Nghị định 87/2007/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn
Số hiệu: | 87/2007/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 28/05/2007 | Ngày hiệu lực: | 08/07/2007 |
Ngày công báo: | 23/06/2007 | Số công báo: | Từ số 406 đến số 407 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Quyền dân sự | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
15/08/2013 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số : 87/2007/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2007 |
BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN,CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây về thực hiện dân chủ trái với Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
(Ban hành kèm theo nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của chính phủ )
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sau đây gọi chung là công ty).
2. Đối tượng áp dụng của Quy chế này là Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi chung là người quản lý công ty); Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời; người lao động trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong công ty
1. Tạo điều kiện để người lao động được biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động.
2. Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của người quản lý công ty đối với người lao động; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của công ty hoạt động theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện quyền dân chủ cho người lao động.
3. Thiết lập mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của người quản lý công ty và người lao động
1. Người quản lý và người lao động trong công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể, chấp hành các nội quy, quy chế của công ty và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người quản lý và người lao động.
2. Người lao động có quyền tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.
3. Người lao động có quyền gia nhập các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong phát huy dân chủ của người lao động
1. Công đoàn công ty là tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động và tập thể người lao động, có trách nhiệm tổ chức để người lao động thực hiện quyền được biết, được tham gia, được kiểm tra, giám sát và được quyết định những vấn đề trực tiếp liên quan đến người lao động.
2. Chủ tịch Công đoàn công ty hoặc người do Ban Chấp hành Công đoàn công ty ủy quyền được mời dự họp Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên công ty và được tham gia ý kiến về vấn đề liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động trong công ty.
Điều 5. Tổ chức Hội nghị người lao động trong công ty
1. Hàng năm người quản lý công ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn tổ chức Hội nghị người lao động trong công ty.
2. Nội dung chủ yếu của Hội nghị người lao động là bàn giải pháp thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh mà Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên đã thông qua; đánh giá việc thực hiện thoả ước lao động tập thể, các nội quy, quy chế của công ty; những vấn đề khác liên quan tới quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
NHỮNG NỘI DUNG NGƯỜI QUẢN LÝ CÔNG TY PHẢI CÔNG KHAI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BIẾT
Điều 6. Người quản lý công ty phải công khai cho người lao động được biết
1. Các chế độ, chính sách của Nhà nước liên quan trực tiếp đến người lao động.
2. Nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của công ty, của phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội.
3. Các nội quy, quy chế, quy định của công ty.
a) Nội quy lao động, trang bị bảo hộ lao động, quy trình vận hành máy móc, thiết bị; nội quy an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ;
b) Quy chế tiền lương, tiền thưởng;
c) Quy định về định mức lao động, định mức khoán;
d) Các quy định về thi đua, khen thưởng.
4. Công khai việc trích lập và sử dụng các quỹ trong công ty liên quan đến người lao động.
a) Mức trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi hàng năm theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng thành viên;
b) Trích nộp kinh phí công đoàn;
c) Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
5. Công khai tài chính hàng năm của công ty về các nội dung liên quan đến người lao động.
6. Điều lệ công ty.
7. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Tuỳ theo nội dung công khai, người quản lý công ty chủ trì, phối hợp với tổ chức Công đoàn lựa chọn những hình thức công khai sau đây:
1. Thông báo tại Hội nghị người lao động trong công ty.
2. Thông báo trong các hội nghị giao ban.
3. Thông báo trực tiếp cho người lao động hoặc qua hệ thống thông tin nội bộ của công ty.
4. Thông báo cho các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
5. Thông báo cho Ban Chấp hành Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời công ty.
6. Các hình thức khác.
NHỮNG NỘI DUNG NGƯỜI LAO ĐỘNG THAM GIA Ý KIẾN
Điều 8. Những nội dung người lao động tham gia ý kiến
1. Xây dựng và tổ chức thực hiện các nội quy, quy chế, quy định tại khoản 3 Điều 6 Quy chế này.
2. Nội dung của dự thảo hoặc dự thảo sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trước khi ký kết.
3. Các giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tiết kiệm nguyên vật liệu, an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, sắp xếp bố trí lao động.
4. Các vấn đề khác liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
Điều 9. Hình thức tham gia ý kiến của người lao động
1. Thông qua Hội nghị người lao động trong công ty.
2. Thông qua hội nghị triển khai công tác của các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất.
3. Thông qua đối thoại giữa người quản lý công ty và tập thể người lao động.
4. Thông qua tổ chức Công đoàn.
5. Thông qua hòm thư góp ý.
6. Người quản lý công ty tiếp người lao động theo định kỳ.
NHỮNG NỘI DUNG NGƯỜI LAO ĐỘNG QUYẾT ĐỊNH
Điều 10. Những nội dung người lao động quyết định
1. Ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
2. Thông qua nội dung thoả ước lao động tập thể; các nội dung sửa đổi, bổ sung thoả ước lao động tập thể trước khi người đại diện Ban Chấp hành Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời công ty ký kết với người quản lý công ty.
3. Thông qua Nghị quyết Hội nghị người lao động.
4. Các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Hình thức quyết định của người lao động
Người lao động quyết định những nội dung quy định tại Điều 10 Quy chế này thông qua các hình thức sau:
1. Người lao động tự quyết định bằng văn bản.
2. Biểu quyết tại Hội nghị người lao động.
3. Thông qua tổ chức Công đoàn công ty.
NHỮNG NỘI DUNG NGƯỜI LAO ĐỘNG GIÁM SÁT
Điều 12. Những nội dung người lao động giám sát
1. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị người lao động.
2. Thực hiện các nội quy, quy định, quy chế, điều lệ của công ty.
3. Thực hiện thoả ước lao động tập thể.
4. Thực hiện hợp đồng lao động.
5. Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; việc thu và sử dụng các loại quỹ do người lao động đóng góp.
6. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp lao động.
7. Kết quả thi đua, khen thưởng hàng năm.
Điều 13. Hình thức giám sát của người lao động
1. Thông qua tổ chức Công đoàn công ty.
2. Thông qua việc phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Người quản lý công ty có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Chấp hành Công đoàn hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 15. Bộ Nội vụ chủ trì và phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo triển khai, kiểm tra việc thực hiện và hàng năm báo cáo Chính phủ về tình hình thực hiện Quy chế này.
Điều 16. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức hoạt động của Hội nghị người lao động trong công ty.
Điều 17. Các công ty, tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Quy chế này sẽ được xem xét khen thưởng theo quy định của pháp luật. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế này thì tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật./.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 87/2007/ND-CP |
Hanoi , May 28, 2007 |
DECREE
PROMULGATING THE REGULATION ON THE EXERCISE OF DEMOCRACY IN JOINT-STOCK COMPANIES AND LIMITED LIABILITY COMPANIES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
After reaching agreement with the Vietnam General Confederation of Labor;
At the proposal of the Minister of Home Affairs,
Article 1.- To promulgate together with this Decree the Regulation on the exercise of democracy in joint-stock companies and limited liability companies.
Article 2.- This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO." Previous regulations on the exercise of democracy which are contrary to the Regulation promulgated together with this Decree are annulled.
Article 3.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.
Managing Boards, Members' Councils, presidents, general directors and directors of joint-stock companies and limited liability companies shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
REGULATION
ON THE EXERCISE OF DEMOCRACY IN JOINT-STOCK COMPANIES AND LIMITED LIABILITY COMPANIES
(Promulgated together with the Government's Decree No. 87/2007/ND-CP of May 28, 2007)
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope and subjects of application
1. This Regulation provides for the exercise of democracy in joint-stock companies and limited liability companies set up and operating under the 2005 Enterprise Law (below collectively referred to as companies).
2. This Regulation applies to Managing Boards, Members' Councils, presidents, general directors and directors of joint-stock companies and limited liability companies (below collectively referred to as company managers); grassroots trade union executive committees or provisional trade union executive committees; and laborers in joint-stock companies and limited liability companies.
Article 2.- Purposes of the exercise of democracy in companies
1. To create conditions for laborers to know, comment and decide on, and supervise issues related to their rights, interests, obligations and responsibilities.
2. To raise responsibilities and obligations of company managers towards laborers; to create conditions for companies' political and socio-political organizations to operate according to law in the exercise of laborers' right to democracy.
3. To establish harmonious and stable labor relations, contributing to limiting and preventing labor disputes in the course of production and business.
Article 3.- Rights and obligations of company managers and laborers
1. Company managers and laborers are obliged to strictly perform labor contracts and collective labor agreements and observe companies' internal rules and regulations and current provisions of law related to their rights and obligations.
2. Laborers may participate in supervising the implementation of mechanisms and policies related to their lawful and legitimate interests as well as their obligations in accordance with law.
3. Laborers may join political organizations, socio-political organizations or socio-professional organizations in accordance with law.
Article 4.- Rights and responsibilities of trade unions in the promotion of laborers' democracy
1. The trade union of a company represents and protects the lawful rights and interests of the company's laborers and labor collective, is responsible for organizing activities for laborers to exercise their right to know, participate in, inspect, supervise, and decide on, issues directly related to them.
2. The head of the trade union of a company or the person authorized by the company's trade union executive committee may be invited to attend meetings of the company's Shareholders' Meeting or Members' Council and may comment on issues related to the lawful and legitimate rights and interests of the company's labor collective.
Article 5.- Organization of conferences of a company's laborers
1. Annually, the company management shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the trade union executive committee in, organizing conferences of the company's laborers.
2. A conference of a company's laborers mainly discusses solutions to achieve production and business targets already approved by the Shareholders' Meeting or the Members' Council; assess the implementation of the collective labor agreement and the company's internal rules and regulations; and discuss other issues related to laborers' lawful and legitimate rights and interests.
CONTENTS TO BE PUBLICIZED BY THE COMPANY MANAGEMENT TO LABORERS
Article 6.- Contents to be publicized by the company management to laborers
1. State regimes and policies directly related to laborers.
2. Annual tasks and planned targets of the company, sections, departments, workshops, production groups and teams.
3. The company's internal rules and regulations:
a/ Labor rules, labor safety equipment, machine and equipment operation processes; labor safety, labor sanitation, environmental protection, fire and explosion prevention and fighting rules;
b/ Salary and bonus regulations;
c/ Regulations on labor norms and contractual norms;
d/ Emulation and commendation regulations.
4. Deduction for setting up and use of the company's funds related to laborers:
a/ Levels of deduction for setting up annual reward and welfare funds under decisions of the Shareholders' Meeting or the Members' Council;
b/ Contribution to the trade union fund;
c/ Deduction for payment of social and health insurance premiums.
5. The company's annual financial issues related to laborers.
6. The company's charter.
7. Other contents as provided for by law.
Article 7.- Modes of publicization
Depending on the to-be-publicized contents, company management shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the trade union in, selecting the following modes of publicization:
1. Announcement at conferences of the company's laborers.
2. Announcement at briefing meetings.
3. Announcement directly to laborers or via the company's internal information system.
4. Announcement to sections, departments, workshops, production groups or teams.
5. Announcement to the company's trade union executive committee or provisional trade union executive committee.
6. Other modes.
CONTENTS TO BE COMMENTED BY LABORERS
Article 8.- Contents to be commented by laborers
1. Elaboration, and organization of implementation, of internal rules and regulations specified in Clause 3, Article 6 of this Regulation.
2. The draft of the collective labor agreement or its amendments or supplements before signing.
3. Solutions to raising labor productivity and product quality, reducing prices, saving materials and raw materials, ensuring labor safety, labor sanitation and environmental protection, improving working conditions, and arranging labor.
4. Other issues related to laborers' interests and obligations.
Article 9.- Modes of comment giving by laborers
1. Through conferences of the company's laborers.
2. Through working meetings of sections, departments, workshops, production groups or teams.
3. Through dialogues between the company management and the labor collective.
4. Through the trade union.
5. Through mailboxes.
6. Through routine meetings between the company management and laborers.
CONTENTS TO BE DECIDED BY LABORERS
Article 10.- Contents to be decided by laborers
1. Signing and termination of labor contracts under the provisions of labor law.
2. Adoption of the contents of a collective labor agreement or of amendments or supplements to a collective labor agreement before it is signed by a representative of the companys trade union executive committee or provisional trade union executive committee with the company management.
3. Adoption of resolutions of laborers' conferences.
4. Other contents as provided for by law.
Article 11.- Modes of decision making by laborers
Laborers may decide on the contents specified in Article 10 of this Regulation by the following modes:
1. Making written decisions by themselves.
2. Voting at laborers' conferences.
3. Through the company's trade union.
CONTENTS TO BE SUPERVISED BY LABORERS
Article 12.- Contents to be supervised by laborers
1. Implementation of resolutions of laborers' conferences.
2. Implementation of the company's internal rules, regulations and charter.
3. Implementation of the collective labor agreement.
4. Performance of labor contracts.
5. Implementation of regimes and policies towards laborers; collection and use of funds contributed by laborers.
6. Results of settlement of complaints, denunciations and labor disputes.
7. Annual emulation and commendation results.
Article 13.- Modes of supervision by laborers
1. Through the company's trade union.
2. Through making comments, petitions, complaints or denunciations under the provisions of law.
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 14.- Company managements shall assume the prime responsibility for, and coordinate with trade union executive committees or provisional trade union executive committees in, organizing the implementation of this Regulation.
Article 15.- The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with provincial/municipal People's Committees in, directing and inspecting the implementation of this Regulation, and annually report on implementation results to the Government.
Article 16.- The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall coordinate with the Vietnam General Confederation of Labor in guiding the organization of activities of conferences of laborers at companies.
Article 17.- Companies, organizations and individuals that record achievements in implementing this Regulation are entitled to commendation and reward in accordance with law. Organizations or individuals that violate this Regulation shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability according to law.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực