Chương II Thông tư 06/2020/TT-NHNN: Kiểm soát nội bộ
Số hiệu: | 25/2023/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 03/10/2023 | Ngày hiệu lực: | 20/11/2023 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bất động sản, Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Đối tượng được giảm tiền thuê đất của năm 2023
Ngày 03/10/2023, Thủ tướng ban hành Quyết định 25/2023/QĐ-TTg về việc giảm tiền thuê đất của năm 2023.
Đối tượng được giảm tiền thuê đất năm 2023
Đối tượng được giảm tiền thuê đất năm 2023 là tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp theo Quyết định hoặc Hợp đồng hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức thuê đất trả tiền hàng năm (người thuê đất).
Ngoài ra, áp dụng cho cả trường hợp người thuê đất không thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, hết thời hạn được miễn, giảm tiền thuê đất và trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai (Luật Đất đai và các văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai) và pháp luật khác có liên quan.
Mức giảm tiền thuê đất năm 2023
Giảm 30% tiền thuê đất phải nộp (phát sinh thu) của năm 2023 đối với người thuê đất theo Quyết định 25/2023/QĐ-TTg; không thực hiện giảm trên số tiền thuê đất còn nợ của các năm trước năm 2023 và tiền chậm nộp (nếu có).
Mức giảm tiền thuê đất này được tính trên số tiền thuê đất phải nộp (phát sinh thu) của năm 2023 theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người thuê đất đang được giảm tiền thuê đất theo quy định hoặc/và khấu trừ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng theo quy định của pháp luật về tiền thuê đất thì mức giảm 30% tiền thuê đất được tính trên số tiền thuê đất phải nộp (nếu có) sau khi đã được giảm hoặc/và khấu trừ theo quy định của pháp luật (trừ số tiền thuê đất được giảm theo Quyết định 01/2023/QĐ-TTg ngày 31/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ).
Về trình tự, thủ tục, người thuê đất nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị giảm tiền thuê đất (bằng một trong các phương thức: Trực tiếp, điện tử, bưu chính) cho cơ quan thuế quản lý thu tiền thuê đất, Ban Quản lý Khu kinh tế, Ban Quản lý Khu công nghệ cao, cơ quan khác theo quy định của pháp luật về quản lý thuế kể từ thời điểm Quyết định 25/2023/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/3/2024.
Không áp dụng giảm tiền thuê đất theo quy định tại Quyết định 25/2023/QĐ-TTg đối với trường hợp người thuê đất nộp hồ sơ sau ngày 31/3/2024.
Xem chi tiết tại Quyết định 25/2023/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày 20/11/2023.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đảm bảo triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch của đơn vị đúng định hướng và đạt được mục tiêu đề ra.
2. Bảo đảm hoạt động của đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định của Ngân hàng Nhà nước, phòng ngừa, hạn chế rủi ro; quản lý, sử dụng tài sản và các nguồn lực an toàn, hiệu quả, tiết kiệm.
3. Phát hiện những tồn tại, bất cập và kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các cơ chế, quy chế, quy định nội bộ nhằm tăng cường biện pháp đảm bảo an toàn tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị.
1. Đảm bảo tính khách quan, tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước, quy định nội bộ của đơn vị; phù hợp quy mô, tính chất, đặc thù hoạt động của đơn vị.
2. Thực hiện theo chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt và hướng dẫn nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.
3. Ưu tiên nguồn lực, thời gian thực hiện kiểm tra, kiểm soát, giám sát đối với những hoạt động, nghiệp vụ trọng yếu hoặc có rủi ro cao.
1. Hoạt động kiểm soát nội bộ phải được thiết lập, duy trì đối với tất cả các hoạt động, các quy trình nghiệp vụ, các giao dịch của đơn vị.
2. Hoạt động kiểm soát nội bộ phải đảm bảo thường xuyên, liên tục, gắn với các nguyên tắc kiểm soát trong hoạt động hằng ngày của đơn vị, bao gồm:
a) Việc phân công, phân cấp, ủy quyền thực hiện nhiệm vụ phải rõ ràng, minh bạch và đúng quy định; đảm bảo phân tách nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận trong đơn vị, tránh các xung đột lợi ích; đảm bảo một cá nhân không có điều kiện để thao túng hoạt động hoặc che giấu thông tin, hành vi vi phạm pháp luật và các quy chế, quy định nội bộ có liên quan nhằm trục lợi hoặc phục vụ mục đích cá nhân.
b) Đảm bảo nguyên tắc kiểm soát kép: Việc phân công thực hiện nhiệm vụ và xử lý nghiệp vụ, nhất là nghiệp vụ có rủi ro cao phải có ít nhất hai người thực hiện nhằm giám sát, kiểm soát lẫn nhau bảo đảm chấp hành đúng quy định, bảo vệ an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả công tác, ngoại trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác.
c) Quy định và thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo, trao đổi thông tin nội bộ kịp thời, hiệu quả đảm bảo hoạt động của đơn vị đúng pháp luật.
3. Đảm bảo trách nhiệm, quyền hạn của lãnh đạo đơn vị và từng phòng, ban trong hoạt động kiểm soát nội bộ; phát huy đầy đủ trách nhiệm, vai trò của Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ trên cơ sở triển khai một cách đầy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ trước Thủ trưởng đơn vị và pháp luật.
4. Các đơn vị, phòng, ban và từng cá nhân phải thường xuyên tự rà soát, kiểm tra việc thực hiện các quy chế, quy trình nghiệp vụ và quy định nội bộ có liên quan để kịp thời phát hiện những tồn tại, bất cập có thể xảy ra rủi ro, kiến nghị bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp nhằm phòng ngừa rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị.
5. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện công tác phân tích, đánh giá rủi ro các hoạt động nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình để chủ động phòng ngừa và có biện pháp kiểm soát, quản lý rủi ro thích hợp.
6. Đảm bảo vai trò độc lập tương đối của người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách đối với phòng, ban, bộ phận, cá nhân thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn vị; hạn chế tối đa việc người làm công tác kiểm soát nội bộ tham gia trực tiếp vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ thuộc đối tượng kiểm tra, kiểm soát, giám sát của mình. Không bố trí người làm công tác kiểm soát nội bộ (kể cả lãnh đạo cấp phòng phụ trách kiểm soát nội bộ) là người thân của Thủ trưởng đơn vị.
7. Việc bố trí người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách phải đáp ứng tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức của ngạch kiểm soát viên ngân hàng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
1. Phạm vi hoạt động kiểm soát nội bộ bao gồm tất cả các hoạt động, các nghiệp vụ, các giao dịch do đơn vị thực hiện.
2. Phương pháp kiểm soát nội bộ là phương pháp kiểm tra, giám sát tuân thủ và theo định hướng rủi ro, trong đó ưu tiên và tăng cường giám sát, kiểm tra đối với các hoạt động, nghiệp vụ trọng yếu hoặc có rủi ro cao.
1. Thường xuyên rà soát văn bản để kịp thời ban hành, sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình nghiệp vụ, quy định nội bộ nhằm quy định cụ thể nội dung công việc, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của đơn vị và từng phòng, ban, cá nhân trong điều hành và xử lý công việc bảo đảm đúng quy định, chặt chẽ, khoa học.
2. Thực hiện tự kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán, quản lý tài chính, tài sản, an toàn hoạt động kho quỹ, công nghệ thông tin và tính tuân thủ, hiệu quả hoạt động của các bộ phận, cá nhân trong đơn vị; rà soát, đánh giá về mức độ phù hợp và tính hiệu lực, hiệu quả, xác định các vấn đề còn tồn tại và đề xuất các thay đổi cần thiết đối với hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm bảo vệ an toàn tài sản và nâng cao hiệu quả quản lý, hoạt động của đơn vị.
3. Phân loại, quản lý và khai thác hệ thống thông tin, báo cáo của đơn vị phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, đảm bảo hoạt động thông suốt, liên tục.
4. Thiết lập cơ chế giám sát, báo cáo, trao đổi thông tin nội bộ hữu hiệu nhằm phòng ngừa rủi ro và phục vụ công tác quản lý, điều hành đơn vị phù hợp, hiệu quả.
1. Thống đốc quyết định cách thức, phương pháp xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp trên cơ sở quy định của pháp luật và yêu cầu của công tác quản lý, điều hành hoạt động Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ.
2. Vụ Kiểm toán nội bộ tham mưu, đề xuất Thống đốc:
a) Cách thức, phương pháp xây dựng, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước phù hợp, hiệu lực, hiệu quả.
b) Ban hành quy định hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
c) Chỉ đạo và thực hiện kiểm tra, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các đơn vị; đề xuất Thống đốc các biện pháp hoàn thiện cơ chế, quy trình nghiệp vụ và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước đảm bảo hiệu lực, hiệu quả.
d) Đề xuất việc cung cấp, khai thác các thông tin, tài liệu liên quan để thực hiện có hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ Ngân hàng Nhà nước.
1. Trách nhiệm:
a) Thiết lập, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Thống đốc về công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị.
b) Xây dựng, ban hành các quy định nội bộ, quy trình nghiệp vụ cụ thể để triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quản lý, sử dụng tài sản được giao, đảm bảo tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước.
c) Chỉ đạo cung cấp, khai thác thông tin liên quan đến hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị; phối hợp chặt chẽ với Vụ Kiểm toán nội bộ trong việc triển khai các biện pháp giám sát, khai thác thông tin đánh giá, cảnh báo rủi ro.
d) Trực tiếp chỉ đạo, phụ trách Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ hoặc người làm công tác kiểm soát nội bộ của đơn vị; bố trí người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách tại đơn vị đảm bảo các yêu cầu quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 6 của Thông tư này; tạo điều kiện cho Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao.
đ) Đối với các đơn vị không có Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách, Thủ trưởng đơn vị căn cứ vào quy mô, tính chất hoạt động và yêu cầu quản lý để thiết lập, duy trì hệ thống kiểm soát nội bộ và tổ chức hoạt động kiểm soát nội bộ của đơn vị phù hợp với quy định tại Thông tư này, chịu trách nhiệm trước Thống đốc về việc chấp hành pháp luật, đảm bảo an toàn tài sản trong hoạt động của đơn vị.
2. Quyền hạn:
a) Được chủ động bố trí nhân lực và quyết định các biện pháp, cách thức cụ thể để thực hiện công tác kiểm soát nội bộ của đơn vị phù hợp với quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.
b) Kiến nghị với Thống đốc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, quy chế, quy trình nghiệp vụ nhằm tăng cường tính hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị và Ngân hàng Nhà nước.
c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước được phát hiện thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ.
d) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và Ngân hàng Nhà nước.
1. Nhiệm vụ:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát nội bộ hằng năm và định kỳ (nếu có) trình Thủ trưởng đơn vị phê duyệt; tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, kiểm soát sau khi được phê duyệt.
b) Giúp Thủ trưởng đơn vị triển khai hoạt động kiểm soát nội bộ theo quy định tại Thông tư này và các quy định khác có liên quan của Ngân hàng Nhà nước.
c) Trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, giám sát các hoạt động nghiệp vụ, an toàn tài sản theo phân công; kiến nghị, đề xuất với Thủ trưởng đơn vị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, xử lý những tồn tại, sai phạm thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ và chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
d) Báo cáo kết quả kiểm soát nội bộ với Thủ trưởng đơn vị theo quy định và theo yêu cầu.
đ) Thường xuyên cập nhật, nghiên cứu các văn bản, quy chế, quy trình nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn, kỹ năng công tác để đáp ứng công việc theo yêu cầu.
2. Quyền hạn:
a) Được khai thác, cung cấp đầy đủ, kịp thời tất cả các thông tin, tài liệu liên quan đến các hoạt động, các nghiệp vụ, giao dịch của đơn vị để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát nội bộ.
b) Kiến nghị Thủ trưởng đơn vị thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm soát nội bộ tại đơn vị, chỉ đạo khắc phục những tồn tại, sai phạm thông qua hoạt động kiểm soát nội bộ.
c) Được bố trí và tạo các điều kiện cần thiết để thực hiện nhiệm vụ; được cử tham dự các khóa đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng công tác.
d) Trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật và quy định của Ngân hàng Nhà nước có thể dẫn đến rủi ro mất an toàn thông tin, tiền và tài sản tại đơn vị, Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ chuyên trách báo cáo ngay với Thủ trưởng đơn vị xử lý theo thẩm quyền; trường hợp Thủ trưởng đơn vị không xử lý hoặc xử lý không đúng quy định có quyền báo cáo bằng văn bản với Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ).
1. Phòng/Bộ phận kiểm soát nội bộ, người làm công tác kiểm soát nội bộ có trách nhiệm định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả, tình hình công tác kiểm soát nội bộ cho Thủ trưởng đơn vị. Nội dung, cách thức, thời hạn báo cáo do Thủ trưởng các đơn vị quy định cụ thể.
2. Hằng năm, các đơn vị theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này có trách nhiệm báo cáo kết quả, tình hình công tác kiểm soát nội bộ tại đơn vị cho Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) trước ngày 15 tháng 01 năm sau theo Phụ lục đính kèm Thông tư này.
Trường hợp đột xuất xảy ra rủi ro làm thất thoát tiền, tài sản, an toàn thông tin do đơn vị quản lý, đơn vị phải kịp thời báo cáo bằng văn bản cho Thống đốc (qua Vụ Kiểm toán nội bộ) trong vòng 24 giờ kể từ khi sự việc được phát hiện.
3. Vụ Kiểm toán nội bộ tổng hợp, tham mưu, đề xuất Thống đốc chỉ đạo, xử lý đối với các kiến nghị trong công tác kiểm soát nội bộ tại các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Article 4. Objectives of internal control activities
1. Ensure units’ strategies and plans are implemented under the direction to achieve their objectives.
2. Ensure that units operate in accordance with laws, and regulations and business processes of SBV and in a manner that prevents and reduces risks; manage and use assets and resources in a safe, effective and economical way.
3. Discover deficiencies and inadequacies, and promptly request competent authorities to amend, add or promulgate internal mechanisms, rules and regulations with a view to strengthening implementation of measures to ensure safety of assets and improve operational efficiency of units.
Article 5. Principles of internal control activities
1. Ensure objectivity and compliance with laws, and regulations and business processes of SBV and internal regulations of units; be suitable for the units’ scale and operation.
2. Adhere to the inspection and control programs and plans approved by heads, and professional guidelines of SBV.
3. Give priority to inspection, control and supervision of key or high risk activities and operations.
Article 6. Requirements for internal control activities
1. Internal control activities shall be established and maintained for all activities, business processes and transactions of a unit.
2. Internal control activities shall be carried out regularly and continually in association with control principles for daily activities of the unit, including:
a) Assigning and authorizing persons to perform tasks in a clear, transparent and lawful manner; ensuring tasks, powers and responsibilities delegated to each individual and department of a unit are separated, avoiding conflicts of interest; making sure no single individual has the total power to manipulate the operation of the unit or conceals information or violations against laws, and relevant internal rules and regulations for personal gain or for personal purposes.
b) Ensuring the principle of dual control is adhered to: the assignment of tasks and handling of operations, especially high risk operations, must be performed by at least two persons so as to supervise and control each other to ensure regulatory compliance, protect assets and improve performance unless otherwise provided by law.
c) Stipulating and strictly complying with regulations on reporting and exchange of internal information in a timely and effective way to ensure the unit operates in accordance with regulations of law.
3. Responsibilities and powers shall be delegated to each leader, department and board of a unit during internal control activities; responsibilities and roles of internal control department/division and internal controllers shall be promoted by fully and effectively implementing relevant regulations and business processes and the responsibility for task performance results to the head and the law shall be assumed.
4. Units, divisions, departments and individuals must regularly review and inspect the implementation of relevant internal regulations and business processes to promptly detect possible shortcomings, inadequacies and risks, suggest appropriate amendments in order to prevent risks and improve effectiveness in internal control activities by the units.
5. Heads of units affiliated to SBV shall provide instructions on analysis and assessment of risks posed to operations within their jurisdiction to proactively prevent and take appropriate measures to control and manage risks.
6. The role of a full-time internal controller shall be independent of that of a department, division or individual performing professional duties at a unit. Internal auditors should not be allowed to participate in professional activities subject to the inspection, supervision and control by the unit. Internal auditors (including heads of divisions in charge of internal control) who are relatives of the unit’s head should not be deployed.
7. Full-time internal controllers shall satisfy standards to be satisfied by bank controllers regarding qualifications, skills, experience and morality in accordance with SBV’s controllers.
Article 7. Scope and method of internal control activities
1. The scope of internal control activities covers all activities, operations and transactions made by a unit.
2. Internal control method means a risk-based method that is developed to inspect and supervise the compliance, especially key or high risk activities and operations.
Article 8. Contents of internal control activities
1. Regularly reviewing documents to promptly promulgate and amend internal rules, business processes and regulations so as to define work contents, tasks, powers and responsibilities of the unit and its department, division and individual upon management and handling of works in a lawful, close and scientifically sound manner.
2. Self-inspecting, controlling and supervising the compliance with regulations on accounting, financial and asset management, safety during treasury-related activities, information technology, compliance and operational efficiency of divisions and individuals in the unit; reviewing and assessing the reasonableness, effectiveness and efficiency, determining current problems and suggest necessary changes to the internal control system to ensure safety of assets and improve the effectiveness in management by the unit and its operational efficiency.
3. Classifying, managing and using information and reports of units in line with regulations of SBV to ensure smooth and continuous operation.
4. Establish effective mechanisms for supervising, reporting and exchanging internal information with the purpose of preventing risks and serving the management in an appropriate and effective manner.
Article 9. Providing instructions on and inspecting internal control
1. The Governor shall decide an appropriate method for establishing SBV internal control system on the basis of regulations of law and requirements for management and administration by SBV from time to time.
2. The Internal Audit Department shall advise and suggest the Governor to:
a) develop a method for establishing and maintaining the SBV internal control system in an appropriate, effective and efficient way.
b) promulgate regulations on professional guidance and process for internal control of units affiliated to SBV.
c) provide instructions on, inspect and assess internal control systems of units; suggest the Governor to adopt measures to perfect mechanisms and business processes and organize internal control activities of SBV in an effective and efficient manner.
d) provide and exploit relevant information and documents in order to effectively carry out internal control activities of SBV.
Article 10. Responsibilities and powers of heads of units
1. A head of a unit has the responsibility to:
a) establish and maintain an internal control system and organize internal control activities at the unit in accordance with Article 5 through 8 hereof and other relevant regulations of SBV, and be responsible to the Governor for the internal control.
b) make and promulgate internal regulations and business processes so as to perform his/her functions and tasks, manage and use assets in accordance with regulations of law, rules and regulations of SBV.
c) provide instructions on provision and exploitation of information related to internal control activities at the unit; closely cooperate with the Internal Audit Department in implementing measures to supervise and exploit information concerning risk assessment and warning.
d) direct and be in charge of the internal control department/division or internal controllers of the unit; deploy full-time internal controllers at the unit in accordance with the requirements set out in Clauses 6 and 7 Article 6 hereof; enable the internal control department/division and internal controllers to effectively perform its/his/her duties.
dd) If the unit does not have any internal control department/division or full-time internal controller, the head shall establish and maintain an internal control system which is suitable for the unit’s scale, operation and form of administration, and organize internal control activities in accordance with regulations laid down in this Circular and be responsible to the Governor for the compliance with laws and asset safety assurance by the unit.
2. A head of a unit has the power to:
a) proactively deploy personnel and decide internal control measures and methods in line with regulations of this Circular and SBV’ relevant regulations.
b) request the Governor to amend, add or complete mechanisms, rules and business processes in order to improve the effectiveness in internal control activities at the unit and SBV.
c) take actions against violations of laws and SBV’s regulations discovered during through auditing or request a competent authority to do so.
d) Other powers prescribed by law and SBV.
Article 11. Tasks and powers of internal control department/division and full-time internal controllers at a unit
1. Tasks:
a) Develop annual and periodic (if any) internal control programs and plans and submit them to the head for approval; organize the implementation thereof after obtaining approval;
b) Assist the head in carrying out internal control activities in accordance with this Circular and other relevant regulations of SBV.
c) Directly inspect, control and supervise operations and asset safety assurance as assigned; request and suggest the Governor to amend, add and perfect the business process, take actions against deficiencies and violations discovered through auditing and be responsible to the head for performance results.
d) Submit internal control reports to the head as prescribed and as requested.
dd) Regularly update and consider documents, rules, business processes, professional knowledge and skills to perform tasks as requested.
2. Powers:
a) Exploit and sufficiently and promptly provide all information and documents concerning activities, operations and transactions of the unit to perform the internal control task.
b) Request the head to take necessary measures to enhance effectiveness and efficiency in internal control activities and provide instructions on correcting deficiencies and violations discovered through auditing.
c) Be deployed and enabled to perform their tasks; be offered training and refresher training courses to improve their professional competence and skills.
d) If any violation against laws and SBV’s regulations is found possibly resulting in threatening safety of information, money and assets of the unit, the internal control department/division or full-time internal controller shall immediately report the violation to the head; if the head fails to impose penalties or imposes penalties for such violation in contravention of regulations, the internal control department/division or full-time internal controller is entitled to notify the Governor in writing (via the Internal Audit Department).
Article 12. Reporting of internal control
1. Every internal control department/division and internal controller shall submit periodic or ad-hoc internal control reports to the head. The head shall prescribe contents, methods and time limit for submitting the reports.
2. The units mentioned in Clause 1 Article 2 hereof shall submit an annual report on internal control to the Governor (via the Internal Audit Department) in writing before January 15 of the following year according to the Appendix hereto.
In the event that a risk is posed resulting in loss of money or assets or threatening information safety, the unit shall notify the Governor (via the Internal Audit Department) in writing within 24 hours from the time when the risk is posed.
3. The Internal Audit Department shall consolidate propositions, advise and suggest the Governor to deal with them upon internal control at units affiliated to SBV.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực