Chương 1 Nghị định số 83/2006/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 83/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 17/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 08/09/2006 |
Ngày công báo: | 24/08/2006 | Số công báo: | Từ số 67 đến số 68 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
10/01/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Nghị định này quy định nguyên tắc, điều kiện, trách nhiệm của cơ quan đề nghị, trình tự, thủ tục thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước (sau đây gọi chung là thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức).
1. Đối tượng áp dụng trong Nghị định này bao gồm:
a) Các cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Các tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp do Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo, quản lý;
c) Các tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
d) Các tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước thuộc uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh);
đ) Các tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước thuộc uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Nghị định này không áp dụng đối với các loại tổ chức sau:
a) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
b) Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp;
c) Hội đồng, Ủy ban, Ban thường xuyên hoặc lâm thời giúp Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh;
d) Doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả các tổ chức sự nghiệp nhà nước trong cơ cấu của doanh nghiệp);
đ) Các tổ chức hội, tổ chức phi chính phủ;
e) Các tổ chức sự nghiệp ngoài khu vực nhà nước.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Tổ chức hành chính” là tổ chức tham mưu, hoạch định thể chế, chính sách và tổ chức thừa hành, thực thi pháp luật thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm các Vụ, Cục, Tổng cục, Thanh tra, Văn phòng Bộ và một số tổ chức có tên gọi khác); các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (bao gồm các Sở, Thanh tra, Văn phòng Ủy ban nhân dân và một số tổ chức có tên gọi khác); các cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp huyện (bao gồm các Phòng, Thanh tra, Văn phòng Ủy ban nhân dân và một số tổ chức có tên gọi khác).
2. “Tổ chức sự nghiệp nhà nước” là các tổ chức được thành lập và hoạt động để phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước hoặc để thực hiện một số dịch vụ công (bao gồm các tổ chức sự nghiệp giáo dục đào tạo, y tế, khoa học - công nghệ, văn hoá - thông tin, thể dục - thể thao, lao động - xã hội và các tổ chức sự nghiệp khác).
3. “Tổ chức lại các tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp” là việc sắp xếp, kiện toàn lại các tổ chức dưới các hình thức sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, chuyển giao, chia tách để hình thành tổ chức mới cho phù hợp với yêu cầu của nhiệm vụ quản lý.
1. Thành lập tổ chức
Việc thành lập tổ chức phải xuất phát từ yêu cầu của hoạt động quản lý nhà nước; phục vụ hoạt động quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công và phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
a) Tổ chức hành chính chỉ được thành lập khi xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và không chồng chéo với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đã được thành lập trước đó. Quy mô tổ chức và loại hình tổ chức cần thành lập phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính nhà nước;
b) Tổ chức sự nghiệp nhà nước chỉ được thành lập để thực hiện chức năng, nhiệm vụ phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực mà loại dịch vụ công đó Nhà nước chưa chuyển giao cho các tổ chức ngoài khu vực nhà nước đảm nhiệm hoặc loại dịch vụ công đó các tổ chức ngoài khu vực nhà nước không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện.
Đối với những ngành, lĩnh vực đã có quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước phải phù hợp với quy hoạch mạng lưới tổ chức đó.
2. Tổ chức lại tổ chức
a) Việc tổ chức lại tổ chức hành chính khi có sự điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ và phạm vi đối tượng quản lý hoặc tổ chức lại khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi, chuyển giao, nâng cấp tổ chức theo đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Việc tổ chức lại các tổ chức sự nghiệp nhà nước khi có sự sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi, chuyển giao, nâng cấp tổ chức hoặc thực hiện đề án sắp xếp lại quy hoạch mạng lưới tổ chức sự nghiệp nhà nước.
3. Giải thể tổ chức
Tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước giải thể khi tổ chức đó không xác định rõ chức năng, nhiệm vụ và hoạt động không có hiệu quả hoặc tổ chức đó không còn chức năng, nhiệm vụ.
4. Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước phải bảo đảm đúng trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
1. Thành lập tổ chức
a) Có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này;
b) Bảo đảm các điều kiện cần thiết về nhân sự, biên chế, kinh phí, trụ sở làm việc và trang thiết bị, phương tiện cần thiết để triển khai hoạt động sau khi tổ chức được thành lập.
2. Tổ chức lại tổ chức
a) Có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 của Nghị định này;
b) Có phương án về nhân sự lãnh đạo chủ chốt, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, biên chế, cơ sở vật chất để triển khai thực hiện quyết định tổ chức lại tổ chức.
3. Giải thể tổ chức:
a) Có hồ sơ đầy đủ theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 của Nghị định này;
b) Có phương án xử lý các vấn đề về nhân sự, biên chế, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan.
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
1. Xây dựng Đề án, Tờ trình, Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức, Dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của tổ chức (đối với việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước).
2. Thẩm định Đề án, Tờ trình, Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức, Dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của tổ chức (đối với việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước).
3. Thẩm tra Đề án, Tờ trình, Dự thảo quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức.
4. Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức.
1. Tuân thủ nguyên tắc, điều kiện thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức được quy định tại Điều 4, Điều 5 của Nghị định này để xây dựng đề án, tờ trình cấp có thẩm quyền quyết định, soạn thảo dự thảo văn bản quyết định, dự thảo Điều lệ hoặc Quy chế hoạt động của tổ chức (đối với việc thành lập tổ chức sự nghiệp nhà nước), xin ý kiến của cơ quan thẩm định và các cơ quan có liên quan, báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến và lập hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức theo quy định tại Nghị định này.
2. Đảm bảo các điều kiện cần thiết để tổ chức triển khai hoạt động sau khi có quyết định thành lập tổ chức hoặc tổ chức lại.
3. Trực tiếp chỉ đạo việc triển khai thực hiện quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức.
Thẩm quyền quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể tổ chức hành chính, tổ chức sự nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành và phân cấp quản lý của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Article 1.- Scope of regulation
This Decree provides for responsibilities of agencies proposing, and principles, conditions, order and procedures for, the establishment, reorganization and dissolution of administrative organizations and state non-business organizations (hereinafter collectively referred to as establishment, reorganization and dissolution of organizations).
Article 2.- Subjects of application
1. Subjects of application of this Decree include:
a/ Government-attached agencies;
b/ Administrative organizations and non-business organizations under the Prime Minister's direct management;
c/ Administrative organizations and state non-business organizations under ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies;
d/ Administrative organizations and state non-business organizations under provincial/municipal People's Committees (hereinafter collectively referred to as provincial-level People's Committees);
e/ Administrative organizations and state non-business organizations under People's Committees of rural and urban districts as well as towns and provincial cities (hereinafter collectively referred to as district-level People's Committees).
2. This Decree shall not apply to:
a/ Ministries and ministerial-level agencies;
b/ People's Councils and People's Committees of all levels;
c/ Councils, Committees and Standing or Provisional Boards which assist the Prime Minister, ministers or presidents of provincial-level People's Committees;
d/ State enterprises (including also state non-business organizations within the enterprises' organizational structures);
e/ Associations and non-governmental organizations;
f/ Non-state non-business organizations.
Article 3.- Interpretation of terms
In this Decree, the terms below shall be construed as follows:
1. "Administrative organizations" means organizations which advise on and formulate institutions and policies and implement laws, and operate within the organizational structure of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies (including departments, general departments, inspectorates, ministry offices and organizations under other names); professional agencies of provincial-level people's committees (including provincial/municipal services, inspectorates, people's committee offices and organizations under other names); and professional agencies of district-level people's committees (including sections, inspectorates, people' committee offices and organizations under other names).
2. "State non-business organizations" means organizations set up and performing state management tasks or providing several public services (including education and training, medical, scientific and technological, culture and information, physical training and sports, labor and social affairs organizations and other non-business organizations).
3. "Reorganization of administrative organizations or non-business organizations" means reorganization or consolidation of organizations in the form of merger, consolidation, transformation, transfer or separation for the formation of new organizations to meet management requirements.
Article 4.- Principles of establishment, reorganization and dissolution of organizations
1. Establishment of organizations
The establishment of organizations shall stem from state management requirements, serve the state management or the provision of public services, and adhere to the following principles:
a/ Administrative organizations shall be established only when the organizations' objectives, functions and tasks are clearly defined not to overlap the functions and tasks of existing organizations. The size and type of to be-established organizations shall suit the organizations' functions and tasks and state administrative reform requirements;
b/ State non-business organizations shall only be established for the performance of state management functions and tasks or the provision of public services in a branch or domain which have not yet been transferred by the State to non-state organizations or are not or cannot be performed by non-state organizations.
For branches and domains in which the plannings on networks of non-business organizations have been approved by competent authorities, the establishment of state non-business organizations should conform to such plannings.
2. Reorganization of organizations
a/ Administrative organizations shall be reorganized upon the adjustment of functions, tasks and subjects of management or upon the merger, consolidation, separation, transformation, transfer or upgrading of organizations under the schemes approved by competent authorities;
b/ State non-business organizations shall be reorganized upon the merger, consolidation, separation, transformation, transfer or upgrading of organizations or upon the implementation of schemes on adjustment of plannings on networks of state non-business organizations.
3. Dissolution of organizations
Administrative organizations or state non-business organizations shall be dissolved when they fail to clearly define their functions and tasks and inefficiently operate or when they no longer have any functions and tasks.
4. The establishment, reorganization and dissolution of administrative organizations or state non-business organizations shall comply with the order and procedures specified in this Decree and other relevant legal documents.
Article 5.- Conditions for establishment, reorganization and dissolution of organizations
1. Establishment of an organization
a/ Preparing a complete dossier specified in Article 15 of this Decree;
b/ Ensuring necessary conditions on staff, payroll, funds, working offices as well as necessary equipment and facilities for operation after the organization is established.
2. Reorganization of an organization
a/ Preparing a complete dossier specified in Clause 1, Article 20 of this Decree;
b/ Having a plan on key leading staff, reorganization, payroll and material foundations for the implementation of the decision on reorganization of the organization.
3. Dissolution of an organization
a/ Preparing a complete dossier specified in Clause 2, Article 20 of this Decree;
b/ Having a plan for handling matters related to staff, payroll, finance, property and land and other relevant matters.
Article 6.- Order and procedures for establishment, reorganization or dissolution of organizations
The establishment, reorganization or dissolution of an organization shall comply with the following order and procedures:
1. Formulating a scheme, report and draft decision on the establishment, reorganization or dissolution of the organization; draft operation regulations of the organization (in case of establishment of state non-business organizations).
2. Evaluating the scheme, report and draft decision on the establishment, reorganization or dissolution of the organization; draft operation regulations of the organization (in case of establishment of state non-business organizations).
3. Verifying the scheme, report and draft decision on the establishment, reorganization or dissolution of the organization.
4. Issuing decision on the establishment, reorganization or dissolution of the organization.
Article 7.- Responsibilities of agencies requesting the establishment, reorganization or dissolution of organizations
1. To adhere to the principles and conditions for the establishment, reorganization or dissolution of organizations specified in Articles 4 and 5 of this Decree in formulating schemes or reports for submission to competent authorities for decision, draft decisions or operation regulations of organizations (in case of establishment of state non-business organizations), consult evaluation agencies and relevant agencies, report on their comments, and make dossiers proposing competent authorities to decide on the establishment, reorganization or dissolution of organizations according to the provisions of this Decree.
2. To ensure necessary conditions for operation of organizations after their establishment or reorganization decisions are issued.
3. To direct the implementation of decisions on the establishment, reorganization or dissolution of organizations.
Article 8.- Competence to establish, reorganize or dissolve organizations
The competence to establish, reorganize or dissolve administrative organizations or state non-business organizations shall comply with the current provisions of law and the management decentralization by the Government or the Prime Minister.