Chương II Luật Thanh tra 2010: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thanh tra nhà nước; Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
Số hiệu: | 1279/QĐ-TCHQ | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Tổng cục Hải quan | Người ký: | Hoàng Việt Cường |
Ngày ban hành: | 25/06/2009 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2009 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Thương mại, Xuất nhập khẩu | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
03/01/2017 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra viên.
Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.
3. Cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ do Chính phủ quy định.
1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng chiến lược, Định hướng chương trình, văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra trình cấp có thẩm quyền ban hành, phê duyệt hoặc ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn, tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra;
b) Lập kế hoạch thanh tra của Thanh tra Chính phủ; hướng dẫn Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra;
c) Chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra;
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức bộ máy, biên chế thanh tra các cấp, các ngành, điều kiện, tiêu chuẩn bổ nhiệm Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên các cấp, các ngành;
đ) Yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra;
e) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thủ tướng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ;
g) Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra.
2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập;
b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm quản lý của nhiều bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi cần thiết.
3. Quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
1. Tổng Thanh tra Chính phủ có nhiệm vụ sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; lãnh đạo Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và tổ chức triển khai Định hướng chương trình thanh tra;
c) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Thanh tra bộ; giữa Thanh tra bộ với Thanh tra tỉnh;
d) Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra bộ không nhất trí với Bộ trưởng, Chánh Thanh tra tỉnh không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về công tác thanh tra. Trường hợp Bộ trưởng không đồng ý với kết quả xử lý của Tổng Thanh tra Chính phủ thì Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Tổng Thanh tra Chính phủ có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình;
b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Bộ trưởng kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thủ tướng Chính phủ giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Đề nghị Bộ trưởng, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của bộ, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quyết định của mình;
d) Kiến nghị Bộ trưởng đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ quy định do bộ đó ban hành trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra; trường hợp Bộ trưởng không đình chỉ hoặc không hủy bỏ văn bản đó thì trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
đ) Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với quy định của cơ quan nhà nước cấp trên, của Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra;
e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
g) Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Thủ tướng Chính phủ có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
1. Thanh tra bộ là cơ quan của bộ, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ.
3. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;
b) Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;
c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ.
2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
b) Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
c) Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết.
3. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
1. Chánh Thanh tra bộ có nhiệm vụ sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ; lãnh đạo Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Chánh Thanh tra bộ có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình;
b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao;
c) Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ tiến hành thanh tra trong phạm vi quản lý của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về quyết định của mình;
d) Kiến nghị Bộ trưởng tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ;
đ) Kiến nghị Bộ trưởng giải quyết vấn đề liên quan đến công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ;
e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
g) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
h) Kiến nghị Bộ trưởng xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Bộ trưởng có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
1. Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra tỉnh có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra tỉnh giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra tỉnh.
3. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
b) Yêu cầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra;
c) Chỉ đạo công tác thanh tra, hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính đối với Thanh tra sở, Thanh tra huyện;
d) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh.
2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, của Ủy ban nhân dân cấp huyện; thanh tra đối với doanh nghiệp nhà nước do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
b) Thanh tra vụ việc phức tạp, liên quan đến trách nhiệm của nhiều sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao;
d) Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi cần thiết.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
1. Chánh Thanh tra tỉnh có nhiệm vụ sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; lãnh đạo Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Thanh tra sở, giữa Thanh tra sở với Thanh tra huyện; chủ trì phối hợp với Chánh Thanh tra bộ xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Xem xét xử lý vấn đề mà Chánh Thanh tra sở không nhất trí với Giám đốc sở, Chánh Thanh tra huyện không nhất trí với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về công tác thanh tra. Trường hợp Giám đốc sở không đồng ý với kết quả xử lý của Chánh Thanh tra tỉnh thì Chánh Thanh tra tỉnh báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
2. Chánh Thanh tra tỉnh có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình;
b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Giám đốc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao; quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
c) Yêu cầu Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thanh tra trong phạm vi quản lý của sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Giám đốc sở, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quyết định của mình;
d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Tổng Thanh tra Chính phủ;
đ) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
e) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
1. Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Thanh tra sở được thành lập ở những sở thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở.
3. Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở.
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.
3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của sở.
4. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.
5. Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra.
6. Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở.
7. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.
8. Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần thiết.
9. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
10. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
1. Chánh Thanh tra sở có nhiệm vụ sau đây:
a) Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của sở; lãnh đạo Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra trong phạm vi được phân cấp quản lý nhà nước của sở.
2. Chánh Thanh tra sở có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình;
b) Quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Giám đốc sở giao;
c) Yêu cầu thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở tiến hành thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của cơ quan đó khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; trường hợp Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc sở không đồng ý thì có quyền ra quyết định thanh tra, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở về quyết định của mình;
d) Kiến nghị Giám đốc sở tạm đình chỉ việc thi hành quyết định sai trái về thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở;
đ) Kiến nghị Giám đốc sở giải quyết vấn đề về công tác thanh tra, trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh hoặc Chánh Thanh tra bộ;
e) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
g) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
h) Kiến nghị Giám đốc sở xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Giám đốc sở có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
1. Thanh tra huyện là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra huyện có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra và Thanh tra viên.
Chánh Thanh tra huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh.
Phó Chánh Thanh tra huyện giúp Chánh Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra huyện.
3. Thanh tra huyện chịu sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh.
1. Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đó;
b) Báo cáo kết quả về công tác thanh tra;
c) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Thanh tra huyện.
2. Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra huyện có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Thanh tra vụ việc phức tạp, có liên quan đến trách nhiệm của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã;
c) Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
1. Chánh Thanh tra huyện có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện; lãnh đạo Thanh tra huyện thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Chánh Thanh tra huyện có quyền hạn sau đây:
a) Quyết định việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về quyết định của mình;
b) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành quy định cho phù hợp với yêu cầu quản lý; kiến nghị đình chỉ hoặc hủy bỏ quy định trái pháp luật phát hiện qua công tác thanh tra;
c) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết vấn đề về công tác thanh tra; trường hợp kiến nghị đó không được chấp nhận thì báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh;
d) Kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra; yêu cầu người đứng đầu cơ quan, tổ chức khác xem xét trách nhiệm, xử lý người thuộc quyền quản lý của cơ quan, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật phát hiện qua thanh tra hoặc không thực hiện kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.
Việc giao chức năng thanh tra chuyên ngành cho cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định theo đề nghị của Tổng Thanh tra Chính phủ sau khi đã thống nhất với Bộ trưởng.
1. Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành không thành lập cơ quan thanh tra chuyên ngành độc lập. Hoạt động thanh tra chuyên ngành do người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Khi tiến hành thanh tra, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được xử phạt vi phạm hành chính và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
ORGANIZATION, TASKS AND POWERS OF STATE INSPECTION AGENCIES; AGENCIES ASSIGNED TO PERFORM THE SPECIALIZED INSPECTION FUNCTION
Section 1 THE GOVERNMENT INSPECTORATE
Article 14. Organization of the Government Inspectorate
1. The Government Inspectorate is an agency of the Government, answerable to the Government for performing the state management of the work of inspection, settlement of complaints and denunciations and prevention and combat of corruption nationwide; and performs activities of inspection, settlement of complaints and denunciations and prevention and combat of corruption under law.
2. The Government Inspectorate is composed of the Inspector General, Deputy Inspectors General and inspectors.
The Inspector General is a cabinet member and the head of the inspection sector. The Inspector General is answerable to the National Assembly and the Prime Minister for the work of inspection. settlement of complaints and denunciations and prevention and combat of corruption.
Deputy Inspectors General shall assist the Inspector General in performing his/her tasks as assigned by the latter.
3. The organizational structure of the Government Inspectorate shall be stipulated by the Government.
Article 15. Tasks and powers of the Government Inspectorate
1. In the state management of inspection, the Government Inspectorate has the following tasks and powers:
a/ To formulate and submit strategies, program orientations and legal documents on inspection to competent authorities for promulgation or approval, or promulgate them according to its competence; to guide. propagate, examine and inspect the implementation of the law on inspection;
b/ To work out its inspection plans; to guide ministerial and provincial inspectorates in working out, and organizing the implementation of, their inspection plans;
c/ To direct inspection work and provide professional guidance on inspection; to provide professional inspection training for the contingent of officials and civil servants engaged in inspection work;
d/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in. guiding the organizational apparatus and state payrolls of inspectorates of all levels and sectors, conditions and criteria for appointment of chief inspectors, deputy chief inspectors and inspectors of all levels and sectors;
c/ To request ministries and ministerial-level agencies (below collectively referred to as ministries) and provincial-level People's Committees to report on inspection work; to summarize and report on results of inspection work; to summarize experience in inspection work:
f/ To monitor, urge and examine the implementation of the Prime Minister's and its own inspection conclusions, recommendations and handling decisions;
g/ To enter into international cooperation on inspection work.
2. In inspection activities, the Government Inspectorate has the following tasks and powers:
a/. To inspect the implementation of policies and laws, the performance of tasks and exercise of powers by ministries, government-attached agencies and provincial-level People's Committees; to inspect state enterprises established under decisions of the Prime Minister;
b/ To inspect complicated cases related to management responsibilities of many ministries and provincial-level People's Committees;
c/ To inspect other cases assigned by the Prime Minister;
d/ To examine, when necessary, the accuracy and lawfulness of inspection conclusions and post-inspection handling decisions of ministers and heads of ministerial-level agencies (below collectively referred to as ministers) and chairpersons of provincial-level People's Committees.
3. It shall perform the state management of the settlement of complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.
4. It shall perform the state management of the prevention and combat of corruption, and perform the corruption prevention and combat task under the anti-corruption law.
Article 16. Tasks and powers of the Inspector Genera!
1. The Inspector General has the following tasks:
a/ To lead, direct and examine inspection work within the state management scope of the Government; to lead the Government Inspectorate in performing its tasks and powers under this Law and other relevant laws;
b/ To submit to the Prime Minister for approval inspection program orientations and organize their implementation;
c/ To assume the prime responsibility for addressing overlaps in the scope, subjects, contents and duration of inspection among ministerial inspectorates or between ministerial and provincial inspectorates;
d/ To consider and settle inspection work-related matters on which opinions of ministerial chief inspectors are different from those ministers or opinions of provincial chief inspectors are different from those of chairpersons of provincial-level People's Committees. In case a minister disagrees with results of handling by the Inspector General, to report such to the Prime Minister for consideration and decision.
2. The Inspector General has the following powers:
a/ To decide on inspection when detecting signs of law violation and to be answerable to the Prime Minister for his/her decisions;
b/ To decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by ministers when detecting signs of law violation in these cases as assigned by the Prime Minister: to decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by chairpersons of provincial-level People's Committees when detecting signs of law violation in these cases:
c/ To propose ministers or request chairpersons of provincial-level People's Committees to conduct inspection within the management scope of their ministries or provincial-level People's Committees when detecting signs of law violation. In case ministers or chairpersons of provincial-level People's Committees refuse to do so. to issue inspection decisions, report on and be answerable to the Prime Minister for his/her decisions;
d/ To recommend ministers to terminate the implementation of regulations or annul regulations promulgated by their ministries which are contrary to regulations of superior state agencies or the Inspector General on inspection work. In case ministers refuse to do so. to submit them to the Prime Minister for decision:
e/ To terminate the implementation of. and request the Prime Minister to annul, regulations of provincial-level People's Committees or provincial-level People's Committee chairpersons which are contrary to regulations of superior state agencies or the Inspector General on inspection work;
f/ To recommend competent state agencies to amend, supplement or promulgate regulations to meet management requirements: to recommend the termination of implementation or annulment of unlawful regulations detected through inspection;
g/ To recommend the Prime Minister to examine liability and handle persons who are under the Prime Minister's management and commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions; to request heads of agencies or organizations to examine liability and handle persons who are under the management of such agencies or organizations and commit law violations detected through violation or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions.
Section 2 MINISTERIAL INSPECTORATES
Article 17. Organization of ministerial inspectorates
1. Ministerial inspectorates are agencies of ministries, assisting ministers in the state management of inspection, settlement of complaints and denunciations and prevention and combat of corruption: conduct administrative inspection of agencies, organizations and individuals under their ministries' management: conduct specialized inspection of agencies, organizations and individuals under the state management within their ministries' sectors or domains; settle complaints and denunciations and prevent and combat corruption under law.
2. A ministerial inspectorate is composed of the chief inspector, deputy chief inspectors and inspectors.
Ministerial chief inspectors are appointed, relieved of duly or dismissed by ministers after reaching agreement with the Inspector General.
Ministerial deputy chief inspectors shall assist ministerial chief inspectors in performing the latter's tasks under the latter's assignment.
3. Ministerial inspectorates shall submit to the direction and management by ministers and concurrently to the work direction and organizational and professional guidance by the Government Inspectorate.
Article 18. Tasks and powers of ministerial inspectorates
1. In the state management of inspection within the scope of state management of ministries, ministerial inspectorates have the following tasks and powers:
a/ To work out and submit inspection plans to ministers for approval; to organize the implementation of inspection plans for which they are responsible; to guide, monitor, urge and examine the implementation of inspection plans by their ministries' agencies assigned to perform the specialized inspection function;
b/ To provide professional guidance on specialized inspection to their ministries' agencies assigned to perform the specialized inspection function and provincial-level departments' inspectorates; to guide and examine their ministries' agencies and units in implementing the law on inspection;
c/ To request heads of their ministries" agencies assigned to perform the specialized inspection function to report on inspection work; to summarize and report on results of inspection work within the scope of their ministries' state management;
d/ To monitor, urge and examine the implementation of ministers' and their own inspection conclusions, recommendations and handling decisions.
2. In inspection activities, ministerial inspectorates have the following tasks and powers:
a/ To inspect the observance of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by agencies, organizations and individuals under their ministries' direct management: to inspect state enterprises established under ministers' decisions:
b/ To inspect the observance of specialized laws, professional and technical regulations and management rules of the sectors or domains under their ministries' management by agencies, organizations and individuals within the scope of state management of these sectors or domains;
c/ To inspect other cases assigned by ministers:
d/ To examine the accuracy and lawfulness of inspection conclusions and post-inspection handling decisions of heads of their ministries' agencies assigned to perform the specialized inspection function or chairpersons of provincial-level People's Committees in cases within the sectors or domains under their ministries' state management when necessary.
3. They shall assist ministers in performing the state management of the settlement of complaints and denunciations: and perform the task of settling complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.
4. They shall assist ministers in performing the slate management of corruption prevention and combat work; and perform the task of preventing and combating corruption under the anti-corruption law.
Article 19. Tasks and powers of ministerial chief inspectors
1. Ministerial chief inspectors have the following tasks:
a/ To lead, direct and examine inspection work within their ministries' state management scope: to lead their inspectorates in performing their tasks and exercising their powers under this Law and other relevant laws;
b/ To assume the prime responsibility for handling overlaps in the scope, subjects, contents and duration of inspection under their ministries' state management: to coordinate with provincial chief inspectors in handling overlaps in scope, subjects.
contents and duration of inspection in provinces and centrally run cities.
2. Ministerial chief inspectors have the following powers:
a/ To decide on inspection when detecting signs of law violation and be answerable to ministers for their decisions:
b/ To decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by heads of their ministries' agencies assigned to perform the specialized inspection function or chairpersons of provincial-level People's Committees when detecting signs of law violation in these cases as assigned by ministers:
c/ To request heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function to conduct inspection within the management scope of these agencies when detecting signs of law violation. In case heads of agencies assigned to perform the specialized inspection function refuse to do so, to issue inspection decisions, report on and be answerable to ministers for their decisions;
d/ To recommend ministers to suspend the execution of unlawful inspection decisions of agencies and units under their ministries' direct management;
e/ To recommend ministers to settle inspection-related issues. In case their recommendations are not accepted, to report them to the Inspector General:
f/ To recommend competent stale agencies to amend, supplement or promulgate regulations to meet management requirements: to recommend termination or annulment of unlawful regulations detected through inspection work;
g/ To sanction administrative violations under the law on handling of administrative violations:
h/ To recommend ministers to examine liability and handle persons under their respective management who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions: to request heads of agencies or organizations to examine liability and handle persons under management of these agencies or organizations who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions.
Section 3: PROVINCIAL INSPECTORATES
Article 20. Organization of provincial inspectorates
1. Provincial inspectorates are professional agencies of provincial-level People's Committees, responsible for assisting People's Committees of the same level in the work of inspection, settlement of complaints and denunciations and prevention and combat of corruption, and inspecting, settling complaints and denunciations and preventing and combating corruption under law.
2. A provincial inspectorate is composed of the chief inspector, deputy chief inspectors and inspectors.
Provincial chief inspectors shall be appointed, relieved of duty or dismissed by chairpersons of People's Committees of the same level after reaching agreement with the Inspector General.
Provincial deputy chief inspectors shall assist provincial chief inspectors in performing the latter's tasks under the latter's assignment.
3. Provincial inspectorates shall submit to the direction and management by chairpersons of People's Committees of the same level and concurrently to the work direction and organizational and professional guidance by the Government Inspectorate.
Article 21. Tasks and powers of provincial inspectorates
1. In the state management of inspection within the scope of state management of provincial-level People's Committees, provincial inspectorates have the following tasks and powers:
a/ To work out and submit inspection plans to chairpersons of provincial-level People's Committees for approval, and organize the implementation of these plans:
b/ To request professional agencies of provincial-level People's Committees (below collectively referred to as provincial-level departments) and district-level People's Committees to report on inspection work; lo summarize and report on results of inspection work;
e/ To direct inspection work and provide professional guidance on administrative inspection lo provincial-level department inspectorates and district inspectorates:
d/ To monitor, urge and examine the execution of provincial-level People's Committee chairpersons' and their own inspection conclusions, recommendations and handling decisions.
2. In inspection activities, provincial inspectorates have the following tasks and powers:
a/ To inspect the implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by provincial-level departments and district-level People's Committees, to inspect slate enterprises established under decisions of chairpersons of provincial-level People's Committees;
b/ To inspect complicated cases related to responsibilities of many provincial-level departments and district-level People's Committees:
c/ To inspect other cases and matters as assigned by chairpersons of provincial-level People's Committees:
d/ To examine, when necessary, the accuracy and lawfulness of inspection decisions and post-inspection handling decisions of directors of provincial-level departments and chairpersons of district-level People's Committees.
3. They shall assist provincial-level People's Committees in performing the state management of the settlement of complaints and denunciations: and settle complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.
4. They shall assist provincial-level People's Committees in performing the state management of corruption prevention and combat work; and perform the task of corruption prevention and combat under the anti-corruption law.
Article 22. Tasks and powers of provincial chief inspectors
1. Provincial chief inspectors have the following tasks:
a/ To lead, direct and examine inspection work within the state management scope of provincial-level People's Committees; to lead provincial inspectorates in performing the tasks and exercising the powers under this Law and other relevant laws;
b/ To assume the prime responsibility for handling overlaps in the scope, subjects, contents and duration of inspection among provincial-level department inspectorates or between provincial-level department inspectorates and district inspectorates; to assume the prime responsibility for. and coordinate with ministerial chief inspectors in, handling overlaps in the scope, subjects, contents and duration of inspection in provinces and centrally run cities;
c/ To consider and handle inspection-related matters on which provincial-level department chief inspectors disagree with provincial-level department directors or district chief inspectors disagree with chairpersons of district-level People's Committees. In case provincial-level department directors disagree with results of handling by provincial chief inspectors, to report them to chairpersons of provincial-level People's Committees for consideration and decision.
2. Provincial chief inspectors have the following powers:
a/ To decide on inspection when detecting signs of law violation and be answerable to chairpersons of provincial-level People's Committees for their decisions:
b/ To decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by provincial-level department directors when detecting signs of law violation in these cases as assigned by chairpersons of provincial -level People's Committees; to decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by district-level People's Committee chairpersons when detecting signs of law violation in these cases;
c/ To request provincial-level department directors or district-level People's Committee chairpersons to conduct inspection within the management scope of their provincial-level departments or district-level Peoples Committees when detecting signs of law violation. In case these directors or chairpersons refuse to do so. to issue inspection decisions, report on and be answerable to provincial-level People's Committee chairpersons for their decisions;
d/ To recommend provincial-level People's Committee chairpersons to settle inspection-related issues. In case their recommendations are not accepted, to report such to the Inspector General;
e/ To recommend competent state agencies to amend, supplement or promulgate regulations to meet management requirements; to recommend termination or annulment of unlawful regulations detected through inspection work;
f/ To recommend provincial-level People's Committee chairpersons to examine liability and handle persons under their respective management who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions; to request heads of agencies or organizations to examine liability and handle persons under the management of these agencies or organizations who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions.
Section 4: PROVINCIAL-LEVEL DEPARTMENT INSPECTORATES
Article 23. Organization of provincial-level department inspectorates
1. Provincial-level department inspec-torates are agencies of provincial-level departments, assisting provincial-level department directors in conducting administrative inspection and specialized inspection, settling complaints and denunciations, and preventing and combating corruption under law.
Provincial-level department inspectorates shall be established in provincial-level departments which perform the state management task under authorization by provincial-level People's Committees or under law.
2. A provincial-level department inspectorate is composed of the chief inspector, deputy chief inspectors and inspectors.
Provincial-level department chief inspectors shall be appointed, relieved of duty or dismissed by provincial-level department directors after reaching agreement with provincial chief inspectors.
Provincial-level department deputy chief inspectors shall assist provincial-level department chief inspectors in performing their tasks under the latter's assignment.
3. Provincial-level department inspectorates shall submit to the direction and management by provincial-level department directors, and concurrently to provincial inspectorates' work direction and professional guidance on administrative inspection, and ministerial inspectorates professional guidance on specialized inspection.
Article 24. Tasks and powers of provincial-level department inspectorates
1. To work out and submit inspection plans to provincial-level department directors for approval, and organize the implementation of inspection plans falling under their responsibility; to guide, monitor, urge and examine the implementation of inspection plans by their provincial-level departments' agencies assigned to perform the specialized inspection function.
2. To inspect the implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by agencies, organizations and individuals under their provincial-level departments' direct management.
3. To inspect the observance of specialized laws, professional and technical regulations and management rules of their sectors or domains by agencies, organizations and individuals under their provincial-level departments' management.
4. To inspect other cases assigned by provincial-level department directors.
5. To guide and inspect agencies and units under their provincial-level departments in observing the law on inspection.
6. To request the heads of their provincial-level departments' agencies assigned to perform the specialized inspection function to report on inspection work; to summarize and report on results of inspection work under their provincial-level departments' management.
7. To monitor, urge and examine the execution of inspection conclusions, recommendations and handling decisions of provincial-level department directors and inspectorates.
8. To examine the accuracy and lawfulness of inspection conclusions and post-inspection handling decisions of heads of their provincial-level departments' agencies assigned to perform the specialized inspection function., with regard to cases in the state management sectors or domains of their provincial-level departments when necessary.
9. To settle complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.
10. To prevent and combat corruption under the anti-corruption law.
Article 25. Tasks and powers of provincial-level department chief inspectors
1. Provincial-level department chief inspectors have the following tasks:
a/ To lead, direct and examine inspection work within the state management scope of their provincial-level departments; to lead provincial-level departments in performing the tasks and exercising the powers under this Law and other relevant laws;
b/ To handle overlaps in the scope, subjects, contents and duration of inspection within the scope of their provincial-level departments' decentralized state management responsibility.
2. Provincial-level department chief inspectors have the following powers:
a/ To decide on inspection upon detecting signs of law violation and be answerable to provincial-level department directors for their decisions;
b/To decide on re-inspection of cases on which conclusions have been made by heads of their provincial-level departments' agencies assigned to perform the specialized inspection function when detecting signs of law violation in these cases as assigned by provincial-level department directors;
c/ To request heads of their provincial-level departments' agencies assigned to perform the specialized inspection function to conduct inspection within the scope of these agencies' responsibility when detecting signs of law violation. In case heads of these agencies refuse to do so. to issue inspection decisions, report on and be answerable to provincial-level department directors for their decisions;
d/ To recommend provincial-level department directors to suspend the execution of unlawful inspection decisions of agencies and units under their provincial-level departments' direct management;
e/ To recommend provincial-level department directors to settle inspection-related matters. In case their recommendations are not accepted, to report such to provincial chief inspectors or ministerial chief inspectors;
f/ To recommend competent state agencies to amend, supplement or promulgate regulations to meet management requirements; to propose termination or annulment of unlawful regulations detected through inspection;
g/ To sanction administrative violations under the law on handling of administrative violations;
h/ To propose provincial-level department directors to examine liability and handle persons under the management of provincial-level department directors who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions.
Section 5 DISTRICT INSPECTORATES
Article 26. Organization of district inspectorates
1. District inspectorates are professional agencies of district-level People's Committees, responsible for assisting People's Committees of the same level in performing the state management of the work of inspection, settlement of complaints and denunciations, prevention and combat of corruption; and inspecting, settling complaints and denunciations, and preventing and combating corruption under law.
2. A district inspectorate is composed of the chief inspector, deputy chief inspectors and inspectors.
District chief inspectors shall be appointed, relieved of duty or dismissed by district-level People's Committee chairpersons after reaching agreement with provincial chief inspectors.
District deputy chief inspectors shall assist district chief inspectors in performing their tasks under the latter's assignment
3. District inspectorates shall submit to the direction and management by chairpersons of People's Committees of the same level, and concurrently to the work direction and professional guidance of provincial inspectorates.
Article 27. Tasks and powers of district inspectorates
1. In the state management of inspection within the scope of state management of district-level People's Committees, district inspectorates have the following tasks and powers:
a/ To work out and submit inspection plans to chairpersons of district-level People's Committees for approval, and organize the implementation of these plans;
b/ To report on results of inspection work;
c/ To monitor, urge and examine the execution of district-level People's Committee chairpersons' and their own inspection conclusions, recommendations and handling decisions.
2. In inspection activities, district inspectorates have the following tasks and powers:
a/ To inspect the implementation of policies and laws, performance of tasks and exercise of powers by district-level People's Committees" professional agencies and commune level People's Committees;
b/ To inspect complicated cases related to responsibilities of many professional agencies of district-level and commune-level People's Committees;
c/ To inspect other cases and matters as assigned by chairpersons of district-level People's - Committees;
3. They shall assist district-level People's Committees in performing the state management of the settlement of complaints and denunciations; and perform the task of settling complaints and denunciations under the law on complaints and denunciations.
4. They shall assist district-level People's Committees in performing the state management of corruption prevention and combat work; and perform the task of corruption prevention and combat under the anti-corruption law.
Article 28. Tasks and powers of district chief inspectors
1. District chief inspectors shall lead, direct and examine inspection work within the state management scope of district-level People's Committees; and lead their inspectorates in performing the tasks and exercising the powers under this Law and other relevant laws.
2. District chief inspectors have the following powers:
a/ To decide on inspection when detecting signs of law violation and be answerable to chairpersons of district-level People's Committees for their decisions;
b/ To propose competent state agencies to amend, supplement or promulgate regulations to meet management requirements; to recommend termination or annulment of unlawful regulations detected through inspection work;
c/ To recommend district-level People's Committee chairpersons to settle inspection-related issues. In case their recommendations are not accepted, to report such to provincial chief inspectors;
d/ To recommend district-level People's Committee chairpersons to examine liability and handle persons under their respective management who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions: to request heads of other agencies or organizations to examine liability and handle persons under the management of these agencies or organizations who commit law violations detected through inspection or fail to comply with inspection conclusions or handling decisions.
Section 6: AGENCIES ASSIGNED TO PERFORM THE SPECIALIZED INSPECTION FUNCTION
Article 29. Assignment of the specialized inspection function to agencies performing the task of state management in specific sectors or domains
The assignment of the specialized inspection function to agencies performing the task of state management in specific sectors or domains shall be stipulated by the Government at the proposal of the Inspector General after reaching agreement with concerned ministers.
Article 30. Inspection activities of agencies assigned to perform the specialized inspection function
1. Agencies assigned to perform the specialized inspection function shall not establish independent inspectorates. Specialized inspection activities shall be conducted by persons assigned to perform the specialized inspection task under this Law and other relevant laws.
2. When conducting inspection, persons assigned to perform the specialized inspection task may sanction administrative violations and perform other tasks and exercise other powers under law.