Chương 2 Nghị định số 83/2006/NĐ-CP: Trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước
Số hiệu: | 83/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 08/09/2006 |
Ngày công báo: | 24/08/2006 | Số công báo: | Từ số 67 đến số 68 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đề án thành lập tổ chức do cơ quan đề nghị thành lập tổ chức xây dựng để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.
2. Nội dung Đề án bao gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý thành lập tổ chức;
b) Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức;
c) Loại hình tổ chức cần thành lập;
d) Cơ cấu của tổ chức cần thành lập;
đ) Các yếu tố cần thiết bảo đảm cho tổ chức cần thành lập hoạt động; trong đó có dự kiến về nhân sự, biên chế, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết của tổ chức;
e) Phương án thành lập và lộ trình hoạt động của tổ chức;
g) Kiến nghị của cơ quan xây dựng đề án thành lập tổ chức.
Đối với việc thành lập các tổ chức sự nghiệp nhà nước, ngoài các nội dung trên đây, đề án còn có các nội dung khác theo quy định của các luật chuyên ngành, quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ, ngành có liên quan.
1. Tờ trình thành lập tổ chức do cơ quan đề nghị thành lập tổ chức xây dựng để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.
2. Nội dung tờ trình đề nghị thành lập tổ chức gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập tổ chức;
b) Những nội dung chính của đề án thành lập tổ chức;
c) Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề cần xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.
3. Tờ trình đề nghị thành lập tổ chức phải do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền đề nghị thành lập tổ chức ký và đóng dấu theo đúng quy định.
1. Cơ quan đề nghị thành lập tổ chức phải gửi đề án đến cơ quan có liên quan theo quy định của các luật chuyên ngành và theo Quy chế làm việc của Chính phủ, của cơ quan hành chính nhà nước các cấp để lấy ý kiến bằng văn bản về việc thành lập tổ chức đó.
2. Việc lấy ý kiến và tham gia ý kiến của các cơ quan bằng văn bản phải tuân theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 144/2005/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2005 của Chính phủ quy định về công tác phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong xây dựng và kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
1. Cơ quan thẩm định
Đối với việc thành lập các tổ chức hành chính thì cơ quan thẩm định được quy định như sau:
a) Các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan thẩm định là Bộ Nội vụ;
b) Các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì cơ quan thẩm định là Vụ Tổ chức cán bộ hoặc Ban Tổ chức cán bộ;
c) Các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì cơ quan thẩm định là Sở Nội vụ;
d) Các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì cơ quan thẩm định là Phòng Nội vụ - Lao động - Thương binh và Xã hội.
Đối với việc thành lập các tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quyết định của từng cấp thì cơ quan thẩm định được quy định trong các luật chuyên ngành tương ứng.
2. Nội dung thẩm định gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập tổ chức;
b) Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, loại hình tổ chức, cơ cấu tổ chức của tổ chức cần thành lập;
c) Hồ sơ, thủ tục thành lập tổ chức theo quy định;
d) Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với tổ chức cần thành lập;
đ) Tính khả thi của việc thành lập tổ chức.
3. Văn bản thẩm định do người đứng đầu cơ quan thẩm định ký. Nội dung của văn bản thẩm định phải bảo đảm đủ cơ sở để kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định 1 trong 3 trường hợp sau:
a) Thống nhất việc thành lập tổ chức;
b) Không thống nhất việc thành lập tổ chức;
c) Chưa thành lập tổ chức, cần phải nghiên cứu thêm một số vấn đề trong đề án.
4. Đối với các tổ chức được thành lập trên cơ sở quyết định là văn bản quy phạm pháp luật thì việc thẩm định còn phải tuân theo các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
1. Cơ quan thẩm tra
a) Đối với các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì cơ quan thẩm tra là Văn phòng Chính phủ;
b) Đối với các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ thì cơ quan thẩm tra là Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Đối với các tổ chức thuộc thẩm quyền quyết định thành lập của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện thì cơ quan thẩm tra là Văn phòng Ủy ban nhân dân cùng cấp.
2. Nội dung thẩm tra
a) Thẩm tra về thủ tục, hồ sơ của cơ quan đề nghị thành lập tổ chức và hồ sơ thẩm định của cơ quan thẩm định;
b) Phân tích, tổng hợp, có ý kiến đánh giá độc lập về nội dung của đề án;
c) Chỉnh lý lần cuối nội dung, thể thức các dự thảo văn bản trình để hoàn tất trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.
3. Cơ quan thẩm tra có trách nhiệm chuẩn bị văn bản thông báo lý do không (hoặc chưa) thành lập tổ chức trình cơ quan có thẩm quyền ký ban hành khi cơ quan này không (hoặc chưa) đồng ý với đề nghị thành lập tổ chức.
1. Cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào văn bản thẩm định và việc thẩm tra, soát xét thủ tục, hồ sơ hợp lệ đã được xử lý theo quy chế làm việc và các quy định tại Nghị định này để quyết định việc thành lập tổ chức.
2. Hình thức văn bản của Quyết định thành lập tổ chức phải phù hợp với thẩm quyền của cơ quan quyết định thành lập tổ chức.
3. Việc chỉnh lý và hoàn tất lần cuối dự thảo Quyết định thành lập tổ chức trước khi trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức, do cơ quan được giao chức năng thẩm tra chuẩn bị trên cơ sở dự thảo văn bản tiếp thu, chỉnh lý của cơ quan đề nghị thành lập tổ chức và ý kiến của cơ quan thẩm định.
1. Hồ sơ trình thành lập tổ chức gồm:
a) Đề án thành lập tổ chức;
b) Tờ trình về Đề án thành lập tổ chức, dự thảo Quyết định thành lập tổ chức (kèm theo), dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của tổ chức (đối với việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước);
c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan về việc thành lập tổ chức;
d) Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức (nếu có).
2. Hồ sơ thẩm định
a) Văn bản thẩm định về dự thảo Quyết định, Tờ trình, Đề án thành lập tổ chức, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của tổ chức (đối với việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước);
b) Dự thảo văn bản Quyết định thành lập tổ chức đã được sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh theo sự chuẩn bị của cơ quan thẩm định (nếu có).
3. Hồ sơ thẩm tra
a) Báo cáo thẩm tra của cơ quan được giao thẩm quyền thẩm tra về thủ tục, hồ sơ của cơ quan đề nghị, hồ sơ của cơ quan thẩm định;
b) Chỉnh lý và hoàn chỉnh lần cuối các văn bản chuẩn bị trong hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.
1. Cơ quan đề nghị thành lập tổ chức gửi hồ sơ thành lập tổ chức đến các cơ quan được quy định như sau:
a) Báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức;
b) Gửi cơ quan thẩm định;
c) Gửi đến các cơ quan có liên quan để phối hợp xử lý hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan đó vào phần cuối công văn, tờ trình (mục nơi nhận).
2. Hồ sơ gửi phải là các văn bản chính trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức.
3. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập tổ chức phải lập danh mục theo dõi quá trình xử lý theo quy định.
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo chức năng, thẩm quyền của mình có trách nhiệm xử lý hồ sơ thành lập tổ chức theo Quy chế làm việc của cơ quan cùng cấp để quyết định hoặc có ý kiến thẩm định về việc thành lập tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. Sau khi đã thẩm tra, soát xét thủ tục, hồ sơ thành lập tổ chức, nếu nội dung đề án và các văn bản khác còn có những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì cơ quan xử lý hồ sơ yêu cầu cơ quan đề nghị thành lập tổ chức giải trình thêm hoặc theo ủy quyền của người có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức họp với cơ quan trình đề án và các cơ quan có liên quan để làm rõ và báo cáo người có thẩm quyền quyết định.
3. Cơ quan xử lý hồ sơ chủ trì, phối hợp với cơ quan đề nghị thành lập tổ chức hoàn tất hồ sơ và các thủ tục theo quy định để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức.
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng thủ tục, cơ quan thẩm định phải hoàn tất văn bản thẩm định.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định, cơ quan thẩm tra phải có ý kiến chính thức về việc thành lập tổ chức.
Cơ quan thẩm tra thực hiện việc thẩm tra, soát xét lần cuối cùng các thủ tục, hồ sơ và chuẩn bị các văn bản cần thiết theo Quy chế làm việc của cơ quan để trình cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập tổ chức.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các loại hồ sơ thành lập tổ chức đã được xử lý theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định thành lập tổ chức theo quy định. Trường hợp, nếu chưa quyết định thành lập tổ chức thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan trình đề nghị thành lập tổ chức biết rõ lý do.
1. Nội dung đề án và tờ trình về tổ chức lại, giải thể tổ chức bao gồm:
a) Sự cần thiết và cơ sở pháp lý phải tổ chức lại, giải thể tổ chức;
b) Xây dựng phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
c) Quy định tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thực hiện phương án tổ chức lại, giải thể tổ chức và thời hạn xử lý các vấn đề trong phương án.
2. Việc tổ chức thẩm định đề án, tờ trình, dự thảo Quyết định kèm theo và tổ chức thẩm tra thủ tục, hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định việc tổ chức lại, giải thể tổ chức thực hiện như đối với việc thành lập tổ chức.
1. Tổ chức lại tổ chức
a) Đề án về tổ chức lại tổ chức;
b) Tờ trình về đề án tổ chức lại tổ chức và dự thảo Quyết định về tổ chức lại tổ chức (kèm theo);
c) Các văn bản xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan;
d) Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.
2. Giải thể tổ chức
a) Đề án về giải thể tổ chức;
b) Tờ trình về đề án giải thể tổ chức và dự thảo Quyết định về giải thể tổ chức (kèm theo);
c) Các văn bản của các cơ quan có liên quan xác nhận về tài chính, tài sản, đất đai, các khoản vay, nợ phải trả và các vấn đề khác có liên quan.
3. Trong trường hợp cụ thể, việc gửi hồ sơ, tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ, thẩm định, thẩm tra thủ tục hồ sơ về tổ chức lại, giải thể tổ chức được thực hiện như đối với việc thành lập tổ chức.
1. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, đúng thủ tục, cơ quan thẩm định phải hoàn tất văn bản thẩm định.
2. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ thẩm định, cơ quan thẩm tra phải có ý kiến chính thức về việc tổ chức lại, giải thể tổ chức.
Cơ quan thẩm tra thực hiện việc thẩm tra, soát xét lần cuối các thủ tục, hồ sơ và chuẩn bị các văn bản cần thiết theo Quy chế làm việc của cơ quan để trình cấp có thẩm quyền quyết định việc tổ chức lại, giải thể tổ chức.
3. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ các loại hồ sơ tổ chức lại, giải thể tổ chức đã được xử lý theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định việc tổ chức lại, giải thể tổ chức theo quy định. Trường hợp, nếu chưa quyết định việc tổ chức lại, giải thể tổ chức thì phải có văn bản thông báo cho cơ quan trình đề nghị việc tổ chức lại, giải thể tổ chức biết rõ lý do.
ORDER AND PROCEDURES OF ESTABLISHMENT, REORGANIZATION AND DISSOLUTION OF ADMINISTRATIVE ORGANIZATIONS AND STATE NON-BUSINESS ORGANIZATIONS
Section 1. ESTABLISHMENT OF ORGANIZATIONS
Article 9.- Schemes on establishment of organizations
1. Schemes on the establishment of organizations shall be formulated by agencies proposing the establishment of organizations for submission to agencies competent to decide on the establishment of organizations.
2. Contents of such a scheme shall cover:
a/ The necessity and legal grounds for the establishment of an organization;
b/ Objectives, functions and tasks of the organization;
c/ Type of the to be-established organization;
d/ Structure of the to be-established organization;
e/ Necessary conditions to ensure the operation of the to be-established organization, including the projected personnel, payroll, operation funds, working offices as well as necessary equipment and facilities;
f/ Establishment plan and operation schedule of the organization;
g/ Proposals of the scheme-formulating agency.
For state non-business organizations, apart from the above-said contents, an establishment scheme shall also cover other contents as provided for in specialized laws, regulations of the Government or the Prime Minister, and the guidance of concerned ministries and branches.
Article 10.- Reports on establishment of organizations
1. Reports on the establishment of organizations shall be made by agencies proposing the establishment of organizations for submission to agencies competent to decide on the establishment of organizations.
2. Contents of such a report shall cover:
a/ The necessity and legal grounds for the establishment of an organization;
b/ Principal contents of the scheme on establishment of the organization;
c/ Issues on which there remain divergent opinions and issues which need to be commented by the agency competent to decide on the establishment of the organization.
3. Reports on the establishment of organizations shall be signed by competent heads of agencies proposing the establishment of organizations and duly stamped.
Article 11.- Collection of comments of concerned agencies
1. Agencies proposing the establishment of organizations shall send schemes to concerned agencies according to the provisions of specialized laws and working regulations of the Government and state administrative agencies at all levels for written comments on such establishment.
2. The collection and contribution of written comments by agencies shall comply with the provisions of Article 13 of the Government's Decree No. 144/2005/ND-CP of November 16, 2005, providing for coordination among state administrative agencies in formulating, and inspecting the implementation of, policies, strategies, plannings and plans.
Article 12.- Evaluation of the establishment of organizations
1. Evaluation agencies
In case of establishment of administrative organizations, evaluation agencies shall be specified as follows:
a/ For organizations established under decisions of the Government or the Prime Minister, the Ministry of Home Affairs shall be the evaluation agency;
b/ For organizations established under decisions of ministers, heads of ministerial-level agencies or heads of government-attached agencies, Organization and Personnel Departments or Organization and Personnel Boards shall be evaluation agencies;
c/ For organizations established under decisions of provincial-level People's Committees, provincial/municipal Services of Home Affairs shall be evaluation agencies;
d/ For organizations established under decisions of district-level People's Committees, Sections of Home Affairs, Labor, War Invalids and Social Affairs shall be evaluation agencies.
For state non-business organizations established under decisions of authorities of each level, evaluation agencies shall be specified in relevant specialized laws.
2. Contents to be evaluated shall cover:
a/ The necessity and legal grounds for the establishment of an organization;
b/ Objectives, functions, tasks, type and structure of the to be-established organization;
c/ Dossiers and procedures for establishment of the organization as prescribed;
d/ Conditions for ensuring the operation of the to be-established organization;
e/ The feasibility of establishment of the organization.
3. Evaluation documents shall be signed by heads of evaluation agencies. Evaluation documents should present sufficient grounds for competent state agencies to make decision in one of the following three cases:
a/ Agreement with the establishment of the organization;
b/ Disagreement with the establishment of the organization;
c/ Postponement of the establishment of the organization because several issues in the scheme should be studied more carefully.
4. For organizations established under decisions which are legal documents, the evaluation shall also comply with the provisions of law on promulgation of legal documents.
Article 13.- Verification of procedures and dossiers of establishment of organizations
1. Verification agencies
a/ For organizations established under decisions of the Government or the Prime Minister, the Government Office shall be the verification agency;
b/ For organizations established under decisions of ministers, heads of ministerial-level agencies or heads of government-attached agencies, offices of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies shall be verification agencies;
c/ For organizations established under decisions of provincial-level or district-level People's Committees, offices of People's Committees of the same level shall be verification agencies.
2. Contents to be verified
a/ Procedures and dossiers of agencies proposing the establishment of organizations, and evaluation dossiers of evaluation agencies;
b/ Analyzing, synthesizing and independently assessing schemes' contents;
c/ Making final modifications to the contents and form of draft documents before submitting them to authorities competent to decide on the establishment of organizations.
3. Verification agencies shall prepare written notices on reasons for establishment or non-establishment of organizations and submit them to competent agencies for promulgation when verification agencies agree or disagree with the organization establishment proposals.
Article 14.- Decision on establishment of organizations
1. Competent agencies shall base themselves on evaluation documents and the verification and checking of procedures and dossiers which have been duly processed according to their working regulations and the provisions of this Decree to decide on the establishment of organizations.
2. Forms of decisions on establishment of organizations shall correspond to the competence of agencies issuing such decisions.
3. The adjustment and finalization of draft decisions on establishment of organizations before submission to agencies competent to decide on establishment of organizations shall be made by verification agencies on the basis of draft documents of agencies proposing the establishment of organizations and opinions of evaluation agencies.
Article 15.- Dossiers for establishment of organizations
1. A dossier for establishment of an organization shall comprise:
a/ The scheme on establishment of the organization;
b/ The report on the scheme on establishment of the organization; the draft decision on establishment of the organization (enclosed with the report); the draft operation regulation of the organization (in case of establishment of state non-business organizations);
c/ Concerned agencies' written opinions on establishment of the organization;
d/ The report on the assimilation of comments of concerned agencies and the additional report as required by the agency competent to decide on establishment of the organization (if any).
2. An evaluation dossier
a/ The written evaluation of the draft decision, report and scheme on establishment of an organization, the draft operation regulation of the organization (in case of establishment of state non-business organizations);
b/ The draft decision on establishment of the organization, which has been amended and finalized with assistance of the evaluation agency (if any).
3. A verification dossier
a/ The verification report of the agency competent to verify procedures and dossiers of the proposing agency, and dossiers of the evaluation agency;
b/ Finalized documents of the dossier for submission to the agency competent to decide on establishment of the organization.
Article 16.- Sending and receipt of dossiers on establishment of organizations
1. Agencies proposing the establishment of organizations shall send their dossiers to agencies specified below:
a/ The agency competent to decide on the establishment of organizations;
b/ The evaluation agency;
c/ Concerned agencies for coordinated handling or information. The names of such agencies shall be written at the bottom of official letters or reports (at the section "recipients").
2. To be-sent dossiers shall include documents submitted to the agency competent to decide on the establishment of organizations.
3. Agencies receiving dossiers of establishment of organizations shall monitor the processing of dossiers according to regulations.
Article 17.- Processing of dossiers and submission to authorities competent to decide on the establishment of organizations
1. Dossier-receiving agencies shall, according to their functions and competence, process dossiers on establishment of organizations according to working regulations of agencies of the same level before deciding or giving evaluation opinions on establishment of organizations according to the provisions of law.
2. After verifying and checking procedures and dossiers of establishment of organizations, if the contents of schemes or other documents remain unclear or there remain divergent opinions, dossier-processing agencies shall request agencies proposing the establishment of organizations to make additional explanations or, under authorization of persons competent to decide on the establishment of organizations, meet with the scheme-submitting agencies and concerned agencies to clarify the remaining problems and report the meeting results to competent persons for decision.
3. Dossier-processing agencies shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies proposing the establishment of organizations in, finalizing dossiers and procedures according to regulations for submission to agencies competent to decide on the establishment of organizations.
Article 18.- Time limit for dealing with the establishment of organizations
1. Within 15 working days after receiving complete and valid dossiers, evaluation agencies shall complete evaluation documents.
2. Within 15 working days after receiving evaluation dossiers, verification agencies shall give official opinions on the establishment of organizations.
Verification agencies shall verify and review for the last time procedures and dossiers and prepare necessary documents according to their working regulations for submission to agencies competent to decide on the establishment of organizations.
3. Within 20 working days after receiving complete dossiers for establishment of organizations which have been processed according to regulations, competent agencies shall promulgate decisions on the establishment of organizations according to regulations. Where competent agencies have not yet decided on the establishment of organizations, they must notify in writing the proposing agencies of the reasons therefor.
Section 2. REORGANIZATION AND DISSOLUTION OF ORGANIZATIONS
Article 19.- Schemes and reports on reorganization or dissolution of organizations
1. A scheme or report on reorganization or dissolution of an organization shall cover:
a/ The necessity and legal grounds for reorganization or dissolution of the organization;
b/ The plan for handling matters related to personnel, apparatus, payroll, finance, property and land and other relevant matters;
c/ Organizations or individuals in charge of implementing the plan on reorganization or dissolution of the organization, and the time limit for handling matters in the plan.
2. The evaluation of schemes, reports and enclosed draft decisions and the verification of procedures and dossiers for submission to agencies competent to decide on the reorganization or dissolution of organizations shall be the same as for the establishment of organizations.
Article 20.- Dossiers of reorganization or dissolution of organizations
1. Reorganization of organizations
a/ The scheme on reorganization of an organization;
b/ The report on the scheme on reorganization of the organization and the draft decision on reorganization of the organization (enclosed);
c/ Documents certifying the financial status, property, land, loans, payable debts and other relevant matters;
d/ Written comments of concerned agencies.
2. Dissolution of organizations
a/ The scheme on dissolution of an organization;
b/ The report on the scheme on dissolution of the organization and the draft decision on dissolution of the organization (enclosed with the report);
c/ Concerned agencies' documents certifying the financial status, property, land, loans, payable debts and other relevant matters.
3. In specific cases, the sending, receipt and processing of dossiers and the evaluation and verification of procedures and dossiers of reorganization or dissolution of organizations shall be the same as for the establishment of organizations.
Article 21.- Time limit for dealing with reorganization or dissolution of organizations
1. Within 15 working days after receiving complete and valid dossiers, evaluation agencies shall complete evaluation documents.
2. Within 15 working days after receiving evaluation dossiers, verification agencies shall give their official opinions on the reorganization or dissolution of organizations.
Verification agencies shall verify and review for the last time procedures and dossiers and prepare necessary documents according to their working regulations for submission to authorities competent to decide on the reorganization or dissolution of organizations.
3. Within 20 working days after receiving complete dossiers on the reorganization or dissolution of organizations which have been processed according to regulations, competent agencies shall promulgate decisions on the reorganization or dissolution of organizations according to regulations. Where competent agencies have not yet decided on the reorganization or dissolution of organizations, they shall notify in writing agencies proposing the reorganization or dissolution of organizations of the reasons therefor.