Quyết định 127/QĐ-TTg năm 2021 về Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu: | 127/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 26/01/2021 | Ngày hiệu lực: | 26/01/2021 |
Ngày công báo: | 02/02/2021 | Số công báo: | Từ số 147 đến số 148 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Chiến lược quốc gia về phát triển Trí tuệ nhân tạo đến 2030
Ngày 26/01/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 127/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (TTNT) đến năm 2030.
Theo đó, mục tiêu đến năm 2030:
- Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
+ Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.
+ Xây dựng được 10 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực...
+ Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao...
- Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT mạnh
+ Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT;
+ Có ít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về TTNT dẫn đầu trong khu vực ASEAN...
- Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững...
Xem chi tiết mục tiêu tại Quyết định 127/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký.
Văn bản tiếng việt
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 127/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 26 tháng 01 năm 2021 |
BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐẾN NĂM 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 (sau đây viết tắt là Chiến lược) với các nội dung sau:
1. Trí tuệ nhân tạo (TTNT) là một lĩnh vực công nghệ nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, góp phần quan trọng tạo bước phát triển đột phá về năng lực sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững.
2. Kế thừa và phát huy những thành tựu mới nhất của nhân loại, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT gắn với các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, phát triển khoa học và công nghệ; phát huy tiềm năng của doanh nghiệp, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực; từng bước nhận chuyển giao, làm chủ, tiến tới sáng tạo công nghệ.
3. Tập trung nguồn lực để tạo ra và phát triển các sản phẩm TTNT, dịch vụ TTNT quan trọng mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh; đầu tư có trọng điểm ứng dụng TTNT trong một số lĩnh vực liên quan tới quốc phòng an ninh, quản lý tài nguyên, môi trường và dịch vụ cho người dân; phát triển mạnh các doanh nghiệp ứng dụng TTNT, doanh nghiệp khởi nghiệp về TTNT.
Đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT, đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đến năm 2030, Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT trong khu vực ASEAN và trên thế giới.
1. Mục tiêu đến năm 2025
a) Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
- Việt Nam nằm trong nhóm 5 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 60 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
- Xây dựng được 05 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
- Phát triển được 01 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao.
b) Việt Nam trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT
- Hình thành được 02 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT; gia tăng số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về TTNT và tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực TTNT ở Việt Nam;
- Nâng cấp, hình thành mới được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo trọng điểm về TTNT.
c) Góp phần xây dựng xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
- TTNT được ứng dụng rộng rãi trong hành chính công, dịch vụ công trực tuyến giúp giảm thời gian xử lý công việc, nhân lực bộ máy, giảm thời gian chờ đợi và chi phí của người dân;
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quản lý hành chính nhà nước trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, quản lý xã hội và quản lý đô thị, đặc biệt tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
2. Mục tiêu đến năm 2030
a) Đưa TTNT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam
- Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước dẫn đầu trong khu vực ASEAN và nhóm 50 nước dẫn đầu trên thế giới về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT;
- Xây dựng được 10 thương hiệu TTNT có uy tín trong khu vực;
- Phát triển được 03 trung tâm quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao; kết nối được các hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm tính toán hiệu năng cao trong nước tạo thành mạng lưới chia sẻ năng lực dữ liệu lớn và tính toán phục vụ TTNT;
- Hình thành được 50 bộ dữ liệu mở, liên thông và kết nối trong các ngành kinh tế, lĩnh vực kinh tế - xã hội phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT.
b) Việt Nam là trung tâm đổi mới sáng tạo, phát triển các giải pháp và ứng dụng TTNT mạnh
- Hình thành được 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia về TTNT;
- Xây dựng được đội ngũ nhân lực chất lượng cao làm về TTNT bao gồm đội ngũ các chuyên gia và các kỹ sư triển khai ứng dụng TTNT. Tăng nhanh số lượng các công trình khoa học, đơn đăng ký sáng chế về TTNT của Việt Nam;
- Có ít nhất 01 đại diện nằm trong bảng xếp hạng nhóm 20 cơ sở nghiên cứu và đào tạo về TTNT dẫn đầu trong khu vực ASEAN.
c) Góp phần đẩy mạnh xã hội sáng tạo, chính phủ hiệu quả, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế tăng trưởng bền vững
- Phổ cập được kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT cho đội ngũ lao động trực tiếp, phục vụ thúc đẩy đổi mới sáng tạo, giảm chi phí, nâng cao năng suất lao động và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân;
- Ứng dụng TTNT phục vụ các nhiệm vụ quốc phòng an ninh, các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh;
- Cùng với chuyển đổi số, ứng dụng TTNT góp phần thúc đẩy tăng trưởng một số ngành kinh tế.
1. Xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hành lang pháp lý liên quan đến TTNT
- Xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật tạo hành lang pháp lý thông thoáng đáp ứng yêu cầu thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT vào cuộc sống.
- Phát triển và ứng dụng TTNT lấy con người và doanh nghiệp làm trung tâm, tránh lạm dụng công nghệ và xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
2. Xây dựng hạ tầng dữ liệu và tính toán cho nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT
- Thúc đẩy chia sẻ dữ liệu phục vụ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT, hình thành các cơ sở dữ liệu dùng chung, chia sẻ, mở để nghiên cứu, phát triển các ứng dụng TTNT. Xây dựng cơ chế chia sẻ dữ liệu theo nguyên tắc các bên cùng có lợi, tạo động lực để chia sẻ, đồng thời bảo đảm được phân quyền truy cập dữ liệu, tránh để lộ, lọt thông tin dữ liệu có tính riêng tư của cá nhân hay tổ chức.
- Tăng cường năng lực quốc gia về tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù.
3. Phát triển hệ sinh thái TTNT
- Phát triển nguồn nhân lực: Triển khai phổ cập kỹ năng cơ bản về ứng dụng TTNT và khoa học dữ liệu (KHDL) nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho thanh thiếu niên. Thúc đẩy triển khai các hình thức đào tạo chứng chỉ ngắn hạn và trung hạn về TTNT cho sinh viên thuộc các ngành nghề khác nhau, người lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp.
- Xây dựng tổ chức: Thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước xây dựng các trung tâm đào tạo, phát triển và ứng dụng TTNT và KHDL. Nhà nước đầu tư xây dựng một số trung tâm trọng điểm nghiên cứu, đào tạo nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao về TTNT và KHDL tại một số trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu.
- Triển khai nghiên cứu và phát triển: Tập trung đầu tư cho nghiên cứu phát triển một số nền tảng, sản phẩm TTNT cấp thiết và quan trọng phục vụ thị trường trong nước, hướng đến thị trường trong khu vực và toàn cầu. Ứng dụng TTNT để nâng cao hiệu quả đầu ra của các hoạt động nghiên cứu, phát triển trong các lĩnh vực khác.
- Thúc đẩy xây dựng các trung tâm ươm tạo và thu hút đầu tư cho phát triển doanh nghiệp TTNT: Triển khai các giải pháp huy động vốn đầu tư cho phát triển các doanh nghiệp và thương hiệu về TTNT ở Việt Nam.
4. Thúc đẩy ứng dụng TTNT
- Phát triển doanh nghiệp ứng dụng TTNT: Gia tăng số lượng các doanh nghiệp triển khai, phát triển và ứng dụng TTNT nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước đối với các lĩnh vực đã sẵn sàng về dữ liệu, công nghệ và kinh phí đầu tư. Đẩy mạnh triển khai các nền tảng phần mềm và ứng dụng mở về TTNT sẵn có.
- Ứng dụng TTNT trong quốc phòng an ninh và các lĩnh vực kinh tế - xã hội: Phát triển một số sản phẩm TTNT đặc thù của Việt Nam, từng bước hình thành công nghiệp TTNT tại Việt Nam. Thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương sử dụng các ứng dụng, dịch vụ TTNT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong phân phối, sử dụng nguồn lực xã hội, nâng cao chất lượng quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý đô thị.
- Nâng cao nhận thức về TTNT: Nâng cao năng lực, trình độ, nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức, doanh nghiệp, người dân về dữ liệu và ứng dụng TTNT.
5. Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TTNT
- Tham gia tổ chức và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học song phương và đa phương về TTNT. Thúc đẩy phát triển cơ sở, trung tâm hợp tác nghiên cứu TTNT; các dự án hợp tác chuyển giao công nghệ, khai thác các sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài về TTNT; các trung tâm, chương trình đào tạo nhân lực TTNT chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và toàn cầu.
- Trao đổi chuyên gia, người làm công tác nghiên cứu, sinh viên của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp TTNT nước ngoài. Tham gia các hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về TTNT. Mời các chuyên gia TTNT nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài đến Việt Nam tham gia tư vấn, nghiên cứu, đào tạo về TTNT.
- Hoàn thiện thể chế, các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), các tập đoàn công nghệ cao đa quốc gia xây dựng trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT ở Việt Nam.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ
- Xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới TTNT.
- Mở rộng các dự án xây dựng dữ liệu cộng đồng theo hình thức của đề án Hệ tri thức Việt số hóa; kết nối các cộng đồng TTNT, cộng đồng khoa học mở ở Việt Nam; hỗ trợ các nhiệm vụ nghiên cứu làm chủ, xây dựng các nền tảng nội địa cho tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù; thường xuyên tổ chức các hoạt động kết nối các cộng đồng học thuật, nghiên cứu; cộng đồng nghề nghiệp phát triển và ứng dụng TTNT và khoa học dữ liệu (KHDL) trong và ngoài nước.
- Triển khai mạnh mẽ hình thức hợp tác công - tư, đồng tài trợ cho các trung tâm đào tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển và trung tâm ứng dụng TTNT; đầu tư hình thành một số nhóm nghiên cứu trọng điểm về TTNT và KHDL trong một số trường đại học, viện nghiên cứu công lập; đầu tư cơ sở vật chất cho một số phòng thí nghiệm trọng điểm về TTNT và KHDL trong các trường đại học, viện nghiên cứu công lập; thúc đẩy xây dựng một số trung tâm đổi mới sáng tạo về TTNT, hình thành một số thương hiệu của Việt Nam về TTNT trên thế giới.
- Tổ chức triển khai nghiên cứu cơ bản về TTNT, giải mã công nghệ, làm chủ công nghệ, bắt kịp các tiến bộ trong lĩnh vực TTNT và bước đầu đóng góp trong phát triển phương pháp TTNT mới trong một số tổ chức nghiên cứu về toán học và công nghệ thông tin; tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm TTNT dựa trên nguồn dữ liệu và tri thức đặc thù của Việt Nam; triển khai chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về TTNT gắn với đào tạo nghiên cứu sinh; triển khai nghiên cứu, phát triển một số nền tảng cung cấp dịch vụ, sản phẩm TTNT quan trọng như xử lý ngôn ngữ tự nhiên, thị giác máy tính, quy trình tự động, các công nghệ TTNT dựa trên dữ liệu, người máy và các phương tiện tự hành, trong một số lĩnh vực đã sẵn sàng về dữ liệu, công nghệ và có nhu cầu ứng dụng ở trong nước, hướng đến thị trường trong khu vực và toàn cầu.
- Thúc đẩy hình thành các nhóm chuyên môn mở trong các lĩnh vực, cho phép rút ngắn thời gian hoàn thành các kết quả nghiên cứu; thúc đẩy sử dụng dùng chung, chia sẻ, mở dữ liệu, công nghệ và ứng dụng TTNT theo hướng đa ngành, liên ngành và xuyên ngành để đẩy nhanh tốc độ hình thành các kết quả và nâng cao hiệu quả đầu ra của các hoạt động nghiên cứu phát triển trong các lĩnh vực khác; tập huấn rộng rãi các nền tảng mở về dữ liệu và ứng dụng TTNT; thúc đẩy các cộng đồng, diễn đàn nguồn mở về TTNT; khuyến khích doanh nghiệp đặt hàng viện nghiên cứu, trường đại học triển khai nghiên cứu, phát triển sản phẩm TTNT đặc thù của Việt Nam.
- Tổ chức các chuỗi sự kiện về TTNT; hỗ trợ các cá nhân, tổ chức trong nước tham gia các hội thảo, triển lãm, kỳ thi quốc tế về TTNT; tham gia tổ chức và thực hiện các chương trình, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học song phương và đa phương về TTNT; thúc đẩy phát triển cơ sở, trung tâm hợp tác nghiên cứu TTNT; các dự án hợp tác chuyển giao công nghệ, khai thác các sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài về TTNT; các trung tâm, chương trình đào tạo nhân lực TTNT chất lượng cao phục vụ thị trường trong nước và toàn cầu; trao đổi chuyên gia, người làm công tác nghiên cứu, sinh viên của tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp TTNT nước ngoài. Tham gia các hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về TTNT.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông
- Xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về giao dịch điện tử, về thiết lập và chia sẻ dữ liệu, về các khung thể chế thử nghiệm (sandbox), tạo ra một không gian thử nghiệm thuận lợi với khung chính sách pháp lý riêng để tiến hành thử nghiệm TTNT trong các lĩnh vực có tiềm năng; xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật định dạng về công nghệ và sản phẩm TTNT.
- Hình thành nền tảng dữ liệu và tính toán: Xây dựng quy định, danh mục các cơ sở dữ liệu nghiệp vụ mà các bộ, ngành, địa phương phải dùng chung, chia sẻ, mở; thúc đẩy văn hóa xây dựng và dùng chung, chia sẻ, mở dữ liệu trong cộng đồng khoa học, doanh nghiệp, người dân; thúc đẩy thực hiện Chiến lược dữ liệu quốc gia; tập trung đầu tư công trong hình thành các cơ sở dữ liệu hành chính dùng chung, chia sẻ, mở trong quá trình triển khai Chính phủ điện tử; xây dựng khung chia sẻ dữ liệu tin cậy nhằm thúc đẩy hợp tác chia sẻ dữ liệu giữa các doanh nghiệp, cá nhân thuộc khu vực tư nhân; tích hợp dữ liệu dùng chung, chia sẻ, mở của các bộ, ngành, địa phương lên Cổng dữ liệu quốc gia; triển khai hợp tác công - tư, đồng tài trợ cho xây dựng các nền tảng và hệ thống tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù; xây dựng cơ chế hỗ trợ, khuyến khích, thúc đẩy sử dụng các nền tảng nội địa, cơ chế liên kết và chia sẻ các hệ thống tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù.
- Khuyến khích hình thành các tổ chức triển khai đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật và quản lý đáp ứng yêu cầu nghiên cứu và phát triển sản phẩm TTNT trong các tập đoàn, công ty và các đơn vị nghiên cứu; khuyến khích và thúc đẩy xây dựng một số chương trình đào tạo chứng chỉ ngắn hạn và trung hạn về TTNT và KHDL; triển khai các chương trình đào tạo ngắn hạn về tích hợp công nghệ TTNT và KHDL vào các thiết bị của bên thứ ba.
- Hình thành các doanh nghiệp cung cấp giải pháp tích hợp dựa trên công nghệ TTNT, KHDL kết hợp với công nghệ blockchain, điện toán đám mây và Internet vạn vật; xây dựng cơ chế ưu đãi, triển khai công nghệ TTNT, KHDL thúc đẩy chuyển đổi số; xây dựng và cung cấp hạ tầng kỹ thuật, cung ứng dịch vụ TTNT, KHDL thúc đẩy chuyển đổi số, dịch vụ và ứng dụng TTNT hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia sâu vào chuỗi cung ứng của thị trường toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của các thị trường logistics, thương mại điện tử và kinh tế số.
- Thúc đẩy phát triển và triển khai các ứng dụng TTNT trong lĩnh vực đảm bảo an toàn dữ liệu, an toàn an ninh mạng; quản lý đô thị, quản lý xã hội và hành chính công; viễn thông; xây dựng chính sách, chương trình khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp CNTT phát triển nền tảng mở về dữ liệu và phần mềm phục vụ xây dựng ứng dụng TTNT; khuyến khích các tập đoàn, doanh nghiệp công nghệ của Việt Nam tập trung nghiên cứu, làm chủ công nghệ, phát triển sản phẩm TTNT đặc thù của Việt Nam.
- Triển khai các chương hình tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, doanh nghiệp, người dân, thanh thiếu niên và học sinh về dữ liệu và ứng dụng TTNT; các giải pháp nâng cao nhận thức về TTNT để các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể, cá nhân hiểu rõ vai trò, lợi ích của TTNT, các kỹ năng cơ bản cần thiết phải chuẩn bị để đón nhận, phát triển các ứng dụng TTNT, trong đó quan tâm đến giải pháp nâng cao nhận thức về quản lý thay đổi.
3. Bộ Quốc phòng
- Triển khai xây dựng trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù.
- Thúc đẩy phát triển và triển khai các ứng dụng TTNT trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, trong thông minh hóa, hiện đại hóa trang thiết bị khí tài, trong xây dựng các phương án tác chiến, trong các hệ thống phòng thủ quốc gia, hệ thống phòng, ứng phó và phản ứng nhanh đối với chiến tranh mạng, sinh học, hóa học và các hoạt động cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó sự cố, dịch bệnh.
4. Bộ Công an
- Xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư, quyền con người, về an ninh trật tự có liên quan đến hoạt động phát triển và ứng dụng TTNT và về đảm bảo an toàn an ninh mạng cho các hoạt động lên quan tới TTNT.
- Triển khai xây dựng trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù.
- Triển khai các ứng dụng TTNT trong các hệ thống an ninh quốc gia, hệ thống quản lý xuất nhập cảnh, hệ thống kiểm soát phòng chống tội phạm công nghệ cao, xây dựng các giải pháp kỹ thuật chủ động phòng chống tội phạm sử dụng thành tựu khoa học về TTNT.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Triển khai các chương trình đào tạo STEAM cho thanh thiếu niên; triển khai đại trà các chương trình phổ cập kỹ năng xây dựng dữ liệu, ứng dụng TTNT cho thanh thiếu niên; thúc đẩy các chương trình đào tạo chính quy về TTNT, khoa học dữ liệu; thúc đẩy đưa các môn học về phân tích dữ liệu, về ứng dụng TTNT vào chương trình đào tạo của các ngành học khác nhau trong các trường đại học và cao đẳng.
- Khuyến khích, thúc đẩy các tập đoàn công nghệ trong nước đầu tư xây dựng viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo chất lượng cao về TTNT và KHDL; đầu tư cho một số trường đại học triển khai đào tạo một số ngành đào tạo đại học, sau đại học về TTNT và KHDL.
- Thúc đẩy phát triển và triển khai các ứng dụng TTNT trong lĩnh vực giáo dục: dự đoán nhu cầu công việc của thị trường; xác định tiêu chí đánh giá sinh viên, hỗ trợ sinh viên xác định được thế mạnh việc làm khi tốt nghiệp; tự động hóa quy trình nghiệp vụ của giáo viên; xác định các tiêu chí nhằm đạt mục tiêu học tập; cá nhân hóa việc học tập, nâng cao hiệu quả học tập có sự trợ giúp của giáo viên và trợ giảng ảo; hỗ trợ nâng cao nhận thức của sinh viên.
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Xây dựng cơ chế đặc thù cho các trung tâm đổi mới sáng tạo để thu hút các quỹ đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo về TTNT ở Việt Nam.
- Hoàn thiện thể chế, các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), các tập đoàn công nghệ cao đa quốc gia xây dựng trung tâm nghiên cứu, phát triển và ứng dụng TTNT ở Việt Nam theo Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.
7. Bộ Tài chính:
Thúc đẩy phát triển và ứng dụng TTNT trong lĩnh vực tài chính. Căn cứ theo quy định pháp luật cân đối, bố trí kinh phí để thực hiện Chiến lược.
8. Bộ Công Thương
- Tập hợp, chuẩn hóa, chia sẻ các bộ dữ liệu mở trong nước trong lĩnh vực công nghiệp là đầu vào cho các ứng dụng sẵn có, phục vụ cho nhu cầu ứng dụng TTNT trong các lĩnh vực này.
- Thúc đẩy phát triển và triển khai các ứng dụng TTNT trong lĩnh vực công nghiệp nhằm cải tiến thông minh hóa, tự động hóa quy trình sản xuất sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm công nghiệp.
- Thúc đẩy phát triển và triển khai các ứng dụng TTNT trong lĩnh vực thương mại điện tử: dự báo xu hướng nhu cầu, tối đa hóa và tự động hóa đàm phán và thương lượng với nhà cung cấp; tự động hóa nhà xưởng và điều hành quản lý; tối ưu hóa bán hàng, phân loại sản phẩm; tối ưu hóa giá, cá nhân hóa quảng bá và đáp ứng nhu cầu hiển thị trang web trong thời gian thực; cá nhân hóa các khuyến nghị, cung cấp hỗ trợ trực tuyến với các trợ lý ảo và chatbot; tự động thanh toán tại cửa hàng và hoàn thiện phân phối.
9. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tập hợp, chuẩn hóa, chia sẻ các bộ dữ liệu mở trong nước trong lĩnh vực nông nghiệp là đầu vào cho các ứng dụng sẵn có, phục vụ cho nhu cầu ứng dụng TTNT trong các lĩnh vực này
- Thúc đẩy và phát triển các ứng dụng TTNT trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nhằm cải tiến thông minh hóa, tự động hóa quy trình sản xuất, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo quy trình sản xuất, xuất xứ minh bạch, cung cấp thực phẩm sạch cho người tiêu dùng.
10. Bộ Giao thông vận tải
Thúc đẩy phát triển và triển khai các ứng dụng TTNT trong lĩnh vực giao thông, vận tải, logistics: tự động phát hiện định danh phương tiện giao thông, xác định tốc độ và tự động hóa quy trình xử lý tại các trung tâm giám sát điều hành giao thông đường bộ; cải tiến quy trình của trạm giám sát và thu phí giao thông đường bộ gắn với phát hiện và nhận dạng phương tiện giao thông; cung cấp dữ liệu phục vụ tối ưu hóa các hệ thống logistics; cung cấp dịch vụ tự động tìm đường và tư vấn khách hàng trong các mô hình vận tải công nghệ; nghiên cứu, triển khai các giải pháp cảnh báo tình huống nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện; hỗ trợ thống kê, đánh giá, phân tích và lập kế hoạch phục vụ công tác bảo trì, bảo dưỡng kết cấu hạ tầng giao thông, xây dựng quy hoạch giao thông vận tải, quản lý điều hành giao thông thông minh.
11. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Thúc đẩy phát triển và triển khai các ứng dụng TTNT trong lĩnh vực văn hóa và du lịch: phát triển công nghiệp văn hóa số; tự động hóa quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa các điểm đến và các di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp với các dịch vụ tư vấn du lịch thông minh hướng người dùng; dự báo xu hướng và cá nhân hóa loại hình du lịch dựa trên phân tích thông tin trên mạng xã hội quan điểm người dùng, góp phần nâng cao chất lượng quy hoạch và chất lượng dịch vụ du lịch thông minh.
12. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Triển khai tư vấn đào tạo về TTNT và KHDL cho người lao động có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp.
13. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thúc đẩy phát triển và triển khai các ứng dụng TTNT trong lĩnh vực ngân hàng: phân tích, dự đoán nhu cầu vay vốn, đối tượng vay vốn, hỗ trợ hoạt động cấp tín dụng; phát hiện các hành vi gian lận; cá nhân hóa các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng; cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tức thời cho khách hàng thông qua các trợ lý ảo và chatbot.
14. Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thúc đẩy phát triển và triển khai các ứng dụng TTNT trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường: dự báo số liệu ngành tài nguyên môi trường, áp dụng TTNT trong quan trắc, thu nhận, đo đạc, điều tra, khảo sát về đất đai và tài nguyên môi trường nhằm cung cấp và chia sẻ thông tin, dữ liệu quan trắc, điều tra cơ bản về đất đai và tài nguyên môi trường theo thời gian thực; đảm bảo xử lý hiệu quả ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
15. Bộ Y tế
- Tập hợp, chuẩn hóa, chia sẻ các bộ dữ liệu mở trong nước trong lĩnh vực y tế là đầu vào cho các ứng dụng sẵn có, phục vụ cho nhu cầu ứng dụng TTNT trong các lĩnh vực này.
- Thúc đẩy và phát triển các ứng dụng TTNT trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe người dân: hỗ trợ bác sỹ trong phát hiện, chẩn đoán và ra quyết định, theo dõi và chăm sóc sức khỏe bệnh nhân từ xa, cá nhân hóa việc điều trị, nghiên cứu sản xuất và bào chế thuốc.
16. Bộ Tư pháp
Xây dựng và hoàn thiện bổ sung các văn bản pháp luật về trách nhiệm pháp lý của các đối tượng liên quan tới TTNT.
17. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Triển khai xây dựng trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu lớn và tính toán hiệu năng cao, tính toán đám mây, tính toán sương mù.
1. Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm: Làm đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược; chủ trì tổ chức thực hiện Chiến lược; định kỳ hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược đến năm 2025 và xác định các nhiệm vụ, đề án ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo đến năm 2030.
2. Các bộ, ngành, cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật hiện hành.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm triển khai thực hiện Chiến lược, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đẩy nhanh ứng dụng các giải pháp TTNT trong quản lý đô thị, quản lý xã hội và hành chính công.
4. Các viện nghiên cứu, trường đại học căn cứ vào nội dung và giải pháp của Chiến lược, xây dựng các nội dung triển khai, đề xuất giải pháp với các bộ, ngành, địa phương.
5. Các bộ, ngành, địa phương định kỳ hàng năm gửi báo cáo Bộ Khoa học và Công nghệ tình hình triển khai Chiến lược trước ngày 15 tháng 12 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
6. Nguồn vốn thực hiện
- Nguồn vốn để thực hiện Chiến lược bao gồm nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, thực hiện theo phân cấp nhà nước hiện hành. Các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Chiến lược để xây dựng dự toán kinh phí cụ thể để triển khai thực hiện theo quy định.
- Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực tài chính từ các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thực hiện Chiến lược theo quy định pháp luật; lồng ghép các nhiệm vụ giao cho các bộ, ngành, địa phương trong các chương trình mục tiêu quốc gia khác có liên quan.
Điều 3. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
|
KT. THỦ TƯỚNG |
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN TRỌNG ĐIỂM CỦA CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ NGHIÊN CỨU, PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 127/QĐ-TTg ngày 26 tháng 01 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên chương trình, đề án |
Đơn vị chủ trì |
Đơn vị phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về TTNT đến năm 2030 |
Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Bộ Khoa học và Công nghệ; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội |
2020 - 2030 |
2 |
Đề án xây dựng 03 Trung tâm cấp quốc gia về lưu trữ dữ liệu và tính toán hiệu năng cao |
Bộ Quốc phòng; Bộ Công an; Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam |
Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Khoa học và Công nghệ |
2020 - 2030 |
4 |
Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia liên quan đến TTNT |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
Các bộ, ngành liên quan |
2020 - 2030 |
5 |
Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp TTNT gắn với thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia |
Bộ Thông tin và Truyền thông |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
2020 - 2030 |
6 |
Đề án xây dựng các nhóm dữ liệu mở chuyên ngành phục vụ nghiên cứu, phát triển TTNT ở Việt Nam |
Bộ Khoa học và Công nghệ |
Các bộ, ngành liên quan |
2020 - 2030 |
PRIME MINISTER |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 127/QD-TTg |
Hanoi, January 26, 2021 |
ON NATIONAL STRATEGY FOR RESEARCH, DEVELOPMENT, AND APPLICATION OF ARTIFICIAL INTELLIGENCE UNTIL 2030
PRIME MINISTER
Pursuant to Law on Governmental Organization dated June 19, 2015; Law on amendments to Law on Government Organization and Law on Local Governmental Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to Law on High Technologies dated November 13, 2008;
Resolution No. 50/NQ-CP dated April 17, 2020 of the Government on issuance of Action program of the Government for implementing Resolution No. 52-NQ/TW dated September 27, 2019 of Politburo on policies on active participation in the fourth industrial revolution;
At request of Minister of Science and Technology,
HEREBY DECIDES:
Article 1. Issue the National strategy for research, development, and application of Artificial Intelligence until 2030 (hereinafter referred to as “Strategy”) as follows:
1. Artificial Intelligence (hereinafter referred to as “AI”) is a field within the Fourth industrial revolution which creates groundbreaking development in production capacity, increases national competitiveness, and promotes sustainable economic growth.
2. Inherit and utilize humanity’s latest achievements, research, develop, and apply AI in tandem with implementation of tasks and objectives of socio-economic development, national defense and security assurance, science and technology development, enterprise potential harnessing, and effective extraction of resources; gradually receive transfer, harness, and renovate technology.
3. Focus resources to create and develop important AI products and services which Vietnam has an edge on in competition; invest in AI applications in fields related to national defense and security, resource and environment management, and services for the general public; extensively develop enterprises applying AI and start-up enterprises specialized in AI.
Promote research, development, and application of AI, prioritize AI as an important field of technology of Vietnam in the Fourth industrial revolution. Until 2030, Vietnam has become a center for renovation, creativity, development of solutions, and application of AI in ASEAN sector and around the world.
1. Objectives to 2025
a) Promote AI to an important field of technology of Vietnam.
- Vietnam becomes the top 5 leading countries within ASEAN sector and top 60 leading countries worldwide regarding development, research, and application of AI;
- Develop 5 reputable AI brands in the area;
- Establish a national center for storing big data and implementing high-performance computing.
b) Vietnam becomes a center for renovation, creativity, development of solutions, and application of AI
- Establish 2 national centers for AI renovation and creativity; increase number of start-up enterprises specialized in AI and total investment in AI sector in Vietnam;
- Upgrade and establish new 10 research and training facilities regarding AI.
c) Develop creative society and effective government, protect national security, maintain social order and safety, and promote sustainable economic growth
- AI is widely adopted in public administration affairs and online public services in order to reduce the time required for processing affairs, personnel required, waiting time, and expenses incurred by the general public;
- Improve effectiveness of government administration system in distributing, utilizing social resources, managing society, and managing urban areas, especially in major cities namely Hanoi City, Ho Chi Minh City, and Danang City.
2. Objectives to 2030
a) Promote AI to an important field of technology of Vietnam.
- Vietnam becomes the top 4 leading countries within ASEAN sector and top 50 leading countries worldwide regarding development, research, and application of AI;
- Develop 10 reputable AI brands in the area;
- Develop 3 national centers for storing big data and implementing high-performance computing; connect domestic data centers and high-performance computing centers in order to establish a network for sharing big data and computing capacity serving AI;
- Establish 50 open and interconnected data sets in economic and socio-economic sectors serving research, development, and application of AI.
b) Vietnam becomes a powerful center for renovation, creativity, development of solutions, and application of AI
- Establish 3 national centers for renovation and creativity regarding AI;
- Develop high quality personnel specialized in AI including teams of expert and engineers specialized in implementing AI applications. Increase number of scientific works and patent application regarding AI of Vietnam;
- Have at least 1 representative within the top 20 AI research and training facilities within ASEAN sector.
c) Promote creative society and effective government, protect national security, maintain social order and safety, and promote sustainable economic growth
- Provide basic skills regarding AI application for personnel in order to promote renovation, creativity, reduce cost, improve working capacity, and improve lives of the general public;
- Applying AI in national defense and security, rescue, natural disaster prevention, and response to incidents and epidemic;
- In addition to digitalization, apply AI in order to promote specific economic sectors.
1. Develop system of legislative documents and legal framework relating to AI
- Develop policies and regulations in order to create suitable legal framework which satisfies requirements for promoting research, development, and application of AI in life.
- Develop and apply AI revolving around human and enterprises, avoid abusing technology and legal rights, benefits of organizations and individuals.
2. Develop data infrastructure and make calculations serving AI research, development, and application
- Promote sharing data serving AI research, development, and application, establish database for common use, sharing, and publicity to serve research and development of AI applications. Develop data sharing mechanisms following the principles of mutual interest, create motivation for sharing while guaranteeing right to access data, and avoid leaking private information of individuals and organizations.
- Increase national capacity regarding high-performance computing, cloud computing, and fog computing.
3. Develop AI ecosystem
- Develop human resources: Provide basic skills regarding AI application and data science in order to promote renovation and creativity of teenagers. Promote implementation of short-term and medium-term certificate training regarding AI for students in different majors and workers who wish to change their professions.
- Develop and organize: Attract domestic and international resources in order to develop centers for training, developing, and applying AI and data science. The government shall invest in key centers for researching, training personnel and high quality human resources regarding AI and data science in leading universities and research institutes.
- Conduct research and development: Prioritize investment in development of essential and important AI platforms and products serving domestic market while aiming towards regional and global markets. Apply AI in order to improve output effectiveness of research and development activities in other sectors.
- Promote construction of centers for growing and attracting investment in developing AI enterprises: Implement capital mobilization solutions in order to develop enterprises and brands specialized in AI in Vietnam.
4. Promote AI application
- Develop enterprises utilizing AI: Increase number of enterprises utilizing, developing, and applying AI in order to satisfy domestic demands in sectors with available data, technology, and investment fundings. Promote available software platform and open application regarding AI.
- Apply AI in national defense and security and socio-economic sectors: Develop typical AI products of Vietnam and gradually establish AI industry in Vietnam. Promote ministries and local authorities to utilize AI applications and services in order to improve effectiveness in distributing and utilizing social sources, and improving effectiveness state management, social management, and urban management.
- Improve awareness regarding AI: Improve capacity, education level, and awareness of employees, officials, enterprises, and the general public regarding AI data and application.
5. Promote international cooperation in AI sector
- Participate in organizing and implementing bilateral and multilateral scientific research cooperation programs and projects regarding AI. Promote development of AI cooperative research facilities and centers; cooperative projects for transferring technology, utilizing inventions, and industrial ownership between Vietnamese enterprises and foreign enterprises regarding AI; centers and programs for training high quality personnel specialized in AI to serve domestic and global market.
- Exchange experts, research personnel, and students of Vietnamese organizations, enterprises with foreign AI research, training organizations and enterprises. Participate in other international associations and organizations specialized in AI. Invite foreign and overseas Vietnamese AI experts to advise, research, and provide training regarding AI in Vietnam.
- Finalize regulations and policies on attracting foreign direct investment (FDI) and enabling multinational hi-tech corporations to develop AI research, development, and application centers in Vietnam.
1. Ministry of Science and Technology
- Develop and finalize legislative documents regarding intellectual property relating to AI.
- Expand community data development projects following the model of Digital Vietnamese knowledge system; connect AI community and open science community in Vietnam; assist tasks of researching, harnessing, and developing domestic platforms serving high-performance computing, cloud computing, and fog computing; organize activities connecting domestic and foreign academic, research, AI and data science development and application communities on a regular basis.
- Extensively implement public-private partnership, sponsor AI training centers, AI development and research centers, and AI application centers; invest and establish research groups prioritizing AI and data science in specific public higher education institutions and research institutes; invest in facilities of important laboratories in terms of AI and data science in public higher education institutions and research institutes; promote development of centers for renovation and creativity regarding AI, and establish Vietnamese brands regarding AI around the world.
- Organize basic research regarding AI, reverse engineering, technology ownership, staying up-to-date in terms of advances in AI, and contribution to development of new AI solutions in mathematics and information technology research organizations; prioritize investment in research and development of AI products based on peculiar data and knowledge sources of Vietnam; implement national key research programs regarding AI together with training researchers; implement research and development of platforms providing important AI products and services namely natural language processing, computer vision, automated process, AI technologies based on data, robots, and self-propelled vehicles in sectors with available data, technology, and domestic demand while aiming towards regional and global markets.
- Promote formation of specialist teams in various sectors, shorten the time necessary for completing research results; promote common use, sharing, opening data and technology, and applying AI in a multidisciplinary, interdisciplinary, and transdisciplinary manner in order to boost result creation and improve output effectiveness of research and development activities in other sectors; organize training for open platforms regarding AI data and application; promote communities and open source forums regarding AI; encourage enterprises to commission research institute and higher education institutions to research and develop peculiar AI products of Vietnam.
- Organize events regarding AI; assist domestic organizations and individuals in participating in international conventions, exhibits, and competitions regarding AI; organize and implement bilateral and multilateral scientific research cooperation programs and projects regarding AI; promote development of AI research cooperation centers and facilities; projects regarding technology transfer, utilization of inventions and industrial ownership between Vietnamese enterprise and foreign enterprises regarding AI; high quality AI personnel training centers and programs serving domestic and global market; exchange experts, research personnel, and students of Vietnamese organizations and enterprises with foreign AI research, training organizations and enterprises. Participate in other international associations and organizations specialized in AI.
2. Ministry of Information and Communications
- Develop and finalize legislative documents regarding e-transactions, establishment and sharing of data, sandbox framework, and creation of convenient testing space with separate legal framework in order to conduct AI tests in potential sectors; develop technical standards and regulations on format of AI technology and products.
- Establish data and calculation platforms: Develop regulations and lists of professional databases which ministries and local authorities must use commonly, share, open; promote the culture of developing, using commonly, sharing, and opening data in science community, enterprises, and the general public; promote implementation of National data strategy; prioritize public investment formation of common use, shared, and open administrative databases during implementation of e-Government; develop reliable data sharing framework in order to promote cooperation in sharing data among private enterprises and individuals; integrate common, shared, open data of ministries and local authorities on National data portal; implement public-private partnership, sponsor development of platforms and systems allowing high-performance computing, cloud computing, fog computing; develop policies on assisting, encouraging, and promoting the use of domestic platforms, connection mechanisms, and sharing high-performance computing, cloud computing, and fog computing systems.
- Encourage establishment of organizations providing short-term training for research personnel, technicians, and managerial personnel in order to satisfy AI product research and development demands in corporations, companies, and research entities; encourage and promote development of short-term and medium-term certificate training programs for AI and data science; implement short-term training programs regarding integration of AI and data science technology into devices of third party.
- Establish enterprises providing integrated solutions based on AI and data science technology in combination with blockchain, cloud computing, and internet of things technologies; develop policies incentivizing, implementing AI and data science technology, and promoting digitalization; develop, provide technical infrastructure, provide AI and data science services promoting digitalization, AI services and applications assisting domestic enterprises in participating in supply chains of global market, satisfying demands of logistics, e-commerce, and digital economy markets.
- Promote development and implementation of AI applications in data security assurance and cybersecurity assurance; urban management, social management, and public administration; telecommunication; development of policies and programs incentivizing information technology corporations and enterprises to develop open platforms regarding data and software serving development of AI applications; encourage Vietnamese technology corporations and enterprises to focus on researching, harnessing technology, and developing peculiar AI products of Vietnam.
- Implement programs for publicizing and raising awareness of employees, officials, enterprises, the general public, teenagers, and students regarding data and AI applications; solutions for raising awareness of AI in order to allow ministries, authorities, organizations, and individuals to understand the roles, benefits of AI, and basic skills necessary to receive and develop AI applications, which prioritize solutions for raising awareness of change management.
3. Ministry of National Defense
- Construct national centers for storing big data and conducting high-performance computing, cloud computing, and fog computing.
- Promote development and implementation of AI applications in military, national defense, modernization of military equipment, development of combat solutions, national defense systems, rapid response and defense systems against cyber warfare, biological warfare, chemical warfare, rescue, evacuation, natural disaster prevention, and response to incidents and epidemic.
4. Ministry of Public Security
- Develop and finalize legislative documents regarding protection of privacy, human’s rights, and security, order relating to AI development and application and cybersecurity assurance for activities relating to AI.
- Construct national centers for storing big data and conducting high-performance computing, cloud computing, and fog computing.
- Implement AI applications in national security systems, migration management systems, hi-tech crime control and prevention systems, development of technical solutions utilizing scientific achievements in terms of AI to prevent crime.
5. Ministry of Education and Training
- Implement STEAM training program for teenagers; implement data and AI application development programs for teenagers on a large-scale; promote formal training programs regarding AI and data science; integrate data analysis and AI application subjects in training program of various majors in higher education institutions and colleges.
- Encourage domestic technology corporations to invest and construct research institutes and high quality training facilities regarding AI and data science; invest and enable higher education institutions to provide university majors and post-university majors regarding AI and data science.
- Promote development and implementation of AI applications in education sector: Predict career demand of the market; identify criteria for assessing students and assisting students in identifying their career strengths upon graduation; automate professional procedures of teachers; identify criteria for achieving academic objectives; personalize studying process, improve learning effectiveness with the assistance of digital teachers and teaching assistants; improve awareness of students.
6. Ministry of Planning and Investment
- Develop specific policies for renovation and creativity centers in order to attract venture capital funds in start-up enterprises specializing in AI creativity in Vietnam.
- Finalize policies on attracting FDI and encouraging multinational hi-tech corporations to develop AI research, development, and application centers in Vietnam according to Resolution No. 50-NQ/TW dated August 20, 2019 of the Politburo.
7. Ministry of Finance:
Promote AI development and application in financial sector. Rely on regulations and law to balance and allocate funding for implementation of the Strategy.
8. Ministry of Industry and Trade
- Consolidate, standardize, share domestic open data sets in industry sector that serves as the input for available applications, and serve AI application demand in these sectors.
- Promote development and implementation of AI applications in industry sector in order to renovate modernization process of product manufacturing, improve capacity and quality of industrial products.
- Promote development and implement AI applications in e-commerce sector; forecast trends of demand, maximize, and automate negotiation process with suppliers; automate workshops and administration process; maximize sale and product classification; optimize price, personalize advertisements, and satisfy website display demand in real time; personalize recommendations, provide online support via digital assistants and chatbots; automate payment in stores and finalize supply process.
9. Ministry of Agriculture and Rural Development
- Consolidate, standardize, share domestic open data sets in agricultural sector that serves as the input for available applications, and serve AI application demand in these sectors
- Promote and develop AI applications in agricultural production which utilizes high technology in order to revolutionize and automate production process, improve agricultural product quality and capacity, and guarantee production process, transparent origin, and provision of clean food for consumers.
10. Ministry of Transport
Promote development and implementation of AI applications in transport and logistics: automatically detect and identify means of transport, determine velocity, and automate processing procedures at road traffic supervision centers; reform procedures of supervision centers and road tolling together with detecting and identifying means of transport; provide data serving optimizing logistics system; provide automatic navigation and customer advisory services in technology transport models; conduct research and implement solutions for warning vehicle operators about dangerous scenarios; assist in implementing statistical affairs, assessing, analyzing, and producing plans for maintenance of traffic infrastructure, development of transport planning, and smart traffic management.
11. Departments of Culture, Sports and Tourism
Promote development and implementation of AI applications in culture and tourism sectors: develop digital cultural industry; automate procedures for developing digital database on itineraries and Vietnamese cultural heritages in combination with user-oriented smart tourism advisory services; forecast trends and personalize tourism models based on analysis of information on social media in order to improve planning quality and effectiveness of smart tourism services.
12. Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs
Advice workers who wish to change career regarding AI and data science training.
13. State bank of Vietnam
Promote development and implementation of AI applications in banking sectors: analyze and forecast loan demands, borrowers, and assist credit extension; detect frauds; personalize banking services for customers; provide timely support for customers via digital assistants and chatbots.
14. Ministry of Natural Resources and Environment.
Promote development and implementation of AI applications in natural resource and environment sectors: forecast figures in natural resource and environment sectors, apply AI in monitoring, receiving, surveying, investigating, and measuring land and natural resources in order to provide basic monitor, investigation information and data regarding land and natural resources in real time; guarantee remediation of consequences of environmental pollution and adaptation to climate change.
15. Ministry of Health
- Consolidate, standardize, share domestic open data sets in medical sector that serves as the input for available applications, and serve AI application demand in these sectors.
- Promote and develop AI applications in medical sectors and general health care: assist doctors in detecting, diagnosing, making decisions, monitoring, taking care of patients remotely, personalizing treatment, and researching medicine production.
16. Ministry of Justice
Develop and finalize legislative documents regarding legal liabilities of entities relating to AI.
17. Vietnam Academy of Science and Technology
Construct national centers for storing big data and conducting high-performance computing, cloud computing, and fog computing.
1. Ministry of Science and Technology is responsible for: Acting as contact point to consolidate implementation of the Strategy; taking charge in implementing the Strategy; submitting reports to the Prime Minister on an annual basis; organizing preliminary conclusion of implementation of the Strategy until 2025 and identifying priority tasks and schemes for subsequent stage until 2030.
2. Ministries and relevant agencies are responsible for organizing implementation of the Strategy within their functions and tasks and according to applicable regulations and law.
3. People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for implementing the Strategy, guaranteeing consistency with implementation of local socio-economic development plan. Promote application of AI solutions in urban management, social management, and public administrative management.
4. Research institutes and higher education institutions shall rely on contents and solutions of the Strategy to develop details for implementation and propose solutions to ministries and local authorities.
5. Ministries and local authorities shall submit reports on implementation of the Strategy on an annual basis to Ministry of Science and Technology before December 15 for presentation to the Prime Minister.
6. Funding for implementation
- Funding sources for implementation of the Strategy consist of funding sources in state budget, enterprise capital, international funding, and other legally mobilized funding sources as per the law.
- For funding sources from state budget, comply with applicable decentralization. Ministries, ministerial agencies, People’s Committees of provinces and central-affiliated cities shall rely on objectives and tasks under this Strategy to develop specific expenditure estimates for implementation as per the law.
- Promote mobilization of financial resources of domestic and foreign organizations, individuals, and enterprises for implementation of the Strategy as per the law; integrate tasks assigned to ministries and local authorities in other relevant national target programs.
Article 3. Entry into force and responsibility for implementation
This Decision comes into effect from the day of signing.
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Chairpersons of People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for implementation of this Decision.
|
PP. PRIME MINISTER |
KEY PROGRAMS AND SCHEMES IN NATIONAL STRATEGY FOR RESEARCH, DEVELOPMENT, AND APPLICATION OF ARTIFICIAL INTELLIGENCE UNTIL 2030
(Attached to Decision No. 127/QD-TTG dated January 26, 2021 of the Prime Minister)
No. |
Program, scheme title |
Presiding entity |
Cooperating entity |
Implementation period |
1 |
Scheme for developing high quality AI personnel until 2030 |
Ministry of Education and Training |
Ministry of Science and Technology; Ministry of Information and Communications; Ministry of Labor - War Invalids and Social Affairs |
2020 - 2030 |
2 |
Scheme for constructing 3 National centers for data storage and high-performance computing |
Ministry of National Defense; Ministry of Public Security; Vietnam Academy of Science and Technology |
Ministry of Information and Communications; Ministry of Science and Technology |
2020 - 2030 |
4 |
National science and technology programs relating to Artificial Intelligence |
Ministry of Science and Technology |
Relevant ministries |
2020 - 2030 |
5 |
Program for supporting development of Artificial Intelligence enterprises in tandem with implementation of National digitalization program |
Ministry of Information and Communications |
Ministry of Science and Technology |
2020 - 2030 |
6 |
Scheme for developing specialized data sets serving research and development of Artificial Intelligence in Vietnam |
Ministry of Science and Technology |
Relevant ministries |
2020 - 2030 |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực