Nghị định 67/2006/NĐ-CP hướng dẫn việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt và tổ chức, hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản
Số hiệu: | 67/2006/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 11/07/2006 | Ngày hiệu lực: | 08/08/2006 |
Ngày công báo: | 24/07/2006 | Số công báo: | Từ số 21 đến số 22 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/07/2016 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2006/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2006 |
HƯỚNG DẪN VIỆC ÁP DỤNG LUẬT PHÁ SẢN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ĐẶC BIỆT VÀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ QUẢN LÝ, THANH LÝ TÀI SẢN
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phá sản ngày 24 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Thi hành án dân sự ngày 14 tháng 01 năm 2004;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao,
NGHỊ ĐỊNH :
Nghị định này quy định về:
1. Tiêu chí xác định danh mục doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu (sau đây gọi chung là doanh nghiệp đặc biệt).
2. Việc áp dụng Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt.
3. Việc thành lập, quy chế tổ chức, hoạt động và giải thể Tổ quản lý, thanh lý tài sản trong quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, bao gồm cả doanh nghiệp đặc biệt.
4. Việc áp dụng Luật Phá sản đối với các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm:
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập và đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, đáp ứng các tiêu chí và thuộc danh mục quy định tại các Điều 3, 4 và 5 Chương II của Nghị định này.
2. Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
3. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc giải quyết yêu cầu phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh áp dụng quy định của Nghị định này là những doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Được thành lập để trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ mang tính ổn định, thường xuyên trong những lĩnh vực, địa bàn trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và bảo đảm bí mật quốc gia.
2. Do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ.
3. Được Nhà nước đặt hàng hoặc giao kế hoạch ổn định, thường xuyên sản xuất cung ứng một hoặc một số sản phẩm, dịch vụ công ích, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh quy định tại Danh mục A Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
4. Có vị trí quan trọng và việc phá sản đối với doanh nghiệp đó có ảnh hưởng trực tiếp đến quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội.
Các doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc danh mục thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu được áp dụng quy định của Nghị định này phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1. Trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ thiết yếu đối với đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ. Trường hợp cung ứng sản phẩm dịch vụ thiết yếu đối với cộng đồng dân cư của một khu vực lãnh thổ thì phải đáp ứng thêm điều kiện không có doanh nghiệp, hợp tác xã khác cung ứng sản phẩm, dịch vụ đó tại địa bàn.
2. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng, giao kế hoạch theo giá hoặc phí do nhà nước quy định.
1. Căn cứ vào các tiêu chí quy định tại Điều 3 và Điều 4 của Nghị định này, định kỳ hàng năm hoặc trong trường hợp cần thiết:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ lập và công bố danh mục doanh nghiệp đặc biệt; bổ sung hoặc xoá tên doanh nghiệp trong danh mục doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập và công bố danh mục doanh nghiệp đặc biệt; bổ sung hoặc xoá tên doanh nghiệp trong danh mục doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa bàn do mình quản lý.
Đối với các doanh nghiệp thành viên thuộc tổng công ty nhà nước, công ty con thuộc nhóm công ty mẹ - công ty con hoặc tập đoàn kinh tế thì Hội đồng quản trị của tổng công ty nhà nước hoặc của công ty mẹ thuộc nhóm công ty mẹ - công ty con hoặc tập đoàn kinh tế lập danh sách các doanh nghiệp thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu và đề nghị Bộ trưởng bộ quản lý các ngành, lĩnh vực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận là doanh nghiệp đặc biệt.
1. Khi có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các đối tượng quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16, 17 và 18 của Luật Phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt, Toà án nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thông báo cho:
a) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ, nếu là doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu;
b) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nếu là doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu do mình đặt hàng hoặc giao kế hoạch;
c) Chủ sở hữu của doanh nghiệp đặc biệt (trừ trường hợp người nộp đơn là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp).
2. Khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nếu nhận thấy doanh nghiệp đặc biệt không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn thì Toà án, Viện kiểm sát, cơ quan thanh tra, cơ quan quản lý vốn, tổ chức kiểm toán hoặc cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp mà không phải là chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp này phải thông báo bằng văn bản cho các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Khi nhận được thông báo của Toà án, của các cơ quan nhà nước có liên quan về việc mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp, hợp tác xã do mình đưa vào danh mục các doanh nghiệp đặc biệt hoặc có thông tin về nguy cơ mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp này, các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này có trách nhiệm như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ yêu cầu doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu lập báo cáo bằng văn bản về nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu do mình đặt hàng hoặc giao kế hoạch phải lập báo cáo bằng văn bản về nguy cơ mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2. Trường hợp nhận thấy nguy cơ mất khả năng thanh toán, trước khi quyết định việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp đặc biệt phải lập báo cáo bằng văn bản về nguy cơ không có khả năng thanh toán của doanh nghiệp do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và gửi cho chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định này.
3. Báo cáo về nguy cơ mất khả năng thanh toán được lập theo quy định của Nghị định này và quy định có liên quan của pháp luật, nhưng tối thiểu phải có các nội dung sau đây:
a) Thực trạng tài chính của doanh nghiệp;
b) Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mất khả năng thanh toán và các biện pháp đã áp dụng để khắc phục;
c) Dự kiến các biện pháp cần được áp dụng để khắc phục, bao gồm cả biện pháp chuyển giao toàn bộ các hoạt động cho doanh nghiệp tương ứng khác hoặc sáp nhập vào doanh nghiệp khác;
d) Trách nhiệm của các cá nhân liên quan.
1. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo, căn cứ vào thẩm quyền do pháp luật quy định và các quy định tại Nghị định này:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phải quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp cần thiết theo quy định của pháp luật nhằm phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu. Trong trường hợp việc áp dụng các biện pháp cần thiết phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vượt quá khả năng, thẩm quyền của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ phải báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các biện pháp cần thiết nhằm phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ sở hữu doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu phải quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã này.
2. Trường hợp quyết định chấm dứt áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm phục hồi khả năng thanh toán nợ đến hạn và hoạt động kinh doanh hoặc sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc hợp tác xã, Hội đồng quản trị của tổng công ty nhà nước hoặc của công ty mẹ có doanh nghiệp thành viên hoặc công ty con là doanh nghiệp đặc biệt phải thông báo bằng văn bản cho Toà án, đối tượng nộp đơn và các chủ nợ biết về việc không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tòa án chỉ thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt sau khi đã nhận được văn bản thông báo của các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân sau đây:
1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban Ban cơ yếu Chính phủ thông báo không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu mà doanh nghiệp đó vẫn không phục hồi được và không có khả năng thanh toán nợ đến hạn.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị tổng công ty nhà nước hoặc của công ty mẹ có doanh nghiệp thành viên hoặc công ty con là doanh nghiệp đặc biệt, chủ sở hữu doanh nghiệp, hợp tác xã thông báo không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu mà doanh nghiệp, hợp tác xã đó vẫn không phục hồi được và không có khả năng thanh toán nợ đến hạn.
Sau khi nhận được thông báo không áp dụng hoặc chấm dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 8 và Điều 9 của Nghị định này và thực hiện các thủ tục quy định tại Điều 22 và Điều 23 Luật Phá sản thì Thẩm phán phải quyết định theo một trong hai trường hợp sau:
1. Quyết định mở thủ tục phá sản và thực hiện các trình tự, thủ tục phá sản theo quy định của Luật Phá sản, Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan đối với các trường hợp sau:
a) Doanh nghiệp đặc biệt không được nhà nước áp dụng biện pháp cần thiết để phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh;
b) Doanh nghiệp đặc biệt đã được nhà nước áp dụng biện pháp cần thiết để phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh mà vẫn không phục hồi được và không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn nhưng có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ hai phần ba tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đề nghị tổ chức Hội nghị chủ nợ.
2. Quyết định mở thủ tục phá sản và thực hiện ngay thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp đối với trường hợp doanh nghiệp đặc biệt đã được Nhà nước áp dụng biện pháp cần thiết để phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được, không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu và không có đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 (hai phần ba) tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đề nghị tổ chức Hội nghị chủ nợ. Thủ tục thanh lý và tuyên bố phá sản được thực hiện theo quy định của Luật Phá sản, Nghị định này và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Khi tiến hành thủ tục phá sản, Tổ trưởng của Tổ quản lý, thanh lý tài sản được thành lập theo quy định tại Điều 16 của Nghị định này phải tham khảo ý kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ về việc công khai thông tin phá sản đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh. Trường hợp việc công khai thông tin không có lợi cho hoạt động quốc phòng, an ninh thì Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm đề nghị Thẩm phán quyết định không niêm yết thông tin phá sản doanh nghiệp này như đối với vụ phá sản thông thường.
1. Việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp đặc biệt thực hiện theo phương thức và thứ tự ưu tiên như sau:
a) Bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp cho đối tượng hoạt động trong cùng ngành nghề lĩnh vực để tiếp tục kinh doanh;
b) Bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp cho các đối tượng khác trong trường hợp không có đối tượng hoạt động trong cùng ngành nghề lĩnh vực tham gia đấu giá mua doanh nghiệp để tiếp tục kinh doanh;
c) Bán theo phương thức trực tiếp toàn bộ doanh nghiệp cho đối tượng hoạt động trong cùng ngành nghề lĩnh vực để tiếp tục kinh doanh trong trường hợp chỉ có một người đăng ký mua;
d) Bán đấu giá từng tài sản riêng lẻ được thực hiện trong trường hợp không thực hiện được theo phương thức bán đấu giá toàn bộ doanh nghiệp;
đ) Bán tài sản theo phương thức trực tiếp được thực hiện trong trường hợp không thực hiện được theo phương thức bán đấu giá từng tài sản hoặc giá trị tài sản dưới mức phải bán theo phương thức đấu giá theo quy định của pháp luật.
2. Những doanh nghiệp hoặc tài sản trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, cơ yếu không được bán đấu giá thì bán trực tiếp cho đối tượng hoạt động trong cùng ngành nghề lĩnh vực để tiếp tục kinh doanh. Danh mục doanh nghiệp hoặc tài sản không bán đấu giá cho các đối tượng hoạt động ngoài lĩnh vực quốc phòng, an ninh, cơ yếu do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ quy định.
3. Việc bán toàn bộ doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước thực hiện theo quy định về bán doanh nghiệp theo Nghị định số 80/2005/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2005 của Chính phủ về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê công ty nhà nước; bán đấu giá công ty nhà nước theo Quyết định số 330/2005/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ. Việc bán toàn bộ doanh nghiệp không thuộc sở hữu nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. Việc bán đấu giá tài sản thực hiện theo quy định tại Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản.
Doanh nghiệp đặc biệt phải thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sau đây trước khi phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp:
1. Thanh toán các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cho các chủ nợ có bảo đảm theo quy định tại Điều 35 của Luật Phá sản.
2. Hoàn trả lại cho nhà nước giá trị tài sản đã được sử dụng khi áp dụng biện pháp cần thiết để phục hồi khả năng thanh toán và hoạt động kinh doanh theo quy định tại Điều 36 của Luật Phá sản.
Tổ quản lý, thanh lý tài sản gồm có:
1. Một chấp hành viên của cơ quan thi hành án cùng cấp với Toà án có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản làm Tổ trưởng.
2. Một cán bộ của Toà án nhân dân có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
3. Một đại diện của chủ nợ là tổ chức, cá nhân có số nợ lớn nhất trong số các chủ nợ.
4. Một đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản.
5. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã sau đây lâm vào tình trạng phá sản thì tuỳ từng trường hợp, Thẩm phán xem xét, quyết định về thành phần đại diện tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản:
a) Đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động (nơi không có tổ chức công đoàn) đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có nợ lương hoặc các khoản nợ khác đối với người lao động;
b) Đại diện Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh, cơ yếu thuộc lĩnh vực do các cơ quan này quản lý;
c) Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bảo hiểm phải có một đại diện của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia bảo hiểm tiền gửi thì phải có một đại diện của tổ chức bảo hiểm tiền gửi tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản;
d) Đại diện của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý ngành, lĩnh vực về sản phẩm, dịch vụ công ích mà doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng; đại diện của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà doanh nghiệp, hợp tác xã thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích tại địa bàn tỉnh đó.
6. Cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 5 Điều này có trách nhiệm cử đại diện tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán.
1. Đồng thời với việc ra quyết định mở thủ tục phá sản, Thẩm phán gửi văn bản đề nghị cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản tới cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan quy định tại Điều 15 của Nghị định này. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Thẩm phán, các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản.
2. Thẩm phán ra quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản để làm nhiệm vụ quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản. Một người có thể được đồng thời tham gia tối đa 03 (ba) Tổ quản lý, thanh lý tài sản. Người được chỉ định tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền từ chối sự chỉ định đó, nếu có lý do chính đáng. Trong trường hợp đặc biệt, một chấp hành viên có thể đồng thời tham gia 06 (sáu) tổ quản lý, thanh lý tài sản nhưng phải được Thẩm phán chấp thuận.
3. Quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải ghi rõ họ, tên, nghề nghiệp, chức vụ, cơ quan công tác của Tổ trưởng và các thành viên khác. Quyết định này phải được thông báo ngay cho Chánh án Toà án nhân dân có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp, doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và được niêm yết công khai tại trụ sở Toà án nhân dân.
1. Trường hợp người được chỉ định từ chối tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc có căn cứ cho rằng người được chỉ định tham gia thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản là không khách quan hoặc không đủ năng lực thi hành nhiệm vụ, thì Thẩm phán có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức liên quan cử người thay thế. Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày Thẩm phán yêu cầu, các cơ quan, tổ chức liên quan phải cử người khác thay thế.
2. Trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản, nếu người đại diện cho các chủ nợ trong Tổ quản lý, thanh lý tài sản không có khả năng thực hiện các công việc của Tổ thì Thẩm phán có quyền đề nghị Hội nghị chủ nợ chọn một đại diện khác để thay thế. Các chủ nợ phải tổ chức họp để chọn người thay thế trong thời hạn chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày Thẩm phán đề nghị.
3. Thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản bị thay đổi có quyền khiếu nại với Chánh án Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành thủ tục phá sản về việc thay đổi đó. Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Toà án nhân dân phải xem xét, giải quyết. Quyết định của Chánh án Toà án nhân dân là quyết định cuối cùng.
Tổ quản lý, thanh lý tài sản bị giải thể trong các trường hợp sau:
1. Thẩm phán ra quyết định công nhận Nghị quyết Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo quy định tại Điều 72 của Luật Phá sản.
2. Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 85 của Luật Phá sản.
Trường hợp Tổ quản lý, thanh lý tài sản đã bị giải thể theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Nghị định này để doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện Nghị quyết Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh theo quy định tại khoản 3 Điều 80 của Luật Phá sản thì Thẩm phán phải ra quyết định thành lập lại Tổ quản lý, thanh lý tài sản để thực hiện việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của Luật Phá sản.
1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản làm việc dưới sự điều hành của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản và chịu sự giám sát của Thẩm phán. Thành viên của Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Phá sản, của Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tuỳ tính chất và nội dung của từng công việc, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản phân công các thành viên thực hiện các công việc quy định tại Điều 10 của Luật Phá sản. Ngay sau khi có quyết định thành lập Tổ quản lý, thanh lý tài sản, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải tổ chức phiên họp thứ nhất để phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và thông báo địa điểm, kế hoạch làm việc của Tổ theo quy định tại Điều 10 của Luật Phá sản.
2. Phiên họp của Tổ quản lý, thanh lý tài sản chỉ được tiến hành khi có sự tham gia của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số thành viên. Các quyết định của Tổ quản lý, thanh lý tài sản chỉ được thông qua khi có sự đồng ý của đa số thành viên có mặt tại cuộc họp, trường hợp có số phiếu ngang nhau thì ý kiến của Tổ trưởng có tính quyết định.
3. Trong quá trình hoạt động, Tổ quản lý, thanh lý tài sản được quyền sử dụng cơ sở vật chất của cơ quan thi hành án dân sự và Toà án nhân dân. Các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình có nghĩa vụ hỗ trợ Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện nhiệm vụ được giao.
4. Sổ sách và giấy tờ có liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản được lưu giữ tại cơ quan thi hành án, Toà án và do Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản quản lý. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản và Tổ quản lý, thanh lý tài sản giải thể thì hồ sơ liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản được lưu giữ tại Toà án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Mọi giấy tờ giao dịch liên quan tới hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải được Thẩm phán hoặc Chấp hành viên có thẩm quyền ký tên và đóng dấu.
5. Tổ quản lý, thanh lý tài sản mở tài khoản riêng để phục vụ cho việc quản lý, thanh lý tài sản phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
6. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền sử dụng con dấu của Toà án hoặc cơ quan thi hành án.
7. Tổ trưởng và thành viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản được hưởng lương tại cơ quan, tổ chức cử mình tham gia Tổ quản lý, thanh lý tài sản; được hưởng thù lao theo quy định của Bộ Tài chính.
8. Chi phí liên quan đến hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản được lấy từ nguồn thu của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản. Tổ quản lý, thanh lý tài sản được quyền tạm ứng chi phí từ cơ quan thi hành án. Việc hạch toán chi phí phải tuân theo chế độ kế toán hiện hành.
1. Chấp hành viên được cử làm Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản, nhưng vẫn sinh hoạt chuyên môn tại cơ quan thi hành án và chịu trách nhiệm chuyên môn trước Thủ trưởng cơ quan thi hành án.
2. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
a) Điều hành Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 10 của Luật Phá sản;
b) Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Tổ quản lý, thanh lý tài sản trước Thẩm phán. Trường hợp Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản vắng mặt thì phải uỷ quyền cho một thành viên trong tổ điều hành công việc của Tổ quản lý, thanh lý tài sản;
c) Đề nghị Thẩm phán ra quyết định tuyên bố giao dịch mà doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện vô hiệu và thu hồi tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã giao dịch vi phạm Điều 31 của Luật Phá sản;
d) Đề nghị Thẩm phán ra quyết định buộc doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản phải thực hiện hoặc không được thực hiện một số hành vi nhằm bảo toàn tài sản hoặc phục vụ cho việc thanh lý tài sản hoặc làm tăng thêm khối tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
đ) Trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản cho người khác vay tài sản có bảo đảm nhưng chưa được đăng ký theo quy định của pháp luật thì Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện ngay việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản đó tại các cơ quan theo quy định của pháp luật;
e) Đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Phá sản;
g) Mở tài khoản ở ngân hàng để gửi các khoản tiền thu được từ những người mắc nợ và từ việc bán đấu giá các tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản trong trường hợp cần thiết; làm chủ tài khoản mở tại ngân hàng;
h) Trong trường hợp cần thiết có quyền huy động kế toán thi hành án giúp Tổ quản lý, thanh lý tài sản hỗ trợ trong công tác nghiệp vụ kiểm tra sổ sách kế toán;
i) Quyết định áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án theo các quy định pháp luật về thi hành án dân sự;
k) Đóng tài khoản khi có quyết định giải thể Tổ quản lý, thanh lý tài sản;
l) Đề nghị các Cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
m) Tổ chức thi hành các quyết định của Thẩm phán.
3. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Trường hợp Tổ quản lý, thanh lý tài sản và doanh nghiệp, hợp tác xã không thoả thuận được về giá tài sản đã được kiểm kê thì Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm thuê tổ chức có chức năng định giá hoặc thành lập Hội đồng định giá tài sản thực hiện công việc này.
2. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp từ 30 tỷ đồng trở lên thì thuê các tổ chức có chức năng định giá như các công ty kiểm toán, công ty chứng khoán, tổ chức thẩm định giá, ngân hàng đầu tư trong nước và ngoài nước có chức năng định giá (sau đây gọi tắt là tổ chức định giá).
3. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã có tổng giá trị tài sản còn lại được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của doanh nghiệp dưới 30 tỷ đồng thì thành lập Hội đồng định giá:
a) Thành phần Hội đồng định giá gồm: Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản làm Chủ tịch Hội đồng; đại diện cơ quan tài chính; đại diện một số cơ quan khác có liên quan; đại diện chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản; đại diện công đoàn hoặc đại diện người lao động theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 15 của Nghị định này;
b) Hội đồng định giá quyết định theo đa số; trong trường hợp ý kiến ngang nhau thì bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng là ý kiến quyết định.
4. Tổ chức định giá và Hội đồng định giá có nhiệm vụ xác định giá tối thiểu của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của toàn bộ tài sản trước khi bán đấu giá bao gồm cả việc định giá tài sản là vật bảo đảm các khoản nợ vay, tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã bán 03 (ba) tháng trước khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
1. Tổ quản lý, thanh lý tài sản lập bảng kê toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, hợp tác xã, kể cả các khoản tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá và các quyền về tài sản.
Trong trường hợp cần thiết, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có thể cử thành viên hoặc Tổ quản lý, thanh lý tài sản trực tiếp làm việc với đại diện hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan để xác định rõ về tình hình tài sản của doanh nghiệp.
2. Bảng kê tài sản phải được tập thể Tổ quản lý, thanh lý tài sản thông qua, có chữ ký của Tổ trưởng và gửi cho Thẩm phán. Nếu phát hiện thêm tài sản thì Tổ quản lý, thanh lý tài sản quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung trong bảng kê tài sản và báo cáo Thẩm phán.
1. Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phân công thành viên thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra việc sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.
2. Việc giám sát, kiểm tra được tiến hành đối với các hành vi bị cấm và hạn chế theo quy định tại Điều 31 của Luật Phá sản và đối với các hoạt động sau:
a) Ký kết và thực hiện hợp đồng;
b) Sử dụng, bảo quản và chuyển dịch tài sản ngoài hợp đồng;
c) Thanh toán các khoản nợ phát sinh sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản.
Trong trường hợp cần thiết, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản theo quy định tại Điều 55 của Luật Phá sản. Việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự, Pháp lệnh thi hành án dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
1. Căn cứ vào sổ kế toán và các giấy báo nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả cho từng chủ nợ; danh sách những người mắc nợ và số nợ phải đòi của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày hết hạn gửi giấy đòi nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập xong danh sách chủ nợ và số nợ phải trả.
Danh sách chủ nợ phải bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ chủ nợ;
b) Số nợ của từng chủ nợ, trong đó bao gồm nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn và nợ chưa đến hạn, nợ vô chủ.
3. Đồng thời với việc lập danh sách chủ nợ và số nợ, Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải lập danh sách những người mắc nợ và số nợ phải đòi của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
Danh sách những người mắc nợ bao gồm nội dung chủ yếu sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ người mắc nợ;
b) Số nợ của từng người mắc nợ, trong đó phân rõ nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm, nợ đến hạn, nợ chưa đến hạn, nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi.
4. Danh sách chủ nợ và danh sách những người mắc nợ phải được niêm yết công khai tại trụ sở của Toà án tiến hành thủ tục phá sản và trụ sở chính của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày niêm yết.
Trong trường hợp bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc có trở ngại khách quan không được tính vào thời hạn niêm yết. Hết thời hạn niêm yết, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung danh sách chủ nợ và những người mắc nợ theo quyết định của Thẩm phán và khoá sổ các danh sách đó. Doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có quyền khiếu nại về danh sách chủ nợ và danh sách những người mắc nợ. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Toà án phải xem xét, giải quyết các khiếu nại này.
1. Ngay sau khi quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản có hiệu lực, Tổ quản lý, thanh lý tài sản thực hiện việc thu hồi và quản lý tài sản, tài liệu, sổ sách kế toán và con dấu của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản.
2. Việc lập bảng kiểm kê, định giá và bảo quản tài sản đã kiểm kê để thu hồi được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự và Pháp lệnh thi hành án dân sự:
a) Việc thu hồi tài sản phải lập thành 03 (ba) biên bản; trong đó ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng tài sản, giá tài sản (nếu tài sản đã được định giá), ý kiến của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý và chữ ký của nhân viên thu hồi tài sản, đại diện cơ quan tham gia phối hợp (nếu có);
b) Đối với tài sản thu hồi là bất động sản hoặc động sản khó có khả năng vận chuyển được hoặc vận chuyển với chi phí quá cao thì phải có biện pháp bảo quản; trường hợp vượt khả năng cho phép thì phải báo cáo ngay với Thẩm phán và Thủ trưởng cơ quan thi hành án để có biện pháp xử lý;
c) Việc thu hồi đối với quyền về tài sản phải được thông báo cho cơ quan nhà nước có liên quan và người có quyền, lợi ích liên quan biết.
3. Trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm chuyển lại tài sản cho người cho thuê, cho mượn mà doanh nghiệp, hợp tác xã đã thuê hoặc mượn tài sản để dùng vào hoạt động kinh doanh, khi người cho thuê, cho mượn xuất trình giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, hợp đồng cho thuê hoặc cho mượn. Trong trường hợp có tranh chấp thì Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật.
Việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản được thực hiện như sau:
1. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có nhiệm vụ tổ chức bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. Việc bán đấu giá tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản phải theo quy định tại các khoản 1, 2, 4 Điều 47 và Điều 48 Pháp lệnh Thi hành án dân sự và Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản. Việc bán tài sản cấm hoặc hạn chế lưu thông trên thị trường phải tuân theo các quy định pháp luật có liên quan.
2. Đối với doanh nghiệp đặc biệt, việc tổ chức bán đấu giá doanh nghiệp tuân theo quy định tại Điều 12 của Nghị định này. Tổ quản lý, thanh lý tài sản tổ chức bán đấu giá doanh nghiệp đặc biệt.
3. Toàn bộ các khoản tiền thu được của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản phải được gửi vào tài khoản của Tổ quản lý, thanh lý tài sản chậm nhất là sau 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày thu được tiền; nếu gửi chậm phải chịu phạt theo mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm thanh lý tài sản.
1. Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có trách nhiệm xây dựng phương án phân chia tài sản, kế hoạch trả nợ để Thẩm phán xem xét, quyết định; tổ chức thực hiện phương án phân chia tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị mở thủ tục thanh lý tài sản cho các chủ nợ phải theo đúng quyết định của Thẩm phán và thứ tự ưu tiên theo quy định tại Nghị định này.
2. Phương thức trả tiền cho các chủ nợ theo nguyên tắc thoả thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật. Chi phí cho việc thanh toán tiền cho chủ nợ được trừ vào số tiền chủ nợ được nhận.
1. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong phương án phân chia tài sản, Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải làm báo cáo về việc thi hành phương án phân chia tài sản gửi cho Thẩm phán và niêm yết công khai tại trụ sở của Toà án thụ lý vụ việc.
2. Trong thời hạn 15 (mười lăm) ngày, kể từ ngày báo cáo kết quả thực hiện phương án phân chia tài sản được niêm yết, nếu không có chủ nợ nào khiếu nại thì Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản, sau đó ra quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
1. Các quyết định của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản có giá trị bắt buộc thi hành đối với mọi cá nhân, tổ chức có liên quan.
2. Người nào không chấp hành quyết định của Tổ trưởng Tổ quản lý, thanh lý tài sản thì theo tuỳ tính chất và mức độ vi phạm, bị thi hành kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
1. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, Tổ trưởng và nhân viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản vi phạm quy định này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Nếu vi phạm các trường hợp sau đây và gây thiệt hại thì Tổ trưởng và nhân viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản phải bồi thường thiệt hại:
a) Lập bảng kê tài sản không đúng tình hình thực tế;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản, để thất thoát tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
c) Không đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp cần thiết, để thất thoát tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ;
d) Lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ sai sự thật;
đ) Có hành vi làm thất thoát, hư hỏng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mắc nợ;
e) Thực hiện việc phân chia tài sản không đúng với phương án đã được Thẩm phán duyệt;
g) Không phát hiện và không đề nghị Thẩm phán ra quyết định thu hồi lại tài sản, giá trị tài sản hay phần chênh lệch giá trị tài sản đã bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Phá sản;
h) Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản doanh nghiệp, hợp tác xã bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản;
i) Sử dụng trái phép tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
k) Lập báo cáo không trung thực về việc thực hiện các quyết định về phá sản.
Tổ trưởng và nhân viên Tổ quản lý, thanh lý tài sản có thành tích trong thực hiện Nghị định này được xem xét, khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Ban Cơ yếu Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Toà án nhân dân tối cao và các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ
|
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 67/2006/ND-CP |
Hanoi, July 11, 2006 |
GUIDING THE APPLICATION OF THE BANKRUPTCY LAW TO SPECIAL ENTERPRISES AND THE ORGANIZATION AND OPERATION OF ASSET MANAGEMENT AND LIQUIDATION TEAMS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 24, 2004 Bankruptcy Law;
Pursuant to the January 14, 2004 Ordinance on Enforcement of Civil Judgments;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment and after consulting the Supreme People's Court,
DECREES:
Article 1.- Scope of regulation
This Decree provides for:
1. Criteria for identifying special enterprises directly serving defense and security; enterprises and cooperatives regularly and directly supplying essential public products and services (hereinafter collectively referred to as special enterprises).
2. Application of the Bankruptcy Law to special enterprises.
3. Establishment, organization and operation regulations and dissolution of asset management and liquidation teams involved in the management and liquidation of enterprises and cooperatives facing bankruptcy, including special enterprises.
4. Application of the Bankruptcy Law to credit institutions and enterprises operating in the financial domain shall comply with separate regulations of the Government.
Article 2.- Subjects of application
This Decree applies to:
1. Enterprises and cooperatives established and registered under the provisions of law, meeting all the criteria and being on the list defined in Articles 3, 4 and 5, Chapter II of this Decree.
2. Asset management and liquidation teams.
3. Agencies, organizations and individuals involved in the settlement of petitions for enterprise or cooperative bankruptcy.
IDENTIFICATION OF SPECIAL ENTERPRISES AND APPLICATION OF THE BANKRUPTCY LAW THERETO
Article 3.- Criteria for identifying special enterprises directly serving defense and security
Special enterprises directly serving defense and security which are regulated by this Decree are those meeting the following criteria:
1. Being established to directly perform stable and regular tasks in domains or geographical areas in direct service of defense, security or assurance of national secrets.
2. Having 100% of their charter capital owned by the State.
3. Receiving stable and regular orders or plans from the State for the production of one or several public products or the provision of one or several public services to perform defense and security tasks on List A in the Annex to the Government's Decree No. 31/2005/ND-CP of March 11, 2005, on production of public products and provision of public services.
4. Holding an important position and their bankruptcy likely to directly affect defense, security or social order.
Article 4.- Criteria for identifying enterprises and cooperatives regularly and directly supplying essential public products or services
Enterprises and cooperatives identified as those regularly and directly supplying essential public products and services and governed by this Decree should meet the following criteria:
1. Directly supplying essential products or services for the socio-economic life of the country or a population community in a geographical area. In case of supply of essential products or services for a population community in a geographical area, an additional condition that there are no other enterprises or cooperatives supplying the same products or services in the area should also be satisfied.
2. Receiving from competent state agencies supply orders or plans with prices or charges set by the State.
Article 5.- Making and promulgation of lists of special enterprises
1. On the basis of criteria specified in Article 3 and Article 4 of this Decree, annually or in case of necessity:
a/ The Minister of Defense, the Minister of Public Security and the director of the Government Cipher Commission shall make and promulgate lists of special enterprises; add or delete enterprise names to/from lists of enterprises directly serving defense, security and cipher.
b/ Ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies managing branches or domains, presidents of provincial-level People's Committees shall make and promulgate lists of special enterprises; add or delete enterprise names to/from lists of enterprises or cooperatives regularly and directly supplying essential public products or services in branches, domains or localities under their respective management.
2. For member enterprises of state corporations, subsidiary companies of groups of parent and subsidiary companies or economic conglomerates, the boards of management of state corporations or parent companies of groups of parent and subsidiary companies or economic conglomerates shall make lists of enterprises regularly and directly supplying essential public products or services and propose ministers managing branches or domains or presidents of provincial-level People's Committees to recognize such enterprises as special ones.
Article 6.- Notification of petitions for institution of bankruptcy proceedings
1. Upon receiving petitions for institution of bankruptcy proceedings with respect to special enterprises from subjects defined in Articles 13, 14, 15, 16, 17 and 18 of the Bankruptcy Law, the court shall notify such to:
a/ The Ministry of Defense, the Ministry of Public Security or the Government Cipher Commission, for special enterprises directly serving defense, security or cipher;
b/ Ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies performing state management of branches or domains or provincial-level People's Committees, for enterprises or cooperatives regularly and directly supplying essential public products or services under supply orders or plans of such ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies;
c/ Owners of special enterprises (except where petitioners are lawful representatives of the enterprises).
2. When performing its functions and tasks, if seeing that the special enterprise in question is incapable of paying off due debts, the court, procuracy, inspection agency, capital management agency, audit organization or enterprise establishment-deciding agency other than the state owner of this enterprise shall issue written notifications to the subjects defined in Clause 1 of this Article.
Article 7.- Responsibilities of state agencies and special enterprises
1. Upon receiving notifications of the court or concerned state agencies on the insolvency of enterprises or cooperatives listed as special enterprises or information on the risk of insolvency of these enterprises, the subjects defined in Clause 1, Article 6 of this Decree shall have the following responsibilities:
a/ The Minister of Defense, the Minister of Public Security or the director of the Government Cipher Commission shall request special enterprises directly serving defense, security or cipher to make reports on their risk of insolvency;
b/ Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies performing state management of branches or domains or presidents of provincial-level People's Committees shall request enterprises or cooperatives regularly and directly supplying essential public products or services under supply orders or plans of such ministries, ministerial-level agencies or government-attached agencies to make reports on their risk of insolvency.
2. In case of perceiving the risk of insolvency or before deciding to file a petition for institution of bankruptcy proceedings, a special enterprise shall make a report on its risk of insolvency signed by its lawful representative and send it to the owner and related state management agency defined in Clause 1, Article 6 of this Decree.
3. A report on the risk of insolvency shall be made in accordance with the provisions of this Decree and relevant provisions of law and contain at least the following contents:
a/ The enterprise's actual financial status;
b/ Causes of the risk of insolvency and measures already applied to redress such risk;
c/ Expected measures to be applied to redress the risk, including transfer of all of the enterprise's activities to another similar enterprise or merger into another enterprise;
d/ Responsibilities of related individuals.
Article 8.- Application of necessary measures to restore solvency and business operations
1. Within 15 days after receiving the report, basing themselves on their powers prescribed by law and the provisions of this Decree:
a/ The Minister of Defense, the Minister of Public Security or the director of the Government Cipher Commission shall make decision whether or not to apply necessary measures as provided for by law to restore the solvency and business operations of special enterprises directly serving defense, security or cipher. If the application of such measures falls beyond the capability and competence of the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security or the Government Cipher Commission, the Minister of Defense, the Minister of Public Security or the director of the Government Cipher Commission shall report such to the Prime Minister for consideration and decision on the application of such measures.
b/ Ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies performing state management of branches or domains, presidents of provincial-level People's Committees or owners of enterprises or cooperatives regularly and directly supplying essential public products or services shall make decision whether or not to apply necessary measures as provided for by law to restore the solvency and business operations of such enterprises or cooperatives.
2. In case of deciding to terminate the application of necessary measures to restore solvency and business operations or after having applied necessary measures to restore solvency and business operations but the enterprises still cannot restore their solvency and pay their due debts upon request of creditors, the Minister of Defense, the Minister of Public Security, the director of the Government Cipher Commission, other ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies performing state management of branches or domains or presidents of provincial-level People's Committees, owners of the enterprises or cooperatives, chairmen of the boards of management of state corporations with member enterprises or parent companies with subsidiary companies being special enterprises shall notify in writing the court, petitioners and creditors of the non-application or termination of the application of measures to restore solvency and business operations of the enterprises or cooperatives concerned.
Article 9.- Acceptance of petitions for institution of bankruptcy proceedings with respect to special enterprises
The court shall accept petitions for institution of bankruptcy proceedings with respect to special enterprises after receiving written notifications of the following agencies, organizations or individuals:
1. Notifications of the Minister of Defense, the Minister of Public Security or the director of the Government Cipher Commission on the non-application or termination of the application of measures to restore solvency and business operations of special enterprises directly serving defense, security or cipher since such enterprises still cannot restore their solvency and pay their due debts.
2. Notifications of ministers, heads of ministerial-level agencies or government-attached agencies performing state management of branches or domains or presidents of provincial-level People's Committees, chairmen of the boards of management of state corporations with member enterprises or parent companies with subsidiary companies being special enterprises or owners of the enterprises or cooperatives on the non-application or termination of the application of measures to restore solvency and business operations of enterprises or cooperatives regularly and directly supplying essential public products or services since such enterprises or cooperatives still cannot restore their business operations and pay their due debts.
Article 10.- Bankruptcy proceedings
After receiving notifications on the non-application or termination of the application of measures to restore solvency and business operations as stipulated in Article 8 and Article 9 of this Decree and carrying out proceedings specified in Article 22 and Article 23 of the Bankruptcy Law, judges shall make either of the following decisions:
1. To institute and carry out bankruptcy proceedings as provided for in the Bankruptcy Law, this Decree and relevant laws in the following circumstances:
a/ The special enterprise is not entitled to the application of necessary measures by the State to restore its solvency and business operations;
b/ The special enterprise has been subjected by the State to necessary measures to restore its solvency and business operations but it still cannot restore its business operation and pay its due debts while more than half of its unsecured creditors representing two-thirds or more of total unsecured debts request organization of a creditors' meeting.
2. To open bankruptcy proceedings and immediately carry out proceedings for liquidating enterprise assets, for special enterprises which have been subjected by the State to necessary measures to restore their solvency and business operations but still cannot restore their business operation and pay their due debts upon request of creditors and when less than half of their unsecured creditors representing two-thirds or more of total unsecured debts request organization of a creditors' meeting. The procedures for liquidation and bankruptcy declaration shall comply with the provisions of the Bankruptcy Law, this Decree and other relevant provisions of law.
Article 11.- Disclosure of information on special enterprises directly serving defense and security
When carrying out bankruptcy proceedings with respect to special enterprises directly serving defense or security, the head of the asset management and liquidation team set up under Article 16 of this Decree shall consult the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security and the Government Cipher Commission on the disclosure of information thereon. In case such disclosure may place defense and security activities at a disadvantage, the head of the asset management and liquidation team shall have to propose the judge to make a decision not to disclose information on the bankruptcy of such enterprises as in ordinary cases of bankruptcy.
Article 12.- Liquidation of assets of special enterprises
1. The liquidation of assets of a special enterprise shall be carried out according to the following procedures and in the following priority order:
a/ Auctioning the whole enterprise to an entity operating in the same business line for continued business;
b/ Auctioning the whole enterprise to other entities in case there is no entity operating in the same business line which participates in the auction to buy the enterprise for continued business;
c/ Selling the whole enterprise directly to the entity operating in the same business line for continued business in case such entity is the sole registered buyer;
d/ Auctioning assets one by one in case the auction of the whole enterprise fails;
e/ Selling assets directly to buyers in case the auction of assets one by one fails or when the value of such assets is lower than the level subject to auction as prescribed by law.
2. Enterprises or assets in the defense, security and cipher domains which are not allowed to be put up for auction shall be sold directly to the entities operating in the same business line for continued business operation. The lists of enterprises or assets not allowed to be put up for auction to entities operating outside the defense, security or cipher domain shall be stipulated by the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security and the Government Cipher Commission.
3. The sale of the whole of a state enterprise shall comply with the provisions on the sale of enterprises in the Government's Decree No. 80/2005/ND-CP of June 22, 2005, on assignment, sale, business contracting and lease of state companies; and on the auction of state companies in the Prime Minister's Decision No. 330/2005/QD-TTg of December 13, 2005. The sale of the whole of a non-state enterprise shall comply with the guidance of the Ministry of Finance. The sale of assets shall comply with the provisions of the Government's Decree No. 05/2005/ND-CP of January 18, 2005, on property auction.
Article 13.- Payment of secured debts and return of assets to the State
Special enterprises shall perform the following property liabilities before dividing the value of their assets:
1. To pay debts secured with the asset mortgage or pledge which was established before the court accepts the petition for institution of bankruptcy proceedings to secured creditors under the provisions of Article 35 of the Bankruptcy Law.
2. To return to the State the value of assets used upon the application of necessary measures to restore solvency and business operations under the provisions of Article 36 of the Bankruptcy Law.
Article 14.- Order of division of assets
After discharging property liabilities mentioned in Article 13 of this Decree, the value of assets of special enterprises shall be divided in the order specified in Article 37 of the Bankruptcy Law.
ORGANIZATION AND OPERATION OF ASSET MANAGEMENT AND LIQUIDATION TEAMS
Article 15.- Composition of asset management and liquidation teams
An asset management and liquidation team is composed of:
1. An individual enforcer of the judgment enforcement body at the same level with the court competent to accept petitions for institution of bankruptcy proceedings as head of the team.
2. A staff of the People's Court competent to accept petitions for institution of bankruptcy proceedings.
3. A representative of the creditor being an organization or individual having the biggest debt among creditors.
4. A lawful representative of the enterprise or cooperative subjected to bankruptcy proceedings.
5. For the following enterprises or cooperatives facing bankrupcy, on a case-by-case basis, the judge shall consider and decide on representatives participating in the asset management and liquidation team:
a/ A representative of the trade union or laborers (in enterprises where there is no trade organization), for enterprises or cooperatives owing salaries or other debts to laborers;
b/ A representative of the Ministry of Defense, the Ministry of Public Security or the Government Cipher Commission, for special enterprises directly serving defense, security or cipher in the domain under the management of such agency;
c/ For enterprises or cooperatives operating in the banking, financial or insurance domain, there must be a representative of the state management agency in charge of banking, finance or insurance to participate in the asset management and liquidation team. For enterprises or cooperatives participating in deposit insurance, there must be a representative of the deposit insurance organization to participate in the asset management and liquidation team.
d/ A representative of the ministry, ministerial-level agency or government-attached agency managing the branch or domain of essential public products or services which the enterprise or cooperative regularly and directly supplies; a representative of the provincial-level People's Committee of the locality where the enterprise or cooperative regularly and directly supplies public products or services.
6. Agencies and organizations specified in Clause 5 of this Article shall have to appoint their representatives to join in the asset management and liquidation teams at the request of the judge.
Article 16.- Setting up of asset management and liquidation teams
1. At the same time with issuing a decision to institute bankruptcy proceedings, the judge shall send a written request to the concerned agencies, organizations and individuals specified in Article 15 of this Decree to appoint persons to participate in the asset management and liquidation team. Within 5 (five) working days after receiving the written request of the judge, the concerned agencies, organizations and individuals shall have to appoint persons to participate in the asset management and liquidation team.
2. The judge shall issue a decision to set up an asset management and liquidation team to manage and liquidate assets of the enterprise or cooperative facing bankruptcy. One person may concurrently join in no more than 3 (three) asset management and liquidation teams. If having plausible reasons, those who are appointed to join in an asset management and liquidation team may decline such appointment. In special cases, an enforcer may concurrently join in 6 (six) asset management and liquidation teams if it is so approved by the judge.
3. A decision on setting up an asset management and liquidation team shall clearly indicate the full names, occupations, positions and employing agencies of the head and other members of the team. This decision shall be notified to the president of the People's Court with competence to accept petitions for institution of bankruptcy proceedings, the People's Procuracy of the same level, the enterprise or cooperative subjected to bankruptcy proceedings, the petitioner for institution of bankruptcy proceedings and be publicly posted at the head office of the People's Court.
Article 17.- Change of the composition of asset management and liquidation teams
1. In case the appointed person refuses to participate in the asset management and liquidation or there are grounds to believe that the person appointed to participate in the asset management and liquidation team will be biased in or incapable of performing his tasks, the judge may request the concerned agency or organization to appoint another person. Within 5 (five) working days after receiving such request, the concerned agency or organization shall have to appoint a substitute person.
2. In the course of carrying out bankruptcy proceedings, if the creditors' representative in the asset management and liquidation team is incapable of discharging the team's duties, the judge may request another representative to be selected at a creditors' meeting. Creditors shall have to hold a meeting to select a substitute person within 5 (five) working days after receiving the judge's request.
3. Replaced members of an asset management and liquidation team may file a complaint about their replacement with the president of the People's Court with competence to carry out bankruptcy proceedings. Within 5 (five) working days after receiving such a complaint, the president of the concerned People's Court shall consider and settle the complaint. The decision of the president of the People's Court shall be the final one.
Article 18.- Dissolution of asset management and liquidation teams
An asset management and liquidation team shall be dissolved in the following cases:
1. The judge issues a decision recognizing the resolution of the creditors' meeting on the plan for restoring business operations of the enterprise or cooperative facing bankruptcy under the provisions of Article 72 of the Bankruptcy Law.
2. The judge issues a decision stopping asset liquidation proceedings under the provisions of Article 85 of the Bankruptcy Law.
Article 19.- Re-setting up of asset management and liquidation teams
In case the asset management and liquidation team has been dissolved under the provisions of Clause 1, Article 18 of this Decree for the enterprise or cooperative to comply with the resolution of the creditors' meeting in the plan for restoring its business operations but the enterprise or cooperative has improperly implemented or fails to implement such plan under the provisions of Clause 3, Article 80 of the Bankruptcy Law, the judge shall issue a decision to re-set up an asset management and liquidation team to liquidate assets of the enterprise or cooperative under the provisions of the Bankruptcy Law.
Article 20.- Operation principles and working regime of asset management and liquidation teams
1. An asset management and liquidation team shall work under the direction of its leader and the supervision of the judge. Members of an asset management and liquidation team shall perform their tasks and powers under the provisions of the Bankruptcy Law and this Decree and take responsibility before law for their work. Depending on the nature and contents of each job, the leader of the asset management and liquidation team shall assign team members to perform those jobs defined in Article 10 of the Bankruptcy Law. Upon the issuance of the decision on setting up an asset management and liquidation team, the leader of the team shall hold the first meeting to assign specific tasks to each of its members and inform them of the team's working venue and plan under the provisions of Article 10 of the Bankruptcy Law.
2. A meeting of the asset management and liquidation team may be held only when it is participated by at least two-thirds of the total number of its members. Decisions of the asset management and liquidation team shall be adopted only when they are approved by a majority of the members present at the meeting; in case the numbers of votes for and against are equal, the leader's opinion shall be the decision.
3. In the course of operation, the asset management and liquidation team may use material foundations of the civil judgment enforcement body and the People's Court. Concerned state agencies and organizations shall, within the scope of their functions and powers, be obliged to assist the asset management and liquidation teams in performing their assigned tasks.
4. Records and documents related to activities of an asset management and liquidation team shall be kept at the judgment enforcement body and the court and managed by the team leader. In case the enterprise or cooperative is declared bankrupt and the asset management and liquidation team is dissolved, all files related to activities of the asset management and liquidation team shall be stored at the People's Court which has accepted the petition for institution of bankruptcy proceedings. All transaction papers related to activities of the asset management and liquidation team must be signed and stamped by the judge or a competent enforcer.
5. An asset management and liquidation team shall open its own account in service of the management and liquidation of assets of the enterprise or cooperative facing bankruptcy.
6. The leader of an asset management and liquidation team shall be entitled to use the stamp of the court or judgment enforcement body.
7. The leader and members of an asset management and liquidation team shall receive their salaries at the agencies or organizations that have appointed them to participate in the team; and enjoy remuneration according to regulations of the Ministry of Finance.
8. Expenses related to activities of an asset management and liquidation team shall be covered with revenues of the enterprise or cooperative facing bankruptcy. The asset management and liquidation team may advance money from the judgment enforcement body. The accounting of such expenses shall comply with the current accounting regime.
Article 21.- Tasks, powers and responsibilities of leaders of asset management and liquidation teams
1. The enforcer appointed as leader of an asset management and liquidation team shall still join in professional activities at the judgment enforcement body and take professional responsibility to the head of the judgment enforcement body.
2. The leader of an asset management and liquidation team shall have the following tasks and powers:
a/ To guide the asset management and liquidation team to perform its tasks and powers defined in Article 10 of the Bankruptcy Law;
b/ To take responsibility to the judge for all activities of the asset management and liquidation team. In case of his/her absence, to authorize a team member to direct the team's work;
c/ To propose the judge to issue decisions to declare the enterprise's or cooperative's transactions invalid and recover the enterprise's or cooperative's assets involved in transactions already conducted in violation of Article 31 of the Bankruptcy Law;
d/ To propose the judge to issue decisions to force the enterprise or cooperative facing bankruptcy to take or refrain from taking certain actions to preserve its assets, serve the asset liquidation or increase its assets;
e/ In case the enterprise or cooperative facing bankruptcy has lent its assets with security not yet registered under the provisions of law, to immediately register security transactions related to such assets at agencies designated by law;
f/ To propose the judge to recover assets or the value difference of assets of the enterprise or cooperative subjected to asset liquidation proceedings which have been illegally sold or transferred in the cases specified in Clause 1, Article 43 of the Bankruptcy Law;
g/ When necessary, to open bank accounts for keeping amounts collected from debtors and the proceeds from the auction of assets of the enterprise or cooperative subjected to asset liquidation proceedings; to act as holder of such accounts;
h/ When necessary, to request judgment enforcement accountants to assist the asset management and liquidation team in checking accounting books;
i/ To make decision to apply measures to coerce enforcement of judgments in accordance with the provisions of law on civil judgment enforcement;
j/ To close accounts upon issuance of a decision to dissolve the asset management and liquidation team;
k/ To request concerned state agencies to render assistance (to the asset management and liquidation team) in the course of performing tasks;
l/ To organize execution of decisions of the judge.
3. The leader of an asset management and liquidation team shall take responsibility before law for performing his/her tasks and powers.
Article 22.- Valuation of assets of enterprises or cooperatives facing bankruptcy
1. In case the asset management and liquidation team and the enterprise or cooperative concerned fail to reach agreement on the price of inventoried assets, the leader of the team shall have to hire a valuation organization or set up a valuation council to perform the valuation.
2. For enterprises or cooperatives having VND 30 billion or more in total value of remaining assets indicated in their latest financial statements, such valuation organizations as audit companies, securities companies, price evaluation organizations, domestic or foreign investment banks having the valuation function (hereinafter referred to as valuation organizations for short), shall be hired.
3. For enterprises or cooperatives having less than VND 30 billion in total value of remaining assets indicated in their latest financial statements, a valuation council shall be set up:
a/ A valuation council shall comprise: the leader of the asset management and liquidation team as its head; a representative of the financial agency; representatives of some other related agencies; a representative of creditors of the enterprise or cooperative facing bankruptcy; a representative of the trade union or laborers according to the provisions of Point a, Clause 5, Article 15 of this Decree;
b/ The valuation council shall make decision by majority vote; in case the numbers of votes for and against are equal, the opinion of its head shall be the decision.
4. Valuation organizations and valuation councils shall have to determine the minimum price of the enterprise or cooperative or of all the assets before auction, including also determining the price of assets used as security for loans and assets which the enterprise or cooperative sold within 3 (three) months before the petition for institution of bankruptcy proceedings is accepted.
Article 23.- Enumeration of assets of enterprises or cooperatives
1. The asset management and liquidation team shall draw up a list of existing assets of the enterprise or cooperative, including cash amounts, shares, bonds, valuable papers and property-related rights.
In case of necessity, the asset management and liquidation team may appoint one of its members to work with or the team itself shall work directly with lawful representatives of related agencies, organizations, enterprises or individuals to make clear the asset status of the enterprise.
2. The list of assets shall be collectively adopted by the asset management and liquidation team, signed by its leader and sent to the judge. If detecting other assets, the team shall decide to make adjustments, supplements and/or additions to this list and report such to the judge.
Article 24.- Supervision and inspection of enterprises or cooperatives subjected to bankruptcy proceedings
1. After the issuance of the decision to institute bankruptcy proceedings with respect to the enterprise or cooperative, the asset management and liquidation team shall assign its members to supervise and inspect the use of assets of the enterprise or cooperative.
2. The supervision and inspection shall be conducted over prohibited and restricted acts specified in Article 31 of the Bankruptcy Law and the following activities:
a/ Entering into and performing contracts;
b/ Using, preserving and transferring assets outside contract;
c/ Paying debts arising after the issuance of the decision to institute bankruptcy proceedings.
Article 25.- Proposal on the application of interim urgent measures
In case of necessity, the asset management and liquidation team may propose the judge to issue a decision to apply interim urgent measures to preserve assets of the enterprise or cooperative facing bankruptcy under the provisions of Article 55 of the Bankruptcy Law. The application of these measures shall comply with the provisions of the Civil Procedure Code, the Ordinance on Enforcement of Civil Judgments and guiding legal documents.
Article 26.- Listing of creditors and debtors
1. On the basis of accounting books and debt notices, the asset management and liquidation team shall draw up a list of creditors and debts payable to each creditor; a list of debtors and receivable debts of the enterprise or cooperative facing bankruptcy.
2. Within 15 (fifteen) days after the expiration of the time limit for sending debt claims, the asset management and liquidation team shall have to complete the list of creditors and payable debts.
A list of creditors shall have the following principal details:
a/ Full names and addresses of creditors;
b/ Debts owed to each creditors, including secured, partially secured and unsecured debts, due and undue debts, and derelict debts.
3. At the same time with drawing up the list of creditors and debts, the asset management and liquidation team shall draw up a list of debtors and receivable debts of the enterprise or cooperative facing bankruptcy.
A list of debtors shall have the following principal details:
a/ Full names and addresses of debtors;
b/ Debts owed by each debtors, clearly identifying secured, partially secured debts and unsecured debts, due and undue debts, recoverable and irrecoverable debts.
4. The lists of creditors and debtors shall be publicly posted up at the office of the court carrying out bankruptcy proceedings and the head office of the enterprise or cooperative facing bankruptcy for 10 (ten) working days, counting from the date of start of posting.
In case of force majeure events or objective obstructions, the duration of occurrence of such force majeure events or objective obstructions shall not be counted into the posting time. Past the posting time, the asset management and liquidation team shall have to revise the lists of creditors and debtors according to decisions of the judge and finalize the lists. The enterprise or cooperative facing bankruptcy may lodge complaints about these lists. Within 3 (three) working days after receiving complaints, the court shall have to consider and settle them.
Article 27.- Recovery and management of assets, documents, accounting records and stamps of enterprises or cooperatives subjected to asset liquidation proceedings
1. As soon as the decision to institute asset liquidation proceedings becomes effective, the asset management and liquidation team shall recover and manage assets, documents, accounting books and the seal of the enterprise or cooperative subjected to asset liquidation proceedings.
2. The inventory, valuation and preservation of inventoried assets for recovery shall comply with the provisions of the Civil Procedure Code and the Ordinance on Enforcement of Civil Judgments:
a/ The recovery of assets shall be recorded in three copies, clearly stating the name, quantity, category, conditions and price of each asset (if the asset price has been determined), opinions of the enterprise or cooperative subjected to liquidation proceedings, signed by the asset recovery staff and representatives of involved agencies (if any);
b/ For recovered assets being immovables or movables which are hard or too expensive to transport, measures should be taken to preserve them; in case such preservation is beyond capability, it should be immediately reported to the judge and the head of the judgment enforcement body for handling;
c/ The recovery of property rights shall be notified to the concerned state agency and persons with related rights and interests.
3. Within 30 (thirty) days after the court issues the decision to institute asset liquidation proceedings, the asset management and liquidation team shall have to transfer assets borrowed or leased by the enterprise or cooperative for business activities to the lenders or lessors if the latter can produce papers evidencing ownership of such assets and the lending or lease contracts. Any arising disputes shall be resolved by the court according to the provisions of law.
Article 28.- Auction of assets of enterprises or cooperatives subjected to asset liquidation proceedings
The sale of assets of the enterprise or cooperative subjected to asset liquidation proceedings shall be effected as follows:
1. The leader of the asset management and liquidation team shall be responsible for organizing auction of assets of the enterprise or cooperative facing bankruptcy. Such auction shall be held under the provisions of Clauses 1, 2, and 4, Article 47 and of Article 48 of the Ordinance on Enforcement of Civil Judgments and the Government's Decree No. 05/2005/ND-CP of January 18, 2005, on property auction. The sale of assets banned or restricted from circulation on the market shall comply with relevant provisions of law.
2. The auction of special enterprises shall be held under the provisions of Article 12 of this Decree. Asset management and liquidation teams shall hold auction of special enterprises.
3. All the proceeds collected from the enterprise or cooperative facing bankruptcy shall be deposited in the account of the asset management and liquidation team within 3 (three) working days after the date of collection thereof; any amounts deposited late shall face a fine at the basic interest rate announced by the State Bank at the time of asset liquidation.
Article 29.- Formulation and implementation of asset division plans
1. The leader of the asset management and liquidation team shall have to formulate a plan on asset division and a plan on debt payment and submit them to the judge for consideration and decision; organize the implementation of the plan on division of assets of the enterprise or cooperative subjected to asset liquidation proceedings to creditors strictly according to the judge's decision and in the priority order specified in this Decree.
2. The mode of payment to creditors shall be agreed upon but shall not contravene the provisions of law. Expenses for payment to creditors shall be subtracted from the amounts received by creditors.
Article 30.- Reporting on the implementation of asset division plans
1. Within 7 (seven) working days after the date of completing the implementation of the asset division plan, the leader of the asset management and liquidation team shall make a report on the implementation of the asset division plan, send it to the judge and publicly post it up at the office of the court handling the case.
2. Within 15 (fifteen) days after the date the report on the result of implementation of the asset division plan is posted up, if there is no complaint from creditors, the judge shall issue a decision to terminate asset liquidation proceedings, then issue a decision to declare the enterprise or cooperative bankrupt.
Article 31.- Effect of decisions of leaders of asset management and liquidation teams
1. Decisions issued by leaders of asset management and liquidation teams shall be valid for compliance by all related individuals and organizations.
2. Those who fail to comply with decisions of leaders of asset management and liquidation teams shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability; and, if causing any damage, shall have to pay compensation therefor.
Article 32.- Responsibility of asset management and liquidation teams to pay damages
1. In the course of performing their assigned tasks, leaders and members of asset management and liquidation teams who violate these provisions shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability.
2. If committing violations in the following cases and causing damage, leaders or members of asset management and liquidation teams shall have to pay compensation therefor:
a/ Enumerating assets not in accordance with the practical situation;
b/ Failing to perform or improperly performing their tasks of inspecting and supervising the use of assets, causing loss of assets of enterprises or cooperatives;
c/ Failing to propose the judge to apply interim urgent measures to preserve assets of enterprises or cooperatives in necessary cases, causing loss of assets of indebted enterprises or cooperatives;
d/ Making false lists of creditors or debtors;
e/ Committing acts that cause loss of or damage to indebted enterprises or cooperatives;
f/ Dividing assets not in accordance with the plan already approved by the judge;
g/ Failing to detect and failing to propose the judge to issue decisions to recover assets, the value or the value difference of assets which were illegally sold or transferred as provided for in Clause 1, Article 43 of the Bankruptcy Law;
h/ Failing to observe the provisions of law on auction of assets of enterprises or cooperatives subjected to asset liquidation proceedings;
i/ Illegally using assets of enterprises or cooperatives;
j/ Making untruthful reports on the execution of bankruptcy decisions.
Heads and members of property management and liquidation teams who make achievements in the implementation of this Decree shall be considered and commended under the provisions of law on emulation and commendation.
Article 34.- Implementation effect
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
2. The Ministry of Defense, the Ministry of Public Security and the Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Supreme People's Court and concerned ministries and branches in guiding the implementation of this Decree.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People's Committees shall have to implement this Decree.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực