based on this Circular and other relevant documents, make cost estimates and submit them to their immediate supervising agencies. These agencies shall summarize cost estimates to ensure the inclusion of funds for organizing international conferences and seminars in Vietnam into their annual regular budget spending estimates and submit them to finance agencies of the same level for summarization and submission to competent authorities for approval and allocation under regulations. Agencies and units assigned to organize international conferences and seminars in Vietnam shall manage, use and settle state budget funds under regulations. For international conferences and seminars of ministerial or lower level, budget estimates shall be assigned to responsible organizing agencies and units, which shall sign work contracts with involved agencies and units for implementation;
- The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall proactively make cost estimates to guarantee security for international conferences and seminars in Vietnam in their annual budget estimates (formulation of security plans, means and equipment; gasoline for escort and leading cars). For ministerial-level conferences, host agencies and units may pay allowances to forces directly engaged in security work during conference time at the levels specified at Point a, Clause 3 of Article 3.
2. Based on budget capacity and actual prices, ministers and heads of ministerial-level agencies and government-attached agencies shall specify spending levels for reception of foreign guests and organization of international conferences and seminars in Vietnam by their attached agencies and units; provincial-level People's Committees shall propose provincial-level People's Councils to specify appropriate actual spending levels for reception of foreign guests and organization of international conferences and seminars in Vietnam by their local agencies and units not in excess of the spending brackets under this Circular.
When ministries, branches and localities have not promulgated documents on specific spending levels, heads of agencies and units responsible for receiving guests shall, based on the spending brackets specified in this Circular and reception plans (delegation members, venue of reception, possibility to make use of available guest houses, means of transport and physical foundations for guests), decide on actual spending levels (with lawful and valid invoices), but not in excess of the spending brackets specified in this Circular, ensuring thrift, avoiding wastefulness and within cost estimates assigned by competent authorities.
3. Supervising and finance agencies of all levels which detect through examination expenditures for foreign guests, international conferences and seminars, and domestic guests at variance with this Circular may cancel such expenditures and request responsible agencies and units to recover them for remittance into public funds. Persons making wrong payment orders shall compensate all wrongly spent amounts to agencies and units and, depending on the severity of their violation, be handled under current law.
4. Provincial-level People's Councils shall, pursuant to the National Assembly Standing Committee's Resolution No. 773/2009/NQ-UBTVQH12. providing regimes on financial
spending for the operation of the National Assembly, agencies of the National Assembly, the National Assembly Office, agencies attached to the National Assembly Standing Committee, delegations of National Assembly deputies and National Assembly deputies, promulgate resolutions to be applied to People's Councils at all levels suitable to local situations, ensuring practical and effective operation of People's Councils at all levels for related spending tasks.
5. State enterprises may apply this Circular to spending for foreign guests, international conferences and seminars and domestic guests suitable to their production and business characteristics.
6. The levels of spending for translation and Vietnamese officials joining negotiation delegations provided in this Circular apply also to cases of spending for translation and allowances for Vietnamese officials joining negotiations for affairs related to treaties and international agreements.
7. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing and replaces Circular No. 57/ 2007/TT-BTC of June 11, 2007, and replaces Section II of the Finance Ministry's Circular No. 127/2007/TT-BTC of October 31. 2007. prescribing the spending regime for reception of foreign guests working in Vietnam, organization of international conferences and seminars in Vietnam and reception of domestic guests; and replaces provisions on levels of spending for translation and allowances for Vietnamese officials joining negotiations specified at the first and fifth paragraphs of Point d. Clause 2, Section II of the Finance Ministry's Circular No. 65/2008/ TT-BTC of July 21. 2008, guiding the management and use of state budget funds to ensure affairs related to treaties and international agreements.
In the course of implementation, any arising problems should be reported to the Ministry of Finance for guidance on implementation.
|
FOR THE MINISTER OF FINANCE |
GRADES OF FOREIGN GUESTS
(To the Finance Ministry's Circular So. 01/ 2010/TT-BTC of January 6, 201'))
Pursuant to November 26, 1986 directive No. 297-CT of the Ministers Council (now the Government) on spending for reception of foreign guests, and the Government's Decree No. 82/ 2001/ND-CP of November 6, 2001. on state ceremonies and reception of foreign guests
1. Special guests:
Delegation heads, including head of state; deputy head of state; head of government cum head of the ruling party having official relations with the Communist Party of Vietnam in the name of delegations of party-state or party-government: chairman of the National Assembly; chairman of Upper House; chairman of Lower House; president of the Inter-Parliamentary Union; president of the ASEAN Inter-Parliamentary Organization.
2. Grade-A guests:
Delegation heads, including deputy prime minister: vice chairman of the National Assembly and equivalent positions such as vice chairman of Upper House, vice chairman of Lower House; president and vice president of the World Union of Youth and Students; chairwoman and vice chairwoman of the World Women Union; president of the Committee for Protection of World Peace; president, vice president and secretary general of the World Federation of Trade Unions; president and vice president of the Federation of Veterans; successor of King or Queen;*United Nations secretary general; Foreign Minister: president or secretary general of inter-governmental organizations (EU, EC, ASEAN. APEC); president or secretary general of international financial organizations (WB. IMF. ADB. MIB. MBES); and president of joint committees.
3. Grade-B guests:
Delegation heads, including minister and deputy minister and equivalent positions such as trade union president; president of the Central Youth Union; chairwoman of the Central Women Union; president and secretary general of the World Olympiad Committee: president of veteran federation of other countries, etc.
Guests being deputy secretary general of inter-governmental organizations; vice president of international financial organizations (WB. IMF. ADB. MIB. MBES).
4. Grade-C guests:
Delegation heads, including officials of department or lower level and equivalent positions: pilot, navigator and art troupes and physical training and sports delegations.
Guests being vice presidents of organizations: vice president of the World Olympiad Committee, vice president and secretary general of the Asia Sports Council.
Arts troupes and physical training and sports delegations are entitled to spending norms on meals for grade-B guests: navigators and pilots are entitled to spending norms on meals for grade-A guests.
5. Other foreign guests:
Foreign trainees attending short-term training courses organized by Vietnam; foreign guests other than those specified in Clauses 1. 2. 3 and 4 of this Appendix.
For foreign trainees invited by Vietnam under bilateral agreements, those agreements shall be complied with.-
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực