Chương II Nghị định 62/2012/NĐ-CP: Quy định cụ thể
Số hiệu: | 62/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/08/2012 | Ngày hiệu lực: | 10/10/2012 |
Ngày công báo: | 27/08/2012 | Số công báo: | Từ số 571 đến số 572 |
Lĩnh vực: | Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Một người được xác định là nạn nhân khi họ là đối tượng của một trong những hành vi sau đây:
a) Mua bán người: Coi người như một loại hàng hóa để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác;
b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để:
- Ép buộc bán dâm;
- Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh, ảnh, lịch và những hình thức khác có nội dung tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;
- Ép buộc biểu diễn cho người khác xem thân thế mình với mục đích kích động tình dục;
- Làm nô lệ tình dục;
- Cưỡng bức lao động;
- Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;
- Ép buộc đi ăn xin;
- Ép buộc làm vợ hoặc chồng;
- Ép buộc đẻ con trái ý muốn của họ;
- Ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;
- Vì mục đích vô nhân đạo khác.
c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để thực hiện các hành vi quy định tại các Điểm a, b Khoản này hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
2. Việc xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu, chứng cứ sau:
a) Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;
b) Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;
c) Thông tin, tài liệu do Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;
d) Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài cung cấp;
đ) Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;
e) Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này cung cấp;
g) Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;
h) Các thông tin, tài liệu hợp pháp khác.
3. Trường hợp cơ quan chức năng không chứng minh được một người có phải là nạn nhân hay không, sau khi xác minh lý lịch, thời gian vắng mặt khỏi địa phương nơi họ cư trú, lý do vắng mặt phù hợp với lời khai của họ về việc là đối tượng của một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này thì xem xét các căn cứ sau để xác nhận họ là nạn nhân:
a) Người đó được phát hiện, giải cứu cùng với nạn nhân khác;
b) Người đó đã có thời gian chung sống cùng với nạn nhân tại nơi các đối tượng thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này giam giữ, quản lý và bị đối xử như những nạn nhân này;
c) Biểu hiện về thể chất và tinh thần: Có dấu hiệu bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, bị đối xử tàn tệ, bị thương tích, sợ hãi, hoảng loạn, trầm cảm, ốm yếu;
d) Thời gian người đó rời khỏi địa phương nơi cư trú thì thân nhân của họ trình báo cơ quan chức năng về việc họ bị mất tích hoặc là đối tượng của một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;
đ) Những thông tin hợp pháp khác giúp có cơ sở để tin rằng người đó là nạn nhân.
1. Nạn nhân của một trong các hành vi quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này.
2. Người thân thích của nạn nhân, bao gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, cha kế, mẹ kế, con đẻ, con nuôi, cha mẹ bên vợ hoặc bên chồng, anh ruột, chị ruột, em ruột, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại của nạn nhân.
Tùy từng trường hợp cụ thể và điều kiện thực tế, cơ quan có trách nhiệm bảo vệ có thể áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ sau đây để bảo đảm an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ (sau đây gọi chung là người được bảo vệ):
1. Giữ bí mật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ của người được bảo vệ.
2. Giữ bí mật các thông tin về đời tư, đặc điểm nhân dạng, nơi cư trú, làm việc, học tập và các thông tin khác có liên quan đến người được bảo vệ.
3. Bố trí lực lượng bảo vệ tại nơi cư trú, làm việc, học tập, đi lại của người được bảo vệ, tại phiên tòa và những nơi cần thiết khác.
4. Hạn chế phạm vi đi lại, giao tiếp của người được bảo vệ.
5. Bố trí nơi tạm lánh cho người được bảo vệ.
6. Bố trí nơi ở, nơi làm việc, học tập mới cho người được bảo vệ.
7. Áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại hoặc đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
8. Xét xử kín.
1. Cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân;
b) Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân;
c) Bộ đội Biên phòng;
d) Lực lượng Cảnh sát biển;
đ) Viện Kiểm sát nhân dân, Viện Kiểm sát quân sự các cấp;
e) Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp;
g) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ sở bảo trợ xã hội, Cơ sở hỗ trợ nạn nhân;
h) Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.
2. Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
a) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý.
b) Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý.
c) Cục trưởng Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn Đặc nhiệm thuộc Cục Phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội Biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Trưởng đồn Biên phòng, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng cửa khẩu cảng có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý. Khi cấp trưởng quy định tại Điểm này vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Điểm này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
d) Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Trưởng phòng Phòng, chống tội phạm ma túy, Cụm trưởng Cụm Đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng thuộc lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ việc, vụ án hình sự do cơ quan mình thụ lý. Khi cấp trưởng quy định tại Điểm này vắng mặt thì một cấp phó được ủy nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại Điểm này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được giao.
đ) Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Kiểm sát có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp, bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, và 5 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân trong vụ án hình sự do cơ quan mình đang thụ lý; đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân thụ lý vụ án áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
e) Chánh án, Phó chánh án Tòa án, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 4, 5 và 8 Điều 7 Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích của họ trong vụ án hình sự do cơ quan mình đang thụ lý; đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân, Cơ quan điều tra hình sự trong Quân đội nhân dân thụ lý vụ án áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
g) Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Giám đốc Cơ sở bảo trợ xã hội, Giám đốc Cơ sở hỗ trợ nạn nhân có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các Khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 7, Nghị định này đối với nạn nhân, người thân thích đi cùng nạn nhân do cơ quan mình tiếp nhận; đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều này áp dụng các biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
h) Thủ trưởng Cơ quan đại điện Việt Nam ở nước ngoài có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 7 Nghị định, này đối với: nạn nhân, người chưa thành niên đi cùng nạn nhân là công dân Việt Nam tại vùng lãnh thổ, nước sở tại.
3. Trường hợp nơi cư trú của người được bảo vệ không thuộc địa phận của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ thì người có thẩm quyền ra quyết định bảo vệ ủy thác việc tiến hành các biện pháp bảo vệ cho cơ quan cùng cấp tương đương thuộc địa phận nơi người được bảo vệ cư trú. Cơ quan được ủy thác tiến hành các biện pháp bảo vệ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp bảo vệ theo ủy thác của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
Người có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này có trách nhiệm tổ chức thực hiện biện pháp bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ và có nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Áp dụng biện pháp bảo vệ khi có căn cứ cho rằng nạn nhân, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
2. Được lựa chọn áp dụng một hoặc nhiều biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền quy định tại Điều 7 Nghị định này.
3. Yêu cầu người được bảo vệ chấp hành các quy định để bảo đảm an toàn cho họ trong quá trình bảo vệ.
4. Yêu cầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ.
5. Giữ bí mật việc bảo vệ an toàn cho nạn nhân, người thân thích của họ.
6. Lập, quản lý, lưu trữ và khai thác hồ sơ bảo vệ theo chế độ tài liệu mật.
1. Tổ chức, cá nhân đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải có văn bản đề nghị gửi cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp có thể đề nghị trực tiếp hoặc qua điện thoại và các hình thức thông tin, liên lạc khác nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.
Văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ phải ghi rõ: Thời gian, địa điểm làm văn bản; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, nghề nghiệp, nơi cư trú của người làm văn bản; đề nghị bảo vệ cho ai; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được đề nghị bảo vệ (nếu người làm văn bản đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ cho người khác); lý do đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ và những nội dung khác có liên quan.
2. Cơ quan nhận được đề nghị bảo vệ phải xem xét, xác định sự cần thiết áp dụng các biện pháp bảo vệ. Trường hợp có căn cứ cho rằng nạn nhân, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và cần phải áp dụng biện pháp bảo vệ thì ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ. Trường hợp xét thấy không cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ thì phải có văn bản trả lời tổ chức, cá nhân đề nghị bảo vệ biết rõ lý do.
3. Trong quá trình thụ lý vụ việc nếu có căn cứ cho rằng nạn nhân, người thân thích của họ bị xâm hại hoặc bị đe dọa xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản và cần phải áp dụng biện pháp bảo vệ thì người có thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
4. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ phải ghi rõ: Thời gian, địa điểm ra quyết định; tên cơ quan có trách nhiệm bảo vệ; họ tên, chức vụ của người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, nghề nghiệp, nơi cư trú của người được bảo vệ; các biện pháp bảo vệ được áp dụng; thời gian bắt đầu áp dụng biện pháp bảo vệ và những nội dung khác có liên quan đến việc bảo vệ.
5. Trường hợp khẩn cấp, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ có thể điều động lực lượng, phương tiện đến bảo vệ hoặc bố trí nơi tạm lánh để bảo đảm an toàn cho người được bảo vệ trước khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
6. Trong quá trình bảo vệ, nếu phát sinh yêu cầu cần áp dụng thêm biện pháp bảo vệ thì người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ ra quyết định bổ sung quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
7. Khi người được bảo vệ không còn bị xâm hại, đe dọa bị xâm hại thì người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ ra quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ. Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ phải ghi rõ lý do chấm dứt biện pháp bảo vệ.
8. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, quyết định bổ sung quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ, quyết định chấm dứt biện pháp bảo vệ được gửi cho người được bảo vệ, cơ quan yêu cầu áp dụng biện pháp bảo vệ và các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Hồ sơ áp dụng biện pháp bảo vệ bao gồm:
1. Văn bản đề nghị bảo vệ.
2. Lý lịch cá nhân của người được bảo vệ.
3. Tài liệu thể hiện người được bảo vệ bị xâm hại, có nguy cơ bị xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản.
4. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ.
5. Quyết định bổ sung áp dụng biện pháp bảo vệ (nếu có).
6. Các biện pháp bảo vệ đã được áp dụng, kết quả thực hiện.
7. Quyết định chấm dứt áp dụng biện pháp bảo vệ.
8. Các văn bản, tài liệu khác có liên quan đến việc bảo vệ.
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 62/2012/ND-CP |
Hanoi, August 13, 2012 |
PROVIDING ON THE GROUNDS DEFINING TRAFFICKED VICTIMS AND SAFETY PROTECTION FOR VICTIMS AND THEIR RELATIVES
Pursuant to the Law on Organization of the Government, of December 25, 2001;
Pursuant to the Law on Human Trafficking Prevention and Combat of March 29, 2011;
At the proposal of the Minister of Public Security;
The Government promulgates the Decree providing on the grounds defining trafficked victims and safety protection for victims and their relatives,
Article 1. Scope of regulation
This Decree stipulates in details the implementation of a number of articles of the Law on Human Trafficking Prevention and Combat regarding the grounds defining victims and safety protection for victims and their relatives.
Article 2. Subjects of application
This Decree applies to victims of one of the acts specified in Clauses 1, 2 and 3, Article 3 of the Law on Human Trafficking Prevention and Combat; their relatives; the agencies, organizations and individuals involved in the identification of victims and safety protection for victims and their relatives.
Article 3. Rights and obligations of victims and their relatives
1. Victims and their relatives have the rights:
a/ To request competent agencies and persons to apply protection measures when their lives, heath, honor, dignity or property are encroached upon or threatened with encroachment;
b/ To refuse protection measures applied by competent agencies or persons as prescribed in Article 8 of this Decree.
2. Victims and their relatives have the obligations:
a/ To fully abide by the requirements of agencies, persons competent to apply protection measures when being protected;
b/ To be self-responsible for their own safety when they refuse the protection measures or fail to fully abide by the requirements of agencies, persons competent to apply the protection measures.
The fund to implement safety protection for victims and their relatives shall be assured by the state budget in the annual regular expenditure estimates assigned to agencies or units under the State Budget Law and documents guiding implementation.
Article 5. Grounds defining victims
1. A person is defined as a victim when he/she is the subject of one of the following acts:
a/ Human trafficking: Persons are regarded as a type of commodity for exchange for cash or other material benefits;
b/ Transferring or receiving persons for:
- Forced prostitution;
- Forced performing as characters for the production of video tapes, discs, paintings, photos, calendars and articles in other forms with content propagating depraved lifestyle and pornography;
- Forced performances for others to watch their bodies, aiming to stimulate sex;
- Sex slavery;
- Forced labor;
- Taking illegally human organs;
- Forced beggary;
- Forced to be as a wife or husband;
- Forced childbirth contrary to their will;
- Forced to commit acts of law violation;
- For other inhuman purposes.
c/ Recruiting, transporting or harboring persons for performance of acts specified in Points a and b of this Clause or for other inhuman purposes.
2. The identification of victims must be based on the following sources of documents and evidences:
a/ Documents and evidences supplied by procedural bodies;
b/ Information and documents supplied by victim-rescuing agencies;
c/ Information and documents supplied by overseas Vietnamese missions;
d/ Documents supplied by competent overseas agencies or organizations;
dd/ Statements and documents supplied by victims;
e/ Statements and documents supplied by persons who commit acts specified in Clause 1 of this Article;
g/ Statements and documents supplied by persons who are aware of the matters;
h/ Other lawful information and documents.
3. Where functional bodies cannot prove whether a person is the victim or not, after verifying his/her personal record, period of absence at local where he/she residents, the reasons for his/her absence which conform to his/her declarations to be object of one of the acts specified in Clause 1 of this Article, they shall consider the following grounds to confirm he/she is a victim:
a/ That person is detected and rescued together with other victims;
b/ He/she once lived together with other victims at places where he/she was detained, managed and treated like these victims by persons who commit acts specified in Clause 1 of this Article;
c/ Physical and mental manifestations: he/ she shows signs of being sexually exploited, forced to work, maltreated, injured, frightened, panicked, stressed or sick;
d/ During his/her absence from his/her residence place, his/her relatives has reported to a functional body on his/her missing or being object by one of the acts specified in Clause 1 of this Article;
e/ Other lawful information to have grounds for believing that such person is a victim.
1. Victims of one of the acts specified in Clause 1, Article 5 of this Decree.
2. Relatives of victims, including wives, husbands, fathers, mothers, adoptive fathers, adoptive mothers, stepfathers, stepmothers, children, adopted children, parents in law, siblings, paternal grandfathers, paternal grandmothers, maternal grandfathers, maternal grandmothers, paternal grandchildren and maternal grandchildren of victims.
Article 7. Measures of safety protection for victims and their relatives
Depending on each specific case and practical conditions, agencies being responsible for protection may apply one or some of the following protection measures to ensure safety for victims and their relatives (hereinafter referred to as protected persons):
1. To keep secret protected persons' supply of documents and evidences.
2. To keep secret information on the protected persons' privacy, identification characteristics, residence places, working or studying places and other information relating to them.
3. To arrange security forces at protected persons' residence places, working, studying and traveling places, at court hearings and other necessary places.
4. To restrain the traveling and communication scope of protected persons.
5. To arrange temporary shelters for protected persons.
6. To arrange new residence places, work or study places for protected persons.
7. To apply measures to prevent and stop acts of encroaching upon or threatening with encroachment upon the lives, health, honor, dignity or property of protected persons as prescribed by law.
8. To conduct trial behind closed doors.
Article 8. Competence to apply protection measures
1. Agencies competent to apply protection measures include:
a/ The investigating police offices in the People's Public Security;
b/ The criminal investigation offices in the People’s Army;
c/ The border guard;
d/ The Marine Police Force;
dd/ The People's Procuracies and the Military Procuracies at all levels;
e/ The People's Courts and the Military Courts at all levels;
g/ The People's Committees of communes, wards or townships, district-level Labor- War Invalids and Social Affairs Sections, social relief establishments and victim support establishments;
h/ Overseas Vietnamese representative missions.
2. Persons competent to issue decisions on application of protection measures include:
a/ Heads, deputy heads of the investigating police offices in the People's Public Security, are competent to issue decisions to apply the protection measures specified in Clauses 1, 2,3,4,5, 6 and 7 of Article 7 of this Decree to victims and their relatives in matters, criminal cases being handled by their respective agencies;
b/ Heads, deputy heads of the investigation police offices in the People's Army, are competent to issue decisions to apply the protection measures specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7, Article 7 of this Decree to victims and their relatives in matters, criminal cases being handled by their respective offices;
c/ The director of the Drug-Related Crime Prevention and Combat Department of the Border Guard, heads of task teams of the Drug-Related Crime Prevention and Combat Department of the Border Guard, commanders of provincial-level Border Guards, heads of border posts, heads of Marine Guard Fleets and commanders of border gate ports, are competent to issue decisions to apply the protection measures specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6 and 7, Article 7 of this Decree to victims and their relatives in matters, criminal cases being handled by their respective agencies. When the heads stipulated at this Point are absent, one of their deputies may be authorized to implement heads' powers defined at this Point and must be responsible before his/her heads for the assigned tasks;
d/ Directors, regional commanders, heads of the Drug-Related Crime Prevention and Combat Sections, heads of the Drug-Related Crime prevention and combat task teams, heads of marine guard fleets and heads of the marine groups and heads of the marine teams of the Marine Police Force, are competent to issue decisions to apply the protection measures defined in Clauses 1,2,3, 4,5,6 and 7, Article 7 of this Decree to victims and their relatives in matters, criminal cases being handled by their respective agencies. When the heads defined at his Point are absent, one of their deputies may be authorized to implement heads' powers defined at this Point and must be responsible before his/her head for the assigned tasks;
dd/ Heads and deputy heads of the People's Procuracies are competent to decide on the application of the protection measures specified in Clauses 1, 2 and 5, Article 7 of this Decree to victims in the criminal cases being handled by their respective agencies; propose the investigating police offices in the People's Public Security or the criminal investigation offices in the People's Army, which have handled the cases, to apply measures of safety protection for victims and their relatives;
e/ Court presidents, vice presidents and judges presiding over court hearings, are competent to decide on the application of the protection measures specified in Clauses 1,2,4, 5 and 8, Article 7 of this Decree to victims and their relatives in criminal cases being handled by their respective agencies; propose the investigating police offices in the People's Public Security or the criminal investigation offices in the People' Army, which have handled the cases, to apply measures of safety protection for victims and their relatives;
g/ Chairpersons of People's Committees in commune/ward/ township, heads of the district-level Sections of Labor, War Invalids and Social Affairs, directors of the social relief establishments and directors of the victim support establishments, are competent to decide on the application of protection measures specified in Clauses 1, 2, 4 and 5, Article 7 of this Decree to victims and their accompanying relatives, who are received by their respective agencies; to propose competent agencies and/or persons specified in this Article to apply measures of safety protection for victims and their relatives;
h/ Heads of overseas Vietnamese representative missions are competent to decide on the application of protection measures specified in Clauses 1, 2, 4 and 5, Article 7 of this Decree to victims and their accompanying minors, who are Vietnamese citizens in the host territories or countries.
3. Where the protected persons' residence places are not situated in the territories of agencies competent to apply protection measures, the persons competent to issue protection decisions shall entrust the implementation of protection measures to the agencies of the corresponding level in the areas where the protected persons reside. The agencies entrusted to carry out protection measures shall implement protection measures under entrustment of the agencies competent to apply measures of safety protection for the victims and their relatives.
Article 9. Responsibility for holding to implement protection measures
Persons competent to issue decisions on the application of protection measures as prescribed in Clause 2, Article 8 of this Decree, shall organize the implementation of measures of the safety protection for victims and their relatives, and have the following tasks and powers:
1. To apply protection measures when there are grounds to believe that the lives, health, honor, dignity or property of the victims and/or their relatives are encroached upon or threatened with encroachment.
2. To select the application of one or many of the protection measures within their competence as prescribed in Article 7 of this Decree.
3. To request protected persons to abide by regulations in order to ensure their safety during course of protection.
4. To request local administrations, agencies, organizations and individuals to coordinate in the application of protection measures.
5. To keep secret the safety protection for victims and their relatives.
6. To set up, manage, archive and utilize protection records according to the confidential regime.
Article 10. Order of and procedures for application of protection measures
1. Organizations and individuals requesting application of protection measures must file written requests to competent agencies. In case of emergency, they may request in person or via telephone and other forms of communication or contact, which, however, must be presented in writing later.
A written request for application of protection measures must specify: the time and place of making the request; full name, birth date, native place, occupation, residence place of the person making request; the person for whom the protection is requested; full name, birth date, native place, occupation and residence place of the person for whom the protection is requested (if person making written requests application of protection measures for another person); the reason of request for application of protection measures and other relevant contents.
2. The agency receiving request for protection shall consider and determine the necessity to apply protection measures. If there are grounds to believe that the victim's and/or his/her relatives' lives, health, honor, dignity or property are encroached upon or threatened with encroachment and need to apply protection measures, it shall issue a decision to apply protection measures. If deeming it is unnecessary to apply protection measures, it shall reply the protection requester in writing, clearly stating the reasons.
3. In the course of handling of a case, if there are grounds to believe that the victim's and/or his/her relatives' lives, health, honor, dignity and/or property are encroached upon or threatened with encroachment, and need to apply protection measures, competent persons defined in Clause 2, Article 8 of this Decree shall issue a decision to apply protection measures according to their competence or propose competent bodies to apply protection measures.
4. A decision on protection measure application must specify: the time and place of issuance of the decision; names of agencies with protection responsibility; full name and position of the decision issuer; full name, birth date, native place, occupation and residence place of the protected person; the applied protection measures; time of starting the application of protection measures and other contents relating to the protection.
5. In urgent case, persons competent to apply protection measures may appoint forces and means to arrive for protection or arrange temporary shelters to ensure safety for the protected persons before issuing a decision to apply protection measures.
6. In the course of protection, if arising request for application of additional protection measures, persons competent to issue decisions on application of protection measures shall issue a decision supplementing the decision on application of protection measures.
7. When the protected person is no longer encroached upon or threatened with encroachment, the person competent to decide on the application of protection measures shall issue a decision to terminate the application of protection measures, which must specify the reason for termination of protection measures.
8. Decisions on application of protection measures, decisions supplementing decisions on application of protection measures and decisions terminating protection measures must be addressed to the protected persons and agencies requesting application of protection measures and relevant agencies or units.
Article 11. Protection measure application files
A protection measure application file comprises:
1. The written request for protection.
2. The personal records of the protected person.
3. Documents showing that the protected person is encroached upon or has risk of being encroached upon his/her life, health, honor, dignity or property.
4. The decision on application of protection measures.
5. The decision on application of additional protection measures (if any).
6. The protection measures having been already applied and results of implementation.
7. The decision terminating the application of protection measures.
8. Other documents and materials relating to the protection.
This Decree takes effect on October 10, 2012.
Article 13. The responsibility for implementation
1. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and sectors in, guiding, inspecting and urging the implementation of this Decree.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of People's Committees of centrally-affiliated cities and provinces shall implement this Decree.-
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực