Chương 1 Nghị định 91/2012/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 91/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 08/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 25/12/2012 |
Ngày công báo: | 21/11/2012 | Số công báo: | Từ số 659 đến số 660 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Y tế | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
31/12/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
2. Hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là những hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm một cách cố ý hoặc vô ý các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm mà không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn đối với sản phẩm thực phẩm;
b) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
c) Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu, thực phẩm xuất khẩu;
d) Vi phạm quy định về quảng cáo thực phẩm; thông tin, giáo dục, truyền thông về an toàn thực phẩm; ghi nhãn thực phẩm;
đ) Vi phạm quy định về kiểm nghiệm thực phẩm, phân tích nguy cơ, phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm; truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không an toàn; cản trở hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
4. Các hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm được quy định tại Nghị định này đồng thời được quy định tại Nghị định khác đã ban hành thì áp dụng theo Nghị định này để xử phạt.
1. Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
2. Cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi quy định tại Nghị định này trong khi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao thì không bị xử phạt vi phạm hành chính mà bị xử lý trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức tiền phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng: Giấy Chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy Tiếp nhận bản công bố hợp quy; Giấy Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm; Giấy Xác nhận nội dung quảng cáo;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, trong đó bao gồm cả giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa hoặc giả mạo hoặc do cấp sai quy định.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều này, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa thực phẩm, phương tiện;
d) Buộc thu hồi, tiêu hủy hoặc tái chế đối với thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm vi phạm; buộc thu hồi, tiêu hủy các tài liệu, phương tiện vi phạm, trừ trường hợp phải thu giữ để làm tang chứng, vật chứng cho việc xử lý tiếp theo;
đ) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này;
e) Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải chịu mọi chi phí theo quy định của pháp luật cho việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.
1. Nguyên tắc xử phạt; xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; thời hiệu và thời hạn xử phạt; thời hạn được coi là chưa bị xử phạt; cách tính thời hạn, thời hiệu; áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả; việc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; lập biên bản vi phạm hành chính; ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; thủ tục phạt tiền, thu nộp tiền phạt; thủ tục tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện để vi phạm hành chính; việc chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hoãn chấp hành quyết định phạt tiền, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển quyết định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm để thi hành; việc chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
2. Mẫu biên bản và quyết định sử dụng trong xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thực hiện theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp lực lượng chức năng có liên quan đã có hệ thống mẫu biên bản, quyết định xử phạt vi phạm hành chính áp dụng thống nhất trong toàn lực lượng theo quy định của Chính phủ thì được áp dụng hệ thống mẫu biên bản, quyết định đó nhưng phải đảm bảo thể hiện đầy đủ các yêu cầu về chuyên môn cho việc xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
Article 1. Scope of regulation
1. The Government prescribes the acts of violations, the forms and levels of penalties, the remedial measures, and the authority to impose penalties for administrative violations of food safety.
2. The acts of administrative violations of food safety are acts committed by organizations and individuals that deliberately or unintentionally violate the law regulations on food safety that do not constitute a crime, and must be administratively penalized as prescribed in this Decree.
3. The acts of administrative violations of food safety prescribed in this Decree include:
a) The violations of the regulations on food safety assurance;
b) The violations of the regulations on the conditions for food safety during the production and provision of food;
c) The violations of the regulations on safety conditions for imported and exported food;
d) The violations of regulations on the advertisement, information, education, dissemination about food safety, and food labeling;
dd) The violations of the regulations on testing food, analyzing risks, preventing and resolving food safety incidents; tracing origins, recalling and handling unsafe food; obstructing the State management of food safety.
4. The acts of administrative violations of food safety prescribed in this Decree that are already prescribed in other Decrees, this Decree shall apply.
Article 2. Subjects of application
1. This Decree is applicable to the organizations and individuals that commit violations of food safety prescribed, unless otherwise prescribed by the International Agreements to which Vietnam is a signatory.
2. The individuals being public employees and officers that commit the violations prescribed in this Decree during their work shall not be administratively penalized, and shall be subject to disciplinary actions as prescribed by law regulations on public employees and officers.
Article 3. The forms of penalties for administrative violations and remedial measures
1. For each acts of administrative violations of food safety committed, the violating organizations and individuals shall be subject to one of the following primary forms of penalties:
a) Warnings;
b) Fines.
The maximum fines for one acts of administrative violations of food safety is 100,000,000 VND.
2. Depending on the nature and extent of violations, the organizations and individuals that commit administrative violations are also subject to one of the following forms of additional penalties:
a) Depriving the right to use the Certificate of fulfillment of food safety conditions; the Reception Note of Declaration of Conformity; the Certificate of the Declaration of Conformity to food safety condition; the Certificate of advertisement contents;
b) Confiscating the exhibits and instruments used for committing administrative violations of food safety, including the documents that are changed, falsified, or improperly issued.
3. Apart from the forms of penalties prescribed in Clause 1 and Clause 2 this Article, the organizations and individuals that commit administrative violations must also take one ore more remedial measures as follows:
a) Enforcing the restoration of the original condition that have been changed while committing the violations;
b) Enforcing the implementation of the measures for resolving the environment pollution and the spread of infection caused by the administrative violations;
c) Enforcing the re-export of the foods, and instruments from Vietnam;
d) Enforcing the recall, destruction, or reprocessing the food, food ingredients, food additives, food processing supplements, instruments and materials for wrapping and storing food that commit violations; enforcing the collection and destruction of the violating documents and instruments, unless they must be kept as evidence for further handling;
dd) Other remedial measures specified in Chapter II of this Decree;
e) The organizations and individuals that commit administrative violations must incur all the cost of remedial measures as prescribed by law.
Article 4. The application of law regulations on penalties for administrative violations
1. The principle of penalties; handling minors committing administrative violations; mitigating circumstances, aggravating circumstances, the statute of limitations and time limit for penalties; the period considered not being penalized; the method of calculating the time limit and statute of limitations; the application of forms of administrative penalties and remedial measures; the determination of the authority to impose penalties for administrative violations; the records of administrative violations, the decision on imposing penalties; the procedure for imposing fines, collecting fines; the procedure for confiscating and handling exhibits and instruments used during the violations, the implementation of the decisions on imposing penalties, the delay of the implementation of the decisions on imposing fines, enforcing the implementation of the decision on imposing administrative penalties, and transferring the decision on imposing penalties for administrative violations of food safety for implementation; the transfer of violations that denote crimes for criminal prosecution, must comply with law regulations on handling administrative violations.
2. The forms of records and decisions used in the imposition of penalties for administrative violations of food safety are provided in the Annex promulgated together with this Decree.
In case the relevant forces already have uniform system of forms of records and decisions on imposing penalties for administrative violations, that systems of forms may be used, but it must express all the technical requirements for handling administrative violations of food safety.