Số hiệu: | 48/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 08/07/1999 | Ngày hiệu lực: | 07/08/1999 |
Ngày công báo: | 15/08/1999 | Số công báo: | Số 30 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/03/2019 |
Nghị định này quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước, ở nước ngoài của thương nhân Việt Nam (theo quy định của Luật Thương mại) và doanh nghiệp du lịch Việt Nam (theo quy định của Pháp lệnh Du lịch), sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện, Chi nhánh. Thương nhân Việt Nam và doanh nghiệp du lịch Việt Nam sau đây gọi chung là thương nhân.
1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của thương nhân được thành lập ở trong nước, ở nước ngoài để xúc tiến thương mại hoặc xúc tiến du lịch, nhưng không được hoạt động thương mại hoặc kinh doanh du lịch sinh lợi trực tiếp.
2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân được thành lập ở trong nước, ở nước ngoài để hoạt động thương mại hoặc kinh doanh du lịch.
3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài không trực thuộc Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước tiếp nhận, nhưng phải báo cáo công việc với người đứng đầu của Cơ quan này.
4. Một thương nhân có thể thành lập một hoặc nhiều Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước, ở nước ngoài. Trưởng Văn phòng đại diện này có thể kiêm làm Trưởng Văn phòng đại diện khác, nhưng Trưởng Chi nhánh này không được kiêm làm Trưởng Chi nhánh khác hoặc kiêm làm Trưởng Văn phòng đại diện.
Quản lý Nhà nước về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân theo quy định của Luật Thương mại.
2. Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh về du lịch.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính, thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài thuộc lĩnh vực mình quản lý.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi địa phương mình.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
This Decree prescribes domestic and overseas representative offices and branches of Vietnamese traders (as prescribed by the Commercial Law) and Vietnamese tourist enterprises (as prescribed by the Ordinance on Tourism), which shall be hereafter referred to as representative offices and branches for short. Vietnamese traders and Vietnamese tourist enterprises shall be hereafter collectively referred to as traders.
Article 2.- Representative offices and branches
1. Representative offices are traders’ dependent units set up at home or abroad for commercial or tourist promotion, but not allowed to conduct commercial or tourist business activities directly yielding profits.
2. Branches are traders’ dependent units set up at home or abroad to conduct commercial or tourist business activities.
3. Overseas representative offices and branches shall not be attached to the representations of the Socialist Republic of Vietnam in the host foreign countries, but shall have to report their operations to the heads of such missions.
4. Each trader may set up one or several domestic and/or overseas representative offices and/or branches. The head of a representative office may concurrently act as head of another representative office, while a branch’s head shall not be allowed to concurrently act as the head of another branch or a representative office.
Article 3.- The State management over operations of representative offices and branches
1. The Ministry of Trade shall have to exercise the State management over all operations of representative offices and branches of traders under the provisions of the Commercial Law.
2. The General Department of Tourism shall have to exercise the State management over all operations of tourist representative offices and branches.
3. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall have to coordinate with the Ministry of Trade, the General Department of Tourism and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities where the traders are headquartered in exercising the State management over operations of such traders’ overseas representative offices and branches under their respective management.
4. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall exercise the State management over operations of representative offices and branches located in their respective localities.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực