Chương IV Nghị định 58/2024/NĐ-CP về chính sách đầu tư trong lâm nghiệp: Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán đầu tư công trình lâm sinh, bảo vệ rừng
Số hiệu: | 58/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 24/05/2024 | Ngày hiệu lực: | 15/07/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Đầu tư, Tài nguyên - Môi trường | Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Mức khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm từ ngày 15/7/2024
Ngày 24/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó quy định mức khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm.
Mức khoán bảo vệ rừng bình quân hàng năm
Theo đó, mức kinh phí khoán bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên từ ngân sách nhà nước bình quân 500.000 đồng/ha/năm.
Đối với diện tích rừng thuộc xã khu vực II, III bằng 1,2 lần mức bình quân, vùng đất ven biển bằng 1,5 lần mức bình quân.
Chi phí lập hồ sơ lần đầu cho khoán bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha; kinh phí quản lý, kiểm tra, nghiệm thu bảo vệ rừng là 7% trên tổng kinh phí chi cho bảo vệ rừng hằng năm.
Mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng
Mức trợ cấp: 15 kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 7 năm, đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 6 tháng nhưng tối đa không quá 450 kg/năm;
- Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 4 tháng nhưng tối đa không quá 300 kg/năm;
- Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn;
- Cách tính mức trợ cấp gạo cụ thể theo Mẫu số 08 Phụ lục kèm theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP .
Xem chi tiết tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2024.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với các công trình lâm sinh là một trong các hạng mục của dự án đầu tư đã được phê duyệt, chủ đầu tư lập thiết kế, dự toán công trình lâm sinh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, việc lập thiết kế, dự toán công trình lâm sinh được thực hiện đồng thời với việc lập báo cáo kinh tế kỹ thuật.
2. Đối với công trình lâm sinh là xây dựng các hạng mục công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật cần thiết phục vụ bảo vệ và phát triển rừng thì việc lập thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng.
3. Đối với công trình lâm sinh không thuộc khoản 2 Điều này thì việc lập thiết kế, dự toán thực hiện theo quy định tại các Điều 29, 30, 31 và 32 Nghị định này.
4. Đối với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước lập thiết kế, dự toán một lần cho nhiều năm hoặc lập thiết kế, dự toán hằng năm theo kế hoạch ngân sách được giao.
5. Việc lập hồ sơ thiết kế, dự toán do chủ đầu tư, đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tự thực hiện hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện.
1. Dự toán đối với công trình lâm sinh, trừ quy định tại khoản 2 Điều này
a) Chi phí xây dựng công trình lâm sinh:
Chi phí trực tiếp gồm chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy và thiết bị thi công;
Chi phí gián tiếp gồm chi phí chung, chi phí nhà tạm để ở và điều hành thi công và chi phí cho một số công việc không xác định được khối lượng từ thiết kế. Chi phí gián tiếp được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Thu nhập chịu thuế tính trước: được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) tổng chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp theo quy định của pháp luật về xây dựng;
Thuế giá trị gia tăng thực hiện theo quy định hiện hành.
b) Chi phí thiết bị, gồm: mua sắm công cụ, máy móc, thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ cần sản xuất, gia công), lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị, vận chuyển, bảo hiểm thiết bị, đào tạo và chuyển giao công nghệ phục vụ công trình lâm sinh;
c) Chi phí quản lý: được tính trên cơ sở định mức tỷ lệ phần trăm (%) của tổng chi phí xây dựng và chi phí thiết bị hoặc được xác định bằng dự toán chi tiết, gồm: chi phí tổ chức quản lý công trình lâm sinh từ giai đoạn chuẩn bị đến khi kết thúc, nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng;
d) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) theo quy định của pháp luật xây dựng hoặc được xác định bằng dự toán chi tiết trên cơ sở phạm vi, khối lượng công việc, kế hoạch thực hiện, gồm: khảo sát; lập thiết kế, dự toán; giám sát và các chi phí tư vấn khác có liên quan;
đ) Chi phí dự phòng, chi phí khác.
e) Đối với các chi phí quản lý, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí dự phòng, chi phí khác được áp dụng định mức tỷ lệ phần trăm (%) đối với loại công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Dự toán đối với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung bảo vệ rừng
a) Chi phí khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng, lập hồ sơ và các chi phí khác áp dụng theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 6, khoản 2 và khoản 3 Điều 9, khoản 2 Điều 10, khoản 2 và khoản 3 Điều 12 và khoản 3 Điều 13 Nghị định này.
b) Đối với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng thực hiện bằng hình thức khoán cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư: mức kinh phí khoán cho các đối tượng nhận khoán, chi phí lập hồ sơ và các chi phí khác áp dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 10, khoản 2 Điều 13 và khoản 3 Điều 19 Nghị định này.
1. Tờ trình đề nghị phê duyệt thiết kế, dự toán theo Mẫu số 13 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
2. Thuyết minh thiết kế bao gồm dự toán và bản đồ thiết kế công trình lâm sinh theo Mẫu số 14 Phụ lục kèm theo Nghị định này.
3. Bản sao quyết định phê duyệt dự án đầu tư hoặc kế hoạch vốn được giao đối với hoạt động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước và các tài liệu khác có liên quan.
1. Cơ quan thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:
a) Đối với các dự án do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định đầu tư: cơ quan quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp được giao chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;
b) Đối với các dự án do các bộ, ngành trung ương khác quyết định đầu tư: cơ quan chuyên môn trực thuộc chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;
c) Đối với các dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;
d) Đối với công trình lâm sinh thuộc dự án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã quyết định đầu tư: Phòng chức năng cấp huyện hoặc cơ quan Kiểm lâm cấp huyện chủ trì thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh.
2. Trình tự thẩm định thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:
a) Chủ đầu tư nộp trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng (cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh) 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 30 Nghị định này đến cơ quan chủ trì thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Cơ quan chủ trì thẩm định kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ; trả giấy tiếp nhận hoặc không tiếp nhận ngay cho chủ đầu tư đối với trường hợp nộp trực tiếp; sau 02 ngày làm việc đối với các trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường mạng;
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chủ trì thẩm định tổ chức thẩm định và có báo cáo kết quả thẩm định theo Mẫu số 15 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; thông báo kết quả thẩm định đến chủ đầu tư.
3. Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán công trình lâm sinh:
Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế dự toán công trình lâm sinh sau khi có ý kiến thẩm định của cơ quan chuyên môn được giao thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này. Nội dung phê duyệt thiết kế dự toán công trình lâm sinh theo quy định tại Mẫu số 16 Phụ lục ban hành kèm theo nghị định này.
1. Hồ sơ phê duyệt thiết kế, dự toán theo quy định tại Điều 30 Nghị định này.
2. Đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tự thẩm định hoặc thuê tư vấn thẩm định thiết kế khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng.
3. Đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước tự phê duyệt thiết kế khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng.
4. Việc lập, phê duyệt dự toán khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật khác có liên quan.
1. Điều chỉnh thiết kế, dự toán trong các trường hợp:
a) Khi dự án đầu tư có yêu cầu điều chỉnh thiết kế, dự toán công trình lâm sinh;
b) Khi có thay đổi về kinh phí được bố trí hằng năm đối với công trình khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, bảo vệ rừng sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước;
c) Trong quá trình thực hiện có yêu cầu phải điều chỉnh thiết kế để bảo đảm chất lượng.
2. Hồ sơ điều chỉnh thiết kế, dự toán theo quy định tại Điều 30 Nghị định này; thẩm định và phê duyệt điều chỉnh thiết kế, dự toán theo quy định tại Điều 31 và Điều 32 Nghị định này.
3. Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí, không làm thay đổi giá trị dự toán đã được phê duyệt bao gồm cả chi phí dự phòng, chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước quyết định điều chỉnh và báo cáo người quyết định đầu tư hoặc cơ quan giao kinh phí về nội dung điều chỉnh dự toán.
4. Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước xác định dự toán điều chỉnh làm cơ sở để điều chỉnh giá trị hợp đồng.
1. Nguyên nhân rủi ro:
a) Rủi ro thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai;
b) Nguyên nhân rủi ro khác do chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng ngân sách lập hồ sơ xác định, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Xử lý rủi ro:
a) Việc thống kê, đánh giá và báo cáo tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, được thực hiện theo quy định của pháp luật;
b) Chủ đầu tư hoặc đơn vị sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước lập biên bản đánh giá tình hình thiệt hại, xác định nguyên nhân, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chỉnh dự án đầu tư hoặc điều chỉnh kế hoạch vốn được giao; điều chỉnh thiết kế và dự toán theo quy định tại Điều 33 Nghị định này.