Số hiệu: | 99/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/09/2006 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2006 |
Ngày công báo: | 30/09/2006 | Số công báo: | Từ số 65 đến số 66 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Kiểm tra việc thực hiện quy hoạch - Ngày 15/9/2006, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2006/NĐ-CP về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Theo đó, thông tin phản ánh của các phương tiện thông tin đại chúng và cơ quan, tổ chức, cá nhân về việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch là căn cứ để người có thẩm quyền kiểm tra quyết định tiến hành công tác kiểm tra. Tên của cá nhân cung cấp thông tin được giữ bí mật theo yêu cầu của người đó. Trong quá trình kiểm tra, cơ quan kiểm tra có quyền yêu cầu cơ quan được kiểm tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm tra. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu cầu phải cung cấp thông tin. Trường hợp thông tin thuộc bí mật nhà nước thì việc từ chối cung cấp thông tin phải được thể hiện bằng văn bản... Trường hợp phương tiện thông tin đại chúng cung cấp và phản ánh sai sự thật về những sai trái, yếu kém của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, gây ảnh hưởng đến hoạt động quản lý và uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật... Tùy theo nội dung, tính chất của chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất bằng các cách thức bao gồm: thông qua báo cáo, thông qua sơ kết, tổng kết, họp giao ban, làm việc với cơ quan được kiểm tra, tổ chức đoàn kiểm tra. Kiểm tra định kỳ được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kiểm tra đột xuất được tiến hành trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở đề nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về những yếu kém, sai trái trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch... Nội dung kiểm tra việc thực hiện quy hoạch bao gồm: kế hoạch thực hiện quy hoạch, kết quả, tiến độ thực hiện các mục tiêu và sản phẩm chủ lực của quy hoạch, kết quả, tiến độ thực hiện giải pháp, cơ chế thực hiện mục tiêu quy hoạch, những sai phạm, yếu kém trong thực hiện quy hoạch, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền trong tổ chức thực hiện quy hoạch, sự phù hợp của quy hoạch với chiến lược làm căn cứ xây dựng quy hoạch và với điều kiện kinh tế - xã hội... Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
1. Nghị định này quy định về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đã có hiệu lực thi hành thuộc trách nhiệm tổ chức thực hiện hoặc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân và Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
2. Nghị định này áp dụng với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
3. Chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quy định tại khoản 1 Điều này được hiểu là chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch được thể chế hoá trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trong văn bản cá biệt, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Bảo đảm hiệu lực, hiệu quả của chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
2. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong việc tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
3. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
4. Phát hiện điểm bất hợp lý, sai trái trong việc tổ chức thực hiện để kịp thời điều chỉnh hoặc kiến nghị việc điều chỉnh chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
5. Bảo đảm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
1. Thực hiện đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và trên cơ sở quy định pháp luật.
2. Không chồng chéo, trùng lắp, phát huy phối hợp trong kiểm tra.
3. Kịp thời, khách quan, chính xác và nghiêm minh.
4. Dân chủ, công khai, không gây cản trở, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức được kiểm tra.
1. Tuỳ theo nội dung, tính chất của chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tình hình thực tế, cơ quan có thẩm quyền thực hiện kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất bằng các cách thức sau đây:
a) Thông qua báo cáo;
b) Thông qua sơ kết, tổng kết;
c) Họp, giao ban;
d) Làm việc với cơ quan được kiểm tra;
đ) Tổ chức đoàn kiểm tra.
2. Kiểm tra định kỳ được tiến hành trên cơ sở kế hoạch kiểm tra hàng năm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Kiểm tra đột xuất được tiến hành trên cơ sở yêu cầu quản lý và tình hình thực tế hoặc trên cơ sở đề nghị, phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân về những yếu kém, sai trái trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực