Chương 3 Nghị định 96/2012/NĐ-CP: Tổ chức điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện
Số hiệu: | 96/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 15/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 25/11/2012 | Số công báo: | Từ số 665 đến số 666 |
Lĩnh vực: | Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Cơ sở điều trị gồm:
1. Cơ sở điều trị thay thế là đơn vị điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế cho người nghiện chất dạng thuốc phiện, bao gồm cả việc cấp phát thuốc điều trị thay thế;
2. Cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế (sau đây gọi tắt là cơ sở cấp phát thuốc) là bộ phận thuộc cơ sở y tế và chỉ thực hiện việc cấp phát thuốc thay thế cho người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện.
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Có nơi tiếp đón, phòng hành chính, phòng cấp phát và bảo quản thuốc, phòng tư vấn, khám bệnh và phòng xét nghiệm. Các phòng trong cơ sở điều trị thay thế phải có diện tích từ 10 m2 trở lên;
b) Bảo đảm các điều kiện về quản lý chất thải y tế, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh.
2. Điều kiện về thiết bị, thuốc điều trị thay thế:
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế và thuốc điều trị thay thế phù hợp với quy mô hoạt động điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện;
b) Có thiết bị để khử trùng dụng cụ và bệnh phẩm;
c) Có các thiết bị giám sát việc thực hiện điều trị.
a) Cơ sở điều trị thay thế phải có đủ các tiêu chuẩn sau: Có nhân viên y tế được phép khám bệnh, chữa bệnh, kê đơn thuốc gây nghiện; có nhân viên y tế hỗ trợ công tác khám bệnh, chữa bệnh, xét nghiệm, tư vấn; có nhân viên bảo quản và cấp phát thuốc thay thế; có nhân viên phụ trách hành chính, số lượng nhân viên làm việc toàn thời gian phải đạt tỷ lệ từ 75% trở lên trên tổng số nhân viên của cơ sở điều trị thay thế;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và người trực tiếp thực hiện việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện của cơ sở điều trị thay thế phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Là bác sỹ có giấy chứng nhận đã qua đào tạo, tập huấn về điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được cấp bởi các cơ sở đào tạo được Bộ Y tế giao nhiệm vụ;
- Là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở điều trị thay thế.
c) Người phụ trách bộ phận dược của cơ sở điều trị thay thế có thể là người làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nhưng phải đáp ứng các điều kiện về chuyên môn theo quy định của pháp luật về dược;
d) Các nhân viên khác làm việc tại cơ sở điều trị thay thế phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc mà người đó được phân công.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể điều kiện hoạt động của cơ sở điều trị thay thế.
1. Điều kiện về cơ sở vật chất:
a) Có nơi tiếp đón, phòng cấp phát và bảo quản thuốc. Phòng cấp phát và bảo quản thuốc phải có diện tích từ 15m2 trở lên;
b) Bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
c) Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ người bệnh.
a) Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế để thực hiện việc cấp phát, bảo quản thuốc thay thế;
b) Có các dụng cụ chứa rác thải phù hợp với từng loại rác thải;
c) Có các thiết bị giám sát việc thực hiện điều trị.
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở cấp phát thuốc phải là người làm việc toàn thời gian tại cơ sở cấp phát thuốc và đáp ứng các điều kiện khác về chuyên môn theo quy định của pháp luật về dược;
b) Các nhân viên khác làm việc tại cơ sở cấp phát thuốc phải có văn bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với công việc mà người đó được phân công.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể điều kiện hoạt động của cơ sở cấp phát thuốc.
Giám đốc Sở Y tế cấp, cấp lại và thu hồi giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị đóng trên địa bàn, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân tỉnh) nơi cơ sở đó đặt trụ sở trong thời gian không quá 30 ngày, kể từ ngày cấp, cấp lại hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở đó.
Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị gồm:
1. Văn bản đề nghị cấp phép hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định;
2. Bản sao có chứng thực quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư;
3. Danh sách nhân sự của cơ sở điều trị, trong đó ghi rõ họ tên, trình độ chuyên môn, vị trí làm việc của từng người tại cơ sở; được đóng dấu giáp lai và có chữ ký của người đứng đầu đơn vị quản lý;
4. Bản kê khai cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế của cơ sở điều trị.
1. Thủ tục cấp, cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quy định như sau:
a) Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại giấy phép hoạt động quy định tại Điều 15 của Nghị định này được nộp cho Sở Y tế;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Y tế thẩm định, cấp giấy phép hoạt động; trường hợp không cấp giấy phép hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định việc tổ chức thẩm định, thành phần thẩm định, thủ tục thẩm định để cấp, cấp lại giấy phép hoạt động đối với cơ sở điều trị.
1. Giấy phép hoạt động bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Giấy phép hoạt động được cấp không đúng thẩm quyền;
b) Cơ sở điều trị không bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị định này;
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động mà cơ sở điều trị không hoạt động;
d) Cơ sở điều trị tạm dừng hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục hoặc đã chấm dứt hoạt động.
2. Khi phát hiện một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này, Giám đốc Sở Y tế ra quyết định thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở điều trị.
3. Trong trường hợp phát hiện cơ sở điều trị có sai sót chuyên môn hoặc không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 12, Điều 13 của Nghị định này, Giám đốc Sở Y tế quyết định việc đình chỉ hoạt động của cơ sở điều trị.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định thủ tục thu hồi giấy phép hoạt động, đình chỉ hoạt động của cơ sở điều trị.
1. Cơ sở điều trị đề nghị cấp, cấp lại giấy phép hoạt động phải nộp lệ phí.
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu lệ phí cấp, cấp lại giấy phép hoạt động của cơ sở điều trị.
1. Nghiện chất dạng thuốc phiện là một bệnh mãn tính cần được điều trị lâu dài.
2. Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chỉ được thực hiện khi người nghiện chất dạng thuốc phiện tự nguyện tham gia điều trị.
3. Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện chỉ được thực hiện tại cơ sở điều trị đã được cấp giấy phép hoạt động theo quy định tại Nghị định này.
4. Việc điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện phải tuân thủ hướng dẫn chuyên môn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1. Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được chuyển tiếp việc điều trị từ cơ sở điều trị này sang cơ sở điều trị khác phù hợp với yêu cầu làm việc, sinh hoạt của người đó.
2. Cơ sở điều trị nơi người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện có trách nhiệm giới thiệu và chuyển bản sao hồ sơ điều trị của người đó đến cơ sở điều trị mới. Cơ sở điều trị mới có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thực hiện điều trị cho người chuyển đến.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện Khoản 2 Điều này.
1. Trường hợp người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện có hành vi vi phạm quy chế, nội quy của cơ sở điều trị, người đứng đầu cơ sở điều trị có trách nhiệm nhắc nhở hoặc phê bình người đó.
2. Trường hợp người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện có xét nghiệm dương tính với các chất dạng thuốc phiện từ 2 lần trở lên (trừ thuốc điều trị thay thế) sau khi đã đạt liều điều trị duy trì từ 12 tháng trở lên thì bị chấm dứt điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và thông báo cho chính quyền địa phương nơi người đó đang cư trú.
1. Thuốc sử dụng cho điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.
2. Thuốc sử dụng cho điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quản lý theo quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và các quy định của pháp luật có liên quan.