Nghị định 80/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
Số hiệu: | 80/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/08/2006 | Ngày hiệu lực: | 03/09/2006 |
Ngày công báo: | 19/08/2006 | Số công báo: | Từ số 61 đến số 62 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/04/2015 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 80/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 09 tháng 8 năm 2006 |
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
NGHỊ ĐỊNH :
Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường về tiêu chuẩn môi trường; đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; quản lý chất thải nguy hại; công khai thông tin, dữ liệu về môi trường.
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Hệ số khu vực, vùng, ngành là số được nhân thêm với giá trị cho phép của từng thông số ô nhiễm trong tiêu chuẩn quốc gia về chất thải để xác định giá trị bắt buộc áp dụng đối với từng khu vực, vùng, ngành cụ thể phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường.
2. Lộ trình áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về chất thải được quy định phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường của từng thời kỳ theo hướng ngày càng chặt chẽ hơn và được quy định tại quyết định công bố bắt buộc áp dụng.
3. Việc xác định hệ số của tiêu chuẩn về chất thải căn cứ vào nguyên tắc sau:
a) Hệ số khu vực, vùng của tiêu chuẩn về chất thải được xác định theo hướng quy định chặt chẽ hơn đối với khu vực được khoanh vùng bảo tồn thiên nhiên, khu vực có hệ sinh thái nhạy cảm, đô thị, khu dân cư tập trung, khu vực môi trường đã bị ô nhiễm;
b) Hệ số ngành của tiêu chuẩn về chất thải được xác định căn cứ vào đặc thù về môi trường của ngành sản xuất cụ thể.
1. Việc tổ chức xây dựng tiêu chuẩn môi trường quốc gia được quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn phương pháp xây dựng, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xác định các tiêu chuẩn môi trường quốc gia cần ban hành và phân công việc xây dựng tiêu chuẩn môi trường quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng tiêu chuẩn môi trường quốc gia theo phạm vi ngành, lĩnh vực được giao quản lý và được phân công, gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định và ban hành.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành và công bố việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia đối với từng khu vực, vùng, ngành.
1. Tiêu chuẩn môi trường quốc gia được xây dựng theo các bước sau đây:
a) Tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan, các tiêu chuẩn của các nước có điều kiện tương đồng với Việt Nam;
b) Đánh giá các yêu cầu cơ bản đối với tiêu chuẩn môi trường quốc gia và dự báo tác động của việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia đó;
c) Xác định phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, các thông số và giá trị giới hạn của từng thông số của tiêu chuẩn môi trường quốc gia kèm theo các phương pháp chuẩn về đo đạc, lấy mẫu, phân tích để xác định thông số đó;
d) Tổ chức soạn thảo tiêu chuẩn môi trường;
đ) Tổ chức lấy ý kiến của các đối tượng có liên quan và hoàn thiện dự thảo tiêu chuẩn môi trường quốc gia;
e) Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định về chuyên môn và ban hành.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định về chuyên môn dự thảo tiêu chuẩn môi trường quốc gia gồm có:
a) Công văn đề nghị thẩm định tiêu chuẩn môi trường;
b) Bản thuyết trình về sự cần thiết, mục tiêu, quá trình tổ chức xây dựng, các ý kiến còn khác nhau và ý kiến của cơ quan tổ chức xây dựng tiêu chuẩn môi trường;
c) Dự thảo tiêu chuẩn môi trường.
3. Việc thẩm định về chuyên môn và ban hành tiêu chuẩn môi trường quốc gia được quy định như sau:
a) Sau khi nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định hợp lệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Ban kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường quốc gia gồm các chuyên gia có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm liên quan đến tiêu chuẩn và đại diện có thẩm quyền của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan;
b) Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị thẩm định, Ban kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường quốc gia có trách nhiệm thẩm định và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường kết quả thẩm định dự thảo tiêu chuẩn môi trường quốc gia.
Trong thời hạn không quá 15 (mười lăm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả thẩm định, Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định việc ban hành tiêu chuẩn môi trường quốc gia; trường hợp không đồng ý với kết quả thẩm định hoặc không chấp nhận ban hành tiêu chuẩn môi trường quốc gia thì yêu cầu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường quốc gia tiến hành thẩm định lại hoặc yêu cầu cơ quan tổ chức xây dựng tiêu chuẩn tiếp tục hoàn chỉnh dự thảo tiêu chuẩn môi trường.
4. Việc công bố bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia được quy định như sau:
a) Trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định lộ trình áp dụng, hệ số đối với từng khu vực, vùng, ngành cụ thể theo các nguyên tắc quy định tại Điều 3 Nghị định này và công bố bắt buộc áp dụng;
b) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tuân thủ tiêu chuẩn môi trường quốc gia kể từ ngày quyết định công bố bắt buộc áp dụng có hiệu lực.
5. Ban kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường quốc gia là tổ chức tư vấn kỹ thuật được thành lập và hoạt động khi có yêu cầu giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định dự thảo tiêu chuẩn môi trường quốc gia và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể về hoạt động của Ban kỹ thuật tiêu chuẩn môi trường quốc gia.
1. Dự án phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường được quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
2. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động lập, thẩm định, giám sát thực hiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và bản cam kết bảo vệ môi trường.Bổ sung
Danh mục dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc trách nhiệm thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường được quy định tại Phụ lục II kèm theo Nghị định này.
1. Tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có cán bộ kỹ thuật, công nghệ và môi trường có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực dự án;
b) Có các phương tiện, máy móc, thiết bị bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định về đo đạc, lấy mẫu về môi trường và các mẫu liên quan khác phù hợp với tính chất của dự án và địa điểm thực hiện dự án;
c) Có cơ sở vật chất - kỹ thuật, phòng thí nghiệm bảo đảm việc xử lý, phân tích các mẫu về môi trường và các mẫu khác liên quan đến dự án. Trong trường hợp không có phòng thí nghiệm đạt yêu cầu, tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn phải hợp đồng thuê phòng thí nghiệm khác đáp ứng yêu cầu đặt ra.
2. Mọi tổ chức trong nước, ngoài nước đã đăng ký hoạt động tại Việt Nam có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều này được tiến hành cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, trừ các dự án thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng và dự án có liên quan đến bí mật nhà nước.
3. Cơ quan, đơn vị thuê tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này trước khi thuê tổ chức đó.
1. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định của chủ dự án;
b) Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược;
c) Dự thảo văn bản chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
2. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm:
a) Văn bản đề nghị thẩm định của chủ dự án;
b) Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
c) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư của dự án.
3. Hồ sơ đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường gồm:
a) Bản cam kết bảo vệ môi trường;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo giải trình về đầu tư của dự án.
4. Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và hồ sơ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường được gửi cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại các Điều 17; 21 và 26 của Luật Bảo vệ môi trường.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn biểu mẫu, số lượng hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường và hồ sơ đăng ký cam kết bảo vệ môi trường.
6. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thông báo để chủ dự án bổ sung, hoàn chỉnh.
1. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 17 của Luật Bảo vệ môi trường ra quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án.
2. Kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thể hiện dưới dạng biên bản phiên họp của hội đồng thẩm định với đầy đủ các nội dung, kết luận, chữ ký của chủ tịch và của thư ký hội đồng.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án kèm theo bản sao biên bản của Hội đồng thẩm định để làm căn cứ phê duyệt dự án.
4. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo Bộ trưởng, Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược kèm theo bản sao biên bản của Hội đồng thẩm định để làm căn cứ phê duyệt dự án.
5. Hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thực hiện theo quy chế do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
1. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật Bảo vệ môi trường ra quyết định thành lập Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án.
2. Thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan quy định tại khoản 7 Điều 21 của Luật Bảo vệ môi trường căn cứ vào tính chất phức tạp về kỹ thuật, công nghệ và môi trường của dự án để quyết định lựa chọn hình thức thẩm định thông qua Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định. Đối với các dự án thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng và dự án có liên quan đến bí mật quốc gia chỉ lựa chọn tổ chức dịch vụ trong nội bộ ngành an ninh, quốc phòng.
3. Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức dịch vụ thẩm định có chức năng tư vấn giúp cơ quan có thẩm quyền xem xét, đánh giá về chất lượng của báo cáo đánh giá tác động môi trường để làm căn cứ xem xét, phê duyệt theo quy định.
4. Trường hợp cần thiết, trước khi tiến hành phiên họp chính thức của Hội đồng thẩm định, cơ quan có trách nhiệm tổ chức việc thẩm định có thể tiến hành các hình thức thẩm định hỗ trợ như sau:
a) Khảo sát địa điểm thực hiện dự án và khu vực phụ cận;
b) Lấy mẫu phân tích kiểm chứng;
c) Lấy ý kiến của cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án;
d) Lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia ngoài Hội đồng thẩm định, cơ quan khoa học, công nghệ, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ có liên quan;
đ) Tổ chức các phiên họp đánh giá theo chuyên đề.
5. Hoạt động của Hội đồng thẩm định và của Tổ chức dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo quy chế do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
1. Các dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội và các dự án liên ngành, liên tỉnh, thời hạn thẩm định tối đa là 45 (bốn mươi lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
2. Các dự án không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này, thời hạn thẩm định tối đa là 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
3. Trường hợp báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường không được thông qua và phải thẩm định lại thì thời gian thẩm định lại thực hiện như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
1. Các trường hợp sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung:
a) Có thay đổi về địa điểm, quy mô, công suất thiết kế, công nghệ cña dù ¸n;
b) Sau 24 tháng kể từ ngày báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, dự án mới triển khai thực hiện.
2. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung bao gồm:
a) Những thay đổi nội dung của dự án;
b) Những thay đổi về hiện trạng môi trường tự nhiên và các yếu tố về kinh tế, xã hội cho đến thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung;
c) Những thay đổi về tác động môi trường và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực;
d) Những thay đổi về chương trình quản lý và giám sát môi trường của dự án;
đ) Những thay đổi khác.
3. Trong thời hạn không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm xem xét, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường bổ sung.
1. Có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án về nội dung quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo bản sao quyết định phê duyệt.
2. Niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt, trong đó chỉ rõ: chủng loại, khối lượng các loại chất thải; công nghệ, thiết bị xử lý chất thải; mức độ xử lý theo các thông số đặc trưng của chất thải so với tiêu chuẩn quy định; các biện pháp khác về bảo vệ môi trường.
3. Thiết kế, xây lắp các công trình xử lý môi trường:
a) Trên cơ sở sơ đồ nguyên lý của các công trình xử lý môi trường đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, phải tiến hành việc thiết kế chi tiết và xây lắp các công trình này theo đúng quy định hiện hành về đầu tư và xây dựng;
b) Sau khi thiết kế chi tiết các công trình xử lý môi trường của dự án được phê duyệt, phải có văn bản báo cáo cơ quan nhà nước đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường về kế hoạch xây lắp kèm theo hồ sơ thiết kế chi tiết của các công trình xử lý môi trường để theo dõi và kiểm tra.
4. Bảo vệ môi trường trong quá trình thi công dự án:
a) Trong quá trình thi công dự án, phải triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, biện pháp giảm thiểu những tác động tiêu cực đối với môi trường do dự án gây ra và tiến hành quan trắc môi trường theo đúng yêu cầu đặt ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt cũng như những yêu cầu khác nêu trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
b) Trong quá trình triển khai các hoạt động thi công của dự án có những điều chỉnh, thay đổi về các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường đã được phê duyệt hoặc xác nhận, phải có báo cáo bằng văn bản gửi cơ quan đã phê duyệt hoặc đã xác nhận và chỉ được phép thực hiện sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan này;
c) Trong quá trình triển khai các hoạt động thi công và vận hành thử nghiệm dự án nếu xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường thì phải dừng ngay và báo cáo kịp thời cho phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường;
d) Có trách nhiệm hợp tác và tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành các hoạt động giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường của dự án; cung cấp đầy đủ các thông tin, số liệu liên quan khi được yêu cầu.
5. Vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường:
a) Sau khi việc xây lắp các công trình xử lý môi trường đã hoàn thành và được nghiệm thu, phải tiến hành vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường để kiểm tra các thông số về kỹ thuật và môi trường theo thiết kế đặt ra;
b) Phải xây dựng kế hoạch vận hành thử nghiệm và thông báo cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, sở tài nguyên và môi trường, phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện và cộng đồng dân cư nơi thực hiện dự án để bố trí kế hoạch giám sát, kiểm tra;
c) Trường hợp không đủ năng lực để tự tiến hành đo đạc và phân tích các thông số về kỹ thuật và môi trường, phải ký hợp đồng với tổ chức có đủ năng lực chuyên môn, kỹ thuật để thực hiện việc đo đạc và phân tích;
d) Sau khi kết thúc việc vận hành thử nghiệm, phải có văn bản báo cáo và đề nghị xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường gửi cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để xác nhận.
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ gửi bản chính của quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của mình cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thực hiện dự án.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi bản sao quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của mình và của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án.
3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Xem xét và đối chiếu hồ sơ thiết kế, xây lắp các công trình xử lý môi trường với báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt; trường hợp phát hiện những điểm không phù hợp với báo cáo đánh giá tác động môi trường, trong thời hạn không quá 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, báo cáo, phải có văn bản thông báo cho chủ dự án biết để điều chỉnh, bổ sung;
b) Tiếp nhận và xử lý các ý kiến đề xuất, kiến nghị của chủ dự án, các tổ chức và cá nhân liên quan đến việc thực hiện các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình thi công, xây dựng dự án;
c) Bố trí kế hoạch và tiến hành giám sát, kiểm tra việc thực hiện các nội dung và biện pháp bảo vệ môi trường; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý những vi phạm xảy ra;
d) Tổ chức kiểm tra, giám sát việc vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường của chủ dự án sau khi nhận được kế hoạch vận hành thử nghiệm của chủ dự án;
đ) Xem xét và xác nhận kết quả vận hành thử nghiệm các công trình xử lý môi trường;
e) Lưu giữ và quản lý toàn bộ hồ sơ, văn bản về hoạt động sau thẩm định do chủ dự án, các cơ quan và cá nhân có liên quan gửi đến.
1. Hồ sơ đề nghị kiểm tra, xác nhận bao gồm:
a) Văn bản đề nghị kiểm tra, xác nhận;
b) Báo cáo mô tả các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường kèm theo hồ sơ thiết kế và các thông số kỹ thuật của các công trình, thiết bị bảo vệ môi trường.
Công trình xử lý và bảo vệ môi trường phải được giám định kỹ thuật trước khi đề nghị kiểm tra, xác nhận.
c) Các chứng chỉ, chứng nhận, công nhận, giám định có liên quan.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ của chủ dự án, cơ quan đã ra quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận bằng văn bản về việc chủ dự án đã hoàn thành các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Đối với dự án có vấn đề phức tạp cần kéo dài thời gian kiểm tra thì thời gian tăng thêm không được quá 10 (mười) ngày làm việc. Trường hợp qua kiểm tra, phát hiện chủ dự án không thực hiện đúng và đủ các nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thì yêu cầu chủ dự án tiếp tục thực hiện và báo cáo để cơ quan ra quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động tiếp tục xem xét, xác nhận.
3. Các nội dung cần kiểm tra, xác nhận đối với từng dự án cụ thể được thực hiện theo nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, trong đó đặc biệt lưu ý các nội dung sau:
a) Hệ thống thu gom, xử lý nước thải;
b) Các thiết bị thu gom, lưu giữ và biện pháp xử lý chất thải nguy hại;
c) Các biện pháp quản lý chất thải rắn thông thường;
d) Biện pháp, thiết bị xử lý thu gom khí thải, bụi thải;
đ) Biện pháp, thiết bị xử lý tiếng ồn, độ rung;
e) Kế hoạch, biện pháp và điều kiện cần thiết phòng, chống sự cố môi trường.
4. Hình thức, nội dung cụ thể của văn bản báo cáo, văn bản xác nhận được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ và trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 26 của Luật Bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã được ủy quyền có trách nhiệm cấp giấy xác nhận cho các đối tượng thuộc diện đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường.
2. Hình thức, nội dung của giấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.Bổ sung
1. Cơ sở sản xuất, dịch vụ thân thiện với môi trường là cơ sở đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về bảo vệ môi trường và được chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Có chính sách quản lý sản phẩm trong suốt quá trình tồn tại của chúng và quản lý chất thải đúng theo quy định của pháp luật, trong đó tái chế, tái sử dụng trên 70% tổng lượng chất thải;
c) Áp dụng thành công và được cấp chứng chỉ ISO 14001 về quản lý môi trường;
d) Tiết kiệm trên 10% nguyên liệu, năng lượng, nhiên liệu, lượng nước sử dụng so với mức tiêu thụ chung;
đ) Tham gia và có đóng góp tích cực các chương trình nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ môi trường công cộng;
e) Không bị cộng đồng dân cư nơi thực hiện sản xuất, dịch vụ phản đối việc được công nhận là cơ sở thân thiện với môi trường.
2. Sản phẩm thân thiện với môi trường là sản phẩm đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
a) Sản phẩm tái chế từ chất thải đạt tiêu chuẩn môi trường;
b) Sản phẩm sau khi sử dụng dễ phân huỷ trong tự nhiên;
c) Sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường được sản xuất để thay thế nguyên liệu tự nhiên;
d) Sản phẩm nông nghiệp hữu cơ;
đ) Sản phẩm được cấp nhãn sinh thái của tổ chức được Nhà nước công nhận.
3. Cơ sở sản xuất, dịch vụ thân thiện với môi trường được hưởng các chính sách ưu tiên, ưu đãi và hỗ trợ của Nhà nước theo quy định của pháp luật.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đánh giá, xem xét và thủ tục công nhận cơ sở sản xuất, dịch vụ và sản phẩm thân thiện với môi trường.
1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phế liệu không tuân thủ các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 43 của Luật Bảo vệ môi trường thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Việc tạm nhập, chuyển khẩu phế liệu phải thực hiện nghiêm các yêu cầu sau đây:
a) Không tháo, mở, sử dụng và làm phát tán phế liệu trong quá trình vận chuyển, lưu giữ tại Việt Nam;
b) Không làm thay đổi tính chất, khối lượng của phế liệu;
c) Tái xuất, chuyển khẩu toàn bộ phế liệu đã được đưa vào lãnh thổ Việt Nam.
3. Việc quá cảnh phế liệu qua lãnh thổ Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường tương tự đối với việc quá cảnh hàng hoá quy định tại Điều 42 của Luật Bảo vệ môi trường.
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm sau đây:
a) Hướng dẫn quy trình giảm thiểu, thống kê, khai báo và quản lý chất thải nguy hại;
b) Ban hành danh mục chất thải nguy hại;
c) Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức tham gia quản lý chất thải có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên;
d) Hướng dẫn việc vận chuyển chất thải nguy hại ra nước ngoài xử lý theo Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp trong nước không có công nghệ, thiết bị xử lý phù hợp.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm sau đây:
a) Tổ chức thống kê, đánh giá về chất thải nguy hại phát sinh trên địa bàn và có các biện pháp quản lý phù hợp;
b) Bố trí mặt bằng, các điều kiện cần thiết cho quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn phù hợp với quy hoạch thu gom, xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại đã được phê duyệt;
c) Cấp giấy phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại cho tổ chức tham gia quản lý chất thải nguy hại có phạm vi hoạt động trên địa bàn trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
1. Sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 67 của Luật Bảo vệ môi trường phải có ký hiệu về mức độ nguy hại, khả năng tái chế để xác lập trách nhiệm và biện pháp thu hồi, xử lý sau khi hết hạn sử dụng hoặc người tiêu dùng loại bỏ.
Trường hợp nhập khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải đăng ký số lượng và các thông tin cần thiết của sản phẩm với cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Trung ương để xác lập trách nhiệm vụ biện pháp thu hồi, xử lý sau khi người tiêu dùng loại bỏ.
2. Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu bảo vệ môi trường trong từng thời kỳ, Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ quy định việc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc đã qua sử dụng.Bổ sung
1. Công nghệ môi trường được thẩm định, đánh giá bao gồm:
a) Công nghệ môi trường mới được phát minh;
b) Công nghệ môi trường nhập khẩu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
c) Các công nghệ môi trường khác theo yêu cầu của bên cung cấp, sử dụng hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Việc công khai, chứng nhận và chuyển nhượng công nghệ môi trường đã được thẩm định, đánh giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
3. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể việc đánh giá công nghệ môi trường phù hợp với quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và về bảo vệ môi trường.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành danh mục các chế phẩm sinh học sử dụng trong phòng ngừa, giảm thiểu và xử lý chất thải; danh mục các chế phẩm sinh học gây ô nhiễm môi trường bị cấm nhập khẩu.
1. Trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường quy định tại khoản 1 Điều 104 của Luật Bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường quốc gia;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường thuộc ngành, lĩnh vực do mình quản lý;
c) Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường của Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm công khai thông tin, số liệu về môi trường trên địa bàn do mình quản lý;
d) Ban Quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất; chủ cơ sở sản xuất, dịch vụ có trách nhiệm công khai thông tin, dữ liệu về môi trường thuộc phạm vi mình quản lý.
2. Hình thức công khai thông tin, dữ liệu về môi trường được quy định như sau:
a) Phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tin trên báo chí và đưa lên trang web của đơn vị đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này;
b) Phát hành rộng rãi dưới hình thức sách, bản tin trên báo chí, đăng tải trên trang web của đơn vị (nếu có), báo cáo trong các cuộc họp Hội đồng nhân dân, thông báo trong các cuộc họp khu dân cư, niêm yết tại trụ sở của đơn vị và của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đơn vị hoạt động đối với các trường hợp quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này.Bổ sung
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bãi bỏ các nghị định sau đây:
a) Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993;
b) Nghị định số 143/2004/NĐ-CP ngày 12 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Điều 14 Nghị định số 175/CP ngày 18 tháng 10 năm 1994 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 1993.
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN PHẢI LẬP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ)
__________
TT |
DỰ ÁN |
QUY MÔ |
1 |
Dự án công trình trọng điểm quốc gia |
Tất cả |
2 |
Dự án có sử dụng một phần, toàn bộ diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia, các khu di tích lịch sử - văn hoá, di sản tự nhiên, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc chưa được xếp hạng nhưng được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định bảo vệ |
Tất cả |
3 |
Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu trực tiếp đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ |
Tất cả |
4 |
Dự án nhà máy điện nguyên tử |
Tất cả |
5 |
Dự án nhà máy điện nhiệt hạch |
Tất cả |
6 |
Dự án xây dựng lò phản ứng hạt nhân |
Tất cả |
7 |
Dự án xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có sử dụng chất phóng xạ hoặc phát sinh chất thải phóng xạ |
Tất cả |
8 |
Dự án xây dựng cơ sở viễn thông |
Tất cả |
9 |
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu đô thị, khu dân cư |
Tất cả |
10 |
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu chế xuất, cụm làng nghề |
Tất cả |
11 |
Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, thương mại |
Tất cả |
12 |
Dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp tuyến đường bộ cao tốc, cấp I, cấp II và cấp III |
Tất cả |
13 |
Dự án xây dựng mới các tuyến đường bộ cấp IV |
Chiều dài từ 50 km trở lên. |
14 |
Dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo tuyến đường sắt |
Chiều dài từ 100 km trở lên |
15 |
Dự án xây dựng mới các cầu vĩnh cửu trên đường bộ, đường sắt |
Chiều dài từ 200 m trở lên (không kể đường dẫn) |
16 |
Dự án xây mới, nâng cấp, cải tạo những công trình giao thông |
Đòi hỏi tái định cư từ 2.000 người trở lên |
17 |
Dự án nhà máy đóng, sửa chữa tàu thuỷ |
Tầu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên |
18 |
Dự án nhà máy đóng mới, sửa chữa, lắp ráp đầu máy toa xe, ô tô |
Công suất thiết kế từ 500 phương tiện/năm trở lên |
19 |
Dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cảng sông, cảng biển |
Tàu trọng tải từ 1.000 DWT trở lên |
20 |
Cảng hàng không, sân bay |
Tất cả |
21 |
Dự án xây dựng đường xe điện ngầm, đường hầm |
Chiều dài từ 500 m trở lên |
22 |
Dự án xây dựng đường sắt trên cao |
Chiều dài từ 2.000m trở lên |
23 |
Dự án khai thác dầu, khí |
Tất cả |
24 |
Dự án lọc hoá dầu (trừ các dự án chiết nạp LPG, pha chế dầu nhờn) |
Tất cả |
25 |
Dự án xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu, khí |
Tất cả |
26 |
Dự án kho xăng dầu |
Dung tích từ 1.000m3 trở lên |
27 |
Dự án sản xuất sản phẩm hoá dầu (chất hoạt động bề mặt, chất hoá dẻo, metanol) |
Tất cả |
28 |
Dự án vệ sinh súc rửa tàu |
Tất cả |
29 |
Dự án xây dựng khu trung chuyển dầu, khí |
Tất cả |
30 |
Dự án nhà máy nhiệt điện |
Có công suất từ 50MW trở lên |
31 |
Dự án nhà máy thuỷ điện |
Hồ chứa có dung tích từ 1.000.000 m3 nước trở lên |
32 |
Dự án xây dựng tuyến đường dây tải điện cao áp |
Chiều dài từ 50 km trở lên |
33 |
Dự án nhà máy cán, luyện gang thép và kim loại mầu |
Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
34 |
Dự án nhà máy sản xuất chất dẻo |
Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
35 |
Dự án nhà máy sản suất phân hoá học |
Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
36 |
Dự án kho hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật |
Có sức chứa từ 10 tấn trở lên |
37 |
Dự án nhà máy sản xuất sơn, hoá chất cơ bản |
Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
38 |
Dự án nhà máy sản xuất chất tẩy rửa, phụ gia |
Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
39 |
Dự án nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ thực vật |
Công suất thiết kế từ 500 tấn sản phẩm/năm trở lên |
40 |
Dự án nhà máy chế biến mủ cao su |
Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
41 |
Dự án nhà máy chế biến cao su |
Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
42 |
Dự án nhà máy sản xuất dược phẩm, hoá mỹ phẩm |
Công suất thiết kế từ 50 tấn sản phẩm/năm trở lên |
43 |
Dự án nhà máy sản xuất săm lốp ô tô, máy kéo |
Công suất thiết kế từ 50.000 sản phẩm/năm trở lên |
44 |
Dự án nhà máy ắc quy |
Công suất thiết kế từ 50.000KWh/năm trở lên |
45 |
Dự án nhà máy xi măng |
Công suất thiết kế từ 500.000 tấn xi măng/năm trở lên |
46 |
Dự án nhà máy sản xuất gạch, ngói |
Công suất thiết kế từ 20 triệu viên/năm trở lên |
47 |
Dự án nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng khác |
Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
48 |
Dự án khai thác vật liệu xây dựng (đất, đá, cát, sỏi) trên đất liền |
Công suất thiết kế từ 50.000m3 vật liệu/năm trở lên |
49 |
Dự án khai thác, nạo vét tận thu vật liệu xây dựng lòng sông (cát, sỏi) |
Công suất thiết kế từ 50.000 m3 vật liệu/năm trở lên |
50 |
Dự án khai thác khoáng sản rắn (không sử dụng hoá chất) |
Có khối lượng khoáng sản rắn và đất đá từ 100.000m3/năm trở lên |
51 |
Dự án khai thác, chế biến khoáng sản rắn có chứa các chất độc hại hoặc có sử dụng hoá chất |
Tất cả |
52 |
Dự án chế biến khoáng sản rắn |
Công suất thiết kế từ 50.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
53 |
Dự án khai thác nước dưới đất |
Công suất thiết kế từ 1.000 m3 nước/ngày đêm trở lên |
54 |
Dự án khai thác nước mặt |
Công suất thiết kế từ 10.000 m3 nước/ngày đêm trở lên |
55 |
Dự án nhà máy chế biến thực phẩm |
Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
56 |
Dự án nhà máy chế biến thuỷ sản đông lạnh |
Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
57 |
Dự án nhà máy đường |
Có công suất thiết kế từ 20.000 tấn mía/năm trở lên |
58 |
Dự án nhà máy sản xuất cồn, rượu |
Công suất thiết kế từ 100.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
59 |
Dự án nhà máy sản xuất bia, nước giải khát |
Công suất thiết kế từ 500.000 lít sản phẩm/năm trở lên |
60 |
Dự án nhà máy bột ngọt |
Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
61 |
Dự án nhà máy chế biến sữa |
Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
62 |
Dự án nhà máy chế biến cà phê |
Công suất thiết kế từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
63 |
Dự án nhà máy thuốc lá |
Công suất thiết kế từ 50.000 bao/năm trở lên |
64 |
Dự án nhà máy/lò giết mổ gia súc, gia cầm |
Công suất thiết kế từ 100 gia súc/ngày, 1.000 gia cầm/ngày trở lên |
65 |
Dự án nhà máy sản xuất nước đá |
Công suất thiết kế từ 500 cây đá/ngày đêm hoặc từ 25.000kg nước đá/ngày đêm trở lên |
66 |
Dự án nhà máy chế biến nông sản ngũ cốc |
Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
67 |
Dự án nhà máy chế biến tinh bột sắn |
Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
68 |
Dự án nhà máy thuộc da |
Tất cả |
69 |
Dự án nhà máy dệt có nhuộm W |
Tất cả |
70 |
Nhà máy dệt không nhuộm |
Công suất từ 10.000.0000 m vải/năm |
71 |
Dự án nhà máy cơ khí, chế tạo máy móc, thiết bị |
Công suất thiết kế từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
72 |
Dự án nhà máy chế biến gỗ, ván ép |
Công suất thiết kế từ 100.000m2 /năm trở lên |
73 |
Dự án nhà máy sản xuất các thiết bị điện, điện tử |
Công suất thiết kế từ 10.000 thiết bị/năm trở lên |
74 |
Dự án nhà máy sản xuất linh kiện điện, điện tử |
Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
75 |
Dự án nhà máy sản xuất hàng mỹ nghệ |
Công suất thiết kế từ 1.000.000 sản phẩm/năm trở lên |
76 |
Dự án xây dựng hồ chứa nước, hồ thuỷ lợi |
Dung tích chứa từ 1.000.000 m3 nước trở lên |
77 |
Dự án xây dựng hệ thống thuỷ lợi, tưới tiêu, ngăn mặn |
Bao phủ diện tích từ 500ha trở lên |
78 |
Dự án quai đê lấn biển |
Tất cả |
79 |
Dự án khu nuôi trồng thuỷ sản: thâm canh/bán thâm canh |
Diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên |
80 |
Dự án nuôi trồng thuỷ sản quảng canh |
Diện tích mặt nước từ 50 ha trở lên |
81 |
Dự án khu nuôi trồng thuỷ sản trên cát |
Tất cả |
82 |
Dự án khu trại chăn nuôi gia súc tập trung |
Từ 100 đầu gia súc trở lên |
83 |
Dự án khu trại chăn nuôi gia cầm tập trung |
Từ 10.000 đầu gia cầm trở lên |
84 |
Dự án nhà máy chế biến thức ăn gia súc, gia cầm |
Công suất thiết kế từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên |
85 |
Dự án trồng rừng và khai thác rừng |
Diện tích từ 1.000 ha trở lên |
86 |
Dự án xây dựng vùng trồng sắn, mía tập trung |
Diện tích từ 100 ha trở lên |
87 |
Dự án xây dựng vùng trồng cà phê tập trung |
Diện tích từ 100 ha trở lên |
88 |
Dự án xây dựng vùng trồng chè tập trung |
Diện tích từ 100 ha trở lên |
89 |
Dự án xây dựng vùng trồng cao su tập trung |
Diện tích từ 200 ha trở lên |
90 |
Dự án xây dựng khu du lịch, vui chơi giải trí |
Diện tích từ 5 ha trở lên |
91 |
Dự án xây dựng sân golf |
Có từ 18 lỗ trở lên |
92 |
Dự án xây dựng khu khách sạn, nhà nghỉ |
Có từ 50 phòng nghỉ trở lên |
93 |
Dự án xây dựng bệnh viện |
Từ 50 giường bệnh trở lên |
94 |
Dự án nhà máy tái chế, xử lý chất thải rắn nói chung |
Tất cả |
95 |
Dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại |
Tất cả |
96 |
Dự án xây dựng bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt |
Cho từ 100 hộ dân trở lên |
97 |
Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp tập trung không nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao |
Công suất thiết kế từ 1.000 m3 nước thải/ngày đêm trở lên |
98 |
Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung |
Công suất thiết kế từ 1.000m3 nước thải/ngày đêm trở lên |
99 |
Dự án xây dựng đài hoá thân hoàn vũ |
Tất cả |
100 |
Dự án xây dựng nghĩa trang |
Diện tích từ 15 ha trở lên |
101 |
Dự án chiếm dụng diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, rừng đặc dụng |
Diện tích từ 5 ha trở lên |
102 |
Dự án chiếm dụng diện tích rừng tự nhiên |
Diện tích từ 50 ha trở lên |
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN LIÊN NGÀNH, LIÊN TỈNH THUỘC TRÁCH NHIỆM THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ)
1. Dự án có sử dụng một phần hoặc toàn bộ diện tích đất của vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, khu di sản thế giới và khu di tích lịch sử, văn hoá đã được xếp hạng cấp quốc gia.
2. Dự án nhà máy điện nguyên tử, nhà máy điện nhiệt hạch, lò phản ứng hạt nhân.
3. Dự án nhà máy nhiệt điện công suất thiết kế từ 300 MW đến dưới 500 MW có địa điểm nằm cách khu đô thị, khu dân cư tập trung dưới 02 km; dự án nhà máy nhiệt điện khác công suất từ 500 MW trở lên.
4. Dự án nhà máy thủy điện, công trình thủy lợi có dung tích hồ chứa từ 100.000.000 m3 nước trở lên hoặc làm ảnh hướng đến nguồn cung cấp nước mặt và nước ngầm của từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
5. Dự án có chặt phá rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển, rừng đặc dụng từ 20 ha trở lên hoặc chặt phá rừng tự nhiên khác từ 200 ha trở lên theo quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt.
6. Dự án nuôi trồng thủy sản trên cát có diện tích từ 100 ha trở lên.
7. Dự án nhà máy lọc, hoá dầu; dự án nhà máy sản xuất hóa chất cơ bản, thuốc bảo vệ thực vật, chất tảy rửa, phụ gia, phân hoá học công suất từ 20.000 tấn sản phẩm/năm trở lên; dự án sản xuất ắc quy công suất thiết kế từ 300.000 Wh/năm trở lên; dự án nhà máy sản xuất xi măng công suất từ 1.200.000 tấn xi măng/năm trở lên; dự án nhà máy, xưởng sản xuất có chứa chất phóng xạ hoặc phát sinh chất thải phóng xạ.
8. Dự án khai thác dầu khí; dự án khai thác khoáng sản rắn công suất từ 500.000 m3/năm trở lên (kể cả đất, đá thải, quặng nghèo); dự án khai thác khoáng sản kim loại phóng xạ, đất hiếm; dự án khai thác nước dưới đất công suất 50.000 m3 nước/ngày đêm trở lên, khai thác nước mặt công suất thiết kế từ 500.000 m3 nước/ngày đêm trở lên;.
9. Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu du lịch và vui chơi giải trí có diện tích từ 200 ha trở lên; Dự án xây dựng cảng cho tàu trọng tải từ 50.000DWT; dự án luyện gang thép có công suất thiết kế từ 300.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
10. Dự án tái chế chất thải nguy hại, xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại.
11. Dự án có từ một hạng mục trở lên trong số các dự án thứ tự từ 1 đến 10.
12. Các dự án khác nêu tại Phụ lục 1 nằm trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên./.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM Independence - Freedom - Happiness |
No. 80/2006/ND-CP |
Hanoi, August 09, 2006 |
DETAILING AND GUIDING THE IMPLEMENTATION OF A NUMBER OF ARTICLES OF THE LAW ON ENVIRONMENTAL PROTECTION
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the November 29, 2005 Law on Environmental Protection;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
This Decree details and guides the implementation of a number of articles of the Law on Environmental Protection regarding environmental standards; strategic environmental assessment; environmental impact assessment and environmental protection commitments; environmental protection in production, business and services; hazardous waste management; and disclosure of environmental information and data.
Article 2.- Subjects of application
This Decree applies to state agencies, domestic organizations, households and individuals; overseas Vietnamese, foreign organizations and individuals engaged in activities in the territory of the Socialist Republic of Vietnam.
Section 1. ENVIRONMENTAL STANDARDS
Article 3.- Principles of application of national waste standards according to roadmap, by region, geographical area and branch
1. Region-, geographical area- or branch-based coefficient means a figure by which the permitted value of each pollution parameter in the national waste standards shall be multiplied in order to determine the value to be compulsorily applied to each particular region, geographical area or branch to suit environmental protection requirements.
2. Roadmap for application of national waste standards shall be set in the direction of greater strictness to meet environmental protection requirements in each period and specified in decisions announcing the compulsory application of such standards.
3. Waste standard coefficients shall be determined on the following principles:
a/ Region- and geographical area-based coefficients of waste standards shall be stricter for areas zoned off for nature conservation, areas with sensitive eco-system, urban centers, residential areas and polluted areas;
b/ Branch-based coefficients of waste standards shall be determined based on the environmental characteristics of each particular production branch.
Article 4.- Responsibility to formulate and competence to promulgate and announce national environmental standards for compulsory application
1. The formulation of national environmental standards shall be organized according to the following provisions:
a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall guide formulation methods, assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned ministries and branches in, identifying national environmental standards which need to be promulgated and assigning the tasks of formulating national environmental standards;
b/ Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall organize the formulation of national environmental standards within the branches and domains under their respective management or assigned to them, then send them to the Ministry of Natural Resources and Environment for evaluation and promulgation.
2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall promulgate and announce national environmental standards for compulsory application to each particular region, geographical area or branch.
Article 5.- Order and procedures for formulation, evaluation, promulgation and declaration of national environmental standards for compulsory application
1. The formulation of national environmental standards shall involve the following steps:
a/ Referring to relevant international standards and standards applied by countries with conditions comparable with Vietnam’s;
b/ Assessing basic requirements on national environmental standards and forecasting impacts of the compulsory application thereof;
c/ Identifying the scope of regulation, subjects of application, parameters of national environmental standards and limit value of each parameter enclosed with standard methods of measurement, sampling and analysis used for determining such parameters;
d/ Organizing the compilation of environmental standards;
e/ Organizing the collection of opinions of interested parties on and finalizing draft national environmental standards;
f/ Requesting the Ministry of Natural Resources and Environment to expertise draft national environmental standards before promulgating them.
2. A dossier of request for expertise of a draft national environmental standard consists of:
a/ An official letter requesting expertise of the environmental standard;
b/ A rationale document on the necessity, objective and process of formulation, divergent opinions and the opinion of the environmental standard-formulating agency;
c/ The draft environmental standard.
3. Expertise and promulgation of national environmental standards shall be as follows:
a/ After receiving the valid dossier of request for expertise, the Ministry of Natural Resources and Environment shall set up a technical board for national environmental standard, comprising experts who have professional competence and experience relevant to the standard concerned and authorized representatives of concerned ministries, ministerial-level agencies and/or government-attached agencies;
b/ Within no more than 30 (thirty) working days after receiving the complete and valid dossier of request for expertise, the technical board for national environmental standard shall have to expertise the draft national environmental standard and submit the expertise result to the Ministry of Natural Resources and Environment.
Within 15 (fifteen) working days after receiving the expertise result report, the Ministry of Natural Resources and Environment shall decide to promulgate the national environmental standard; if disagreeing with the expertise result or refusing to promulgate the national environmental standard, it shall request the technical board for national environmental standard to re-expertise the draft standard or request the standard-formulating agency to further improve the draft environmental standard.
4. Announcement of national environmental standards for compulsory application shall be as follows:
a/ Depending on each national environmental standard, the Ministry of Natural Resources and Environment shall set a roadmap for application thereof and coefficients for each particular region, geographical area or branch on the basis of the principles laid down in Article 3 of this Decree and announce the compulsory application thereof;
b/ Organizations and individuals shall have to comply with national environmental standards from the effective date of the decisions announcing the compulsory application thereof.
5. The technical board for national environmental standard, in the capacity as a technical advisory body, shall be set up upon request and operate to assist the Ministry of Natural Resources and Environment in expertising draft national environmental standards and shall dissolve after finishing its duties.
The Ministry of Natural Resources and Environment shall stipulate in detail the operation of the technical board for national environmental standard.
Section 2. STRATEGIC ENVIRONMENTAL ASSESSMENT, ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT AND ENVIRONMENTAL PROTECTION COMMITMENTS
Article 6.- List of projects subject to making of environmental impact assessment report and guidance on the financial regime applicable to activities of making, appraising and monitoring environmental impact assessment reports
1. Projects subject to making of environmental impact assessment report are listed in Appendix I to this Decree.
2. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, providing guidance on the financial regime applicable to activities of making, appraising, and monitoring the implementation of, strategic environmental assessment reports, environmental impact assessment reports and written environmental protection commitments.
Article 7.- Inter-branch and inter-provincial projects with environmental impact assessment reports to be appraised and approved by the Ministry of Natural Resources and Environment
Inter-branch and inter-provincial projects with environmental impact assessment reports to be appraised and approved by the Ministry of Natural Resources and Environment are listed in Appendix II to this Decree.
Article 8.- Conditions and scope of operation of organizations providing the consultancy service on making environmental impact assessment reports
1. Organizations providing the consultancy service on making environmental impact assessment reports shall have to meet all the following conditions:
a/ Having technical, technological and environmental personnel with expertise appropriate to the project’s domain;
b/ Having facilities, machinery and equipment up to standard and quality according to regulations on measurement and taking of environmental samples and other related samples suitable to the characteristics and execution sites of projects;
c/ Having material and technical foundations and laboratories ensuring the processing and analysis of environmental samples and other samples related to projects. In case of having no qualified laboratories, consultancy service-providing organizations must hire on a contractual basis other laboratories that are qualified.
2. All domestic and foreign organizations that have registered to operate in Vietnam and meet all conditions specified in Clause 1 of this Article shall be allowed to provide the consultancy service on making environmental impact assessment reports, except those of projects in the security and defense domain and projects involving state secrets.
3. Agencies and units shall have to check the conditions specified in Clause 1 of this Article before hiring organizations to provide the consultancy service on making environmental impact assessment reports.
Article 9.- Dossiers of request for appraisal of strategic environmental assessment reports, environmental impact assessment reports and dossiers of registration of written environmental protection commitments
1. A dossier of request for appraisal of a strategic environmental assessment report shall comprise:
a/ The project owner’s written request for appraisal;
b/ The strategic environmental assessment report;
c/ The draft document on the strategy, planning or plan.
2. A dossier of request for appraisal of an environmental impact assessment report shall comprise:
a/ The project owner’s written request for appraisal;
b/ The environmental impact assessment report;
c/ The project’s feasibility study or investment report.
3. A dossier of registration of written environmental protection commitments shall comprise:
a/ Written environmental protection commitments;
c/ The project’s feasibility study or investment explanation report.
4. Dossiers of request for appraisal of strategic environmental assessment reports, dossiers of request for appraisal of environmental impact assessment reports and dossiers of registration of written environmental protection commitments shall be addressed to competent agencies specified in Articles 17, 21 and 26 of the Law on Environmental Protection.
5. The Ministry of Natural Resources and Environment shall provide guidance on dossier forms and number of dossier sets for dossiers of request for appraisal of strategic environmental assessment reports, dossiers of request for appraisal of environmental impact assessment reports and dossiers of registration of written environmental protection commitments.
6. If receiving improper dossiers, dossier-receiving agencies shall, within five working days, have to notify the project owners thereof for addition and completion.
Article 10.- Appraisal of strategic environmental assessment reports
1. Heads of agencies specified in Clause 7, Article 17 of the Law on Environmental Protection shall issue decisions to set up appraisal councils for strategic environmental assessment reports of projects.
2. Results of appraisal of strategic environmental assessment reports shall be expressed in the form of minutes of meetings of the appraisal council, which shall fully contain the meeting proceedings, conclusions and signatures of the council’s chairman and secretary.
3. The Minister of Natural Resources and Environment shall report to the Prime Minister, the Government and the National Assembly on results of appraisal of strategic environmental assessment reports of projects, enclosed with the appraisal council’s minutes serving as the basis for project approval.
4. Specialized environmental protection agencies of ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial/municipal People’s Committees shall report to the ministers or agency heads who are competent to approve projects on results of appraisal of strategic environmental assessment reports of projects, enclosed with the appraisal council’s minutes serving as the basis for project approval.
5. Appraisal councils for strategic environmental assessment reports shall operate according to regulations issued by the Minister of Natural Resources and Environment.
Article 11.- Appraisal of environmental impact assessment reports
1. Heads of agencies specified in Clause 7, Article 21 of the Law on Environmental Protection shall issue decisions to set up appraisal councils for environmental impact assessment reports of projects.
2. Heads of agencies specified in Clause 7, Article 21 of the Law on Environmental Protection shall base themselves on the technical, technological and environment complexity of projects to decide on the form of appraisal either by an appraisal council or appraisal service organization. For projects in the security and defense domain and projects involving national secrets, only service organizations within the security or defense branch shall be selected.
3. Appraisal councils or appraisal service organizations shall have the function of giving advice to assist competent agencies in examining and assessing the quality of environmental impact assessment reports serving as the basis for consideration and approval according to regulations.
4. In case of necessity, before the opening of official meetings of appraisal councils, agencies responsible for conducting the appraisal may conduct auxiliary appraisal in the following forms:
a/ Survey of the project’s execution site and adjacent areas;
b/ Taking samples for analysis and verification;
c/ Gathering opinions of the population community in the place where the project is to be executed;
d/ Collecting comments of related experts outside the appraisal council, related scientific and technological institutions, socio and professional organizations, and non-governmental organizations;
e/ Holding appraisal seminars.
5. Appraisal councils and appraisal service organizations appraising environmental impact assessment reports shall operate according to regulations issued by the Minister of Natural Resources and Environment.
Article 12.- Time limit for appraisal of strategic environmental assessment reports and environmental impact assessment reports
1. For projects falling under the deciding and approving competence of the Prime Minister, the Government or the National Assembly, and inter-branch and inter-province projects, the time limit for appraisal shall be 45 (forty five) working days counting from the date of receipt of complete and valid dossiers.
2. For projects other than those mentioned in Clause 1 of this Article, the time limit for appraisal shall be 30 (thirty) working days counting from the date of receipt of complete and valid dossiers.
3. In case a strategic environmental assessment report or environmental impact assessment report is not approved and therefore needs to be re-appraised, the time limit for re-appraisal shall be as provided for in Clause 1 and Clause 2 of this Article.
Article 13.- Making of additional environmental impact assessment reports
1. Additional environmental impact assessment reports shall be made in the following cases:
a/ There is a change in the project’s location, size, design capacity or technology;
b/ The project fails to be executed within 24 months following the date of approval of its environmental impact assessment report.
2. An additional environmental impact assessment report shall cover the following particulars:
a/ Changes in the project’s content;
b/ Changes in the natural environmental conditions and economic and social factors up to the time the additional environmental impact assessment report is made;
c/ Changes in environmental impacts and measures to minimize negative impacts;
d/ Changes in the project’s environmental management and monitoring program;
e/ Other changes.
3. Within 30 (thirty) working days after the date of receipt of complete and valid dossiers, state agencies competent to approve environmental impact assessment reports shall have to examine and approve additional environmental impact assessment reports.
Article 14.- Responsibilities of project owners after environmental impact assessment reports are approved
1. To send a report to the district-level People’s Committee of the place where the project shall be executed on the contents of the decision approving the environmental impact assessment report enclosed with a copy of the decision.
2. To publicly post up at the project execution site a summary of the approved environmental impact assessment report, clearly stating the categories and volume of waste; waste treatment technology and equipment; degree of treatment according to typical parameters of waste against set standards; other environmental protection measures.
3. Designing, building and installation of environmental treatment facilities:
a/ On the basis of the fundamental plan of environmental treatment facilities included in the approved environmental impact assessment report, to design, build and install these facilities according to current investment and construction regulations;
b/ After the detailed designs of projects’ environmental treatment facilities are approved, to send a report on the building and installation plan enclosed with the detailed design dossier of environmental treatment facilities to the state agency which has approved the environmental impact assessment reports for monitoring and supervision.
4. Environmental protection in the course of project execution:
a/ In the course of project execution, to take measures to protect the environment and minimize negative environmental impacts caused by the projects and carry out environmental observation according to requirements set in the approved environmental impact assessment reports as well as other requirements stated in the decisions approving the environmental impact assessment reports;
b/ During the project execution, to propose adjustments to or changes in the approved or certified contents and related environmental protection measures, to send a report thereon to the approving or certifying agency and to effect these adjustments or changes only after obtaining written approval of this agency;
c/ If environmental pollution occurs in the course of project execution and trial operation, to immediately stop the execution or trial operation and send a report thereon to the district-level Natural Resources and Environment Section of the place where the project is executed and the agency having approved the environmental impact assessment report;
d/ To cooperate with and create favorable conditions for the state management agency in charge of environmental protection to monitor and supervise the implementation of environmental protection contents and measures of the projects; to supply sufficient relevant information and data upon request.
5. Trial operation of environmental treatment facilities:
a/ After the completion and take-over of construction and installation of environmental treatment facilities, these facilities shall be operated on a trial basis to check technical and environmental parameters against their designs;
b/ To draw up a trial operation plan and notify it to the agency which has approved the environmental impact assessment reports, the provincial/municipal Natural Resources and Environment Service and the district-level Natural Resources and Environment Section as well as the population community in the place where the project is executed for preparing monitoring and supervision plans;
c/ If unable to measure and analyze by themselves technical and environmental parameters, to sign contracts with professionally and technically capable organizations to conduct such measurement and analysis;
d/ After completing the trial operation, to send a report requesting certification of the result of trial operation of environmental treatment facilities to the agency which has approved the environmental impact assessment reports for certification.
Article 15.- Responsibilities of state agencies after having approved environmental impact assessment reports
1. Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall send their respective original decisions approving environmental impact assessment reports to the provincial-level People’s Committees of the places where projects shall be executed.
2. Provincial-level People’s Committees shall send copies of their decisions approving environmental impact assessment reports and those of ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies to the district-level People’s Committees of the places where the projects shall be executed.
3. After having approved environmental impact assessment reports, competent state agencies shall have the following responsibilities:
a/ To examine and compare dossiers on design, construction and installation of environmental treatment facilities against the approved environmental impact assessment reports; if detecting any inconsistencies with the environmental impact assessment reports, within 7 (seven) working days after receiving the dossiers and reports, to inform in writing the project owners concerned thereof for adjustment and/or supplementation;
b/ To receive and process proposals and recommendations of project owners, interested organizations and individuals concerning the implementation of environmental protection contents and measures in the course of execution and construction of projects;
c/ To plan and conduct monitoring and supervision of the implementation of environmental protection contents and measures; to handle violations according to their competence or propose the handling thereof;
d/ To supervise and control the project owners’ trial operation of environmental treatment facilities after receiving project owners’ trial operation plans;
e/ To examine and certify the results of trial operation of environmental treatment facilities;
f/ To preserve and manage all dossiers and documents on post-appraisal activities sent by project owners and concerned agencies and individuals.
Article 16.- Dossiers, order and procedures for examining and certifying compliance with requirements set in decisions approving environmental impact assessment reports
1. A dossier of request for examination and certification shall consist of:
a/ Written request for examination and certification;
b/ Written description of environmental protection facilities and measures stated in the environmental impact assessment report, enclosed with the design dossier and technical parameters of environmental protection facilities and equipment.
Environmental protection and treatment facilities must be technically surveyed before requests for examination and certification are filed.
c/ Relevant recognition and survey certificates.
2. Within 15 (fifteen) working days after receiving valid dossiers of project owners, agencies having issued decisions approving environmental impact assessment reports shall have to examine and certify in writing the project owners’ compliance with the contents of the approved environmental impact assessment reports. For projects involving complicated matters which need more time for examination, this time limit may be extended for no more than 10 (ten) working days. If, through examination, detecting that the project owner fails to fully and properly comply with the contents of the environmental impact assessment report, to request the project owner to do so and report its compliance to the agency having issued the decision approving the environmental impact assessment report for further examination and certification.
3. For each particular project, the contents to be examined and certified shall depend on the contents of its approved environmental impact assessment report, with the following contents to be taken into special consideration:
a/ The waste water collection and treatment system;
b/ Equipment for collecting and detaining hazardous waste and measures for treating them;
c/ Measures for managing ordinary solid waste;
d/ Measures and equipment for treating and collecting discharged gas and dust;
e/ Measures and equipment for reducing noise and vibration;
f/ Plan, measures and necessary conditions for preventing and responding to environmental incidents.
4. The forms and specific contents of reports and certification documents shall comply with the guidance of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Article 17.- Registration of written environmental protection commitments
1. After receiving complete and valid dossiers and within the time limit specified in Clause 2, Article 26 of the Law on Environmental Protection, district-level People’s Committees or authorized commune-level People’s Committees shall have to grant certificates to entities required to register written environmental protection commitments.
2. The form and contents of certificates of registration of written environmental protection commitments shall comply with the guidance of the Ministry of Natural Resources and Environment.
Section 3. ENVIRONMENTAL PROTECTION IN PRODUCTION, BUSINESS AND SERVICE ACTIVITIES
Article 18.- Environment-friendly production and service establishments and products
1. Environment-friendly production and service establishments are those meeting the following requirements:
a/ Strictly observing the law on environmental protection and acquiring a certificate of satisfaction of environmental standards;
b/ Having policies on managing products throughout their life and managing waste according to the provisions of law, with over 70% of total quantity of waste to be re-processed and/or re-used;
c/ Successfully performing environmental management and acquiring an ISO 14001 certificate therefor;
d/ Saving over 10% of material, energy, fuel and water compared to the common consumption level;
e/ Actively participating in and contributing to programs on enhancing public awareness and protecting the public environment;
f/ The recognition of the title of environment-friendly establishment is not opposed by the population community in the production or service provision area.
2. Environment-friendly products are those meeting one of the following requirements:
a/ Being re-processed from waste which are up to environmental standard;
b/ Being easy to disintegrate in the nature after use;
c/ Being non-polluting products produced to substitute natural material;
d/ Being organic farm produce;
e/ Being granted with eco-marks by a state-accredited organization.
3. Environment-friendly production and service establishments shall enjoy priority and preferential treatment policies and supports of the State in accordance with the provisions of law.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall guide the evaluation and consideration and procedures for recognition of environment-friendly production and service establishments and products.
Article 19.- Environmental protection in the import, temporary import, border gate-to-border gate transport and transit of scraps
1. If organizations and individuals importing scraps fail to comply with the provisions of Clause 1 and Clause 2, Article 43 of the Law on Environmental Protection, they shall, depending on the nature and severity of their violations, be administratively handled or examined for penal liability. If causing damage, they shall have to compensate therefor according to the provisions of law.
2. Temporary import and border gate-to-border gate transport of scraps shall have to strictly meet the following requirements:
a/ Scraps must not be unpacked, used and dispersed in the course of transportation and storage in Vietnam;
b/ Scraps must not be altered in nature and weight;
c/ Scraps must all be re-exported or transported out of Vietnam;
3. Transit of scraps through the Vietnamese territory shall have to meet similar environmental protection requirements prescribed in Article 42 of the Law on Environmental Protection for transit of goods.
Article 20.- State agencies’ responsibilities for hazardous waste management
1. The Ministry of Natural Resources and Environment shall have the following responsibilities:
a/ To guide the process of minimizing, making statistics on, declaring and managing hazardous waste;
b/ To issue the list of hazardous wastes;
c/ To grant permits and codes of management of hazardous wastes to organizations engaged in waste management in two or more provinces and centrally run cities;
d/ To guide the transport of hazardous wastes to abroad for treatment under international conventions to which Vietnam is a contracting party in cases where there is no appropriate treatment technology or equipment in the country.
2. Provincial/municipal People’s Committees shall have the following responsibilities:
a/ To make statistics on and assess hazardous wastes arising in their localities and take appropriate management measures;
b/ To arrange ground areas and conditions necessary for management of hazardous wastes in the localities in line with the approved plannings on collection, treatment and burial of hazardous wastes;
c/ To grant permits and codes of management of hazardous wastes to organizations engaged in waste management in the localities, except for cases specified at Point c, Clause 1 of this Article.
Article 21.- Retrieval and disposal of used or discarded products
1. Products specified in Clause 1, Article 67 of the Law on Environmental Protection must bear codes of their hazard level and re-processing capability in order to define responsibilities and measures to retrieve and dispose of expired products or products discarded by consumers.
In case of import, importing organizations and individuals shall have to register quantities and necessary information of products with the central state management agency in charge of environmental protection in order to define responsibilities and measures to retrieve or dispose of products discarded by consumers.
2. Depending on the practical situation and environmental protection requirements in each period, the Ministry of Natural Resources and Environment shall submit to the Prime Minister regulations on retrieval and disposal of expired or used products.
Article 22.- Appraisal and assessment of environmental technologies and management of bio-products used in environmental protection
1. Environmental technologies to be appraised and assessed include:
a/ Newly invented environmental technologies;
b/ Imported environmental technologies of unknown origin;
c/ Other environmental technologies upon request of suppliers, users or competent state management agencies.
2. Publicization, certification and transfer of appraised and assessed environmental technologies shall comply with the provisions of law on science and technology.
3. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in, providing specific guidance on the assessment of environmental technologies in accordance with the provisions of law on science and technology and environmental protection.
4. The Ministry of Natural Resources and Environment shall issue the list of bio-products to be used for waste prevention, minimization and treatment and the list of polluting bio-products banned from import.
Article 23.- Publicization of environmental information and data
1. The responsibility to publicize environmental information and data defined in Clause 1, Article 104 of the Law on Environmental Protection is prescribed as follows:
a/ The Ministry of Natural Resources and Environment shall have to publicize information and data on the national environment;
b/ Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall have to publicize environmental information and data in the branches or domains under their respective management;
c/ Specialized environmental protection agencies of the People’s Committees at all levels shall to publicize environmental information and data in the localities under their respective management;
d/ The Management Boards of economic zones, industrial parks and export processing zones and owners of production and service establishments shall to publicize environmental information and data under their respective management.
2. Forms of publicization of environmental information and data are prescribed as follows:
a/ Wide dissemination in the forms of books and news reports in the press and websites of the units, for cases specified at Point a and Point b, Clause 1 of this Article;
b/ Wide dissemination in the forms of books, news reports in the press and websites of the units (if any), reports at People’s Council meetings, announcements at population quarter meetings, posting at head offices of units and People’s Committees of communes, wards and townships where units operate, for cases specified at Points c and d, Clause 1 of this Article.
Article 24.- Implementation effect
1. This Decree shall take effect 15 days after its publication in “CONG BAO.”
2. To hereby repeal the following decrees:
a/ The Government’s Decree No. 175/CP of October 18, 1994, on implementation of the 1993 Law on Environmental Protection;
b/ The Government’s Decree No. 143/2004/ND-CP of July 12, 2004, amending and supplementing Article 14 of the Government’s Decree No. 175/CP of October 18, 1994, guiding the implementation of the 1993 Law on Environmental Protection.
Article 25.- Implementation responsibilities
1. The Minister of Natural Resources and Environment shall have to guide and organize the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People’s Committees shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
LIST OF PROJECTS SUBJECT TO MAKING OF ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT REPORT
(Enclosed with the Government’s Decree No. 80/2006/ND-CP of August 9, 2006)
Ordinal number |
Projects |
Size |
1 |
Projects on key national works |
All |
2 |
Projects using part or the whole of land areas of or adversely affecting nature conservation zones, national parks, historical-cultural relic areas, natural heritages and famous scenic places, ranked or not yet ranked, which are protected under decisions of provincial/municipal People’s Committees |
All |
3 |
Projects involving risks of directly and badly affecting water sources in river basins, coastal areas and areas having protected eco-systems |
All |
4 |
Projects on nuclear power plants |
All |
5 |
Projects on thermonuclear power plants |
All |
6 |
Projects on building nuclear reactors |
All |
7 |
Projects on building production, business and service establishments using radioactive substances or discharging radioactive wastes |
All |
8 |
Projects on building telecommunications facilities |
All |
9 |
Projects on building infrastructures in urban centers or residential areas |
All |
10 |
Projects on building infrastructures in industrial parks, hi-tech parks, industrial clusters, export-processing zones or trade village clusters |
All |
11 |
Projects on building infrastructures in economic and commercial zones |
All |
12 |
Projects on building, renovating and upgrading motorways, grade-I, grade-II and grade-III roads |
All |
13 |
Projects on building grade-IV roads |
50 km or more in length |
14 |
Projects on building, upgrading and renovating railways |
100 km or more in length |
15 |
Projects on building permanent road and railway bridges |
200 m or more in length (excluding the length of access roads) |
16 |
Projects on building, upgrading and renovating traffic works |
Requiring resettlement of 2,000 or more people |
17 |
Projects on building and repairing ships |
Ships with a tonnage of 1,000 DWT or more |
18 |
Projects on plants of building, repairing and assembling locomotives and automobiles |
Design capacity of 500 vehicles or more per year |
19 |
Projects on constructing, renovating and upgrading riverports and seaports |
For ships with a tonnage of 1,000 DWT or more |
20 |
Airports and airfields |
All |
21 |
Projects on building subways and tunnels |
500 m or more in length |
22 |
Projects on building overhead railways |
2,000 m or more in length |
23 |
Projects on exploitation of oil and gas |
All |
24 |
Projects on petrochemical refineries (except projects on LPG extraction and lubricant preparation) |
All |
25 |
Projects on building oil and gas pipelines |
All |
26 |
Projects on petrol depots |
Capacity of 1,000 m3 or more |
27 |
Projects on production of petrochemical products (surfactants, plasticizers, methanol) |
All |
28 |
Projects on vessel clean-up |
All |
29 |
Projects on building oil and gas entrepots |
All |
30 |
Projects on thermopower plants |
Capacity of 50 MW or more |
31 |
Projects on hydropower plants |
Reservoir with a capacity of 1,000,000 m3 or more |
32 |
Projects on building high-voltage power lines |
50 km or more in length |
33 |
Projects on iron, steel and non-ferrous metals rolling and refining plants |
Design capacity of 5,000 tons or more of products per year |
34 |
Projects on plastics plants |
Design capacity of 1,000 tons or more of products per year |
35 |
Projects on chemical fertilizer plants |
Design capacity of 10,000 tons or more of products per year |
36 |
Projects on warehouses of chemicals and plant protection drugs |
Capacity of 10 tons or more |
37 |
Projects on paint and base chemical plants |
Design capacity of 1,000 tons or more of products per year |
38 |
Projects on detergent and additive plants |
Design capacity of 1,000 tons or more of products per year |
39 |
Projects on plant protection drug plants |
Design capacity of 500 tons or more of products per year |
40 |
Projects on rubber latex processing plants |
Design capacity of 10,000 tons or more of products per year |
41 |
Projects on rubber processing plants |
Design capacity of 1,000 tons or more of products per year |
42 |
Projects on pharmaceutical and cosmetics plants |
Design capacity of 50 tons or more of products per year |
43 |
Projects on plants to manufacture car and tractor tires and tubes |
Design capacity of 50,000 or more of products per year |
44 |
Projects on accumulator plants |
Design capacity of 50,000 kWh or more per year |
45 |
Projects on cement plants |
Design capacity of 500,000 tons or more of cement per year |
46 |
Projects on tile and brick plants |
Design capacity of 20 mil. tiles and bricks or more per year |
47 |
Projects on plants to produce other construction materials |
Design capacity of 10,000 tons or more of products per year |
48 |
Projects on exploitation of construction materials (earth, rock, sand and gravel) on the mainland |
Design capacity of 50,000 m3 or more of materials per year |
49 |
Projects on exploitation, dredging and full extraction of construction materials from river beds (sand and gravel) |
Design capacity of 50,000 m3 or more of materials per year |
50 |
Projects on exploitation of solid minerals (without using chemicals) |
Volume of 100,000 m3 or more of solid minerals, earth and rock per year |
51 |
Projects on exploitation and processing of solid minerals containing hazardous substances or involving the use of chemicals |
All |
52 |
Projects on processing of solid minerals |
Design capacity of 50,000 tons or more of products per year |
53 |
Projects on exploitation of groundwater |
Design capacity of 1,000 m3 or more of water per day and night |
54 |
Projects on exploitation of surface water |
Design capacity of 10,000 m3 or more of water per day and night |
55 |
Projects on food processing plants |
Design capacity of 1,000 tons or more of products per year |
56 |
Projects on frozen aquatic product processing plants |
Design capacity of 1,000 tons or more of products per year |
57 |
Projects on sugar plants |
Design capacity of 20,000 tons or more of sugarcane per year |
58 |
Projects on alcohol and spirit plants |
Design capacity of 100,000 liters or more per year |
59 |
Projects on beer and beverage plants |
Design capacity of 500,000 liters or more of products per year |
60 |
Projects on monosodium glutamate plants |
Design capacity of 5,000 tons or more of products per year |
61 |
Projects on milk processing plants |
Design capacity of 10,000 tons or more of products per year |
62 |
Projects on coffee processing plants |
Design capacity of 5,000 tons or more of products per year |
63 |
Projects on cigarette plants |
Design capacity of 50,000 packs or more per year |
64 |
Projects on slaughter plants/houses |
Design capacity of 100 cattle or 1,000 poultry or more per day |
65 |
Projects on ice plants |
Design capacity of 500 ice bars or more per day and night or 25,000 kg or more of ice water per day and night |
66 |
Projects on cereals processing mills |
Design capacity of 10,000 tons or more of products per year |
67 |
Projects on manioc processing mills |
Design capacity of 1,000 tons or more of products per year |
68 |
Projects on leather tanning plants |
All |
69 |
Projects on dyeing textile plants |
All |
70 |
Projects on non-dyeing textile plants |
Capacity of 10,000,000 m of fabric per year |
71 |
Projects on mechanical and engineering plants |
Design capacity of 1,000 tons or more of products per year |
72 |
Projects on timber and plywood processing plants |
Design capacity of 100,000 m2 or more per year |
73 |
Projects on plants to manufacture electric and electronic appliances |
Design capacity of 10,000 or more appliances per year |
74 |
Projects on plants to manufacture electric and electronic components |
Design capacity of 10,000 tons or more of products per year |
75 |
Projects on plants to produce fine art articles |
Design capacity of 1,000,000 tons or more of products per year |
76 |
Projects on constructing reservoirs and irrigation lakes |
Capacity of 1,000,000 m3 of water or more |
77 |
Projects on building irrigation and anti-salinization systems |
Covering an area of 500 ha or more |
78 |
Projects on sea progradation dykes |
All |
79 |
Projects on aquaculture zones: intensive/semi-intensive farming |
Water surface area of 10 ha or more |
80 |
Projects on extensive aquaculture |
Water surface area of 50 ha or more |
81 |
Projects on aquaculture on sand |
All |
82 |
Projects on cattle farms |
100 cattle heads or more |
83 |
Projects on poultry farms |
10,000 poultry heads or more |
84 |
Projects on feed processing plants |
Design capacity of 10,000 tons or more of products per year |
85 |
Projects on forestation and forest exploitation |
Area of 1,000 ha or more |
86 |
Projects on building concentrated cassava and sugarcane growing zones |
Area of 100 ha or more |
87 |
Projects on building coffee growing zones |
Area of 100 ha or more |
88 |
Projects on building tea growing zones |
Area of 100 ha or more |
89 |
Projects on building rubber growing zones |
Area of 200 ha or more |
90 |
Projects on building tourist and entertainment resorts |
Area of 5 ha or more |
91 |
Projects on building golf courses |
18 holes or more |
92 |
Projects on building hotel and rest-home complexes |
50 rooms or more |
93 |
Projects on building hospitals |
50 patient beds or more |
94 |
Projects on plants to re-process and treat ordinary solid wastes |
All |
95 |
Projects on building dumping sites for industrial and hazardous wastes |
All |
96 |
Projects on building dumping sites for garbage |
For 100 households or more |
97 |
Projects on building concentrated industrial wastewater treatment systems outside industrial parks, export-processing zones and hi-tech parks |
Design capacity of 1,000 m3 or more of wastewater per day and night |
98 |
Projects on building concentrated daily-life wastewater treatment systems |
Design capacity of 1,000 m3 or more of wastewater per day and night |
99 |
Projects on building incinerators |
All |
100 |
Projects on building cemeteries |
Area of 15 ha or more |
101 |
Projects involving the use of part of headwater protective forest, breakwater forest, sea progradation forest or special-purpose forest areas |
Area of 5 ha or more |
102 |
Projects involving the use of part of natural forest areas |
Area of 50 ha or more |
LIST OF INTER-BRANCH AND INTER-PROVINCIAL PROJECTS WITH ENVIRONMENTAL IMPACT ASSESSMENT REPORTS TO BE APPRAISED AND APPROVED BY THE MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
(Promulgated together with the Government’s Decree No. 80/2006/ND-CP of August 9, 2006)
1. Projects involving the use of part or the whole of land areas of national parks, nature conservation zones, biosphere reservation zones, world heritages and historical-cultural relics areas which are of national grade.
2. Projects on nuclear power plants, thermonuclear plants and nuclear reactors
3. Projects on thermal power plants with a design capacity of between 300 MW and under 500 MW, located less than 02 km away from urban centers and residential areas; projects on other thermal power plants with a capacity of 500 MW or more.
4. Projects on hydropower plants and irrigation works with reservoir capacity of 100,000,000 m3 or more of water or affecting the sources of supply of surface and groundwater of two or more provinces and centrally-run cities.
5. Projects involving the destruction of headwater protective forests, breakwater forests, sea progradation forests or special-purpose forests of 20 ha or more or involving the destruction of other natural forests of 200 ha or more according to the Government-approved planning on conversion of land use purposes.
6. Projects on aquaculture on sand covering an area of 100 ha or more.
7. Projects on petrochemical refineries; projects on plants to manufacture base chemicals, plant protection drugs, detergents, additives or chemical fertilizers with a capacity of 20,000 tons or more of products per year; projects on accumulator plants with a design capacity of 300,000 Wh per year; projects on cement plants with a capacity of 1,200,000 tons or more of cement per year; projects on plants or workshops containing radioactive substances or discharging radioactive wastes.
8. Projects on oil and gas exploitation; projects on exploitation of solid minerals with a capacity of 500,000 m3 per year (including earth, discarded rock, lean ore): projects on exploitation of radioactive metal minerals, rare earth; projects on exploitation of groundwater with a capacity of 50,000 m3 of water per day and night, exploitation of surface water with a capacity of 500,000 m3 of water per day and night.
9. Projects on building infrastructures in industrial parks, export-processing zones, hi-tech parks, industrial clusters, tourist and entertainment resorts of 200 ha or more in area; projects on building ports to accommodate ships of a tonnage of 50,000 DWT or more; projects on iron and steel refining with a design capacity of 300,000 tons or more of products per year.
10. Projects on re-processing hazardous waste, treating and dumping hazardous waste.
11. Projects with one or more component among projects from 1 to 10 above.
12. Other projects specified in Appendix 1 and located in two or more provinces and centrally run cities.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực