Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 về các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành
Số hiệu: | 973/2020/UBTVQH14 | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 08/07/2020 | Ngày hiệu lực: | 08/07/2020 |
Ngày công báo: | 03/08/2020 | Số công báo: | Từ số 735 đến số 736 |
Lĩnh vực: | Tài chính nhà nước | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
ỦY BAN THƯỜNG VỤ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Nghị quyết số: 973/2020/UBTVQH14 |
Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 2020 |
QUY ĐỊNH VỀ CÁC NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ VÀ ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2021-2025
ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13;
Căn cứ Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14;
QUYẾT NGHỊ:
Nghị quyết này quy định về nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025.
Vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được bố trí cho các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật Đầu tư công và được phân theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 36 của Luật Ngân sách nhà nước, cụ thể như sau:
1. Quốc phòng: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu quốc phòng, cơ yếu, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách Trung ương và địa phương theo phân cấp.
2. An ninh và trật tự, an toàn xã hội: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực phục vụ mục tiêu an ninh và trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, điều tra phòng, chống tội phạm, thi hành án hình sự, ứng phó với sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của đơn vị chuyên trách Trung ương và địa phương theo phân cấp.
3. Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp thuộc các cấp học từ mầm non đến đại học.
4. Khoa học, công nghệ: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị, công nghệ phục vụ mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, thí nghiệm, thực nghiệm, phân tích, kiểm định, kiểm nghiệm, tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, sở hữu trí tuệ, thiết kế chuyên dụng trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ phát triển công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao.
5. Y tế, dân số và gia đình: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ mục tiêu về y tế (bao gồm y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu, phục hồi chức năng; y học cổ truyền; giám định y khoa, pháp y, pháp y tâm thần; kiểm định, kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm và các hoạt động khác thuộc lĩnh vực y tế), dân số, gia đình, sức khỏe sinh sản, vệ sinh an toàn thực phẩm.
6. Văn hóa, thông tin: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau:
a) Văn hóa: Bảo vệ, bảo tồn giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, văn hóa dân tộc; phát triển văn học nghệ thuật, điện ảnh, thư viện, bảo tàng, văn hóa cơ sở, các loại hình nghệ thuật biểu diễn; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, các công trình văn hóa;
b) Thông tin: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động xuất bản, báo chí của Nhà nước;
7. Phát thanh, truyền hình, thông tấn: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát thanh, truyền hình, thông tấn nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu.
8. Thể dục, thể thao: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu phát triển thể dục, thể thao.
9. Bảo vệ môi trường: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau:
a) Môi trường: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị quan trắc, cảnh báo môi trường, bảo vệ tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường, xử lý chất thải, nước thải, tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững;
b) Tài nguyên: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị đo đạc bản đồ, khí tượng thủy văn, thăm dò địa chất, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên;
10. Các hoạt động kinh tế: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ các mục tiêu thuộc các lĩnh vực sau:
a) Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản; kinh tế nông thôn (bao gồm xây dựng nông thôn mới, cung cấp nước sạch và bảo đảm vệ sinh môi trường nông thôn, phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với hộ gia đình và hợp tác xã, bố trí, sắp xếp lại dân cư nông thôn, định canh, định cư, ổn định di dân tự do và tái định cư); phát triển giống cây trồng, vật nuôi; trồng, bảo vệ và phát triển rừng; phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cháy rừng, dịch bệnh;
b) Công nghiệp: cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo; các nhiệm vụ, dự án thuộc lĩnh vực dầu khí theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở vật chất và trang thiết bị in, đúc tiền;
c) Giao thông: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển, đường hàng không;
d) Khu công nghiệp và khu kinh tế: hạ tầng các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu và hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp;
đ) Thương mại: chợ dân sinh, chợ đầu mối, trung tâm logistic, trung tâm hội chợ triển lãm, kết cấu hạ tầng xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Cấp nước, thoát nước;
g) Kho tàng: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, trang thiết bị kho tàng, kho lưu trữ chuyên dụng, kho dự trữ quốc gia, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, kho vật chứng;
h) Du lịch: cơ sở hạ tầng nhằm phát triển du lịch bền vững tại các khu, điểm, địa bàn du lịch;
i) Viễn thông: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu viễn thông nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu;
k) Bưu chính: cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, vật tư, trang thiết bị phục vụ các mục tiêu bưu chính nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ xã hội và công ích thiết yếu;
l) Công nghệ thông tin: hạ tầng thông tin số, kinh tế số; hiện đại hóa công nghệ thông tin trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cơ sở dữ liệu; các nền tảng, ứng dụng, dịch vụ quốc gia dùng chung; an toàn, an ninh mạng;
m) Quy hoạch: các nhiệm vụ quy hoạch;
n) Công trình công cộng tại các đô thị;
o) Cấp vốn điều lệ cho các ngân hàng chính sách, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách; cấp bù lãi suất tín dụng ưu đãi, phí quản lý; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; hỗ trợ hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
11. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội: Các nhiệm vụ, chương trình, dự án phục vụ mục tiêu xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở, nhà công vụ, mua sắm trang thiết bị của các cơ quan thuộc hệ thống chính trị, nhà nước; dự án mua mới, xây dựng và cải tạo trụ sở làm việc, cải tạo, nâng cấp nhà ở, mua sắm trang thiết bị của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
12. Xã hội: các nhiệm vụ, chương trình, dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị của các cơ sở điều dưỡng, phục hồi chức năng, nuôi dưỡng người có công; hỗ trợ việc làm; chăm sóc, điều dưỡng sức khỏe người lao động; xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình ghi công liệt sỹ; cơ sở cai nghiện và trợ giúp xã hội khác.
13. Các nhiệm vụ, chương trình, dự án khác theo quy định của pháp luật: hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng, chính sách khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc đối tượng đầu tư công chưa phân loại được vào 12 ngành, lĩnh vực nêu trên.
1. Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 phải tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm quản lý tập trung, thống nhất về mục tiêu, cơ chế, chính sách; thực hiện phân cấp trong quản lý đầu tư theo quy định của pháp luật, tạo quyền chủ động cho các bộ, cơ quan trung ương và các cấp chính quyền địa phương.
3. Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước phải phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu, định hướng phát triển của đất nước tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của quốc gia, các ngành, lĩnh vực, địa phương, kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, kế hoạch vay, trả nợ công 05 năm, các quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch được cấp có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt, bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa giữa kinh tế và xã hội.
4. Phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước trong kế hoạch tài chính 5 năm, bảo đảm các cân đối vĩ mô, an toàn nợ công. Đẩy mạnh cơ cấu lại đầu tư công, tính toán hợp lý cơ cấu nguồn lực ngân sách Trung ương và địa phương, bảo đảm ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo; tăng cường huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước, đẩy mạnh việc thu hút các nguồn vốn xã hội để thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.
5. Phân bổ vốn đầu tư tập trung; không phân tán, dàn trải; bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Chỉ giao kế hoạch vốn đối với các dự án đã đủ thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của Luật Đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan. Các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, các dự án mới phải bảo đảm thời gian bố trí vốn thực hiện dự án nhóm A không quá 06 năm, nhóm B không quá 04 năm, nhóm C không quá 03 năm. Trường hợp không đáp ứng thời hạn trên, Thủ tướng Chính phủ quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định thời gian bố trí vốn thực hiện dự án đối với dự án sử dụng vốn ngân sách địa phương.
6. Tập trung ưu tiên bố trí vốn để thực hiện, đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành và phát huy hiệu quả các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu (sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn, nước biển dâng,…), bảo đảm an ninh nguồn nước.
7. Ưu tiên phân bổ vốn cho các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, đồng bộ với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng, miền trong cả nước.
8. Thứ tự ưu tiên phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 được thực hiện như sau:
a) Phân bổ đủ vốn để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản theo quy định tại khoản 4 Điều 101 của Luật Đầu tư công (nếu có);
b) Phân bổ đủ vốn để hoàn trả vốn ứng trước kế hoạch nhưng chưa có nguồn để hoàn trả trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước (nếu còn);
c) Phân bổ vốn cho dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa bố trí đủ vốn; vốn cho dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài (bao gồm cả vốn đối ứng); vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức đối tác công tư; dự án chuyển tiếp thực hiện theo tiến độ được phê duyệt; dự án dự kiến hoàn thành trong kỳ kế hoạch;
d) Phân bổ vốn để thực hiện nhiệm vụ quy hoạch;
đ) Phân bổ vốn chuẩn bị đầu tư để lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư và lập, thẩm định, quyết định đầu tư chương trình, dự án;
e) Phân bổ vốn cho dự án khởi công mới đáp ứng yêu cầu quy định tại khoản 5 Điều 51 của Luật Đầu tư công.
9. Bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn kế hoạch đầu tư công, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính và tăng cường công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
1. Nguyên tắc phân bổ vốn: thực hiện theo các nội dung quy định tại Điều 51 của Luật Đầu tư công, Điều 4 của Nghị quyết này về các nguyên tắc chung, thứ tự ưu tiên phân bổ vốn và các nguyên tắc cụ thể sau:
a) Bảo đảm tương quan hợp lý về cơ cấu phân bổ vốn đầu tư giữa các bộ, cơ quan trung ương và giữa các ngành, lĩnh vực; vốn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương; vốn để thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, dự án cụ thể bao gồm: chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án kết nối, có tác động liên vùng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước;
b) Vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương được phân bổ theo ngành, lĩnh vực theo quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này;
c) Các nhiệm vụ, chương trình, dự án được giao kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương phải bảo đảm đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.
2. Tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương:
a) Vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương bố trí cho nhiệm vụ, chương trình, dự án thuộc nhiệm vụ chi đầu tư của ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và thuộc đối tượng đầu tư công quy định tại Điều 5 của Luật Đầu tư công;
b) Cơ cấu phân bổ vốn ngân sách trung ương:
- Dành tối đa không quá 30% để bổ sung có mục tiêu cho địa phương và được phân bổ theo ngành, lĩnh vực, không bao gồm vốn các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia và vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài;
- Mức vốn còn lại được phân bổ như sau:
+ Phân bổ cho các bộ, cơ quan trung ương theo ngành, lĩnh vực. Các bộ, cơ quan trung ương chịu trách nhiệm phân bổ cụ thể cho các chương trình, dự án, bao gồm cả vốn trong nước, vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật và theo các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên quy định tại Nghị quyết này;
+ Phân bổ cho các nhiệm vụ, chương trình, dự án cụ thể bao gồm: chương trình mục tiêu quốc gia, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án kết nối, có tác động liên vùng có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân, nhiệm vụ quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, nghĩa vụ thanh toán của ngân sách trung ương, các chính sách khác sử dụng vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương theo quy định của pháp luật.
1. Thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết này và phân bổ theo nguyên tắc, tiêu chí cụ thể như sau:
a) Ưu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn còn thiếu của các dự án thuộc danh mục của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025; thu hồi vốn ứng trước.
b) Số vốn còn lại bố trí cho các dự án mới thuộc các ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này.
2. Vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương phân bổ cho bộ, cơ quan trung ương quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật Đầu tư công theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này.
1. Nguyên tắc phân bổ vốn: thực hiện theo quy định tại Điều 5 của Nghị quyết này và các nguyên tắc cụ thể sau:
a) Bảo đảm tương quan hợp lý giữa việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm, các địa phương có số thu lớn, có tỷ lệ điều tiết cao về ngân sách trung ương, với việc ưu tiên vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn khác để góp phần thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng miền trong cả nước;
b) Các địa phương chịu trách nhiệm bố trí vốn bổ sung có mục tiêu cho các chương trình, dự án thuộc các ngành, lĩnh vực đúng quy định pháp luật theo các nguyên tắc, thứ tự ưu tiên quy định tại Nghị quyết này và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để thu hút tối đa các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển;
c) Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong việc phân bổ vốn đầu tư công;
d) Việc phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương trong nước bổ sung có mục tiêu cho địa phương được thực hiện như sau:
- Ưu tiên bố trí vốn kế hoạch đầu tư trung hạn còn thiếu của các dự án thuộc danh mục của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025; thu hồi vốn ứng trước;
- Số vốn còn lại bố trí cho các dự án mới thuộc các ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này.
2. Tiêu chí, định mức phân bổ vốn:
a) Vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương trong nước bổ sung có mục tiêu cho ngân sách địa phương được phân bổ theo ngành, lĩnh vực quy định tại Điều 3 của Nghị quyết này;
b) Vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương trong nước bổ sung có mục tiêu cho địa phương được phân bổ cho dự án có quy mô từ nhóm B trở lên (không bao gồm các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia). Trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
c) Phân bổ cho các dự án mới thuộc các ngành, lĩnh vực của địa phương trên cơ sở tính điểm theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí dân số: Số dân trung bình và số người dân tộc thiểu số của các địa phương (trừ Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh);
- Tiêu chí về trình độ phát triển: Tỷ lệ hộ nghèo, số thu nội địa (không bao gồm số thu từ sử dụng đất, xổ số kiến thiết), tỷ lệ điều tiết về ngân sách trung ương và tỷ lệ bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương;
- Tiêu chí diện tích: Diện tích đất tự nhiên, tỷ lệ che phủ rừng của các địa phương;
- Tiêu chí về đơn vị hành chính cấp huyện: Số đơn vị hành chính cấp huyện; số huyện miền núi; vùng cao, hải đảo; biên giới đất liền của từng địa phương;
- Các tiêu chí bổ sung, bao gồm:
+ Tiêu chí xã ATK thuộc vùng căn cứ kháng chiến (ATK lịch sử);
+ Tiêu chí các xã đảo, xã biên giới đất liền, gồm: các xã biên giới Việt Nam
- Trung Quốc, Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia;
+ Tiêu chí vùng, gồm: các vùng chịu tác động lớn của thiên tai, biến đổi khí hậu (sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng,…).
1. Vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương được phân bổ theo ngành, lĩnh vực theo quy định tại Điều 3 và các nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Nghị quyết này.
2. Kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương năm 2021 được xây dựng phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước, dự kiến nguồn thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân cấp, số bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương (nếu có), phù hợp với định hướng mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể phát triển kinh tế - xã hội của năm 2021; kết quả thực hiện dự toán ngân sách của địa phương năm 2019, ước thực hiện năm 2020.
3. Kế hoạch vốn đầu tư công ngân sách địa phương từ năm 2022 đến năm 2025 xác định từng năm trên cơ sở tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương so với vốn đầu tư công năm 2021 (không bao gồm số thu sử dụng đất, xổ số kiến thiết theo báo cáo của các địa phương).
1. Tổ chức và chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các cơ quan khác ở Trung ương và địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết này.
2. Báo cáo tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết này theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Trong trường hợp bổ sung hoặc sửa đổi các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 ngoài các quy định tại Nghị quyết này, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
1. Quy định chi tiết định mức phân bổ đối với từng tiêu chí, các mốc thời gian, cơ quan cung cấp số liệu làm căn cứ để xác định vốn đầu tư công nguồn ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu cho địa phương trong giai đoạn 2021-2025; xác định tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương so với vốn đầu tư công năm 2021.
2. Quy định chi tiết việc thực hiện Nghị quyết này.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng cho các năm ngân sách giai đoạn 2021-2025.
1. Đối với các dự án chưa hoàn thành, dự án đã có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân sách nhà nước nhưng chưa được bố trí vốn hằng năm để thực hiện, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục bố trí vốn ngân sách nhà nước để hoàn thành theo tiến độ bố trí vốn đã được cấp có thẩm quyền quyết định.
2. Đối với các dự án dự kiến đầu tư nhưng chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 nguồn ngân sách nhà nước, trong trường hợp các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương dự kiến tiếp tục bố trí trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn ngân sách nhà nước của đơn vị mình thực hiện theo quy định tại Điều 101 của Luật Đầu tư công.
3. Các dự án thuộc các Chương trình mục tiêu có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn chuyển tiếp sang giai đoạn 2021-2025 tùy theo tính chất, mục tiêu của dự án, được sắp xếp vào 13 ngành, lĩnh vực theo Phụ lục kèm theo Nghị quyết này.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khác của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hiện Nghị quyết này trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của pháp luật.
|
TM. ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI |
PHÂN LOẠI NGÀNH, LĨNH VỰC ĐỐI VỚI DỰ ÁN THUỘC CÁC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU CỦA GIAI ĐOẠN 2016-2020 CHUYỂN TIẾP SANG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số /2020/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội)
Ngành, lĩnh vực |
Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu |
1. Quốc phòng |
Các dự án phục vụ mục tiêu quốc phòng thuộc Chương trình mục tiêu quốc phòng, an ninh trên địa bàn trọng điểm, Chương trình mục tiêu Công nghiệp quốc phòng thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị, Chương trình mục tiêu Biển Đông - Hải đảo bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên biển và hải đảo thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
2. An ninh và trật tự, an toàn xã hội |
Các dự án có mục tiêu an ninh và trật tự, an toàn xã hội thuộc Chương trình mục tiêu bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống tội phạm và ma túy thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
3. Giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp |
Các dự án có mục tiêu giáo dục, đào tạo và giáo dục nghề nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - việc làm và an toàn lao động, Chương trình mục tiêu giáo dục vùng núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng khó khăn thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
4. Khoa học, công nghệ |
Các dự án có mục tiêu khoa học công nghệ thuộc Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
5. Y tế, dân số và gia đình |
Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu y tế - dân số, Chương trình mục tiêu đầu tư phát triển hệ thống y tế địa phương thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn |
6.Văn hóa thông tin |
Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
7. Bảo vệ môi trường |
|
7.1. Môi trường |
Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích, Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
7.2. Tài nguyên |
Các dự án có mục tiêu tài nguyên thuộc Chương trình mục tiêu Biển Đông-Hải đảo bảo đảm cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh trên biển và hải đảo thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
8. Các hoạt động kinh tế |
|
8.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản |
Các dự án có mục tiêu nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và thủy sản thuộc Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững, Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, Chương trình mục tiêu tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
8.2. Công nghiệp |
Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
8.3 Khu công nghiệp và khu kinh tế |
Các dự án có mục tiêu khu công nghiệp và khu kinh tế thuộc Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
8.4 Thương mại |
Các dự án có mục tiêu thương mại thuộc Chương trình mục tiêu đầu tư hạ tầng khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
8.5 Du lịch |
Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
8.6 Công nghệ thông tin |
Các dự án thuộc Chương trình mục tiêu công nghệ thông tin thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
9. Xã hội |
Các dự án có mục tiêu xã hội thuộc Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội, Chương trình mục tiêu giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động thuộc kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã bố trí vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước hằng năm nhưng còn thiếu vốn. |
10. Đối với các nhiệm vụ, dự án chuyển tiếp thuộc Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội các vùng, các dự án chuyển tiếp sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được sắp xếp tương ứng vào các ngành, lĩnh vực nêu trên phù hợp với tính chất, mục tiêu của các nhiệm vụ, dự án, trong đó: vốn đối ứng của dự án chuyển tiếp sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài được sắp xếp theo ngành, lĩnh vực sử dụng vốn nước ngoài của dự án. |
NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Resolution No. 973/2020/UBTVQH14 |
Hanoi, July 8, 2020 |
ON STATE BUDGET-SOURCED PUBLIC INVESTMENT CAPITAL AND ALLOCATION PRINCIPLES, CRITERIA AND AMOUNT THEREOF DURING 2021 - 2025
STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
Pursuant to Constitutions of Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to Law on State Budget No. 83/2015/QH13;
Pursuant to Law on Public Investment No. 39/2019/QH14;
HEREBY RESOLVES:
This Resolution prescribes state budget-sourced public investment capital and allocation principles, criteria and amount thereof during 2021 – 2025.
This Resolution applies to:
1. Ministries, central government authorities and local governments specified under Clause 4 Article 4 of Law on Public Investment.
2. Organizations and individuals related to preparation of state budget-sourced mid-term and annual public investment plans
ALLOCATION PRINCIPLES, CRITERIA AND AMOUNT OF STATE BUDGET-SOURCED PUBLIC INVESTMENT CAPITAL
Article 3. Sectors utilizing state budget-sourced public investment capital during 2021 - 2025
State budget-sourced public investment capital shall be allocated to entities specified under Article 5 of Law on Public Investment and shall be classified based on sectors as specified under Article 36 of Law on State Budget, to be specific:
1. National defense: Tasks, programs and projects serving national defense, cipher operations, response to natural disasters, search and rescue of specialized central and local entities.
2. Security and social order, safety: Tasks, programs and projects serving security and social safety, order, fire safety and prevention, criminal investigation and intervention, criminal judgment enforcement, response to natural disasters, search and rescue of specialized central and local entities.
3. Education, training and vocational education: Tasks, programs and projects of investing for construction of infrastructures, facilities and equipment serving education, training and vocational training of all levels from preschools to higher education.
4. Science and technology: Tasks, programs and projects on investing for construction of infrastructures, facilities, equipment and technology serving development of science, technology, experiment, test, analysis, calibration, inspection, standard - metrology - quality, Intellectual property, specialized design in natural science and technical fields, application and transfer of technology, center for industrial renovation, research, development and development assistance, application of high technology of hi-tech zones, agricultural zones, forestry zones and fishery zones.
5. Health, population and family: Tasks, programs and projects on investing for construction of infrastructure, facilities and equipment serving health-related objectives (including preventive medical care; medical examination, treatment, emergency aids, intensive care; traditional medicine; medical, forensic and forensic psychology assessment; pharmaceutical and cosmetic inspection and testing and other activities in medical sector), population, family, reproductive health and food safety and hygiene.
6. Culture and communication: Tasks, programs and projects serving any of following fields:
a) Culture: Protection and preservation of tangible and intangible cultural heritage and traditional culture; development of literature, fine arts, cinematography, library, museum, fundamental culture and performance art; development of cultural institutions and structures;
b) Communication: Infrastructure, facilities and equipment serving publication and press operation of the government;
7. Broadcast, television and news media: Tasks, programs and projects on investing in construction of infrastructures, facilities and equipment serving broadcast, television and news media in order to perform essential political, social and public interest tasks.
8. Sports: Tasks, programs and projects on investing in construction of infrastructure, facilities and equipment serving development of sports.
9. Environmental protection: Tasks, programs and projects serving any of following fields:
a) Environment: Infrastructures, facilities, environment warning and monitoring equipment, natural resource protection, remediation of environmental pollution, disposal of waste and wastewater, green growth, response to climate change and sustainable development;
b) Natural resources: Infrastructures, facilities and equipment for map surveying, meteorology, hydrology, geological survey and protection of natural resources;
10. Economic activities: Tasks, programs and projects serving any of following fields:
a) Agriculture, forestry, salt industry, irrigation and fishery: Infrastructures, facilities and equipment for agriculture, forestry, salt industry, irrigation and fishery; rural economy (including development of new rural areas, provision of clean water, rural area environmental hygiene assurance, development of crafts, rural craft villages together with households and cooperatives, placement and reposition of rural population, resettlement); development of plant and domestic animal breeds; planting and protecting forest; preventing and rectifying consequences of natural disasters, forest fire and diseases;
b) Industry: Power for rural areas, mountainous regions and island districts; tasks and projects in petroleum sectors according to decisions of the Prime Minister, infrastructure and equipment for currency printing and minting;
c) Traffic: Traffic infrastructure of road, railway, inland waterway, sea and airway transport;
d) Industrial parks and economic zones: Infrastructures of coastal economic zones, border economic zones and infrastructures of economic industrial parks and industrial clusters;
dd) Commerce: Local markets, wholesale markets, logistic centers, exhibition centers, import and export infrastructures;
e) Water supply and drainage;
g) Storage: Infrastructures, facilities and equipment for storage, specialized storage, national storage, storage for documents and exhibits;
h) Tourism: Infrastructures for sustainable tourism development in tourism areas and provinces;
i) Telecommunications: Infrastructures, facilities, materials and equipment serving telecommunication objectives in order to execute political, social and essential public tasks;
k) Post: Infrastructures, facilities, materials and equipment serving postal objectives in order to execute political, social and essential public tasks;
l) Information technology: Digital information and economic infrastructures; modernization of information technology in agencies of the Communist Party and the government; application and development of information technology and databases; common national platforms, applications and services; cyber safety and security;
m) Planning: Planning objectives;
n) Public structures in urban areas;
o) Issuance of charter capital to policy banks and non-budget government financial funding; compensating issuance of preferential credit interest and administration fees; assisting enterprises investing in agriculture and rural areas; assisting small and medium enterprises according to Law on assistance for small and medium enterprises; assisting cooperatives according to Law on Cooperatives.
11. Operations of regulatory agencies, public service providers, political organizations and socio-political organizations: Tasks, programs and projects serving construction, renovation and upgrade of base offices, public affair houses and procurement of equipment of offices under political and government system; projects on procurement, construction and renovation of working offices, renovation and upgrade of houses, procurement of equipment of foreign Vietnam representative missions.
12. Social: Tasks, programs and projects on investing for construction, renovation and upgrade of infrastructures, facilities and procurement of equipment of nursing facilities, intensive recovery facilities and nursing facilities for persons having rendered meritorious services; employment support; caring and nursing worker’s health; development, renovation and upgrade of martyr memorials; rehabilitation facilities and other social assistance facilities.
13. Other tasks, programs and projects as per the law: Assisting investment for other entities and policies according to decisions of the Prime Minister; tasks, programs and projects considered as public investment that are not classified into any of the 12 sectors above.
Article 4. General principles regarding allocation of state budget-sourced public investment capital
1. Allocation of state budget-sourced public investment capital during 2021-2025 must comply with Law on Public Investment, Law on State Budget and relevant law provisions.
2. Ensure consolidation and unified management in terms of objectives, mechanisms and policies; decentralize in investment management as per the law, give more autonomy to ministries, central government authorities and local governments.
3. Allocation of state budget-sourced public investment capital must serve execution of development objectives and orientation of the country under the 10-year socio-economic development strategy of 2021-2030, national 5-year financial plan, 5-year public debt lending and repayment plan, plans according to Law on Planning decided or approved by competent authorities, and ensure sustainable development and balance between society and economy.
4. Conform to ability to balance state budget-sourced public investment capital within 5-year financial plan, and ensure macro-monetary balances and safety of public debt. Promote reformation of public investment, reasonably calculate sources of central and local government budget, ensure leading role of central government budget; promote mobilizing non-state budget funding sources, attracting social funding sources to implement projects on investing in infrastructure.
5. Allocate investment capital in a concentrated and non-dispersive manner; ensure effectiveness of using investment capital. Only assign capital plan for projects whose investment procedures have been decided by competent authorities according to Law on Public Investment and relevant law provisions. Programs and projects whose investment guidelines have been decided by competent authorities and new projects must have capital allocation period no more than 6 years for group A projects, 4 years for group B projects and 3 years for group C projects. If the deadline mentioned above cannot be met, the Prime Minister shall decide on capital allocation period for projects that utilize central government budget and People's Councils of provinces shall decide on capital allocation period for projects that utilize local government budget.
6. Prioritize allocating capital to implement, boost progress in order to finish and utilize projects under the national target programs, vital national projects, programs and projects connecting regions and/or affecting multiple regions, promoting rapid and sustainable socio-economic development, protecting and caring people’s health, preventing and averting natural disasters, adapting to climate change (river and coastal erosion, salt-water intrusion, sea level rise, etc.) and ensuring water source security as soon as possible.
7. Prioritize allocation for mountainous regions, border areas, islands, areas where ethnic minorities reside, disadvantaged areas and particularly disadvantaged areas together with the national target program for socio-economic development in ethnic minority areas and mountainous regions during 2021-2030 in order to bridge the gap in terms of development, income and living standards between provinces and regions.
8. Order of priority for allocating state budget-sourced public investment capital during 2021-2025 shall be as follows:
a) Allocating adequate capital to repay outstanding debt of fundamental construction as specified under Clause 4 Article 101 of Law on Public Investment (if any);
b) Allocating adequate capital to repay advances that cannot be repaid in mid-term public investment plans of the previous phase (if any);
c) Allocating capital for projects that have been completed, transferred and brought into use without being adequately allocated; capital for projects utilizing ODA loans and concessional loans of foreign sponsors (including counterpart fund); investment capital of the Government implementing projects in public-private partnerships manner; transitioning projects that follow approved progress; projects estimated to be completed in planning period;
d) Allocating capital for execution of planning tasks;
dd) Allocating capital to prepare, appraise and decide on investment guidelines and prepare, appraise and decide on investment in programs and projects;
e) Allocating capital for new construction projects satisfying Clause 5 Article 51 of Law on Public Investment.
9. Ensure transparency, publicity and equality in allocating public investment capital to promote administrative reform and intensify anti-corruption, economical activities and anti-wastefulness.
Article 5. Allocation principles, criteria and amount of central government budget-sourced public investment capital
1. Principles for allocating capital: conform to Article 51 of Law on Public Investment, Article 4 of this Resolution for the general principles, order of priority for allocating capital and specific principles shall be as follows:
a) Ensuring reasonable allocation format of public investment capital between ministries, central government authorities and between sectors; central government budget supplementing local governments with purposes; capital for implementation of specific tasks, programs and projects including: national target programs, national vital projects, programs and projects on connecting, affecting multiple regions, promoting rapid and sustainable socio-economic development, caring people’s health, preventing and averting natural disasters, adapting to climate change and ensuring water source security.
b) State budget-sourced public investment capital of ministries, central and local governments shall be allocated based on sector as specified under Article 3 of this Resolution;
c) Tasks, programs and projects assigned with plans for central government budget-sourced public investment capital must fulfill investment procedures according to Law on Public Investment.
2. Allocation criteria and amount of central government budget-sourced public investment capital:
a) Central government budget-sourced public investment capital allocated to tasks, programs and projects under investment tasks of central government budget according to regulations and law on state budget and classified as public investment entities according to Article 5 of Law on Public Investment;
b) Allocation format of central government budget:
- Spend no more than 30% to complement local governments with purposes and shall be allocated based on sector, excluding capital of projects under national target program, ODA loans and concessional loans of foreign sponsors;
- Remaining capital shall be allocated as follows:
+ Allocate to ministries and central government authorities depending on sectors. Ministries and central government authorities are responsible for specifically allocating to projects, programs, including domestic capital, ODA loans and concessional loans according to regulations and law and principles, orders of priority specified under this Resolution;
+ Allocating to specific tasks, programs and projects, including: national target programs, national vital programs, programs and projects connecting and affecting multiple regions to promote rapid and sustainable socio-economic development, caring people’s health, national comprehensive planning, national marine spatial planning, national land use planning, national sector planning, regional planning, payment duty of central government budget and other policies utilizing central government budget-sourced public investment capital as per the law.
Article 6. Allocation principles, criteria and amount for capital of national target program
1. Ensure compliance with Law on State Budget and Law on Public Investment.
2. Allocation principles, criteria and amount for central government budget capital for national target programs shall conform to investment guidelines of each program decided by the National Assembly.
Article 7. Allocation principles, criteria and amount of central government budget-sourced public investment capital to ministries and central government authorities
1. Comply with Article 5 of this Resolution and following specific principles and criteria:
a) Prioritize allocating missing capital for mid-term investment plans for projects under list of mid-term public investment plans during 2016-2020 transitioning to 2021-2025; recall advances.
b) Remaining capital shall be allocated to new projects in sectors specified under Article 3 of this Resolution.
2. State budget-sourced public investment capital shall be allocated to ministries and central governments according to Clause 4 Article 4 of Law on Public Investment depending on sectors specified under Article 3 of this Resolution.
Article 8. Allocation principles, criteria and amount of central government budget-sourced public investment capital to local governments with purposes
1. Capital allocation principles: comply with Article 5 of this Resolution and following specific principles:
a) Ensuring reasonable relation between development of vital economic zones, areas with high revenues and high return rate to the central government budget and prioritizing the Mekong Delta region, mountainous regions, borders, islands, ethnic minority areas and other disadvantaged areas to bridge the gap in development, income and living standards of population in all regions;
b) Local governments shall be responsible for allocating additional capital with purposes for programs and projects in appropriate sectors as per the law depending on principles and order of priority under this Resolution and effectively use state budget-sourced investment capital and creating favorable conditions to attract other funding sources for investment development;
c) Ensuring transparency, publicity and equality in allocating public investment capital;
d) Domestic allocation of central government budget-sourced public investment capital with purposes for local governments shall be performed as follows:
- Prioritize allocating missing capital for mid-term investment plans for projects under list of mid-term public investment plans during 2016-2020 transitioning to 2021-2025; recall advances;
- Remaining capital shall be allocated to new projects in sectors specified under Article 3 of this Resolution.
2. Allocation criteria and amount:
a) Domestic allocation of state budget-sourced public investment capital with purposes for local government budget allocated based on sector as specified under Article 3 of this Resolution;
b) Domestic allocation of state budget-sourced public investment capital with purposes for local governments shall be allocated to at least group B projects (excluding projects under national target program). Other cases shall be decided by the Prime Minister;
c) Allocation for new projects in sectors of local governments on the basis of calculating score based on following criteria:
- Population: Average population and number of ethnics in each province and city (except Ho Chi Minh City and Ha Noi City);
- Development: Rate of poor households, domestic revenue (excluding revenues generated by land use and lottery ticket sale), rate of returning to central government budget and balancing rate from central government budget to local government budget;
- Area: Natural land area and forest coverage rate of provinces and cities;
- District-level administrative divisions: Number of district-level administrative divisions; number of mountainous districts; highlands, island districts; land border of each province and city;
- Additional criteria, including:
+ Safety commune in resistance base areas (historical safety areas);
+ Island communes, communes along land border, consisting of: communes along border of Vietnam
- China, Vietnam – Laos and Vietnam – Cambodia;
+ Regions: regions heavily affected by natural disasters and climate change (river erosion, coastal erosion, drought, salt-water intrusion, sea level rise, etc.).
Article 9. Local government budget-sourced public investment capital
1. Local government budget-sourced public investment capital shall be allocated based on sector as specified under Article 3 of this Resolution and principles specified under Article 4 of this Resolution.
2. Local government budget-sourced public investment capital plan for 2021 shall be developed in conformance to regulations and law on public investment and state budget, estimated revenue sources for local government budget in each level, number of supplementary payments made from central government budget to local government budget (if any), 5-year socio-economic development orientation and objectives during 2021-2025 and specific socio-economic development goals and objectives of 2021; implementation results of local government budget cost estimate in 2019 and intended implementation in 2020.
3. Local government budget-sourced public investment plant from 2022 to 2025 shall be identified on a yearly basis based on average 5-year growth rate of local government budget-sourced public investment capital compared to public investment capital in 2021 (excluding revenues generated by land use and lottery ticket).
Article 10. Responsibilities of the Government
1. Organizing and assigning ministries, ministerial agencies, Governmental agencies, other central and local agencies to implement this Resolution.
2. Reporting on implementation of this Resolution at request of the National Assembly and Standing Committee of National Assembly.
3. In case of amendments to allocation principles, criteria and amount of state budget-sourced public investment capital during 2021-2025 other than those specified in this Resolution, the Government shall report to the Standing Committee of National Assembly for decision.
Article 11. Responsibilities of the Prime Minister
1. Elaborating allocating amount for each criteria, time stamp and figure providing agencies to serve as the basis for determining purposeful additional central government budget-sourced public investment capital for local governments during 2021-2025; determining average 5-year growth rate of local government budget-sourced public investment capital compared to public investment capital in 2021.
2. Elaborating implementation of this Resolution.
This Resolution comes into effect from the date of signing and applies to all budget years during the period of 2021-2025.
Article 13. Transition clauses
1. In case of unfinished projects and projects listed under mid-term public investment plans for the period of 2016-2020 utilizing state budget but not being allocated with annual capital for implementation, ministries, central and local government authorities shall continue to allocate state budget to keep up with capital allocation progress decided by competent authorities.
2. In case of projects estimated to be invested but not listed under mid-term public investment plan during 2016-2020 utilizing state budget, in the event that ministries, central and local government authorities continue to allocate according to mid-term plan of 2021-2025 utilizing state budget under their management, comply with Article 101 of Law on Public Investment.
3. Projects in target programs under mid-term public investment plans during 2016-2020 allocated with annual state budget-sourced public investment capital but lacking capital for transition to 2021-2025 period shall be classified into 13 sectors under Annex attached to this Resolution based on nature and objectives of the projects.
Article 14. Supervising implementation of the Resolution
Standing Committee of National Assembly, Finance and Budget Committee, Ethnic Minorities Council, other committees of the National Assembly, National Assembly electorates and National Assembly electors shall supervise implementation of this Resolution within their tasks and powers as per the law.
|
PP. STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY |
CLASSIFICATION OF SECTORS FOR PROJECTS UNDER TARGET PROGRAMS OF THE 2016-2020 PERIOD TRANSITIONING TO THE 2021-2025 PERIOD
(Attached to Resolution No. /2020/UBTVQH14 of the Standing Committee of National Assembly)
Sector |
Projects under target program |
1. National defense |
Projects serving national defense objectives under national defense and security target program in key areas, national defense industry target program implementing Resolution No. 06-NQ/TW of the Politburo, South China Sea – Island target program to guarantee national defense and security at sea and island listed under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
2. Security, social order and safety |
Projects serving security, social order and safety under target programs for ensuring traffic safety, fire prevention, criminal and drug prevention under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
3. Education, training and vocational education |
Projects aiming towards education, training and vocational education under target programs for vocational – employment education and occupational safety, target programs for education in mountainous regions, ethnic minority areas and disadvantaged areas under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
4. Science and technology |
Projects aiming towards science and technology under target programs for investing in infrastructure of coastal economic zones, border economic zones, industrial parks, industrial clusters, hi-tech zones and agricultural areas utilizing high technology under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
5. Health, population and family |
Projects under target programs for health – population, target programs for development of local health system under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
6. Culture and communication |
Projects under target programs for culture under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
7. Environmental protection |
|
7.1. Environment |
Projects under target programs for thoroughly dealing with public facilities causing serious environmental pollution, target programs for responding to climate change and green growth under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital |
7.2. Resources |
Projects aiming towards natural resources under target programs for South China Sea – Island to ensure national defense and security at sea and islands under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
8. Economic activities |
|
8.1. Agriculture, forestry, salt industry, irrigation and fishery |
Projects aiming at agriculture, forestry, salt industry, irrigation and fishery under target programs for investing in infrastructures of coastal economic zones, border economic zones, industrial parks, industrial clusters, hi-tech zones, agricultural zones utilizing high technology, target programs for sustainable fishery economic development, target programs for sustainable forestry development, target programs for reforming agricultural structure and preventing, minimizing natural disasters to stabilize human life under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
8.2. Industry |
Projects under target programs for powering rural areas, mountainous regions and islands under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
8.3. Industrial parks and economic zones |
Projects aiming towards industrial parks and economic zones under target programs for investing in infrastructure of coastal economic zones, border economic zones, industrial parks, industrial clusters, hi-tech zones and agricultural areas utilizing high technology under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
8.4. Commerce |
Projects aiming towards commerce under target programs for investing in infrastructure of coastal economic zones, border economic zones, industrial parks, industrial clusters, hi-tech zones and agricultural areas utilizing high technology under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
8.5. Tourism |
Projects under target programs for developing tourism infrastructure under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
8.6. Information technology |
Projects under target programs for information technology under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
9. Society |
Projects aiming towards society under target programs for developing social support system and target programs for vocational – employment education and occupational safety under mid-term investment plans for the period of 2016-2020, allocated with annual state budget-sourced public investment capital but still lacking capital. |
10. Regarding transitioning tasks and projects under target programs for socio-economic development of regions, transitioning projects utilizing ODA loans and concessional loans of foreign sponsors shall be classified respectively in sectors above depending on nature and objectives of the tasks and projects, in which: counterpart fund of transitioning projects utilizing ODA loans and concessional loans of foreign sponsors shall be arranged by sector in which foreign funding is utilized. |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực