Chương II Quyết định 46/2015/QĐ-TTg: Mức hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng
Số hiệu: | 46/2015/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2016 |
Ngày công báo: | 03/10/2015 | Số công báo: | Từ số 1025 đến số 1026 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng
Ngày 28/9/2015, Thủ tướng ban hành Quyết định 46/2015/QĐ-TTg Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
Theo đó, mức hỗ trợ được quy định như sau:
1. Người khuyết tật: Mức tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học.
2. Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng: Mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.
3. Người dân tộc thiểu số, người thuộc được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.
4. Người thuộc hộ cận nghèo: Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học.
5. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng nêu trên: Mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học.
6. Ngư dân học các nghề: Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo.
Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Người khuyết tật: Mức tối đa 06 triệu đồng/người/khóa học.
2. Người thuộc hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; người thuộc hộ nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức tối đa 04 triệu đồng/người/khóa học.
3. Người dân tộc thiểu số, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân: Mức tối đa 03 triệu đồng/người/khóa học.
4. Người thuộc hộ cận nghèo: Mức tối đa 2,5 triệu đồng/người/khóa học.
5. Người học là phụ nữ, lao động nông thôn không thuộc các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này: Mức tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học.
6. Riêng ngư dân học các nghề: Vận hành tàu vỏ thép, tàu vỏ vật liệu mới, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ mới đối với tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên được hỗ trợ 100% chi phí đào tạo và thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ.
7. Trường hợp người học đồng thời thuộc các đối tượng nêu tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 của Điều này chỉ được hưởng một mức hỗ trợ chi phí đào tạo cao nhất.
8. Mức chi phí đào tạo cho từng nghề và mức hỗ trợ cụ thể đối với từng đối tượng tham gia học chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng cơ quan ở trung ương được giao nhiệm vụ thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng phê duyệt phù hợp với chương trình, thời gian đào tạo thực tế và đặc thù của từng vùng, địa phương.
Đối với những nghề có chi phí đào tạo thực tế lớn hơn mức hỗ trợ tối đa quy định tại Điều này, các địa phương, cơ sở đào tạo chủ động xây dựng phương án huy động nguồn kinh phí bổ sung từ ngân sách địa phương, hỗ trợ của doanh nghiệp, đóng góp của người học và nguồn huy động, tài trợ hợp pháp khác để bảo đảm chi phí đào tạo.
9. Ngoài các đối tượng quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5 của Điều này, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tùy theo điều kiện, khả năng ngân sách địa phương, bố trí và huy động thêm các nguồn kinh phí hợp pháp khác để hỗ trợ thêm cho các đối tượng khác có nhu cầu học nghề.
1. Đối tượng được hỗ trợ: Người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm tham gia học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
2. Mức hỗ trợ:
a) Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.
b) Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
Riêng đối với người khuyết tật và người học cư trú ở xã, thôn, bản thuộc vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ: Mức hỗ trợ tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5 km trở lên.
3. Ngoài những đối tượng và mức hỗ trợ quy định tại Khoản 1 và 2 Điều này, các Bộ, ngành, địa phương, cơ sở đào tạo tùy điều kiện và khả năng, huy động thêm các nguồn kinh phí khác để hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại cho người học trong thời gian đào tạo.
1. Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng, gồm:
a) Ngân sách trung ương;
b) Ngân sách địa phương;
c) Kinh phí hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các nguồn huy động tài trợ hợp pháp khác.
2. Các Bộ, ngành, địa phương lồng ghép sử dụng các nguồn kinh phí được giao từ ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và các nguồn hỗ trợ khác để tổ chức đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo chính sách quy định tại Quyết định này và Luật Ngân sách nhà nước.
LEVEL OF SUPPORT FOR BASIC TRAINING COURSES AND SHORT-TERM TRAINING COURSES
Article 4. Subsidies on training costs
1. Disabled people: up to VND 6 million/person/course.
2. Poor people from ethnic minorities in; members of poor households in extremely disadvantaged communes/villages prescribed by the Prime Minister: up to VND 4 million/person/course.
3. People from ethnic minorities, beneficiaries of benefits for meritorious persons, members of poor households, members of households whose agriculture land or business land is withdrawn, laid off female workers , fishermen: up to VND 3 million/person/course.
4. People or near-poverty households: up to VND 2.5 million/person/course.
5. Females, and rural workers other than those mentioned in Clauses 1, 2, 3, 4 of this Article: up to VND 2 million/person/course.
6. Fishermen who learn the following vocations: operating vessels whose hulls are made of steel or new materials, new harvesting and preservation technologies for ships whose total power is 400 CV and over will have 100% of training costs covered according to the Government's Decrees.
7. Any person who is eligible for more than one level of subsidies mentioned in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 of this Article shall receive the highest subsidy.
8. The subsidy on training cost of each vocation and the specific level of subsidy for each learner of basic training courses and short-term courses shall be approved by President of the People’s Committee of the province or central-affiliated city (hereinafter referred to as province), head of central agency in charge of provision of support for basic training courses and short-term courses depending on each training program, the training duration, and characteristics of each area.
With regard to the vocations of which training costs are higher than the subsidies prescribed in this Article, local governments and training institutions shall formulate plans for raising additional funds from local budgets, enterprises, learners’ contributions, and other lawful sources of sponsorships to cover the training costs.
9. Apart from the entities mentioned in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 of this Article, the People’s Committees of provinces, in consideration of the conditions of their provinces and provincial budgets, shall provide and raise other funding sources to provide support for other people who wish to have vocational training.
Article 5. Subsidies on living cost
1. Beneficiaries: disabled people, beneficiaries of benefits for meritorious persons, people from ethnic minorities, members of poor households, members of households whose agriculture land or business land is withdrawn, laid off female workers who take basic training courses and short-term courses.
2. Subsidies:
a) Subsidy on meals: VND 30,000/person/learning day.
b) Subsidy on traveling cost: VND 200,000/person/course if their residences are at least 15 km from the training location.
For disabled people and learners residing in disadvantaged or extremely disadvantaged communes/villages prescribed by the Prime Minister: VND 300,000/person/course if their residences are at least 15 km from the training location.
3. Apart from the entities and subsidies mentioned in Clause 1 and Clause 2 of this Article, Ministries, regulatory bodies, local governments, and training institutions, depending on their capacity, shall raise additional funding sources to provide more subsidies for learners during the courses.
Article 6. Funding for implementation of training support policies
1. Sources of funding for provision of support for basic training courses and short-term courses include:
a) Central government budget;
b) Local government budgets;
c) Funding provided by organizations, individuals, enterprises, and other lawful sources.
2. Ministries, regulatory bodies, and local governments shall combine funding provided by central government budget, local government budgets, and other sources to run basic training courses and short-term courses in accordance with this Decision and the Law on State budget.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực