Nghị định 99/2003/NĐ-CP ban hành Quy chế Khu công nghệ cao
Số hiệu: | 99/2003/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 28/08/2003 | Ngày hiệu lực: | 18/09/2003 |
Ngày công báo: | 03/09/2003 | Số công báo: | Số 142 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Đầu tư | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
25/03/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 99/2003/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2003 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 99/2003/NĐ-CP NGÀY 28 THÁNG 8 NĂM 2003 VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ KHU CÔNG NGHỆ CAO
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Căn cứ Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20 tháng 5 năm 1998;
Căn cứ Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 09 tháng 6 năm 2000;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế Khu công nghệ cao.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quy chế Khu công nghệ cao tại Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ về ban hành Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao. Các quy định khác trái với quy định tại Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Trưởng ban Ban Quản lý các Khu công nghệ cao chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUY CHẾ
KHU CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 của Chính phủ)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Khu công nghệ cao.
2. Đối tượng áp dụng Quy chế này là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài hoạt động tại Khu công nghệ cao.
Trong Quy chế này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Công nghệ cao" là công nghệ được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, có khả năng tạo ra sự tăng đột biến về năng suất lao động, tính năng, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá, hình thành các ngành sản xuất hoặc dịch vụ mới có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng.
2. "Sản phẩm công nghệ cao" là sản phẩm được tạo ra nhờ áp dụng công nghệ cao.
3. "Khu công nghệ cao" là khu kinh tế - kỹ thuật đa chức năng, có ranh giới xác định, do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, nhằm nghiên cứu - phát triển và ứng dụng công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, đào tạo nhân lực công nghệ cao và sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao. Trong Khu công nghệ cao có thể có khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế và khu nhà ở.
4. "Nhà đầu tư" là các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cá nhân là người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài có dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao.
5. "Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao" là hoạt động hỗ trợ các tổ chức, cá nhân có ý tưởng khoa học công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ thực hiện việc hoàn thiện công nghệ, chế thử sản phẩm và thành lập doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
Điều 3. Mục tiêu của Khu công nghệ cao
1. Góp phần xây dựng năng lực nghiên cứu - phát triển trong lĩnh vực công nghệ cao của đất nước.
2. Tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ cao, nhân lực công nghệ cao trong nước và nước ngoài, góp phần xây dựng các ngành công nghiệp công nghệ cao làm động lực phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các vùng kinh tế trọng điểm.
3. Tạo điều kiện thuận lợi gắn kết giữa đào tạo, nghiên cứu - phát triển công nghệ cao với sản xuất và dịch vụ, thúc đẩy đổi mới công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và thương mại hoá công nghệ cao.
4. Góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất và sức cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ.
1. Ưu tiên bố trí vốn ngân sách đầu tư xây dựng Khu công nghệ cao và một số hạng mục hạ tầng kỹ thuật ngoài Khu công nghệ cao phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Khu công nghệ cao.
2. Đối xử bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào Khu công nghệ cao; các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và nước ngoài làm việc tại Khu công nghệ cao.
3. Bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư, tài sản, lợi nhuận, quyền sở hữu trí tuệ, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động tại Khu công nghệ cao; bảo đảm tài sản hợp pháp của họ tại Khu công nghệ cao không bị trưng dụng, tịch thu bằng các biện pháp hành chính và quốc hữu hoá trong thời gian thực hiện dự án đầu tư.
Điều 5. Các lĩnh vực đầu tư và các lĩnh vực công nghệ cao khuyến khích đầu tư
1. Các lĩnh vực đầu tư:
a) Xây dựng và kinh doanh các công trình hạ tầng kỹ thuật.
b) Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm công nghệ cao.
c) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo nhân lực công nghệ cao.
d) Ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại công nghệ cao.
đ) Cung cấp các dịch vụ.
2. Các lĩnh vực công nghệ cao được khuyến khích đầu tư:
a) Công nghệ thông tin, truyền thông và công nghệ phần mềm tin học.
b) Công nghệ sinh học phục vụ nông nghiệp, thuỷ sản và y tế.
c) Công nghệ vi điện tử, cơ khí chính xác, cơ - điện tử, quang - điện tử và tự động hoá.
d) Công nghệ vật liệu mới, công nghệ nano.
đ) Công nghệ môi trường, công nghệ năng lượng mới.
e) Một số công nghệ đặc biệt khác.
3. Căn cứ vào các lĩnh vực công nghệ cao quy định tại khoản 2 Điều này, Ban Quản lý Khu công nghệ cao công bố danh mục các dự án cụ thể được khuyến khích đầu tư vào Khu công nghệ cao thuộc các lĩnh vực: sản xuất sản phẩm công nghệ cao, dịch vụ công nghệ cao và nghiên cứu - phát triển công nghệ cao.
Điều 6. Thẩm quyền và thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao
1. Ban Quản lý Khu công nghệ cao hướng dẫn nhà đầu tư về thủ tục đầu tư vào Khu công nghệ cao; tiếp nhận hồ sơ, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư được uỷ quyền; trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền.
2. Đối với các dự án đầu tư được ủy quyền, trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải xem xét, quyết định và thông báo cho nhà đầu tư việc cấp hay từ chối cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. Trường hợp từ chối, Ban Quản lý Khu công nghệ cao phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Đối với các dự án đầu tư không được ủy quyền, Ban Quản lý Khu công nghệ cao có trách nhiệm làm đầu mối giúp các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục đầu tư theo nguyên tắc một cửa, tại chỗ.
4. Dự án đầu tư vào Khu công nghệ cao được lập theo quy định của pháp luật, có giải trình rõ việc đáp ứng những điều kiện được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật.
5. Các ưu đãi đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài được xem xét đồng thời trong quá trình thẩm định cấp Giấy phép đầu tư và được quy định trong Giấy phép đầu tư. Các ưu đãi đối với dự án đầu tư trong nước được quy định trong Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
1. Ban Quản lý Khu công nghệ cao được giao đất một lần để tổ chức xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao theo quy hoạch và mục đích sử dụng đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Ban Quản lý Khu công nghệ cao được giao đất, cho thuê đất cho các nhà đầu tư theo trình tự quy định của pháp luật về đất đai.
2. Nhà đầu tư sử dụng đất trong Khu công nghệ cao được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trình tự, thủ tục giao đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 8. Quản lý quy hoạch và xây dựng hạ tầng kỹ thuật
1. Việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình trong Khu công nghệ cao phải tuân theo quy hoạch đã được phê duyệt. Ban Quản lý Khu công nghệ cao quản lý hồ sơ quy hoạch, thiết kế kỹ thuật và biên bản nghiệm thu các công trình xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong Khu công nghệ cao.
2. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước, Ban Quản lý Khu công nghệ cao tổ chức việc thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật.
3. Đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật được đầu tư xây dựng bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước, Ban Quản lý Khu công nghệ cao hướng dẫn và giám sát các nhà đầu tư thực hiện việc xây dựng theo các quy định của pháp luật.
4. Các công trình cấp điện, nước, bưu chính viễn thông ngoài địa giới Khu công nghệ cao do các doanh nghiệp chuyên ngành thực hiện theo yêu cầu của Ban Quản lý Khu công nghệ cao, phù hợp với quy hoạch và tiến độ xây dựng Khu công nghệ cao.
Điều 9. Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật
1. Vốn ngân sách nhà nước được bố trí cho các nhiệm vụ sau:
a) Lập quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, công tác chuẩn bị đầu tư.
b) Giải phóng mặt bằng, rà phá bom, mìn, vật liệu nổ, san lấp mặt bằng.
c) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật chung Khu công nghệ cao, trụ sở Ban Quản lý Khu công nghệ cao.
d) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đào tạo, khu nghiên cứu - phát triển công nghệ cao.
đ) Xây dựng Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao.
2. Tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể đối với từng Khu công nghệ cao, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định tỷ lệ kinh phí đầu tư trở lại xây dựng Khu công nghệ cao trong tổng số thu hàng năm từ việc cho thuê đất, thu thuế trong Khu công nghệ cao và thời gian thực hiện quyết định này.
3. Việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu vực còn lại được thực hiện bằng các nguồn vốn khác.
4. Nhà nước ưu tiên kêu gọi vốn đầu tư phát triển chính thức (ODA) để xây dựng Khu công nghệ cao.
DOANH NGHIỆP KHU CÔNG NGHỆ CAO
Điều 10. Doanh nghiệp Khu công nghệ cao
1. Doanh nghiệp Khu công nghệ cao là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và hoạt động trong Khu công nghệ cao, bao gồm: doanh nghiệp phát triển hạ tầng, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao, Công ty phát triển Khu công nghệ cao và doanh nghiệp dịch vụ dân sinh.
2. Doanh nghiệp Khu công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Lựa chọn hình thức đầu tư.
b) Được giao đất, thuê đất hoặc thuê lại đất đã xây dựng cơ sở hạ tầng; thuê hoặc mua nhà xưởng.
c) Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
d) Được chuyển nhượng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong thời hạn thuê đất theo các quy định của pháp luật. Bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ và được hưởng các quyền lợi đã quy định tại hợp đồng mà bên chuyển nhượng đã ký kết với doanh nghiệp phát triển hạ tầng hoặc Công ty phát triển Khu công nghệ cao, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
đ) Được hưởng các chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định.
e) Hoạt động phù hợp với qui định tại Giấy phép đầu tư.
g) Cung cấp thông tin cho Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo quy định.
h) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Doanh nghiệp phát triển hạ tầng
1. Doanh nghiệp phát triển hạ tầng là doanh nghiệp xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật, nhà ở, nhà xưởng và các công trình khác trong Khu công nghệ cao theo dự án đã được phê duyệt.
2. Doanh nghiệp phát triển hạ tầng có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Các quyền và nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế này.
b) Chịu trách nhiệm về chất lượng công trình; thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình do doanh nghiệp xây dựng.
c) Vận động đầu tư vào Khu công nghệ cao.
d) Sau 2 năm kể từ ngày có quyết định phê duyệt dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật, nếu doanh nghiệp phát triển hạ tầng không triển khai thực hiện dự án, Ban Quản lý Khu công nghệ cao sẽ xem xét, thu hồi quyết định phê duyệt dự án.
Điều 12. Doanh nghiệp công nghệ cao
1. Doanh nghiệp công nghệ cao là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hoá trên dây chuyền sản xuất ứng dụng công nghệ cao.
2. Doanh nghiệp công nghệ cao có quyền xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất và các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế này.
Điều 13. Doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao
1. Doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao là doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ thông tin, kỹ thuật cao, chuyển giao công nghệ và chuyển giao tri thức phục vụ trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu - phát triển công nghệ cao và sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
2. Doanh nghiệp dịch vụ công nghệ cao có các quyền, nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế này.
Điều 14. Công ty phát triển Khu công nghệ cao
1. Công ty phát triển Khu công nghệ cao là doanh nghiệp do nhà nước thành lập, trực thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao.
2. Công ty phát triển Khu công nghệ cao hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
a) Đầu tư xây dựng, phát triển Khu công nghệ cao.
b) Xây dựng và kinh doanh các công trình hạ tầng kỹ thuật Khu công nghệ cao.
c) Thực hiện dịch vụ cho các hoạt động đầu tư, các hoạt động chuyển giao công nghệ trong Khu công nghệ cao.
d) Các hoạt động khác được đăng ký theo quy định của pháp luật.
3. Ban Quản lý Khu công nghệ cao quy định tổ chức bộ máy và phê duyệt Điều lệ hoạt động của Công ty phát triển Khu công nghệ cao.
4. Công ty phát triển Khu công nghệ cao có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Quy chế này.
Điều 15. Doanh nghiệp dịch vụ dân sinh
1. Doanh nghiệp dịch vụ dân sinh là doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ về nhà ở, trường học, y tế, sinh hoạt văn hoá và các dịch vụ khác có liên quan đến đời sống của cư dân trong Khu công nghệ cao.
2. Doanh nghiệp dịch vụ dân sinh có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Quy chế này.
Điều 16. Khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế
1. Trong Khu công nghệ cao được thành lập khu chế xuất, kho ngoại quan, khu bảo thuế theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Thương mại ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của khu bảo thuế trong Khu công nghệ cao.
HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐÀO TẠO NHÂN LỰC CÔNG NGHỆ CAO
Điều 17. Hoạt động khoa học và công nghệ
1. Hoạt động khoa học và công nghệ tại Khu công nghệ cao bao gồm: nghiên cứu thích nghi, cải tiến, sáng tạo công nghệ cao; ươm tạo và chuyển giao công nghệ cao; dịch vụ khoa học và công nghệ.
2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài đầu tư vào nghiên cứu - phát triển công nghệ cao tại Khu công nghệ cao.
3. Nhà nước tập trung đầu tư xây dựng một số phòng thí nghiệm trọng điểm theo các lĩnh vực ưu tiên tại các Khu công nghệ cao .
4. Các nhà khoa học, chuyên gia trong nước và nước ngoài làm việc trong các phòng thí nghiệm tại Khu công nghệ cao được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Điều 18. Hoạt động đào tạo nhân lực công nghệ cao
1. Hoạt động đào tạo nhân lực tại Khu công nghệ cao bao gồm:
a) Đào tạo và huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên công nghệ cao.
b) Tham gia đào tạo tiến sĩ trong các lĩnh vực công nghệ cao.
2. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước, nước ngoài thành lập cơ sở dạy nghề, thực hiện các chương trình hợp tác đào tạo tại Khu công nghệ cao để đào tạo, huấn luyện công nhân, kỹ thuật viên công nghệ cao.
3. Các tổ chức đào tạo tại Khu công nghệ cao được thuê cơ sở hạ tầng, các dịch vụ với điều kiện ưu đãi và có trách nhiệm thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo.
ĐẦU TƯ MẠO HIỂM, ƯƠM TẠO DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ THƯƠNG MẠI CÔNG NGHỆ CAO
1. Quỹ đầu tư mạo hiểm là tổ chức tài chính được thành lập theo quy định của pháp luật để đầu tư vào các hoạt động ươm tạo công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao. Quỹ đầu tư mạo hiểm hoạt động trên cơ sở Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
2. Chức năng của Quỹ đầu tư mạo hiểm:
a) Huy động, tiếp nhận và quản lý vốn đầu tư hợp pháp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài.
b) Đầu tư vào các hoạt động ươm tạo công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và hưởng các lợi ích từ hoạt động đầu tư.
3. Nhà nước khuyến khích:
a) Các quỹ đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam và ở nước ngoài tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm tại Khu công nghệ cao.
b) Các tổ chức, cá nhân là người Việt Nam thành lập hoặc liên doanh với người nước ngoài thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm.
4. Nhà nước tạo điều kiện và hỗ trợ kinh phí ban đầu để hình thành Quỹ đầu tư mạo hiểm phát triển công nghệ cao và doanh nghiệp công nghệ cao trong nước.
Điều 20. Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao
1. Vườn ươm doanh nghiệp công nghệ cao có nhiệm vụ tổ chức và triển khai các hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân có ý tưởng khoa học công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ thực hiện việc hoàn thiện công nghệ, chế thử sản phẩm và thành lập doanh nghiệp sản xuất sản phẩm công nghệ cao.
2. Điều kiện, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân ươm tạo doanh nghiệp tại Vườn ươm doanh nghiệp.
a) Điều kiện: có dự án công nghệ cao cần ươm tạo được phê duyệt.
b) Quyền lợi:
Được Ban Quản lý Khu công nghệ cao hỗ trợ 50% tiền thuê nhà, xưởng.
Được tư vấn miễn phí, cung cấp các thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động ươm tạo doanh nghiệp tại Vườn ươm doanh nghiệp.
Được thuê cơ sở hạ tầng và cung cấp các dịch vụ với điều kiện ưu đãi.
Được tạo điều kiện sử dụng các trang thiết bị của các phòng thí nghiệm do nhà nước đầu tư tại Khu công nghệ cao.
Được hỗ trợ để vay vốn tại các tổ chức tài chính và các quỹ đầu tư.
c) Nghĩa vụ: thực hiện các quy định của Ban Quản lý Khu công nghệ cao và quy định của pháp luật.
Điều 21. Hoạt động thương mại công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao
1. Các hoạt động thương mại công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao trong Khu công nghệ cao bao gồm:
a) Triển lãm, quảng cáo công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao.
b) Mua, bán sản phẩm công nghệ cao.
c) Chuyển giao công nghệ cao.
d) Các dịch vụ tư vấn chuyển giao, thương mại hoá công nghệ cao và sản phẩm công nghệ cao.
2. Ban Quản lý Khu công nghệ cao tổ chức và quản lý các hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này theo quy định của pháp luật.
Ban Quản lý Khu công nghệ cao thực hiện quản lý, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định pháp luật về lao động trong Khu công nghệ cao theo ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
1. Nhà đầu tư hoạt động trong Khu công nghệ cao có quyền trực tiếp tuyển dụng và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
2. Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm việc tại Khu công nghệ cao được Ban Quản lý Khu công nghệ cao cấp Giấy phép lao động theo ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
3. Nhà đầu tư sử dụng lao động có trách nhiệm đăng ký danh sách lao động là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và sự thay đổi danh sách này cho Ban Quản lý Khu công nghệ cao.
4. Trong trường hợp có sự sáp nhập, phân chia, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản của các nhà đầu tư trong Khu công nghệ cao, chủ sở hữu mới hoặc người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm tiếp tục thực hiện Thoả ước lao động tập thể và các hợp đồng lao động đã ký kết cho tới khi các bên ký kết hợp đồng có thoả thuận sửa đổi hoặc chấm dứt hợp đồng cũ, ký kết hợp đồng mới.
Điều 24. Chế độ đối với người lao động
Điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận trong hợp đồng lao động trên cơ sở đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động.
Điều 25. Cư trú trong Khu công nghệ cao
Người Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài làm việc tại Khu công nghệ cao và gia đình của họ được cư trú trong Khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật và quy định của Ban Quản lý Khu công nghệ cao.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong hạch toán, kế toán của các nhà đầu tư trong Khu công nghệ cao là đồng tiền Việt Nam.
Nhà đầu tư trong Khu công nghệ cao thực hiện các khoản phải trả, phải nộp vào ngân sách nhà nước, thực hiện việc mua, bán, thanh toán, chuyển nhượng và các quan hệ giao dịch khác bằng đồng tiền Việt Nam.
Điều 28. Chế độ tài chính kế toán
Nhà đầu tư trong Khu công nghệ cao thực hiện chế độ tài chính kế toán theo quy định của pháp luật. Nhà đầu tư có vốn đầu tư nước ngoài áp dụng chế độ kế toán khác với quy định và tiêu chuẩn quốc tế phổ biến phải được Bộ Tài chính chấp thuận và thông báo với Ban Quản lý Khu công nghệ cao trước khi áp dụng.
1. Năm tài chính được tính theo năm dương lịch từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm. Riêng năm tài chính đầu tiên được tính từ ngày cấp Giấy phép đầu tư đến hết ngày 31 tháng 12 năm đó.
2. Nhà đầu tư trong Khu công nghệ cao có vốn đầu tư nước ngoài có thể áp dụng năm tài chính 12 tháng không trùng với năm dương lịch, nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận và thông báo với Ban Quản lý Khu công nghệ cao trước khi áp dụng.
Nhà đầu tư trong Khu công nghệ cao lập và nộp báo cáo tài chính kế toán năm cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo chế độ báo cáo đã được chấp thuận.
Việc quản lý ngoại hối đối với nhà đầu tư trong Khu công nghệ cao được thực hiện theo quy định quản lý ngoại hối của Việt Nam.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC KHU CÔNG NGHỆ CAO
Điều 32. Nội dung quản lý nhà nước
1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế chính sách phát triển Khu công nghệ cao.
2. Quy định và hướng dẫn việc thành lập, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động của Khu công nghệ cao.
3. Cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy phép.
4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật tại Khu công nghệ cao.
Điều 33. Trách nhiệm quản lý nhà nước
1. Bộ Khoa học và Công nghệ:
a) Chủ trì xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển Khu công nghệ cao trong phạm vi cả nước phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong từng thời kỳ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
b) Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển Khu công nghệ cao.
c) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc xây dựng, phát triển, quản lý và hoạt động của các Khu công nghệ cao; đánh giá hiệu quả hoạt động của các Khu công nghệ cao và định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao:
a) Trình Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao trực thuộc.
b) Uỷ quyền cho Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao trực thuộc quyết định các dự án đầu tư nhóm B và nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi có Khu công nghệ cao thực hiện việc quản lý hành chính, dân cư, an ninh, trật tự công cộng trong Khu công nghệ cao với sự phối hợp của Ban Quản lý Khu công nghệ cao.
4. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Tài nguyên và Môi trường, Thương mại và các Bộ, cơ quan khác có liên quan thực hiện việc quản lý nhà nước đối với Khu công nghệ cao hoặc ủy quyền cho Ban Quản lý Khu công nghệ cao thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Điều 34. Ban Quản lý Khu công nghệ cao
Ban Quản lý Khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập có chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động trong Khu công nghệ cao theo quy định của pháp luật. Ban Quản lý Khu công nghệ cao có tổ chức và biên chế trực thuộc cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao, được sử dụng con dấu có hình quốc huy, là đầu mối được giao chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, có tài khoản cấp một và được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước.
Điều 35. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Quản lý Khu công nghệ cao
1. Quản lý quy hoạch, kế hoạch:
ưa) Quản lý việc thực hiện quy hoạch chung của Khu công nghệ cao và quy hoạch chi tiết các khu chức năng.
b) Lập kế hoạch phát triển Khu công nghệ cao 5 năm và hàng năm trình cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao được phê duyệt.
2. Vận động đầu tư, quản lý đầu tư và xây dựng:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch vận động, xúc tiến đầu tư.
b) Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đầu tư và Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo quy định tại Điều 6 Quy chế này.
c) Quyết định các dự án đầu tư nhóm B và C đối với các hạng mục đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước theo sự uỷ quyền của cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao.
d) Tổ chức xây dựng và khai thác các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong Khu công nghệ cao.
đ) Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài về các lĩnh vực liên quan đến đầu tư xây dựng và phát triển Khu công nghệ cao.
e) Kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư trong Khu công nghệ cao.
3. Quản lý đất đai:
Thực hiện việc quản lý đất đai trong Khu công nghệ cao theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
4. Xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý Khu công nghệ cao trình cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao phê duyệt.
5. Tổ chức và quản lý các dịch vụ trong Khu công nghệ cao.
6. Báo cáo định kỳ, đột xuất với Thủ tướng Chính phủ, cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về tình hình xây dựng, phát triển, quản lý và hoạt động của Khu công nghệ cao.
Điều 36. Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý Khu công nghệ cao
1. Cơ cấu tổ chức Ban Quản lý Khu công nghệ cao gồm Trưởng ban, các Phó trưởng ban, văn phòng, các phòng, ban nghiệp vụ, các đơn vị sự nghiệp và Công ty phát triển Khu công nghệ cao.
2. Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao. Các Phó trưởng ban do Thủ trưởng cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng ban.
3. Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của Ban Quản lý Khu công nghệ cao, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Thủ trưởng cơ quan chủ quản Khu công nghệ cao về hoạt động và hiệu quả hoạt động của Khu công nghệ cao.
Các tranh chấp phát sinh trong Khu công nghệ cao được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong Khu công nghệ cao vi phạm các quy định của pháp luật, quy định của Quy chế này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật tuỳ theo mức độ vi phạm.
Áp dụng các quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác đối với các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Khu công nghệ cao không được quy định tại Quy chế này.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 99/2003/ND-CP |
Hanoi, August 28, 2003 |
PROMULGATING THE REGULATION ON HIGH-TECH PARKS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government,
Pursuant to the June 9, 2000 Science and Technology Law;
Pursuant to the May 20, 1998 Domestic Investment Promotion Law (amended);
Pursuant to the November 12, 1996 Law on Foreign Investment in Vietnam and the June 9, 2000 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Law on Foreign Investment in Vietnam;
At the proposal of the Minister of Science and Technology,
DECREES:
Article 1 .-To promulgate together with this Decree the Regulation on high-tech parks.
Article 2.-This Decree takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Regulation on high-tech parks in the Government's Decree No. 36/CP of April 24, 1997 promulgating the Regulation on industrial parks, export-processing zones and high-tech parks. Other regulations contrary to the provisions of this Decree are all hereby annulled.
Article 3.-The ministers, the heads of the ministerial level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees of the provinces and centrally-run cities, and the chairmen of the management boards of hightech parks shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT PRIME MINISTER |
ON HIGH-TECH PARKS
(Promulgated together with the Government's Decree
No. 99/2003/ND-CP of August 28, 2003)
Article 1.- Scope of regulation and subjects application
1. This Regulation provides for the organization and operation of high-tech parks.
2. Subjects of application of this Regulation are domestic and foreign agencies, organizations and enterprises; Vietnamese and overseas Vietnamese individuals and foreigners operating in high-tech park
Article 2.-Interpretation of terms
In this Regulation, the following words and phrases are construed as follows:
1. "High technology” means technology integrated from advanced scientific and technological achievements, capable of creating a sharp increase the productivity, utilities, quality and added value of commodity products, forming new production branches or services of high socio-economic efficiency and of great impact on socio-economic development and security-defense.
2. "High-tech products" mean products created owing to the application of high technology.
3. "High-tech park" means a multi-functioned economic-technical park with delimited boundaries, established under a decision of the Prime Minister, aiming to research into, develop and apply high technologies; nurse high-tech enterprises, train high tech manpower, produce and trade in high-tech products. Within a high-tech park, there may be export-processing zones, bonded warehouses, tax suspension warehouses, and residential quarters.
4. "Investors" mean domestic and foreign organizations and enterprises, Vietnamese and overseas Vietnamese individuals and foreigners who have investment projects in high-tech parks.
5. "Nursery of high-tech enterprises" means activities supporting organizations and individuals that have scientific or technological ideas or scientific or technological research results to perfect technologies, make products on an experimental basis and set up enterprises to turn out high-tech products.
Article 3.-Objectives of high-tech parks
1. To contribute to building up the research and development capabilities in the country's high-tech domains.
2. To create an environment conducive to investment activities in order to attract capital, high technologies and high-tech manpower at home and abroad, contributing to building high-tech industries which shall serve as a motive force for economic development, especially in key economic regions.
3. To create favorable conditions for linking high-tech training, research and development with production and services, step up technological renovation, nursery of high-tech enterprises and commercialization of high technologies.
4. To contribute to boosting economic growth, raising the level of production technologies as well as the competitiveness of commercial goods and services.
Article 4.-The State's guaranty
1. To prioritize the allocation of budget capital for investment in building high-tech parks and a number of technical infrastructural items outside high-tech parks in direct service of the operation of high-tech parks.
2. To treat equally and create favorable conditions for organizations, enterprises and individuals at home and abroad to invest in high-tech parks; for Vietnamese and foreign scientists and specialists to work in high-tech parks.
3. To protect the ownership over investment capital, assets, profits, intellectual property rights, other legitimate rights and interests of organizations, enterprises and individuals operating in high-tech parks; to guarantee that their lawful properties in high-tech parks not be requisitioned or confiscated through administrative measures and nationalization in the period of execution of investment projects.
Article 5.- Investment domains and high-tech domains eligible for investment encouragement
1. Investment domains:
a/ Building and commercial operation of technical infrastructural works;
b/ Manufacture of and trading in high-tech products;
c/ Scientific research and technological development, training of high-tech manpower;
d/ Nursery of high technologies, high-tech enterprises and high-tech trade promotion;
e/ Provision of assorted services.
2. High-tech domains eligible for investment encouragement:
a/ Information, communication, informatic software technologies.
b/ Bio-technologies in service of agriculture, aquaculture and healthcare;
c/ Micro-electronic, precision mechanical engineering, electro-mechanical, electro-optical and automation technologies;
d/ New materials technologies and nano technologies;
e/ Environmental technologies, new energy technologies.
f/ A number of other special technologies.
3. Basing themselves on the high-tech domains specified in Clause 2 of this Article, the high-tech park management boards shall announce the lists of specific projects which are encouraged to be invested in high-tech parks in the domains: manufacture of high-tech products, high-tech services and high-tech research and development.
Article 6.- Competence and procedures for investment in high-tech parks
1. The high-tech park management boards shall guide the investors on the procedures for making investment in high-tech parks; receive dossiers, grant, adjust and withdraw investment licenses of authorized investment projects; submit unauthorized investment projects to the competent State bodies for granting, adjusting or withdrawing investment licenses.
2. For authorized investment projects, within 15 working days after receiving valid dossiers, the high-tech park management boards shall have to consider, decide to grant or refuse to grant investment licenses and/or investment preference certificates and notify the investors thereof. In case of refusal, the high-tech park management boards must reply in writing, clearly stating the reasons therefor.
3. For unauthorized investment projects, the high-tech park management boards shall have to act as coordinators to help investors deal with difficulties and problems in the process of carrying out investment procedures according to the on-spot, one-door principle.
4. Investment projects in the high-tech parks shall be elaborated according to law provisions, clearly stating the satisfaction of conditions for enjoying investment preferences according to law provisions.
5. Investment preferences for foreign-invested projects shall be considered concurrently in the process of evaluation for granting investment licenses and prescribed therein. Preferences offered to domestic investment projects shall be prescribed in investment preference certificates.
LAND MANAGEMENT AND INFRASTRUCTURE CONSTRUCTION
1. The high-tech park management boards shall be assigned land once for organizing the construction and development of high-tech parks according to planning and use purposes already approved by competent State bodies. They may assign or lease land to investors according to the procedures prescribed by the land legislation.
2. Investors that use land in the high-tech parks shall be granted the land use right certificates. The competence to grant land use right certificates shall comply with the law provisions on land.
3. The order and procedures for assigning land and granting land use right certificates shall comply with the guidance of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 8.- Management of planning and construction of technical infrastructures
1. The construction of technical infrastructures and works in the high-tech parks must comply with the approved plannings. The high-tech park management boards shall manage the planning dossiers, technical designs and records on the test and acceptance of technical infrastructural works constructed in the high-tech parks.
2. For technical infrastructural works invested with the State budget capital, the high-tech park management boards shall organize the construction thereof under the current law provisions.
3. For technical infrastructural works invested with non-State budget capital, the high-tech park management boards shall guide and supervise the investors in the construction thereof according to law provisions.
4. Water and power supply and postal and telecommunication works outside the boundaries of the high-tech parks shall be constructed by specialized enterprises at the requests of the high-tech park management boards in conformity with the plannings and progress of construction of the high-tech parks.
Article 9.- Investment capital for constructing technical infrastructures
1. The State budget capital shall be allocated for the following tasks:
a/ Making general and detailed plannings, investment preparation work;
b/ Ground clearance, bomb, mine and explosive sweeping, ground leveling.
c/ Constructing common-use technical infrastructures of the high-tech parks, working offices of the high-tech park management boards.
d/ Constructing technical infrastructures for the high-tech training and research and development areas. e/ Building nurseries of high-tech enterprises.
2. Depending on the practical conditions of each high-tech park, the Prime Minister shall consider and decide on the percentage of re-investment in building the high-tech parks within the annual collected amounts of land rentals and taxes in the high-tech parks and the duration of execution of these decisions.
3. The construction of technical infrastructures in the remaining areas shall be funded with other capital sources.
4. The State shall prioritize the calling of official development assistance (ODA) capital for constructing high-tech parks.
Article 10.- High-tech park enterprises
1. High-tech park enterprises are those set up under law provisions and operating within the high-tech parks, including infrastructure development enterprises, high tech enterprises, high-tech service enterprises, high-tech park development companies and catering service enterprises.
2. High-tech park enterprises shall have the following rights and obligations:
a/ To select investment forms.
b/ To be assigned, leased or sub-leased land with built infrastructures; to rent or purchase workshops.
c/ To be granted the land use right certificates; to mortgage the land use right value and assets affixed to land at credit institutions according to law provisions.
d/ To transfer the land use right value and assets affixed to land within the land lease duration according to law provisions. The transferees shall have to continue performing the obligations and enjoying the interests defined in the contracts signed between the transferors and the infrastructure development enterprises or high-tech park development companies, unless otherwise agreed upon.
e/ To enjoy investment preference policies as prescribed.
f/ To operate in accordance with the provisions of their investment licenses.
g/ To supply information to the high-tech park management boards and concerned State management bodies according to regulations.
h/ Other rights and obligations as prescribed by law.
Article 11.-Infrastructure development enterprises 1. Infrastructure development enterprises are those building and dealing in technical infrastructures, dwelling houses, workshops and other works in the high-tech parks according to the approved projects.
2. Infrastructure development enterprises shall have the following rights and obligations:
a/ The rights and obligations specified in Clause 2, Article 10 of this Regulation.
b/ To be accountable for the quality of works; to upkeep the works constructed by themselves;
c/ To mobilize investment into the high-tech parks. d/ After two years as from the decisions approving the technical development projects are issued, if the infrastructure development enterprises fail to deploy the projects, the high-tech park management boards shall consider and revoke such decisions.
Article 12.-High-tech enterprises
1. High-tech enterprises are those manufacturing commodity products on the high technology production chains.
2. High-tech enterprises shall have the right to directly export products manufactured by themselves and other rights and obligations as specified in Clause 2, Article 10 of this Regulation.
Article 13.- High-tech service enterprises
1. High-tech service enterprises are those providing information, high technique, technology transfer and knowledge transfer services in direct service of high tech research and development as well as manufacture of high-tech products.
2. High-tech service enterprises shall have the rights and obligations as specified in Clause 2, Article 10 of this Regulation.
Article 14.-High-tech park development companies 1. High-tech park development companies are enterprises set up by the State and attached to the high-tech park management boards.
2. The high-tech park development companies shall operate in the following domains:
a/ Investing in building and developing high-tech parks.
b/ Building and commercially operating high-tech park technical infrastructural works.
c/ Providing services for investment and technology transfer activities within the high-tech parks.
d/ Other activities registered according to law provisions.
3. The high-tech park management boards shall prescribe the organizational apparatuses of high-tech development companies and approve their operation charters.
4. The high-tech park development companies shall have the rights and obligations specified in Clause 2, Article 11 of this Regulation.
Article 15.- Catering service enterprises
1. Catering service enterprises are those providing services regarding dwelling houses, schooling, healthcare, cultural activities and other services related to the life of inhabitants in the high-tech parks.
2. Catering service enterprises shall have the rights and obligations as prescribed in Clause 2, Article 10 of this Regulation.
Article 16.- Export-processing zones, bonded warehouses and tax suspension areas
1. Within the high-tech parks, export-processing zones, bonded warehouses and/or tax suspension areas may be set up according to law provisions.
2. The Ministry of Trade shall promulgate the Regulation on organization and operation of tax suspension areas in the high-tech parks.
SCIENTIFIC AND TECHNOLOGICAL ACTIVITIES, TRAINING OF HIGH-TECH MANPOWER
Article 17.- Scientific and technological activities
1. Scientific and technological activities in the high-tech parks include high-tech adaptability research, improvement and creation; high-tech nursery and transfer; scientific and technological services.
2. The State encourages organizations, enterprises and individuals at home and abroad to invest in hightech research and development in the high-tech parks.
3. The State concentrates investment on building a number of key laboratories in the priority domains in high-tech parks.
4. Vietnamese and foreign scientists and specialists working in the libraries in the high-tech parks shall enjoy preferential treatment policies according to law provisions.
Article 18.-High-tech manpower training activities
1. Manpower training activities in the high-tech parks include:
a/ Training high-tech workers and technicians.
b/ Participating in training doctors in the high-tech domains.
2. The State encourages organizations, enterprises and individuals at home and abroad to set up job-training establishments, carry out training cooperation programs in the high-tech parks to train high-tech workers and technicians.
3. Training organizations in high-tech parks may hire infrastructures and/or services under preferential conditions and shall have to comply with the law provisions on education and training.
VENTURE INVESTMENT, NURSERY OF HIGH-TECH ENTERPRISES AND HIGH-TECH COMMERCE
Article 19.- Venture, investment funds
1. A venture investment fund is a financial institution set up under the law provisions to invest in high-tech nursery activities and high-tech enterprises. The venture investment funds shall operate on the basis of their organization and operation charters.
2. Functions of the venture investment funds:
a/ To mobilize, receive and manage lawful investment capital of organizations, enterprises and individuals at home and abroad.
b/ To invest in high-tech nursery activities, high-tech enterprises and enjoy benefits from investment activities.
3. The State encourages:
a/ Foreign investment funds currently operating in Vietnam and abroad to participate in venture investment activities in the high-tech parks.
b/ Vietnamese organizations and individuals to set up, or enter into joint ventures with foreign countries in setting up, venture investment funds.
4. The State creates favorable conditions and supports initial capital for the formation of venture investment funds to develop domestic high technologies and high-tech enterprises.
Article 20.-High-tech enterprise nurseries
1. A high-tech enterprise nursery shall have the tasks of organizing and deploying activities to support organizations and individuals that have scientific and/or technological ideas or research results to perfect the technologies, make products on an experimental basis and set up high-tech product-manufacturing enterprises.
2. Conditions, rights and obligations of organizations and individuals nursing enterprises in the enterprise nurseries.
a/ Conditions: Having high-tech projects which have been approved for nursery.
b/Interests:
-To be supported by the high-tech park management boards 50% of the house and workshop rentals.
- To receive free-of-charge consultations and information on matters related to enterprise-nursing activities in the enterprise nurseries.
- To lease infrastructures and be provided with assorted services under preferential conditions.
- To be created with conditions for using equipment and facilities of the State-invested laboratories in the high-tech parks.
-To be supported for borrowing capital from financial institutions and investment funds.
c/ Obligations: To comply with the regulations of the high-tech park management boards and law provisions.
Article 21.- Commercial activities regarding high technologies and high-tech products
1. Commercial activities regarding high technologies and high-tech products in the high-tech parks include:
a/ Exhibitions of and advertisements for high technologies and high-tech products.
b/ Purchasing and selling high-tech products.
c/ Transferring high technologies.
c/ Providing consulting services related to the transfer and commercialization of high technologies and high-tech products.
d/ Providing consulting services related to the transfer and commercialization of high technologies and high-tech products.
2. The high-tech park management boards shall organize and manage the activities specified in Clause 1 of this Article according to law provisions.
Chapter VII:
LABOR AND POPULATION MANAGEMENT
Article 22.- Labor management
The high-tech park management boards shall manage, inspect and urge the observance of the law provisions on labor in the high-tech parks under the authorization of competent State management bodies.
Article 23.- Employment
1. The investors operating in the high-tech parks may directly recruit and employ laborers according to law provisions.
2. Foreigners and overseas Vietnamese working in the high-tech parks shall be granted work permits by the high-tech park management boards under the authorization of competent State management bodies.
3. The labor-employing investors shall have to register the lists of laborers being foreigners and overseas Vietnamese and changes therein with the high-tech park management boards.
4. In case of merger, separation, transfer of the right to own, manage or use properties of investors in high-tech parks, the new owners or succeeding employers shall have to continue implementing the signed collective labor agreements and labor contracts until the contract signatories agree to revise or terminate the old contracts and enter into the new ones.
Article 24.- Regimes for laborers
The working conditions, rights and obligations of each party in the labor relations shall be agreed upon by the employers and the employees in the labor contracts on the basis of respecting the legitimate interests of laborers.
Article 25.-Residence in the high-tech parks Vietnamese people, overseas Vietnamese and foreigners working in the high-tech parks and their families may reside in the high-tech parks according to law provisions and the regulations of the high-tech park management boards.
FINANCE, ACCOUNTING AND FOREIGN EXCHANGE
The currency used in the cost-accounting and book-keeping by the investors in the high-tech parks is Vietnam dong.
The investors in the high-tech parks shall effect amounts payable or remittable into the State budget, conduct the purchase, sale, payment, transfer and other transactions in the Vietnamese currency.
Article 28.- Financial accounting regime
The investors in the high-tech parks shall implement the law-prescribed financial accounting regime. If the investors with foreign investment capital wish to apply accounting regimes other than the prescribed one and universal international standards, they must obtain the approval from the Ministry of Finance and notify the high-tech park management boards thereof before application.
1. The fiscal year is counted according to the calendar year as from January 1 to the end of December 31 every year. Particularly for the first fiscal year, it shall be counted from the date of issuance of investment license to the end of December 31 of that year.
2. The investors having foreign investment capital in high-tech parks may apply a 12-month fiscal year not coinciding with the calendar year, but they must obtain the approval from the Ministry of Finance and notify the high-tech park management boards thereof before application.
Article 30.- Financial statements
The investors in the high-tech parks shall make and submit annual financial accounting statements to competent State management bodies according to the approved reporting regime.
Article 31.- Foreign exchange management
The foreign exchange management applicable to the investors in the high-tech parks shall comply with Vietnam's foreign exchange management regulations.
STATE MANAGEMENT OVER HIGH-TECH PARKS
Article 32.-Contents of State management
1. Formulating high-tech park development strategies, plannings, plans, mechanisms and policies.
2. Prescribing and guiding the establishment, construction, development, and management of the operation of, high-tech parks.
3. Granting, adjusting and evoking licenses.
4. Supervising, inspecting and overseeing the law observance and handling law violations in the high-tech parks.
Article 33.- State management responsibilities
1. The Ministry of Science and Technology:
a/To assume the prime responsibility for formulating strategies and overall plannings for development of high-tech parks nationwide in line with the socio-economic development and the scientific and technological development strategies in each period and submit them to the Prime Minister for consideration and approval.
b/ To formulate and promulgate according to its competence or submit to the Government of the Prime Minister for promulgation legal documents concerning the high-tech park development mechanisms and policies.
c/ To supervise and inspect the construction, development and operation of high-tech parks; to evaluate the operational efficiency of the high-tech parks and periodically report thereon to the Prime Minister.
2. High-tech park-managing agencies:
a/ To submit to the Prime Minister for appointment chairmen of the high-tech park management boards under their respective charge.
b/ To authorize the chairmen of the high-tech park management boards under their respective charge to decide on group-B and group-C investment projects funded with the State budget capital according to law provisions.
3. The People's Committees of the provinces or cities where exist the high-tech parks shall manage administrative, population, security and public order affairs in the high-tech parks in coordination with the high-tech park management boards.
4. The ministries of: Planning and Investment; Finance; Construction; Labor, War Invalids and Social Affairs; Home Affairs; Natural Resources and Environment; and Trade; and other concerned ministries and agencies shall perform the State management over the high-tech parks or authorize the high-tech park management boards to perform some of the State management tasks according to their functions and tasks.
Article 34.- High-tech park management boards
The high-tech park management boards set up under decisions of the Prime Minister shall have the function of State management over all activities in the high-tech parks according to law provisions. The high-tech park management boards shall have their organization and payrolls attached to the high-tech park-managing agencies, may use seals with the national emblem, are assigned annual plan norms, have class-1 bank accounts and are allocated funding from the State budget for their operations.
Article 35.- Tasks and powers of high-tech park management boards
1. Management of plannings and plans:
a/ To manage the implementation of the general plannings of high-tech parks and the detailed plannings of functional quarters.
b/ To draw up five-year and annual high-tech park development plans and submit them to the high-tech park-managing agencies and competent State management bodies for approval.
c/To organize the implementation of the approved plans on construction and development of high-tech parks.
2. Investment mobilization, investment and construction management:
a/ To draw up, and organize the implementation of, investment mobilization and promotion plans.
b/ To grant, adjust and revoke investment licenses and investment preference certificates under the provisions in Article 6 of this Regulation.
c/ To decide on group-B and group-C projects with regard to investment items funded with the State budget capital under the authorization by the high-tech park-managing agencies.
d/To organize the building and commercial operation of construction works, technical infrastructures in the high-tech parks.
e/To cooperate with organizations, enterprises and individuals at home and abroad in the domains relating to the high-tech park investment, construction and development.
f/ To inspect the execution of investment projects within the high-tech parks.
3. Land management:
To manage land in the high-tech parks under the provisions of Article 7 of this Regulation.
4. To formulate the organization and operation charters of the high-tech park management boards and submit them to the high-tech park-managing agencies for approval.
5. To organize and manage services within the high-tech parks.
6. To regularly and irregularly report to the Prime Minister, the high-tech park-managing agencies and competent State management bodies on the situation of construction, development, management and operation of high-tech parks.
Article 36.- Organizational structure of high-tech park management boards
1. The organizational structure of a high-tech park management board consists of a chairman, vice chairmen, the office, professional sections, non-business units and the high-tech park development company.
2. The heads of the high-tech park management boards shall be appointed by the Prime Minister at the proposals of the high-tech park-managing agencies. The deputy heads shall be appointed by the heads of the high-tech park-managing agencies at the proposals of the boards' heads.
3. The heads of the high-tech park management boards shall have to run all activities of their high-tech park management boards, take responsibility to the Prime Minister and the heads of the high-tech park-managing agencies for the operation and operational efficiency of the high-tech parks.
Article 37.- Dispute settlement
All disputes arising in high-tech parks shall be. settled according to law provisions.
Article 38.- Handling of violations
If organizations, enterprises and individuals operating within the high-tech parks violate law provisions and regulations of this Regulation, they shall be handled according to law provisions, depending on the seriousness of their violations.
To apply the provisions of other legal documents to matters related to the operation of high-tech parks, which are not prescribed in this Regulation.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT PRIME MINISTER |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực