Số hiệu: | 77/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 16/05/2018 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2018 |
Ngày công báo: | 05/06/2018 | Số công báo: | Từ số 677 đến số 678 |
Lĩnh vực: | Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
9. Bãi bỏ 06 Nghị định thuộc lĩnh vực ngân hàng
Nghị định 42/2018/NĐ-CP bãi bỏ một số Nghị định của Chính phủ trong lĩnh vực ngân hàng được ban hành ngày 12/3/2018.
Theo đó, sẽ bãi bỏ 06 Nghị định trong lĩnh vực ngân hàng gồm:
- Nghị định 14/CP ngày 02/3/1993 quy định chính sách cho hộ sản xuất vay vốn để phát triển nông - lâm - ngư - diêm nghiệp và kinh tế nông thôn.
- Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
- Nghị định 69/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 48/2001/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân.
- Nghị định 22/2006/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam.
- Nghị định 59/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại.
- Nghị định 05/2010/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật phá sản đối với các tổ chức tín dụng.
10. Thủ tục xác nhận sử dụng mã số nước ngoài của hàng hóa
Đây là nội dung mới tại Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xác nhận sử dụng mã số nước ngoài lập 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới cơ quan thường trực về mã số, mã vạch:
- Đơn đề nghị xác nhận sử dụng mã nước ngoài;
- Bản sao bằng chứng phía đối tác nước ngoài ủy quyền cho tổ chức được quyền sử dụng mã số, mã vạch dưới hình thức thư, hợp đồng ủy quyền…;
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận sử dụng mã nước ngoài cho tổ chức.
Trường hợp hồ sơ không đầy đủ thì trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan thường trực về mã số, mã vạch thông báo cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ để sửa đổi, bổ sung.
11. Bố trí cán bộ giúp đỡ người khuyết tật tiếp cận thông tin
Ngày 23/01/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 13/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tiếp cận thông tin, trong đó nổi bật là nội dung hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận thông tin, cụ thể:
- Bố trí cán bộ, công chức tại cơ quan cung cấp thông tin để giúp đỡ người khuyết tật gặp khó khăn trong việc điền Phiếu, ký Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin; khó khăn trong việc tiếp cận thông tin.
- Thông tin liên quan tới đời sống, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của người khuyết tật phải được kịp thời công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới các hình thức thuận lợi cho người khuyết tật.
- Cơ quan nhà nước thiết lập Cổng thông tin điện tử, Trang thông tin điện tử của cơ quan mình trong đó có cung cấp chức năng cơ bản để hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng.
12. Nhà nước hỗ trợ đến 90% tổng giá trị đầu tư xây dựng cống, kiên cố kênh mương
Đây là nội dung nổi bật tại Nghị định 77/2018/NĐ-CP quy định về hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
Theo đó, Hỗ trợ đầu tư xây dựng cống, kiên cố kênh mương: Hỗ trợ tối đa 70%, riêng vùng trung du, miền núi, Tây Nguyên hỗ trợ tối đa 90% tổng giá trị đầu tư xây dựng công trình.
Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ tối đa 40% giá trị mua máy móc, thiết bị đầu tư xây dựng trạm bơm điện tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chính sách hỗ trợ trên không bao gồm chi phí giải phòng mặt bằng.
Nghị định này quy định hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, bao gồm: Đầu tư xây dựng mới công trình tích trữ nước, hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, trạm bơm điện, cống và kiên cố kênh mương đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nông nghiệp, gắn với xây dựng nông thôn mới.
Nghị định này áp dụng đối với tổ chức thủy lợi cơ sở, cá nhân là thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở (sau đây gọi là tổ chức, cá nhân) có liên quan trong đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thủy lợi nhỏ là công trình thủy lợi có nhiệm vụ tích trữ nước, cấp nước, tưới, tiêu, thoát nước có quy mô nhỏ hơn: 20 ha đối với vùng miền núi cả nước; 50 ha đối với vùng Trung du, Tây Nguyên; 100 ha đối với vùng đồng bằng; 300 ha đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng là việc áp dụng quy trình kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để tưới theo phương pháp nhỏ giọt, phun mưa, tưới ngầm, bảo đảm cấp nước theo nhu cầu của cây trồng cạn hoặc tưới ướt - khô xen kẽ cho cây lúa phù hợp từng giai đoạn sinh trưởng kết hợp với các biện pháp canh tác tiên tiến trong nông nghiệp.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực