Chương III Nghị định 93/2023/NĐ-CP: Hội đồng xét tặng danh hiệu “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể
Số hiệu: | 93/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 25/12/2023 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2024 |
Ngày công báo: | 03/01/2024 | Số công báo: | Từ số 7 đến số 8 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được thành lập theo từng lần xét tặng. Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
2. Các cấp Hội đồng
a) Hội đồng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Hội đồng cấp tỉnh);
b) Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ;
c) Hội đồng cấp Nhà nước.
1. Hội đồng cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao.
2. Số lượng thành viên Hội đồng cấp tỉnh: Từ 09 đến 11 thành viên.
3. Thành phần Hội đồng
a) Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách về lĩnh vực di sản văn hóa của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao;
c) Thành viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Hội (Chi hội) Di sản văn hóa địa phương; đại diện lãnh đạo cấp phòng phụ trách về lĩnh vực di sản văn hóa thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao; các chuyên gia có uy tín, am hiểu chuyên sâu về di sản văn hóa phi vật thể thuộc địa phương; “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể thuộc địa phương (nếu có).
4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể không tham gia Hội đồng;
b) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín;
c) Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
d) Hội đồng xem xét về thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; đánh giá về uy tín, kỹ năng nghề nghiệp, tầm ảnh hưởng của từng cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định này. Thành viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, có ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội đồng;
đ) Hội đồng cấp tỉnh chỉ xét hồ sơ do cá nhân gửi theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
5. Hội đồng cấp tỉnh sử dụng con dấu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Sở Văn hóa và Thể thao là cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh. Cơ quan thường trực của Hội đồng cấp tỉnh được sử dụng con dấu của cơ quan mình để thực hiện một số hoạt động theo ủy quyền của Chủ tịch Hội đồng cấp tỉnh.
7. Hội đồng cấp tỉnh có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng cấp tỉnh thành lập.
1. Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định thành lập theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Số lượng thành viên Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ: Từ 11 đến 15 thành viên.
3. Thành phần Hội đồng
a) Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng và Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về di sản văn hóa thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
c) Thành viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo: các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương có liên quan; một số cơ quan chuyên ngành có liên quan; các chuyên gia có uy tín, am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể không tham gia Hội đồng;
b) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín;
c) Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
d) Hội đồng xem xét về hồ sơ, trình tự, thủ tục của Hội đồng cấp tỉnh; đánh giá về uy tín, kỹ năng nghề nghiệp, tầm ảnh hưởng của từng cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định này. Thành viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, có ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội đồng;
đ) Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ chỉ xét hồ sơ do Hội đồng cấp tỉnh trình theo trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định tại Điều 13 và Điều 14 Nghị định này.
5. Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
6. Cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ.
7. Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ thành lập.
1. Hội đồng cấp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Số lượng thành viên Hội đồng cấp Nhà nước: Từ 15 đến 19 thành viên.
3. Thành phần Hội đồng
a) Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng: Chủ tịch Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ; đại diện Bộ Nội vụ (Trưởng ban Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương);
c) Thành viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo: Vụ Văn hóa, văn nghệ thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương; các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương có liên quan; một số cơ quan liên quan đến công tác xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; các chuyên gia có uy tín, am hiểu chuyên sâu về lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.
4. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể không tham gia Hội đồng;
b) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín;
c) Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
d) Hội đồng xem xét về hồ sơ, trình tự, thủ tục của Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ; đánh giá về uy tín, kỹ năng nghề nghiệp, tầm ảnh hưởng của từng cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” hoặc “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 hoặc Điều 8 Nghị định này. Thành viên Hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, có ý kiến trao đổi, thảo luận tại Hội đồng;
đ) Hội đồng cấp Nhà nước chỉ xét hồ sơ do Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ trình theo trình tự, thủ tục, hồ sơ quy định tại Điều 13 và Điều 15 Nghị định này.
5. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực của Hội đồng cấp Nhà nước.
6. Hội đồng cấp Nhà nước sử dụng con dấu của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
7. Hội đồng cấp Nhà nước có Tổ Thư ký do Chủ tịch Hội đồng cấp Nhà nước thành lập.