Chương 3: Quyết định 01/2008/QĐ-BYT Cấp cứu trong bệnh viện (cấp cứu trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh)
Số hiệu: | 01/2008/QĐ-BYT | Loại văn bản: | Quyết định |
Nơi ban hành: | Bộ Y tế | Người ký: | Nguyễn Thị Xuyên |
Ngày ban hành: | 21/01/2008 | Ngày hiệu lực: | 21/02/2008 |
Ngày công báo: | 06/02/2008 | Số công báo: | Từ số 97 đến số 98 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với bệnh viện đa khoa
a) Bệnh viện hạng đặc biệt thành lập: khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, Trung tâm Chống độc;
b) Bệnh viện vùng hạng I thành lập khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Chống độc;
c) Bệnh viện hạng I, II phải thành lập khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực - chống độc. Ngoài ra, tại một số khoa có buồng cấp cứu theo nhu cầu cụ thể của bệnh viện;
d) Bệnh viện hạng III, IV và chưa xếp hạng phải thành lập khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc.
2. Đối với bệnh viện chuyên khoa
Theo chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng chuyên khoa, các bệnh viện bố trí và xây dựng khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc cho phù hợp nhằm đảm bảo tốt nhất công tác cấp cứu người bệnh.
3. Đối với bệnh viện tư nhân
Tuỳ thuộc vào phạm vi chuyên môn cho phép và đặc điểm của từng bệnh viên, bệnh viện phải có hệ thống cấp cứu quy định tại khoản 1, 2 Điều này hoặc buồng cấp cứu hồi sức để cấp cứu kịp thời người bệnh.
1. Chức năng, nhiệm vụ chung
a) Tiếp nhận và điều trị mọi trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới bệnh viện;
b) Đánh giá, phân loại tình trạng bệnh và thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp theo mức độ ưu tiên cấp cứu đến khi người bệnh qua khỏi tình trạng nguy kịch và trong vòng 48 giờ phải chuyển người bệnh đến khoa Hồi sức tích cực hoặc một chuyên khoa phù hợp khi điều kiện bệnh nhân cho phép;
c) Tổ chức làm việc theo ca đối với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I, II; thuờng trực theo quy định đối với bệnh viện hạng III, IV và chưa xếp hạng;
d) Thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình, quy chế chuyên môn trong bệnh viện;
đ) Tổ chức dây chuyền cấp cứu cùng với khoa Hồi sức tích cực hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện;
e) Phối hợp chặt chẽ với trung tâm Cấp cứu 115 thực hiện cấp cứu và vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện khi có yêu cầu;
g) Nghiên cứu khoa học, tư vấn và tuyên truyền giáo dục về cấp cứu cho cộng đồng;
h) Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ; chỉ đạo tuyến về lĩnh vực cấp cứu cho tuyến dưới.
2. Nhiệm vụ cụ thể
a) Trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực và các phòng khám khác
- Giải quyết các cấp cứu thông thường;
- Các trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn thì xử trí cấp cứu ban đầu rồi mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh đến bệnh viện gần nhất.
b) Khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc của bệnh viện đa khoa hạng III, IV và chưa xếp hạng
- Giải quyết các cấp cứu thông thường;
- Tiếp tục cấp cứu, hồi sức tích cực người bệnh tuyến trước chuyển về, người bệnh nặng của các khoa lâm sàng trong bệnh viện;
- Các trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên.
c) Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng II
- Giải quyết các cấp cứu, trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh lên tuyến trên;
- Tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tiếp nhận các cấp cứu hàng loạt;
d) Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng I, hạng đặc biệt
- Là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí những người bệnh vào cấp cứu hoặc người bệnh vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến;
- Phối hợp cùng khoa hồi sức tích cực, khoa chống độc trong công tác cấp cứu tai nạn, thảm hoạ và ngộ độc hàng loạt;
- Phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức đào tạo đội ngũ bác sĩ, điều dưỡng.
1. Trưởng khoa Cấp cứu có nhiệm vụ:
Trưởng khoa cấp cứu ngoài nhiệm vụ và quyền hạn chung của trưởng khoa lâm sàng còn có nhiệm vụ:
a) Tổ chức hoạt động của khoa theo quy chế cấp cứu, hồi sức và chống độc;
b) Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy chế trong tiếp nhận, cấp cứu và điều trị người bệnh. Phối hợp với khoa hồi sức tích cực và các khoa lâm sàng khác hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu trong bệnh viện;
c) Trong trường hợp có những cấp cứu đặc biệt như: cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ, cấp cứu bệnh dịch, trưởng khoa có trách nhiệm báo cáo giám đốc bệnh viện để tổ chức cấp cứu có hiệu quả.
2. Bác sĩ khoa Cấp cứu có nhiệm vụ:
a) Tiếp nhận người bệnh cấp cứu, thăm khám, xử trí cấp cứu theo Hướng dẫn điều trị cấp cứu, ghi chép đầy đủ diễn biến của người bệnh vào hồ sơ bệnh án. Hợp tác tốt với các bộ phận cấp cứu trong hệ thống cấp cứu của bệnh viện;
b) Thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật cấp cứu;
c) Trong những trường hợp khó phải báo cáo lãnh đạo khoa xin ý kiến hội chẩn;
d) Bàn giao đầy đủ tình trạng người bệnh cho ca sau.
3. Điều dưỡng khoa Cấp cứu có nhiệm vụ:
a) Tham gia tiếp nhận người bệnh cấp cứu, phân loại ban đầu, nếu tình trạng người bệnh nặng phải thực hiện ngay các biện pháp cấp cứu ban đầu phù hợp và báo ngay cho bác sỹ để thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp thời;
b) Chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện và thuốc cấp cứu sẵn sàng bảo đảm cấp cứu theo quy định;
c) Khẩn trương thực hiện y lệnh cấp cứu theo đúng các quy trình kỹ thuật bệnh viện;
d) Theo dõi sát và chăm sóc người bệnh, phát hiện những diễn biến bất thường để kịp thời xử trí và báo cáo bác sỹ;
đ) Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho ca sau;
e) Bổ sung thuốc cấp cứu đầy đủ theo số lượng quy định, bảo quản thuốc và dụng cụ cấp cứu, nhận và bàn giao thuốc, dụng cụ cấp cứu giữa các ca trực.
4. Các nhân viên khác của khoa theo sự phân công của trưởng khoa.
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
a) Yêu cầu chung
- Khoa Cấp cứu được bố trí ở vị trí thuận lợi cho việc tiếp nhận, vận chuyển và đáp ứng yêu cầu cấp cứu gồm các phòng: phòng tiếp nhận và phân loại người bệnh, phòng thăm dò chức năng cấp cứu, phòng phẫu thuật và thủ thuật can thiệp cấp cứu, phòng lưu theo dõi, phòng cấp cứu người bệnh nặng, phòng cách ly, phòng để thiết bị dụng cụ (tuỳ điều kiện cụ thể từng bệnh viện);
- Có biển báo cấp cứu, mũi tên chỉ dẫn vào khu vực cấp cứu, ban đêm phải có đèn báo cấp cứu, có đầy đủ ánh sáng, được cung cấp điện ưu tiên, có hệ thống phát điện, chiếu sáng dự phòng hoạt động tốt;
- Có sổ khám bệnh và hồ sơ bệnh án để ghi chép, theo dõi, điều trị người bệnh đến cấp cứu;
- Có đủ trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật và thuốc bảo đảm cấp cứu theo danh mục quy định phù hợp với từng hạng bệnh viện.
Các trang thiết bị, dụng cụ cơ bản bao gồm:
+ Hệ thống cung cấp o xy và khí nén;
+ Hệ thống cung cấp nước sạch;
+ Các phương tiện phục vụ cho chẩn đoán và thăm dò chức năng cấp cứu, thủ thuật can thiệp, xét nghiệm cấp cứu tại chỗ, các phương tiện phục vụ cho cấp cứu người bệnh, các phương tiện bảo đảm yêu cầu vận chuyển người bệnh.
+ Hệ thống tin học quản lý;
b) Yêu cầu cụ thể
- Trạm y tế xã, phòng khám đa khoa khu vực và các phòng khám khác
+ Có buồng cấp cứu từ 1-2 giường;
+ Có trang thiết bị tối thiểu để cấp cứu ban đầu.
- Khoa Cấp cứu -Hồi sức - Chống độc của bệnh viện đa khoa hạng III, IV và chưa xếp hạng
Có ít nhất 05 giường và giường cáng có bánh xe, 01 buồng khám sản phụ.
- Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng II
+ Có ít nhất 10 giường cấp cứu và giường cáng có bánh xe vận chuyển bệnh nhân;
+ Có 01 buồng khám sản phụ.
- Khoa Cấp cứu của bệnh viện đa khoa hạng I, hạng đặc biệt
+ Có ít nhất 20 giường cấp cứu và một số giường cáng có bánh xe;
+ Bố trí phòng mổ cấp cứu ngay tại khoa Cấp cứu (tuỳ theo điều kiện cụ thể từng bệnh viện).
2. Nhân lực
a) Đội ngũ cán bộ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cấp cứu;
b) Cán bộ làm công tác cấp cứu phải thường xuyên được đào tạo bổ sung và cập nhật kiến thức mới.
1. Khoa Hồi sức tích cực là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của khoa Cấp cứu và của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.
2. Phối hợp với khoa Cấp cứu tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ.
3. Phối hợp cùng với khoa Cấp cứu hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.
4. Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh.
5. Khoa hồi sức tích cực của bệnh viện đa khoa hạng I, hạng đặc biệt
- Là tuyến cuối cùng tiếp nhận và xử trí các bệnh nhân vượt quá khả năng điều trị từ tuyến dưới chuyển đến;
- Phối hợp với các bệnh viện tuyến cuối khác trong việc hội chẩn và điều trị người bệnh;
- Phối hợp với các trường đại học, cao đẳng, trung học y đào tạo bác sĩ, điều dưỡng chuyên ngành hồi sức tích cực.
- Nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới.
1. Trưởng khoa khoa Hồi sức tích cực ngoài nhiệm vụ và quyền hạn chung của trưởng khoa lâm sàng còn có nhiệm vụ :
a) Tổ chức cho khoa làm việc 24/24 giờ theo ca hoặc theo chế độ thường trực tuỳ theo tình hình cụ thể, tổ chức dây chuyền làm việc hiệu quả;
b) Phân loại người bệnh cấp cứu theo mức độ nặng, tính chất bệnh;
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh của khoa. Nếu bệnh tiến triển xấu hoặc sau 48 giờ chưa có chẩn đoán xác định, phải tổ chức hội chẩn;
d) Bố trí mặt bằng, huy động nhân lực, trang thiết bị trong trường hợp xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ;
đ) Thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học - kỹ thuật của cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho các bác sĩ và điều dưỡng của khoa;
e) Chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác.
2. Bác sĩ khoa Hồi sức tích cực có nhiệm vụ:
a) Tiếp nhận người bệnh từ khoa Cấp cứu và các khoa lâm sàng khác chuyển đến;
b) Thăm khám người bệnh, chỉ định xét nghiệm, điều trị và thực hiện các thủ thuật chuyên khoa theo đúng các quy định. Ghi chép đầy đủ tình trạng người bệnh và các y lệnh vào bệnh án và bảng theo dõi của bác sĩ;
c) Báo cáo tình hình người bệnh với lãnh đạo khoa khi giao ban, đi buồng, xin ý kiến lãnh đạo khoa trong các trường hợp khó, mời hội chẩn khi cần;
d) Thực hiện các quy trình chẩn đoán, điều trị, thủ thuật cấp cứu và hồi sức;
đ) Bàn giao người bệnh và y lệnh giữa các ca phải chính xác, đầy đủ và có sổ bàn giao;
e) Thường xuyên học tập để cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên khoa và tay nghề. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến.
3. Điều dưỡng viên khoa Hồi sức tích cực có nhiệm vụ:
a) Thực hiện các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật bệnh viện;
b) Tiếp nhận, bảo quản và sử dụng các thuốc men, dụng cụ, phương tiện, theo quy định, sẵn sàng phục vụ người bệnh;
c) Khẩn trương thực hiện y lệnh. Theo dõi và ghi chép đầy đủ diễn biến bệnh, việc thực hiện y lệnh vào bảng theo dõi của điều dưỡng;
d) Báo cáo ngay bác sĩ, điều dưỡng trưởng khi người bệnh có diễn biến bất thường hoặc có khó khăn trong việc thực hiện y lệnh, chăm sóc người bệnh;
đ) Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho ca làm việc sau.
4. Các nhân viên khác của khoa Hồi sức tích cực thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng khoa.
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
a) Khoa hồi sức tích cực được bố trí liên hoàn và hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc và điều trị tích cực người bệnh;
b) Khoa Hồi sức tích cực có: buồng bệnh thông thường, buồng bệnh cách ly, buồng bệnh vô khuẩn, buồng thủ thuật, buồng để các phương tiện, máy móc, dụng cụ, nơi chuẩn bị đồ ăn cho người bệnh, nơi rửa dụng cụ…
c) Thuốc, trang bị thiết bị y tế, phương tiện phục vụ người bệnh:
- Hệ thống cung cấp oxy trung tâm;
- Hệ thống khí nén và hút trung tâm;
- Điện ưu tiên và nguồn điện dự phòng;
- Hệ thống nước sạch, vô trùng, nước nóng;
- Giường bệnh chuyên dùng cho hồi sức cấp cứu có hệ thống báo gọi;
- Hệ thống máy theo dõi liên tục;
- Các phương tiện phục vụ chẩn đoán, theo dõi tại giường (máy chụp X quang, điện tim, siêu âm, xét nghiệm nhanh, đèn gù...);
- Các phương tiện phục vụ điều trị (máy truyền dịch, bơm tiêm điện, máy hô hấp nhân tạo xâm nhập và không xâm nhập, bóng Ambu, hệ thống hút liên tục, máy sốc điện, máy tạo nhịp tim, các máy lọc máu ngoài thận, nội soi: phế quản, thực quản dạ dày...);
- Phương tiện vận chuyển bệnh nhân (xe cáng, xe đẩy, bình oxy nhỏ, máy thở dùng trong vận chuyển,...);
- Thuốc hồi sức cấp cứu theo danh mục được giám đốc phê duyệt.
2. Nhân lực
a) Đội ngũ cán bộ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn hồi sức tích cực, chống độc;
b) Cán bộ làm công tác hồi sức tích cực, chống độc thường xuyên được đào tạo bổ sung và cập nhật kiến thức mới.
1. Là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp tục điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh của các khoa lâm sàng trong bệnh viện chuyển đến.
2. Tham gia cấp cứu ngoài bệnh viện và tại bệnh viện trong tình huống xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ.
3. Phối hợp và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa khác trong bệnh viện.
4. Trường hợp người bệnh nặng vượt quá khả năng chuyên môn thì hội chẩn, mời tuyến trên hỗ trợ hoặc chuyển người bệnh.
1. Trưởng khoa khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc ngoài nhiệm vụ và quyền hạn chung của trưởng khoa lâm sàng còn có nhiệm vụ:
a) Tổ chức cho khoa làm việc 24/24 giờ theo ca hoặc theo chế độ thường trực tuỳ theo tình hình cụ thể, tổ chức dây chuyền làm việc hiệu quả;
b) Phân loại người bệnh theo mức độ nặng, tính chất bệnh;
c) Chịu trách nhiệm về chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh của khoa. Nếu bệnh tiến triển xấu hoặc sau 48 giờ chưa có chẩn đoán xác định, phải tổ chức hội chẩn;
d) Bố trí mặt bằng, huy động nhân lực, trang thiết bị trong trường hợp xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ;
đ) Thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học - kỹ thuật của cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho các bác sĩ và điều dưỡng của khoa;
e) Chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác.
2. Bác sĩ khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc có nhiệm vụ:
a) Tiếp nhận người bệnh từ các khoa lâm sàng khác chuyển đến;
b) Thăm khám người bệnh, chỉ định xét nghiệm, điều trị và thực hiện các thủ thuật chuyên khoa theo đúng các quy định. Ghi chép đầy đủ tình trạng người bệnh và các y lệnh vào bệnh án và bảng theo dõi của bác sĩ;
c) Báo cáo tình hình người bệnh với lãnh đạo khoa khi giao ban, đi buồng, xin ý kiến lãnh đạo khoa trong các trường hợp khó, mời hội chẩn khi cần;
d) Thực hiện các quy trình chẩn đoán, điều trị, thủ thuật cấp cứu và hồi sức;
đ) Bàn giao người bệnh và y lệnh giữa các ca phải chính xác, đầy đủ và có sổ bàn giao;
e) Thường xuyên học tập để cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên khoa và tay nghề. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến.
4. Điều dưỡng viên khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc có nhiệm vụ:
a) Thực hiện các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật bệnh viện;
b) Tiếp nhận, bảo quản và sử dụng các thuốc men, dụng cụ, phương tiện, theo quy định, sẵn sàng phục vụ người bệnh;
c) Khẩn trương thực hiện y lệnh. Theo dõi và ghi chép đầy đủ diễn biến bệnh, việc thực hiện y lệnh vào bảng theo dõi của điều dưỡng;
d) Báo cáo ngay bác sĩ, điều dưỡng trưởng khi người bệnh có diễn biến bất thường hoặc có khó khăn trong việc thực hiện y lệnh, chăm sóc người bệnh;
đ) Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho ca làm việc sau.
5. Các nhân viên khác của khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng khoa.
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
a) Khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc được bố trí liên hoàn và hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc và điều trị tích cực người bệnh;
b) Khoa Cấp cứu- Hồi sức tích cực- Chống độc có: buồng bệnh thông thường, buồng bệnh cách ly, buồng bệnh vô khuẩn, buồng thủ thuật, buồng để các phương tiện, máy móc, dụng cụ, nơi chuẩn bị đồ ăn cho người bệnh, nơi rửa dụng cụ…
c) Thuốc, trang bị thiết bị y tế, phương tiện phục vụ người bệnh:
- Hệ thống cung cấp oxy trung tâm;
- Hệ thống khí nén và hút trung tâm;
- Điện ưu tiên và nguồn điện dự phòng;
- Hệ thống nước sạch, vô trùng, nước nóng;
- Giường bệnh chuyên dùng cho hồi sức cấp cứu có hệ thống báo gọi;
- Hệ thống máy theo dõi liên tục;
- Các phương tiện phục vụ chẩn đoán, theo dõi tại giường (máy chụp X quang, điện tim, siêu âm, xét nghiệm nhanh, đèn gù...);
- Các phương tiện phục vụ điều trị (máy truyền dịch, bơm tiêm điện, máy hô hấp nhân tạo xâm nhập và không xâm nhập, bóng Ambu, hệ thống hút liên tục, máy sốc điện, máy tạo nhịp tim, các máy lọc máu ngoài thận, nội soi: phế quản, thực quản dạ dày...);
- Phương tiện vận chuyển bệnh nhân (xe cáng, xe đẩy, bình oxy nhỏ, máy thở dùng trong vận chuyển,...);
- Thuốc hồi sức cấp cứu theo danh mục được giám đốc phê duyệt.
2. Nhân lực
a) Đội ngũ cán bộ bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý được đào tạo về nghiệp vụ chuyên môn cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc;
b) Cán bộ làm công tác cấp cứu, hồi sức tích cực, chống độc thường xuyên được đào tạo bổ sung và cập nhật kiến thức mới.
a) Cấp cứu - hồi sức - giải độc- điều trị nội trú, ngoại trú cho người bệnh ngộ độc cấp, mãn và các bệnh nội khoa khác;
b) Làm xét nghiệm nhanh phát hiện độc chất phục vụ chẩn đoán và điều trị, nghiên cứu khoa học;
c) Đào tạo bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên cho tuyến trước trong lĩnh vực chống độc;
d) Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực phòng chống ngộ độc;
đ) Hợp tác với các cơ quan hữu quan trong và ngoài nước trong lĩnh vực phòng chống độc;
e) Thực hiện các nhiệm vụ về thông tin truyền thông, tư vấn về phòng chống nhiễm độc cho mọi đối tượng trong và ngoài bệnh viện.
1.Trưởng Khoa Chống độc ngoài nhiệm vụ và quyền hạn chung của Trưởng Khoa lâm sàng còn có nhiệm vụ:
a) Tổ chức cho Khoa làm việc 24/24 giờ theo ca hoặc theo chế độ thường trực tuỳ theo tình hình cụ thể, tổ chức dây truyền làm việc hiệu quả;
b) Phân loại người bệnh theo mức độ nặng của ngộ độc cấp và cấp cứu theo thứ tự ưu tiên;
c) Chịu trách nhiệm về chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh ngộ độc. Nếu bệnh tiến triển xấu hoặc sau 48 giờ chưa có chẩn đoán xác định, phải tổ chức hội chẩn;
d) Trường hợp người bệnh tự tử hoặc nghi ngờ tự tử cần hội chẩn với chuyên khoa Tâm thần để không bỏ sót nguyên nhân;
đ) Khi nghi ngờ có đầu độc cần báo cáo Ban Giám đốc Bệnh viện và các cơ quan hữu quan để phối hợp điều tra làm rõ;
e) Bố trí mặt bằng, huy động nhân lực, trang thiết bị trong trường hợp xảy ra cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm hoạ;
g) Thường xuyên cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, khoa học kỹ thuật của cán bộ, có kế hoạch đào tạo cho các bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ và kỹ thuật viên của khoa;
h) Chỉ đạo, triển khai công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong công tác.
2. Bác sĩ Khoa Chống độc có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Tiếp nhận người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các khoa lâm sàng khác chuyển đến, trừ các trường hợp nghi ngờ tiêu chảy cấp nhiễm khuẩn.
b) Thăm khám người bệnh, chỉ định xét nghiệm, điều trị và thực hiện các thủ thuật chuyên khoa theo đúng các quy định. Ghi chép đầy đủ tình trạng người bệnh và các y lệnh vào bệnh án và bảng theo dõi của bác sĩ;
c) Báo cáo tình hình người bệnh với lãnh đạo khoa khi giao ban, đi buồng, xin ý kiến lãnh đạo khoa trong những trường hợp khó, mời hội chẩn khi cần;
d) Thực hiện quy trình chẩn đoán, điều trị, thủ thuật câp cứu và hồi sức;
đ) Bàn giao người bệnh và y lệnh giữa các ca phải chính xác đầy đủ và có sổ bàn giao;
e) Thường xuyên học tập để cập nhật, nâng cao kiến thức chuyên khoa và tay nghề. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến.
3. Điều dưỡng viên có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Thực hiện các quy chế chuyên môn, qưy trình kỹ thuật bệnh viện;
b) Tiếp nhận, bảo quản các thuốc men, phương tiện theo quy định, sẵn sàng phục vụ người bệnh;
c) Khẩn trương thực hiện y lệnh. Theo dõi và ghi chép đầy đủ diễn biến bệnh, việc thực hiện y lệnh vào bảng theo dõi của điều dưỡng;
d) Báo cáo ngay bác sĩ, điều dưỡng trưởng khi người bệnh có diễn biến bất thường hoặc có khó khăn trong việc thực hiện y lệnh, chăm sóc người bệnh;
đ) Bàn giao đầy đủ việc chăm sóc người bệnh cho ca làm việc sau.
4. Các nhân viên khác của khoa Chống độc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của trưởng khoa
1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị
a) Một đơn vị lâm sàng với ít nhất là 5 giường đồng thời làm nhiệm vụ thông tin chống độc;
b) Một đơn vị xét nghiệm độc chất riêng hoặc nằm trong Khoa Sinh hoá của bệnh viện, chủ yếu làm các xét nghiệm nhanh và xét nghiệm định tính.
2. Nhân lực
Đội ngũ cán bộ bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên được đào tạo về chuyên môn cấp cứu ngộ độc và xét nghiệm độc chất.
Ngoài chức năng, nhiệm vụ như khoa Chống độc, trung tâm Chống độc còn có chức năng, nhiệm vụ sau:
1. Tham mưu cho Bộ Y tế trong công tác phòng, chống độc;
2. Tư vấn thông tin phòng chống nhiễm độc cho mọi đối tượng, bằng nhiều hình thức, trọng tâm là qua điện thoại 24/24 giờ;
3. Thu thập, xử lý, báo cáo và lưu trữ thông tin; chủ trì việc xây dựng kho dữ liệu thông tin phục vụ công tác nghiên cứu phòng chống độc;
4. Tham gia hội nhập các hội Chống độc trong vùng và quốc tế.
1. Trung tâm Chống độc gồm có:
a) Một khoa lâm sàng có ít nhất 10 giường để cấp cứu hồi sức ngộ độc cấp, ngộ độc hàng loạt; các phương tiện cấp cứu giống như khoa hồi sức tích cực; ngoài ra còn có các phương tiện tẩy rửa độc chất và có các thuốc giải độc;
b) Một phòng xét nghiệm độc chất riêng có thiết bị để làm các xét nghiệm nhanh, xét nghiệm định tính và định lượng (các độc tố, hoá chất, khí độc, thuốc);
c) Một đơn vị thông tin độc chất.
2. Nhân lực:
Đội ngũ cán bộ bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên được đào tạo về chuyên môn cấp cứu ngộ độc và xét nghiệm độc chất.
1. Giám đốc trung tâm Chống độc
Giám đốc trung tâm Chống độc ngoài nhiệm vụ như Trưởng khoa Chống độc còn có nhiệm vụ:
a) Tham mưu cho Bộ Y tế xây dựng mạng lưới phòng, chống độc trong toàn quốc;
b) Tổ chức triển khai kế hoạch chỉ đạo tuyến về lĩnh vực chống độc;
c) Phối hợp với mạng lưới cấp cứu hồi sức, công an tổ chức cấp cứu ngộ độc hàng loạt.
2. Các nhân viên khác của trung tâm Chống độc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Giám đốc trung tâm.
1. Yêu cầu chung
a) Các khoa trong bệnh viện có sự phối hợp chặt chẽ và sẵn sàng tiếp nhận người bệnh do khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Cấp cứu- Hồi sức- Chống độc, trung tâm Chống độc và khoa Chống độc chuyển đến;
b) Người bệnh đang điều trị nội trú có diễn biến nặng lên hoặc người bệnh chuyển đến có tình trạng cấp cứu các khoa phải khẩn trương thực hiện các biện pháp cấp cứu thích hợp với tình trạng người bệnh, trường hợp cần thiết mời bác sỹ chuyên khoa hỗ trợ;
c) Người bệnh có chỉ định chuyển khoa phải bảo đảm vừa vận chuyển vừa thực hiện các biện pháp cấp cứu hồi sức.
2. Khoa lâm sàng có buồng cấp cứu phải đảm bảo:
a) Có biển buồng cấp cứu, ban đêm phải có đèn báo cấp cứu, có đầy đủ ánh sáng, có điện hoặc chiếu sáng dự phòng;
b) Có phiếu ghi chép, theo dõi người bệnh nặng;
c) Có giường bệnh và các trang thiết bị, phương tiện, thuốc theo danh mục quy định phù hợp với chuyên khoa và từng loại bệnh viện.
1. Bác sĩ thường trực cấp cứu có trách nhiệm:
a) Thông báo cho bệnh viện tuyến trên để chuẩn bị tiếp nhận người bệnh;
b) Kiểm tra tình trạng người bệnh trước khi chuyển và chuẩn bị sẵn sàng phương tiện dụng cụ để cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển;
c) Ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án chuyển viện: chẩn đoán bệnh, thuốc đã dùng, tình trạng người bệnh, những diễn biến mới nhất, lý do chuyển viện và ghi rõ họ, tên chức vụ người làm hồ sơ bệnh án chuyển viện;
d) Đối với người bệnh nặng phải có bác sỹ, điều dưỡng cấp cứu đi kèm để tiếp tục cấp cứu người bệnh trên đường vận chuyển; không chuyển viện khi người bệnh có nguy cơ tử vong cao.
đ) Tuyến dưới có nhiệm vụ tiếp nhận lại bệnh nhân cấp cứu từ tuyến trên chuyển xuống sau khi người bệnh đã ổn định.
2. Bác sĩ hoặc điều dưỡng vận chuyển người bệnh có nhiệm vụ:
a) Thực hiện y lệnh, chăm sóc, theo dõi người bệnh trên đường vận chuyển;
b) Nhận và bàn giao hồ sơ bệnh án chuyển viện, tư trang của người bệnh, giải quyết các thủ tục cần thiết liên quan đến việc tiếp nhận người bệnh ở tuyến trên. Người vận chuyển bệnh nhân chỉ được ra về sau khi người bệnh được bệnh viện nơi đến tiếp nhận ký vào phiếu hoặc sổ chuyển người bệnh.
3. Bác sĩ cấp cứu ở bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ:
a) Chuẩn bị sẵn sàng thuốc, phương tiện, nhân lực để cấp cứu người bệnh theo tình trạng người bệnh đã được thông báo;
b) Tiếp nhận người bệnh và thực hiện ngay các biện pháp cấp cứu phù hợp;
c) Thông báo ngay cho bệnh viện tuyến dưới biết kết quả cấp cứu, điều trị người bệnh và những vấn đề cần rút kinh nghiệm.
1. Đề nghị tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu trong trường hợp:
a) Vuợt qúa khả năng chuyên môn kỹ thuật; tình trạng người bệnh cấp cứu rất nặng có thể tử vong trên đường vận chuyển;
b) Không có phương tiện vận chuyển cấp cứu;
c) Có quá đông người bệnh do bệnh dịch hoặc có cấp cứu hàng loạt, cấp cứu thảm họa.
2. Bệnh viện tuyến dưới đề nghị hỗ trợ cấp cứu
a) Thông báo cho gia đình người bệnh biết những khó khăn của cơ sở và việc xin hỗ trợ cấp cứu từ tuyến trên;
b) Thông báo rõ tình trạng người bệnh và mời bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ cấp cứu;
c) Trong khi chờ tuyến trên hỗ trợ phải tiếp tục cấp cứu người bệnh theo khả năng cao nhất của cơ sở.
3. Bệnh viện tuyến trên hỗ trợ cấp cứu cho tuyến dưới
Bệnh viện tuyến trên có nhiệm vụ hỗ trợ cấp cứu cho bệnh viện tuyến dưới. Khi nhận được yêu cầu hỗ trợ cấp cứu, bệnh viện phải bố trí phương tiện, thuốc và cử cán bộ hỗ trợ cho tuyến dưới. Sau khi cấp cứu người bệnh qua khỏi cơn nguy kịch, để người bệnh tiếp tục điều trị ở tuyến dưới với sự hỗ trợ về chuyên môn của tuyến trên hoặc chuyển người bệnh về bệnh viện chuyên khoa điều trị tiếp./.
Chapter 3.
EMERGENCY IN HOSPITAL (EMERGENCY IN HEALTHCARE FACILITIES)
Article 7. Emergency system in hospital
1. Emergency system in polyclinics
a) Regarding special-grade polyclinics: Emergency department, Intensive care department and Poison control center shall be established;
b) Regarding grade I local polyclinics: Emergency department, Intensive care department and Poison control center shall be established;
c) Regarding grade I/II polyclinics: Emergency department, Intensive care and Poison control department shall be established. Besides, there shall be emergency chambers according to specific purpose of the hospital;
d) Regarding Grade III/IV polyclinics and ungraded polyclinics: Department of emergency – intensive care – poison control shall be established.
2. Emergency system in specialized hospitals
The departments of emergency, intensive care and poison control shall be established and arranged depending on functions, tasks and characteristics of each speciality, ensuring the best conditions for emergency activities.
3. Emergency system in private hospitals
Depending on the licensed speciality and characteristics of each hospital, the emergency system specified in clauses 1 and 2 of this Article or emergency chambers shall be established to provide promptly emergency care for patients.
Article 8. Functions and tasks of Emergency department
1. General functions and tasks
a) Receive and provide treatment for any emergency case that is transferred to the hospital;
b) Conduct assessment and conduct triage and take appropriate emergency measures in the order of priority until the patient is no longer in critical condition; within 48 hours, the patient shall be transferred to the intensive care department or an appropriate speciality depending on his/her condition;
c) Arrange working shifts for officials, applicable to special-grade and grade I/II hospitals; arrange fulltime-working tasks for officials, applicable to grade III/IV or ungraded hospitals
d) Strictly comply with the procedures and professional regulations in hospital;
dd) Establish emergency line to cooperate with the Intensive care department in providing professional support for the emergency system in the specialities in hospital;
e) Tightly cooperate with 1-1-5 emergency center in providing emergency care and emergency transport outside the hospital on request;
g) Carry out scientific researches, hold consultations and provide propagation about emergency treatment for the community;
h) Provide training for medical officials; give instructions on emergency treatment for medical officials of inferior facilities.
2. Specific tasks
a) Medical stations of communes, local polyclinics and other clinics:
- Handle the common emergency cases;
- Regarding the cases exceeding the professional capability, provide emergency aid then request assistant of the superior facilities or transfer the patients to the nearest hospital.
b) Department of emergency – intensive care – poison control of grade III/IV polyclinics and ungraded hospitals
- Handle the common emergency cases;
- Continue the emergency aid and intensive care for the patients that are transferred from the inferior facilities or from the clinical department inside the hospital;
- Regarding the cases exceeding the professional capability, hold medical consultations then request assistant of the superior facilities or transfer the patients to the superior facilities.
c) Emergency department of grade II polyclinics
- Handle the common emergency cases; Regarding the cases exceeding the professional capability, hold medical consultations then request assistant of the superior facilities or transfer the patients to the superior facilities;
- Carry out emergency aid outside the hospital and receive the mass of emergency;
d) Emergency department of grade I polyclinics and special-grade polyclinics
- Is the ultimate facilities receiving the cases that are transferred from the inferior facilities;
- Cooperate with the intensive care department and poison control department in providing emergency aid in accidents, disasters and mass of poisoning;
- Cooperate with training institutions in providing training for doctors and nurses.
Article 9. Responsibilities and power of individuals in Emergency departments
1. Head of Emergency department:
Apart from the general responsibilities and power of the Head of a clinical department, the head of an Emergency department shall fulfill the following responsibilities:
a) Organize the operation of department according to the Regulations on emergency treatment, intensive care and poison control;
b) Inspect and expedite the implementation of the regulations in the receipt, emergency aid and treatment towards the patients. Cooperate with the intensive-care department and other clinic department in providing professional assistance for the emergency system in hospital;
c) In special cases like mass emergency, disaster emergency, epidemic emergency, Head of department shall report to the director of the hospital to provide emergency aid effectively.
2. Doctor of Emergency department:
a) Receive the emergency case, carry out physical examination, provide emergency treatment according to the Guidance on emergency treatment, fully record of the development of condition of the patient. Cooperate well with the emergency divisions in emergency system of hospital;
b) Comply with the technical procedures for emergency treatment;
c) Report the complicated cases to directors of department for medical consultancy;
d) Transfer sufficiently the conditions of patient to the officials in charge of the next shift.
3. Nurse of Emergency department:
a) Receive emergency patients, conduct triage and provide emergency aid for serious case and report to doctors for prompt treatment;
b) Prepare the emergency drugs, tools and vehicles according to the regulations;
c) Expeditiously comply with the technical procedures for emergency treatment;
d) Supervise closely and provide care for the patient to discover the abnormal signs for prompt treatment and reporting to doctors;
dd) Transfer sufficiently the information about care for patient to the nurse in charge of the next shift;
e) Fill emergency drugs according to the regulation, preserve emergency drugs and tools, receive and transfer emergency drugs and tools between the shifts.
4. Other staff of the department shall comply with the arrangement of the head of department.
Article 10. Facilities, equipment and human resources of Emergency department
1. Facilities and equipment
a) General requirements
- The emergency department shall be located conveniently for the receipt, transport and compliance with the emergency request, including: patients receiving and classifying rooms,
- The emergency department shall be equipped with emergency signs, guiding arrows, emergency light (at night) and shall be provided with sufficient light, prioritized electricity and well-operated provisional power and lighting system;
- There shall be health books and medical records serving the emergency treatment;
- There shall be sufficient equipment, technical devices and drugs for emergency treatment according to the list prescribed for specific grade of hospital.
Basic equipment/devices include:
+ Oxygen and compressed air supply system;
+ Fresh water supply system;
+ Devices serving the diagnosis and emergency function exploration, intervention, and on-site testing, equipment serving the provision of emergency treatment for patients and conformable vehicles serving the transport of patients.
+ Administration system;
b) Specific requirement
- Medical stations of communes, local polyclinics and other clinics
+ There shall be emergency chambers with 1-2 beds;
+ There shall be basic equipment for first aid.
- Department of emergency – intensive care – poison control of III/IV-grade polyclinics and hospitals that have not been graded
There shall be at least 05 beds and stretcher with wheels, 01 chamber for pregnant women.
- Emergency department of II-grade polyclinics
+ There shall be at least 10 emergency beds and stretchers with wheels;
+ There shall be 01 chamber for pregnant women.
- Emergency department of I-grade polyclinics and special-grade polyclinics
+ There shall be at least 20 emergency beds and a number of stretchers with wheels;
+ Emergency operating rooms shall be located in emergency wards (depending on conditions of specific hospitals).
2. Human resources
a) There shall be a staff of doctors and nurses who have been provided with training in professional skills in emergency treatment.
b) Officials in charge of providing emergency treatment shall be provided with additional and updated training often.
Article 11. Functions and tasks of Intensive-care department
1. The Intensive-care department is a clinic department in charge of continuing the treatment and intensive care for patients transferred from the Emergency department and other clinic departments in the same hospital.
2. The Intensive-care department shall cooperate with the Emergency department in providing emergency aid outside or inside the hospital in case of mass emergency, disaster emergency.
3. The Department of intensive care shall cooperate with the Emergency department in providing professional assistance for the emergency system in hospital.
4. If the case exceeds the professional capacity, the Intensive-care department shall hold a medical consultation and request the assistance of superior facilities or transfer the patients to a superior hospital.
5. Emergency department of I-grade and special-grade polyclinics
- Emergency department is the ultimate facilities receiving the cases that are transferred from the inferior facilities;
- The Emergency department shall cooperate with other ultimate facilities in medical consultation and treatment;
- The Emergency department shall cooperate with universities, colleges and medical schools in training doctors and nurses specialized in intensive care.
- Emergency department shall conduct scientific researches and provide professional directions for the inferior facilities.
Article 12. Responsibilities and power of individuals in Intensive-care department
1. Apart from the general responsibilities and power of the head of a clinical department, a head of Intensive-care department shall fulfill the following responsibilities:
a) Maintain 24/7 operation by shift-work or full-time work according to the specific condition, organize an effective working chain;
b) Classify the patients according to the seriousness and characteristics of the illness;
c) Take responsibilities for the quality of the diagnosis, treatment and care for patients of the department. If the illness becomes worse or the diagnosis could not be made within 48 hours, a medical consultation shall be held;
d) Prepare areas, personnel, and equipment in case of mass emergency or disaster emergency;
dd) Update regularly the knowledge, increase the technological and professional skills of officials, draw up plans on training in professional skills for doctors and nurses of the department;
e) Preside over and carry out the scientific researches, apply the technological advance in work.
2. Responsibilities of doctors of Intensive-care department:
a) Receive patients transferred from the Emergency department and other clinical departments;
b) Examine patients at their beds, prescribe testing, treatment and carry out the procedures according to the regulations. Fully record the conditions of patients and the instructions to the medical records and the health supervision records of doctor;
c) Report the conditions of patients to heads of department after examining patients; seek opinions of heads of department in difficult cases, hold medical consultation if necessary;
d) Comply with the procedures for diagnosing, treating, emergency treatment, and recovery;
dd) Hand over patients and instructions accurately, sufficiently and with hand-over books;
e) Regularly study to update and increase the professional knowledge and skills. Participate in scientific research and training in application of advanced technique.
3. Responsibilities of nurses of Intensive-care department:
a) Comply with the technical procedures and professional regulations in hospital;
b) Receive, preserve and use drugs, tools and vehicles according to the regulations to be ready for serving patients;
c) Expeditiously comply with medical instructions. Supervise the take notes sufficiently the development of illness and the compliance with medical instructions to the supervision records of nurses;
d) Promptly report to doctors or the nurse leader when patients display an abnormal sign or when there are difficulties in the compliance with medical instruction or the care for patients;
dd) Transfer sufficiently the information about care for patient to the nurse in charge of the next shift.
4. Other staff of the department shall comply with the arrangement of the head of department.
Article 13. Facilities, equipment and human resources of Intensive-care department
1. Facilities and equipment
a) The Department of intensive are shall be organized continuously and reasonable to facilitate the provision of intensive care and treatment for patients;
c) The Intensive-care department shall be equipped with: normal chambers, isolation chambers, sterilized chambers, operation chambers, vehicle, machinery and tool-storing chambers, food-preparing chambers, tool-cleansing places, etc.
c) Drugs, medical equipment and vehicles:
- Central oxygen-supplying system;
- Central compressing and sucking system;
- Prioritized electricity sources and provisional electricity sources;
- Fresh water, sterilized water and hot water systems;
- Hospital beds specialized for emergency recovery equipped with nurse call system;
- Constant supervision system;
- Equipment serving diagnosis and supervision at patients’ beds (X-ray machine, ECG machine, ultrasound scanner, quick testing machine, shade lamp, etc.)
- Devices serving treatment (electric syringe pump, invasive and noninvasive positive pressure ventilation machine, Ambu bag, vacuum system, automated external defibrillator, continuous renal replacement therapy machine, endoscopy machine, etc.)
- Vehicles (stretcher cart, wheelchair, personal oxygen device, respiratory device, etc.) - Emergency recovery drugs according to the list approved by the director.
2. Human resources
a) There shall be a staff of doctors, nurses and orderlies who have been provided with training in professional skills in emergency treatment.
b) Officials in charge of providing emergency treatment shall be often provided with additional and updated training.
Article 14. Functions and tasks of Department of Emergency – Intensive care - Poison control
1. Works as the clinic department in charge of continuing the treatment and intensive care for patients transferred from the clinic departments in the hospital.
2. Participate in the provision of emergency treatment inside and outside hospital in case of mass emergency and disaster emergency.
3. Cooperate and provide professional assistance for the emergency system in hospital.
4. If the case exceeds the professional capacity, the Department of Emergency – Intensive care – Poison control shall hold a medical consultation and request the assistance of superior facilities or transfer the patients to a superior hospital.
Article 15. Responsibilities and power of individuals in Department of Emergency – Intensive care – Poison control
1. Apart from the general responsibilities and power of Head of a clinical department, the Head of the Department of Emergency – Intensive care – Poison control shall fulfill the following responsibilities:
a) Maintain 24/7 operation by shift-work or full-time work according to the specific condition, organize an effective working chain;
b) Classify the patients according to the seriousness and characteristics of the illness;
c) Take responsibilities for the quality of the diagnosis, treatment and care for patients of the department. If the illness becomes worse or the diagnosis could not be made within 48 hours, a medical consultation shall be held;
d) Prepare areas, personnel, and equipment in case of mass emergency or disaster emergency;
dd) Update often the knowledge, increase the technological and professional skills of officials, draw up plans on training in professional skills for doctors and nurses of the department;
e) Preside over and carry out the scientific researches, apply the technological advance in work.
2. Responsibilities of doctors of Department of Emergency – Intensive care – Poison control:
a) Receive patients transferred from other clinical departments;
b) Examine patients at their beds, prescribe testing, treatment and carry out the procedures according to the regulations. Fully record of conditions of patients and the instructions to the medical records and the health supervision records of doctor;
c) Report the conditions of patients to heads of department after examining patients; seek opinions of heads of department in difficult cases, hold medical consultation if necessary;
d) Comply with the procedures for diagnosing, treating, emergency treatment, and recovery;
dd) Hand over patients and instructions accurately, sufficiently and with hand-over books;
e) Constantly study to update and increase the professional knowledge and skills. Participate in scientific research and training in application of advanced technique.
4. Responsibilities of nurses of Department of Emergency – Intensive care – Poison control:
a) Comply with the technical procedures and professional regulations in hospital;
b) Receive, preserve and use drugs, tools and vehicles according to the regulations to be ready for serving patients;
c) Expeditiously comply with medical instructions. Supervise the fully record of the development of illness and the compliance with medical instructions to the supervision records of nurses;
d) Promptly report to doctors or the nurses' leader when patients display an abnormal sign or when there are difficulties in the compliance with medical instruction or the care for patients;
dd) Transfer sufficiently the information about care for patient to the nurse in charge of the next shift.
5. Other staff of the department shall comply with the arrangement of the head of department.
Article 16. Facilities, equipment and human resources of Department of Emergency – Intensive care – Poison control
1. Facilities and equipment
a) The Department of Emergency – Intensive care – Poison control shall be organized continuously and reasonable to facilitate the provision of intensive care and treatment for patients;
b) The Emergency – Intensive care – Poison control department shall be equipped with: normal chambers, isolation chambers, sterilized chambers, operation chambers, vehicle, machinery and tool-storing chambers, food-preparing chambers, tool-cleansing places, etc.
c) Drugs, medical equipment and vehicles:
- Central oxygen-supply system;
- Central compressing and sucking system;
- Prioritized electricity sources and provisional electricity sources;
- Fresh water, sterilized water and hot water systems;
- Hospital beds specialized for emergency recovery equipped with nurse call system;
- Constant supervision system;
- Equipment serving diagnosis and supervision at patients’ beds (X-ray machine, ECG machine, ultrasound scanner, quick testing machine, shade lamp, etc.)
- Devices serving treatment (electric syringe pump, invasive and noninvasive positive pressure ventilation machine, Ambu bag, vacuum system, automated external defibrillator, continuous renal replacement therapy machine, endoscopy machine, etc.)
- Vehicles (stretcher cart, wheelchair, personal oxygen device, respiratory device, etc.);
- Emergency recovery drugs according to the list approved by the director.
2. Human resources
a) There shall be a staff of doctors, nurses and orderlies who have been provided with training in professional skills in emergency treatment, intensive care and poison control;
b) Officials in charge of providing emergency treatment, intensive care or poison control shall be often provided with additional and updated training.
Article 17. Functions and tasks of Poison-control department
a) Provide emergency – intensive care – poison control – treatment inside or outside the hospital for acute/chronic poisoning cases and other medical diseases;
b) Conduct quick testing to discover toxicity serving the diagnosis, treatment and scientific research;
c) Provide training for doctors, nurses and technicians of the inferior facilities in poison control;
d) Conduct scientific researches in field of poison control;
dd) Cooperate with Vietnamese and foreign agencies that are relevant in poison control;
e) Fulfill the tasks concerning the information and consultancy about poison control towards people inside and outside hospital.
Article 18. Responsibilities and power of individuals in Poison-control department
1. Apart from the general responsibilities and power of the Head a clinical department, the Head of Poison-control department shall fulfill the following responsibilities:
a) Maintain 24/7 operation by shift-work or full-time work according to the specific condition, organize an effective working chain;
b) Triage the patients;
c) Take responsibilities for the quality of the diagnosis, treatment and care for poisoned patients. If the illness becomes worse or the diagnosis could not be made within 48 hours, a medical consultation shall be held;
d) If the patient commits suicide or is suspected committing suicide, a medical consultation with Psychiatric doctors so as not to miss out any causes;
dd) Any suspicion of violation concerning poisoning shall be reported to the Director of Hospital and concerning agencies for cooperation in investigation;
e) Arrange the premises, mobilize human resources and equipment in case of mass emergency or disaster emergency;
g) Update often the knowledge, increase the technological and professional skills of officials, draw up plans on training in professional skills for doctors, nurses, pharmacists and physicians of the department;
h) Preside over and carry out the scientific researches, apply the technological advance in work.
2. Responsibilities of doctors of Poison-control department:
a) Receive patients transferred from outside the hospital or from other clinical departments, except for the cases suspected of acute diarrhea that are infected.
b) Examine patients at their beds, prescribe testing, treatment and carry out the procedures according to the regulations. Fully record the conditions of patients and the instructions to the medical records and the health supervision records of doctor;
c) Report the conditions of patients to heads of department after examining patients; seek opinions of heads of department in difficult cases, hold medical consultation if necessary;
d) Comply with the procedures for diagnosing, treating, emergency treatment, and recovery;
dd) Hand over patients and instructions accurately, sufficiently and with hand-over books;
e) Regularly study to update and increase the professional knowledge and skills. Participate in scientific research and training in application of advanced technique.
3. Responsibilities and power of nurses:
a) Comply with the technical procedures and professional regulations in hospital;
b) Receive, preserve drugs, tools and vehicles according to the regulations to be ready for serving patients;
c) Expeditiously comply with medical instructions. Supervise and fully record of the development of illness and the compliance with medical instructions to the supervision records of nurses;
d) Promptly report to doctors or the nurses’ leader when patients display an abnormal sign or when there are difficulties in the compliance with medical instruction or the care for patients;
dd) Transfer sufficiently the information about care for patient to the nurse in charge of the next shift.
4. Other staff of the department shall comply with the arrangement of the head of department.
Article 19. Facilities, equipment and human resources of Poison-control department
1. Facilities and equipment
a) A clinical unit with at least 5 beds carrying out concurrently the poison-control information;
b) A poison testing unit that is located separately or in the Biochemistry department of the hospital for carrying out quick testing and qualitative testing.
2. Human resources
There shall be a staff of doctors, nurses and physicians that have been provided with training in professional skills in poison-emergency aid and poison testing.
Article 20. Functions and tasks of Poison-control center
Apart from the functions and tasks like the Poison-control department, a Poison-control center shall fulfill the following functions and tasks:
1. Give the Ministry of Health the consultancy in poison-control;
2. Provide consultancies in poison-control for every entities in multiple forms, especially via 24-hours hotline;
3. Collect, treat, report and retain information; preside over the establishment of information storage serving the poison-control research;
4. Joint the local and international Poison-control unions.
Article 21. Facilities, equipment and human resources of Poison-control centers
1. A Poison-control center:
a) A clinical department shall be equipped with 10 beds for emergency aid for acute poisoning and mass poisoning; emergency vehicles like the intensive-care department; besides, there shall be poison-cleansing equipment and antidotes;
b) A separate poison testing laboratory that is equipped serving quick testing, qualitative testing and quantitative testing (for toxins, chemicals, noxious gases, drugs);
c) A poison information unit.
2. Human resources:
There shall be a staff of doctors, nurses and physicians that have been provided with training in professional skills in poison-emergency aid and poison testing.
Article 22. Responsibilities and power of individuals in Poison-control centers
1. Director of Poison-control center:
Apart from the functions and tasks like the Head of Poison-control department, the director of a Poison-control center shall fulfill the following functions and tasks:
a) Provide consultancies for the Ministry of Health to build up the nationwide poison-control network;
b) Carry out the instruction on poison-control;
c) Cooperate with the incentive care system and polices in provide emergency aid for mass poisoning.
2. Other officials of the Poison-control center in carrying out the tasks according to the arrangement of the Director of center.
Article 23. The cooperation in emergency treatment for patients in hospital
1. General requirements
a) Departments in the same hospital shall cooperate together and stay prepared for receiving patients that are sent from the Emergency department, Emergency - Intensive care - Poison control department, Poison control center and the Poison control department;
b) If the condition of a patient receiving hospital treatment becomes worse or the condition of a patient transferred to the hospital is subject to emergency treatment, medical professionals of all relevant departments shall carry out the emergency measures appropriate to the condition of patients and request the help from specialist doctors if necessary;
c) Any patient that is prescribed to transfer to another ward shall be provided with emergency treatment and care during the transfer.
2. Requirements for clinical wards having emergency chambers:
a) Have the plate of emergency chamber, have light box of emergency at night, have sufficient lighting, have provisional electricity or lighting;
b) Having record paper for serious cases;
c) Have hospital beds and equipment, vehicles, drugs on the list according to speciality and type of hospital.
Article 24. Emergency patients subject to hospital transfer
1. Responsibilities of emergency standing doctors:
a) Notify the superior facility for preparation for receiving the patient;
b) Examine the condition of the patient before transfer and prepare the vehicle and tools for emergency treatment during the transport;
c) Provide sufficiently the following information in the medical record: diagnosis, drugs have been used, condition of the patient, the latest situation, reasons for hospital transfer, full name and position of the person who makes the hospital transfer record;
d) Serious-condition patients shall be provided with emergency treatment by emergency doctors/nurses during the transport; must not carry out the hospital transfer if the patient has high risk of death.
dd) The inferior facility shall receive the emergency patient sent back from the superior facility when his/her condition is stable.
2. Responsibilities of doctors or nurses transferring patients:
a) Comply with the instruction, take care and and supervise the patient during the transport;
b) Receive and transfer the hospital-transfer medical record, belongings of the patient, carry out the necessary procedures relating to the receipt of patient at the superior facilities. Doctors/nurses in charge of transferring patient shall leave only when the receiving hospital append the signature on the patient transfer paper/book.
3. Responsibilities of emergency doctors of the superior facilities:
a) Prepare drugs, vehicles and human resources for providing emergency treatment according to the information about condition of the patient that is provided;
b) Receive the patient and immediately carry out the appropriate emergency measures;
c) Notify the inferior facility the result of emergency treatment and the experience that needs to be learnt.
Article 25. Request for emergency assistance from the superior facilities
1. An emergency team may request for assistance from a superior facility in the following cases:
a) The situation exceeds the professional capacity or the condition of the patient is very serious that may lead to death on the way to the hospital;
b) Emergency vehicles are not available;
c) There are too many patients due to an epidemic or mass emergency/disaster emergency.
2. Responsibilities of the inferior facilities that request emergency assistance
a) Report to the patient’s family the disadvantages of the establishment and the request for emergency assistance from superior facilities;
b) Notify the condition of the patient and request the assistance from superior facility;
c) While waiting for the assistance of the superior facility, the establishment shall provide the patient with as best treatment as possible.
3. Responsibilities of the superior facilities:
The superior facilities are responsible for providing assistance for the inferior facilities. When the request for emergency assistance is received, the hospital shall arrange vehicles, drugs and officials for the inferior facilities. After being provided with emergency treatment, the patient shall be provide with treatment at the inferior hospital with the professional assistance of the superior facility or transferred to a specialized facility for further treatment./.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực