Số hiệu: | 74/2015/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 09/09/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2015 |
Ngày công báo: | 20/09/2015 | Số công báo: | Từ số 993 đến số 994 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Ngày 09/09/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 74/2015/NĐ-CP về phòng không nhân dân.
Theo đó, Nội dung chuẩn bị phòng không nhân dân thời bình như sau:
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp.
- Xây dựng kế hoạch phòng không nhân dân theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, kịp thời điều chỉnh, bổ sung khi tình hình thay đổi.
- Tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức phòng không nhân dân gắn với giáo dục quốc phòng, an ninh; huấn luyện chuyên môn cho lực lượng phòng không nhân dân, tổ chức diễn tập, luyện tập phòng không nhân dân.
- Tổ chức xây dựng các công trình, tránh trọng điểm, các công trình, dự án, đề án đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến phòng không nhân dân.
- Tổ chức, triển khai hệ thống trinh sát, thông báo, báo động phòng không ở các vùng trọng điểm.
- Tổ chức lực lượng sẵn sàng đánh địch đột nhập và tiến công đường không và lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân để chủ động phòng tránh, sơ tán, khắc phục hậu quả.
Nghị định 74/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2015 và thay thế Nghị định 65/2002/NĐ-CP .
1. Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân được tổ chức thành lập ở 4 cấp gồm:
- Cấp Trung ương;
- Cấp quân khu;
- Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
- Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) thuộc địa bàn trọng điểm phòng không nhân dân.
2. Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân Trung ương gồm:
a) Trưởng Ban Chỉ đạo do một đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ đảm nhiệm;
b) Phó Trưởng ban:
- Phó Trưởng ban Thường trực là đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Phó Trưởng ban là một đồng chí Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam và đồng chí Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân, Chủ nhiệm Phòng không - Không quân toàn quân;
c) Ủy viên Ban Chỉ đạo là một đồng chí Thứ trưởng hoặc tương đương thuộc một số bộ, ban, ngành Trung ương và đồng chí Cục trưởng Cục Phòng không Lục quân thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân.
3. Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp từ Trung ương đến địa phương.
4. Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp do Trưởng Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cùng cấp quy định. Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cấp quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện trên cơ sở quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân Trung ương.
1. Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp có Cơ quan Thường trực giúp việc đặt tại cơ quan quân sự cùng cấp; nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Thường trực do Trưởng Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cùng cấp quy định.
2. Cục Phòng không Lục quân/Quân chủng Phòng không - Không quân là Cơ quan Chuyên trách giúp việc Ban Chỉ đạo, Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân Trung ương.
3. Cơ quan phòng không cấp quân khu, cấp tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện là Cơ quan Chuyên trách giúp việc Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cùng cấp, có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cấp mình tổ chức, triển khai thực hiện các nội dung phòng không nhân dân quy định trong Nghị định này.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn việc tổ chức Cơ quan Thường trực và Cơ quan Chuyên trách giúp việc cho Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cấp quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện.
1. Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân gồm:
a) Lực lượng trinh sát, quan sát phát hiện, thông báo, báo động phòng không;
b) Lực lượng ngụy trang, sơ tán, phòng tránh;
c) Lực lượng đánh địch xâm nhập, tiến công đường không;
d) Lực lượng phục vụ chiến đấu, bảo đảm phòng không nhân dân;
đ) Lực lượng khắc phục hậu quả, cứu hỏa, cứu thương, cứu sập.
2. Lực lượng chuyên môn phòng không nhân dân được tổ chức thành các tổ (đội) từ lực lượng của các cơ quan, tổ chức, lực lượng vũ trang địa phương và toàn dân tham gia, trong đó lực lượng Dân quân tự vệ và Bộ đội địa phương là nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng không nhân dân.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức và các đơn vị liên quan có trách nhiệm thành lập các tổ (đội) chuyên môn phòng không nhân dân theo hướng dẫn của Bộ Quốc phòng.
1. Thẩm quyền thành lập:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân Trung ương;
b) Tư lệnh quân khu quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cấp quân khu;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định thành lập Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân cùng cấp.
2. Chế độ làm việc: Thành viên Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
3. Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp hoạt động theo quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo cấp mình và theo nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể, đề cao trách nhiệm của Trưởng ban, Phó Trưởng ban. Ủy viên Ban Chỉ đạo phòng không nhân dân các cấp làm việc theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực