Chương II Quyết định 05/2017/QĐ-TTg: Phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia
Số hiệu: | 05/2017/QĐ-TTg | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Thủ tướng Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/03/2017 | Ngày hiệu lực: | 16/03/2017 |
Ngày công báo: | 30/03/2017 | Số công báo: | Từ số 215 đến số 216 |
Lĩnh vực: | Công nghệ thông tin | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quyết định 05/2017/QĐ-TTg quy định phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố đảm bảo an toàn thông tin mạng quốc gia; phương án ứng cứu sự cố thông tin quốc gia; và biện pháp đảm bảo ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.
1. Phân cấp tổ chức thực hiện ứng cứu sự cố đảm bảo an toàn thông tin mạng quốc gia
2. Phương án ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia
3. Biện pháp đảm bảo thực hiện ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia
Văn bản tiếng việt
1. Ban Chỉ đạo an toàn thông tin quốc gia đảm nhiệm chức năng Ban Chỉ đạo quốc gia về ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo quốc gia).
2. Ban Chỉ đạo quốc gia có trách nhiệm chỉ đạo Bộ Thông tin và Truyền thông Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành, địa phương liên quan trong công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia.
1. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực, giúp việc cho Ban Chỉ đạo quốc gia (sau đây gọi là Cơ quan thường trực) có nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
a) Quyết định lựa chọn phương án ứng cứu và chủ trì, chỉ đạo công tác ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia;
b) Chỉ đạo Cơ quan điều phối quốc gia tiếp nhận, thu thập, xử lý thông tin, báo cáo về sự cố mất an toàn thông tin mạng quốc gia và đề xuất phương án ứng cứu;
c) Triệu tập, chỉ đạo Bộ phận tác nghiệp ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia theo đề xuất của Cơ quan điều phối quốc gia; chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố, các thành viên mạng lưới ứng cứu để triển khai phương án ứng cứu;
d) Làm đầu mối hoặc chỉ định Cơ quan điều phối làm đầu mối quốc gia phối hợp với các đơn vị chức năng của các quốc gia khác hoặc các tổ chức quốc tế trong hoạt động ứng cứu, xử lý các sự cố liên quốc gia;
đ) Kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc chấp hành của các đơn vị liên quan, báo cáo Ban Chỉ đạo quốc gia về công tác ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia.
2. Trường hợp cần thiết, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì thành lập Ban điều phối ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (gọi tắt là Ban điều phối ứng cứu quốc gia), với thành phần gồm: 01 lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông làm Trưởng ban, Cơ quan điều phối quốc gia làm thường trực và thành viên là các lãnh đạo cấp Cục, Vụ của một số bộ ngành, tổ chức có liên quan.
1. Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đảm nhiệm chức năng Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng trong phạm vi địa bàn, lĩnh vực mình phụ trách (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo cấp bộ, tỉnh).
Trong trường hợp chưa có Ban Chỉ đạo ứng dụng công nghệ thông tin hoặc điều kiện đặc thù cần thiết, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét thành lập Ban Chỉ đạo ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng trong phạm vi bộ, ngành, địa phương mình do 1 lãnh đạo bộ hoặc lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo.
2. Trách nhiệm, quyền hạn của Ban chỉ đạo cấp bộ, tỉnh:
a) Chỉ đạo công tác điều phối, ứng cứu sự cố trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương mình; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp, tuân thủ yêu cầu của Cơ quan điều phối quốc gia trong điều phối, ứng cứu sự cố;
b) Triệu tập, chỉ đạo Đội ứng cứu sự cố hoặc Bộ phận tác nghiệp ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng cùng cấp theo đề xuất của đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố;
c) Báo cáo tình hình và xin ý kiến của Ban Chỉ đạo quốc gia qua Cơ quan thường trực về các vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ; chịu sự chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo quốc gia qua Cơ quan thường trực và Cơ quan điều phối quốc gia.
1. Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng là Cơ quan chuyên trách về an toàn thông tin hoặc cơ quan chuyên trách về công nghệ thông tin của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố).
Các doanh nghiệp viễn thông, Internet, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chủ quản hệ thống thông tin lớn thành lập hoặc chỉ định đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng tại cơ quan, tổ chức mình.
2. Đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố có trách nhiệm trình thành lập Đội ứng cứu sự cố và tổ chức hoạt động ứng cứu sự cố trong lĩnh vực, địa bàn, phạm vi mình quản lý; tham gia hoạt động ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia khi có yêu cầu từ Cơ quan thường trực hoặc Cơ quan điều phối.
1. Thành viên có nghĩa vụ phải tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (sau đây gọi tắt là mạng lưới ứng cứu sự cố) gồm:
a) Đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố, an toàn thông tin hoặc công nghệ thống tin của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông: Cục An toàn thông tin, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt nam (VNCERT), Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), Cục Bưu điện Trung ương;
c) Cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan thuộc Bộ Công an: Cục An ninh mạng; Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao;
d) Cơ quan, đơn vị có chức năng liên quan thuộc Bộ Quốc phòng: Cục Công nghệ thông tin; Ban Cơ yếu Chính phủ;
đ) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông, Internet (ISP); các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, cho thuê không gian lưu trữ thông tin số; đơn vị quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia; đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin, công nghệ thông tin của các tổ chức ngân hàng, tài chính, kho bạc, thuế, hải quan;
e) Các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, vận hành các hệ thống thông tin quan trọng, các hệ thống điều khiển công nghiệp (SCADA) thuộc các lĩnh vực: Năng lượng, công nghiệp, y tế, tài nguyên và môi trường, giáo dục và đào tạo, dân cư và đô thị.
2. Thành viên tự nguyện tham gia mạng lưới: Là các tổ chức, doanh nghiệp không thuộc danh sách quy định tại khoản 1 Điều này, có năng lực về an toàn thông tin hoặc công nghệ thông tin, có đăng ký và được Cơ quan điều phối quốc gia chấp thuận tham gia mạng lưới. Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an toàn thông tin, công nghệ thông tin; các tổ chức, doanh nghiệp quản lý, vận hành hệ thống thông tin quy mô lớn, hệ thống thông tin chuyên ngành ngân hàng, tài chính, hệ thống điều khiển công nghiệp (SCADA); và các đơn vị khác có năng lực về an toàn thông tin đăng ký tham gia mạng lưới.
3. Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (Trung tâm VNCERT) là Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố (gọi tắt là Cơ quan điều phối quốc gia hay Cơ quan điều phối), có trách nhiệm:
a) Thực hiện chức năng điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố trên toàn quốc; có quyền huy động, điều phối các thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố và các tổ chức, đơn vị liên quan phối hợp ngăn chặn, xử lý, khắc phục sự cố tại Việt Nam; có quyền quyết định hình thức điều phối các hoạt động ứng cứu sự cố và chịu trách nhiệm về các lệnh/yêu cầu điều phối;
b) Chủ trì xây dựng quy chế hoạt động của mạng lưới; tổ chức và điều hành hoạt động của mạng lưới; tổng hợp và chia sẻ thông tin, cảnh báo sự cố trong mạng lưới; đề xuất và tiếp nhận, quản lý các khoản đóng góp, tài trợ của các thành viên và các tổ chức, cá nhân và nguồn thu hợp pháp khác để chi cho các hoạt động của mạng lưới; là đầu mối quốc gia hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trong công tác ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng.
c) Bộ Thông tin và Truyền thông thành lập Ban điều hành mạng lưới do lãnh đạo Cơ quan điều phối làm trưởng ban, thành viên là đại diện lãnh đạo một số thành viên mạng lưới để điều hành, phối hợp và tổ chức các hoạt động cho mạng lưới.
4. Các thành viên mạng lưới có trách nhiệm tuân thủ quy chế hoạt động của mạng lưới, tuân thủ các yêu cầu điều phối của cơ quan điều phối, tham gia, đóng góp tích cực cho hoạt động của mạng lưới. Doanh nghiệp viễn thông, nhà cung cấp dịch vụ Internet ISP có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp thông tin liên quan đến các địa chỉ IP thuê bao, máy chủ, thiết bị IOT, các log file, nhật ký dịch vụ phân giải tên miền DNS trong phạm vi quản lý của doanh nghiệp; thiết lập môi trường để lắp đặt thiết bị quan trắc, lấy mẫu và cung cấp luồng dữ liệu mạng để phục vụ giám sát, phát hiện sự cố theo yêu cầu của cơ quan điều phối quốc gia; thiết lập đầu mối thường trực 24/7, bố trí nhân, vật lực sẵn sàng phối hợp, triển khai các giải pháp nhằm ứng cứu, khắc phục hậu quả sự cố trong trường hợp nguồn tấn công được xác định xuất phát từ thuê bao thuộc doanh nghiệp mình hoặc khi được yêu cầu từ cơ quan điều phối quốc gia.
1. Bộ phận tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia (sau đây gọi tắt là Bộ phận tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp) do Cơ quan thường trực triệu tập và chịu sự điều hành của Cơ quan thường trực với sự tham gia của các đơn vị sau:
a) Cơ quan điều phối quốc gia (Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam VNCERT - thường trực);
b) Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông;
c) Cục An ninh mạng, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an;
d) Cục Công nghệ thông tin, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng;
đ) Một số đơn vị chuyên trách về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, doanh nghiệp viễn thông, Internet, chủ quản hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.
2. Quyền hạn của Bộ phận tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp
a) Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và các biện pháp khác theo chức năng nhiệm vụ được giao và tuân thủ quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, tài liệu, thiết bị khi có căn cứ xác định liên quan đến sự cố nhằm phục vụ hoạt động ứng cứu;
c) Kiểm tra hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ xác định liên quan đến sự cố nhằm phục vụ hoạt động ứng cứu;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp viễn thông, Internet có liên quan phối hợp thực hiện các công việc cần thiết cho hoạt động ứng cứu, khắc phục sự cố.
3. Cơ chế phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các đơn vị tham gia bộ phận tác nghiệp ứng cứu khẩn cấp bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia theo quy định của pháp luật và quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
ASSIGNMENT OF DUTIES TO IMLEMENT EMERGENCY RESPONSE PLANS TO ENSURE NATIONAL CYBERINFORMATION SECURITY
Article 3. National Steering Committee on emergency response to ensure cyberinformation security
1. The National Steering Committee on information security shall perform functions of the National Steering Committee on emergency response to ensure cyberinformation security (hereinafter referred to as the “NSC”).
2. The NSC shall instruct Ministry of Information and Communications, Ministry of Public Security, Ministry of National Defence and relevant ministries and local governments to conduct emergency response activities to ensure the national cyberinformation security.
Article 4. Standing Committee on emergency response to ensure national cyberinformation security
1. Ministry of Information and Communications shall be the Standing Committee of the NSC (hereinafter referred to as the “Standing Committee”) and have the following duties and rights:
a) Make decisions on selection of response plans and take charge of instructing emergency response activities to ensure the national cyberinformation security;
b) Instruct the National Coordination Center to receive, collect and process information and reports on incidents that cause national cyberinformation insecurity and propose response plans;
c) Convene and instruct the Operations Division for response to national cyberinformation security incidents at the request of the National Coordination Center; instruct and assign duties to units in charge of incident response and members of the Response Network to develop response plans;
d) Take charge or assign the National Coordination Center to act as the national agency for cooperation with regulatory authorities of foreign countries or international organizations in responding to or handling incidents related to such countries;
dd) Inspect the compliance by relevant units and send reports to the NSC on emergency response to national cyberinformation security incidents.
2. Where necessary, Ministry of Information and Communications may take charge of establishing the Coordinating Board for emergency response to ensure national cyberinformation security (hereinafter referred to as the “National Response Coordinating Board”) that is comprised of: the head of Ministry of Information and Communications, who shall act as the Head of the National Response Coordinating Board, the National Coordination Center acting as the standing member and other members who are heads of Departments of relevant ministries.
Article 5. Steering Committees on emergency response to cyberinformation security incidents of ministries, ministerial-level agencies, the Government's affiliates and People’s Committees of provinces or central-affiliated cities
1. Steering Committees on Information Technology of ministries, ministerial-level agencies, the Government's affiliates and People’s Committees of provinces or central-affiliated cities shall perform functions of the Steering Committees on emergency response to cyberinformation security incidents within the scope of their management (hereinafter referred to as “Ministerial/ Provincial-level Steering Committees”).
In case of unavailability of the Steering Committee on Information Technology or depending on specific conditions, the ministry, ministerial-level agency, the Government's affiliate or the Provincial-level People’s Committee may consider establishing the Ministerial- or Provincial-level Steering Committee on emergency response to cyberinformation security incidents which shall be under the management of the head of Ministry or of the Provincial-level People’s Committee.
2. Responsibilities and rights of a Ministerial- or Provincial-level Steering Committee:
a) Instruct coordinating or response activities within the scope of its management; instruct its affiliates to cooperate and comply with orders of the National Coordination Center for coordination and/or response to incidents;
b) Convene and instruct the Incident Response Team or the Operations Division for response to cyberinformation security incidents of same level at the request of the specialized incident response unit;
c) Submit report and ask for instructions from the NSC via the Standing Committee on matters that arise during the implementation of duties beyond its competence; work under the management of the NSC via the Standing Committee and the National Cooperation Office.
Article 6. Specialized cyberinformation incident response units
1. Specialized cyberinformation incident response units are agencies in charge of information security or information technology of ministries or Provincial-level People’s Committees (hereinafter referred to as the “Specialized incident response units”).
Telecommunications or Internet enterprises and managing bodies of large-scale information systems shall establish or appoint specialized units to respond to internal cyberinformation security incidents.
2. Specialized incident response units shall propose the establishment of incident response team and organize incident response activities within the scope of their management; participate in the emergency response activities to ensure the national cyberinformation security upon the request of the Standing Committee or the Coordination Center.
Article 7. National cyberinformation security incident response network
1. The national cyberinformation security incident response network (hereinafter referred to as the “Incident Response Network”) includes the following members:
a) Units in charge of incident response, information security or information technology of ministries, ministerial-level agencies, the Government's affiliates and central-level agencies; Departments of Information and Communications of provinces or central-affiliated cities;
b) Relevant agencies/ units affiliated to the Ministry of Information and Communications; The Authority of Information Security, Vietnam Computer Emergency Response Team (VNCERT), Vietnam Internet Network Information Center (VNNIC) and the Authority of Central Posts;
c) Relevant agencies/ units affiliated to the Ministry of Public Security: Authority of Cyber Security; Police Department for High-Tech Crime Prevention;
d) Relevant agencies/ units affiliated to the Ministry of National Defence: Department of Information Technology; Governmental Cipher Committee;
dd) Telecommunications infrastructure service providers, Internet service providers (ISP); data center service providers, lessors of digital data storage space; national database managing body; units in charge of information security or information technology of banks, financial institutions, state treasuries, tax agencies and customs agencies;
e) Organizations or enterprises managing or operating important information systems or SCADA systems (industrial control systems) in the following sectors: Energy, industry, healthcare, natural resources and environment, education and training, population and urban management.
2. Voluntary participants in the Incident Response Network are organizations or enterprises which are not specified in Clause 1 of this Article, are capable of information security or information technology and permitted to join the Incident Response Network by the National Coordination Center. Organizations or enterprises operating in information security or information technology; managing bodies of large-scale information systems, or banking or financial information systems, or SCADA systems; and other entities capable of information security are encouraged to join the Incident Response Network.
3. Vietnam Computer Emergency Response Team (VNCERT) that is the National Coordination Center for Incident Response (hereinafter referred to as the National Coordination Center or the Coordination Center) shall assume responsibility to:
a) Coordinate all incident response activities nationwide; have the rights to mobilize and coordinate members of the Incident Response Network and relevant organizations or units to cooperate in preventing, handling and remedying incidents in Vietnam; have the rights to decide the methods of coordinating incident response activities and assume responsibility for coordination orders/ requests;
b) Take charge of formulating operating regulations of the Incident Response Network; organize and manage the operation of the Incident Response Network; apply for and receive and manage contributions or financial aids from members of the Incident Response Network and other organizations or individuals and other legal funding sources in order to cover operating expenditures of the Incident Response Network; act as the national center for cooperation with foreign organizations or enterprises in response to cyberinformation security incidents.
c) Ministry of Information and Communications shall establish the Managing Board of the Incident Response Network, which is comprised of a head of the National Coordination Center who holds the position of the head of the Managing Board and other members being representatives of members of the Incident Response Network, to manage, cooperate and organize operations of the Incident Response Network.
4. Members of the Incident Response Network are responsible for complying with the operating regulations of the Network and coordination orders given by the National Coordination Center, and actively participating in operations of the Network. Telecommunications enterprises and Internet service providers (ISP) shall store and provide information concerning IP address of subscribers, servers, IOT equipment, log files and logs of domain name system (DNS) within the scope of their management; provide spaces for installing monitoring/ sampling equipment and provide data flows on the Internet to serve the supervision and detection of incidents upon request of the National Coordination Center; arrange 24/7 standing team and personnel and material resources to cooperate and develop solutions for responding to and remedying consequences of incidents in cases where the source of cyberattacks is originated from subscriber(s) under the enterprise’s management or at the request of the National Coordination Center.
Article 8. Operations Division for emergency response to ensure national cyberinformation security
1. The Operations Division for emergency response to ensure national cyberinformation security (hereinafter referred to as the "Emergency Response Operations Division") is convened and directed by the Standing Committee, and comprised of:
a) The National Coordination Center (Vietnam Computer Emergency Response Team (VNCERT) – standing member);
b) Authority of Information Security affiliated to Ministry of Information and Communications;
c) Authority of Cyber Security and the Police Department for High-Tech Crime Prevention affiliated to Ministry of Public Security;
d) Department of Information Technology and General Staff affiliated to Ministry of National Defence;
dd) Specialized cyberinformation incident response units of ministries, ministerial-level agencies, the Government's affiliates, Provincial-level People’s Committees, telecommunications enterprises, Internet service providers and the managing body of the national important information system.
2. The Emergency Response Operations Division shall have the rights to:
a) Implement operational measures, technical equipment and facilities as well as other appropriate measures within the ambit of assigned functions and duties in accordance with regulations of law;
b) Request relevant authorities, organizations and/or individuals to provide information, documents and/or equipment which are discovered relating to the incident in order to facilitate the incident response;
c) Inspect the information systems of authorities, organizations and/or individuals when there are well-grounded to determine that they are related to the incident in order to facilitate the incident response;
d) Request relevant telecommunications agencies/ enterprises and Internet service providers to cooperate in performing works necessary to respond to the incident.
3. The mechanism for cooperation and sharing of information between members of the Emergency Response Operations Division shall be performed in accordance with regulations of the law and decisions by the Prime Minister.