Nghị định 48/1999/NĐ-CP quy định Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài
Số hiệu: | 48/1999/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 08/07/1999 | Ngày hiệu lực: | 07/08/1999 |
Ngày công báo: | 15/08/1999 | Số công báo: | Số 30 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thương mại | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/03/2019 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 48/1999/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm 1999 |
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 48/1999/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 7 NĂM 1999 QUY ĐỊNH VỀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN, CHI NHÁNH CỦA THƯƠNG NHÂN VÀ CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM
Ở TRONG NƯỚC, Ở NƯỚC NGOÀI
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Luật Thương mại ngày 10 tháng 5 năm 1997;
Căn cứ Pháp lệnh Du lịch ngày 08 tháng 2 năm 1999;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định về Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước, ở nước ngoài của thương nhân Việt Nam (theo quy định của Luật Thương mại) và doanh nghiệp du lịch Việt Nam (theo quy định của Pháp lệnh Du lịch), sau đây gọi tắt là Văn phòng đại diện, Chi nhánh. Thương nhân Việt Nam và doanh nghiệp du lịch Việt Nam sau đây gọi chung là thương nhân.
1. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của thương nhân được thành lập ở trong nước, ở nước ngoài để xúc tiến thương mại hoặc xúc tiến du lịch, nhưng không được hoạt động thương mại hoặc kinh doanh du lịch sinh lợi trực tiếp.
2. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của thương nhân được thành lập ở trong nước, ở nước ngoài để hoạt động thương mại hoặc kinh doanh du lịch.
3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài không trực thuộc Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước tiếp nhận, nhưng phải báo cáo công việc với người đứng đầu của Cơ quan này.
4. Một thương nhân có thể thành lập một hoặc nhiều Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước, ở nước ngoài. Trưởng Văn phòng đại diện này có thể kiêm làm Trưởng Văn phòng đại diện khác, nhưng Trưởng Chi nhánh này không được kiêm làm Trưởng Chi nhánh khác hoặc kiêm làm Trưởng Văn phòng đại diện.
Quản lý Nhà nước về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân theo quy định của Luật Thương mại.
2. Tổng cục Du lịch chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với mọi hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh về du lịch.
3. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại, Tổng cục Du lịch và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi thương nhân đặt trụ sở chính, thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài thuộc lĩnh vực mình quản lý.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong phạm vi địa phương mình.
Điều kiện thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Thương nhân là doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật, có nhu cầu thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước, ở nước ngoài đều được phép thành lập theo các quy định tại Nghị định này.
Đối với doanh nghiệp Du lịch, chỉ có doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế được lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài.
Cơ quan đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Sở Thương mại, nơi Văn phòng đại diện, Chi nhánh đặt trụ sở, chịu trách nhiệm đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước, trừ Văn phòng đại diện, Chi nhánh của doanh nghiệp du lịch.
Sở Du lịch, nơi Văn phòng đại diện, Chi nhánh đặt trụ sở, chịu trách nhiệm đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước của doanh nghiệp du lịch.
2. Sở Thương mại, nơi thương nhân đặt trụ sở chính, chịu trách nhiệm đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài, trừ Văn phòng đại diện, Chi nhánh của doanh nghiệp du lịch.
Sở Du lịch, nơi doanh nghiệp du lịch đặt trụ sở chính, chịu trách nhiệm đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài của doanh nghiệp du lịch.
3. Tại các địa phương có Sở Thương mại và Du lịch thì Sở Thương mại và Du lịch làm các nhiệm vụ quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.
Thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước
1. Thương nhân đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước gửi cho Cơ quan đăng ký, quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này, một bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị được đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của thương nhân, mục đích thành lập, nội dung hoạt động, thời gian dự kiến thành lập, địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng nhận của cơ quan công chứng.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của thương nhân, Cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm cấp cho thương nhân 01 bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân ở trong nước, đồng thời gửi bản sao cho Sở Tài chính, nơi Văn phòng đại diện, Chi nhánh đặt trụ sở và Bộ Thương mại hoặc Tổng cục Du lịch (nếu Văn phòng đại diện, Chi nhánh thuộc doanh nghiệp du lịch).
Trường hợp đề nghị của thương nhân không được chấp thuận, Cơ quan đăng ký phải có văn bản thông báo cho thương nhân biết lý do trong thời hạn quy định tại khoản này.
Thủ tục đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài
1. Thương nhân đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài gửi cho Cơ quan đăng ký, quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 5 của Nghị định này, một bộ hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị được đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của thương nhân, mục đích thành lập, nội dung hoạt động, thời gian dự kiến thành lập, địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng nhận của cơ quan công chứng.
c) Đối với thương nhân là doanh nghiệp Nhà nước, ngoài các văn bản quy định tại điểm a, điểm b của khoản này, thương nhân còn phải gửi cho Cơ quan đăng ký văn bản chấp thuận của Bộ, cơ quan quản lý ngành ở Trung ương hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản.
d) Đối với doanh nghiệp Du lịch thuộc mọi thành phần kinh tế, ngoài các văn bản quy định tại điểm a, điểm b của khoản này, doanh nghiệp còn phải gửi cho Cơ quan đăng ký văn bản chấp thuận của Tổng cục Du lịch.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký có trách nhiệm cấp cho thương nhân 01 bản chính Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân ở nước ngoài và gửi bản sao cho Sở Tài chính, nơi thương nhân đặt trụ sở chính và Bộ Thương mại hoặc Tổng cục Du lịch (nếu Văn phòng đại diện, Chi nhánh thuộc doanh nghiệp du lịch).
Trường hợp đề nghị của thương nhân không được chấp thuận, Cơ quan đăng ký phải có văn bản thông báo cho thương nhân biết lý do trong thời hạn quy định tại khoản này.
Báo cáo việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài
1. Thương nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài phải báo cáo với Cơ quan đăng ký việc đã lập hay chưa lập được Văn phòng đại diện, Chi nhánh theo Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã được cấp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh và phải báo cáo với Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước tiếp nhận về việc lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước tiếp nhận trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày được nước tiếp nhận cho phép lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
2. Trường hợp sau 60 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký, thương nhân chưa lập được Văn phòng đại diện, Chi nhánh thì phải báo cáo rõ lý do bằng văn bản với Cơ quan đăng ký. Nếu sau 60 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo về lý do chưa thành lập được Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân mà thương nhân vẫn chưa lập được Văn phòng đại diện, Chi nhánh thì Cơ quan đăng ký phải có quyết định huỷ bỏ và trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đã cấp.
1. Thương nhân có Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh; định kỳ hàng năm báo cáo bằng văn bản với Cơ quan đăng ký về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
2. Thương nhân có Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài phải:
a) Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận; chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về mọi hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài.
b) Không được uỷ nhiệm cho viên chức, nhân viên Cơ quan đại diện nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện quyền và nghĩa vụ của Văn phòng đại diện, Chi nhánh dưới bất kỳ hình thức nào.
c) Việc chuyển ngoại tệ ra Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài phải tuân theo đúng quy chế quản lý ngoại hối hiện hành.
d) Định kỳ hàng năm báo cáo bằng văn bản với Cơ quan đăng ký về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh.
Trách nhiệm của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
1. Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước phải tuân thủ các quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước thương nhân về mọi hoạt động của mình.
2. Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài phải tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận; chịu trách nhiệm trước thương nhân về mọi hoạt động của mình.
Chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Văn phòng đại diện, Chi nhánh chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
1. Theo đề nghị của thương nhân có Văn phòng đại diện, Chi nhánh;
2. Thương nhân bị tuyên bố phá sản hoặc giải thể;
3. Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị buộc phải chấm dứt hoạt động do vi phạm pháp luật Việt Nam hoặc pháp luật của nước tiếp nhận.
Thủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh
Trong các trường hợp quy định tại Điều 11 của Nghị định này, thủ tục chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh như sau:
1. Báo cáo tình hình:
a) Trường hợp tự đề nghị chấm dứt hoạt động, thương nhân phải báo cáo Cơ quan đăng ký biết việc này trước ngày dự định chấm dứt hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh ít nhất là 15 ngày.
b) Trường hợp thương nhân bị giải thể hoặc tuyên bố phá sản, Cơ quan có trách nhiệm thông báo quyết định giải thể hoặc tuyên bố phá sản thương nhân đó phải thông báo cho Cơ quan đăng ký biết chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày tuyên bố phá sản hoặc ngày quyết định giải thể.
c) Trường hợp Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị buộc chấm dứt hoạt động, thương nhân phải báo cáo cho Cơ quan đăng ký biết chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị buộc chấm dứt hoạt động.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo của thương nhân hoặc thông báo của cơ quan có trách nhiệm, Cơ quan đăng ký phải có quyết định huỷ bỏ và trực tiếp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh đã cấp. Văn bản này được gửi cho thương nhân, đồng gửi cho Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, nơi Văn phòng đại diện, Chi nhánh đặt trụ sở (trong trường hợp Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở trong nước) hoặc nơi thương nhân đặt trụ sở chính (trong trường hợp Văn phòng đại diện, Chi nhánh ở nước ngoài), Bộ Thương mại và Bộ, cơ quan quản lý ngành ở Trung ương hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản biết để xử lý các vấn đề có liên quan.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 30 ngày, kể từ ngày được ký ban hành. Bãi bỏ Nghị định số 40/CP, ngày 19 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ ban hành Quy chế đặt Văn phòng đại diện thương nhân Việt Nam ở nước ngoài.
2. Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Tổng cục Du lịch và các cơ quan có liên quan hướng dẫn thi hành Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và thương nhân có Văn phòng đại diện, Chi nhánh chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 48/1999/ND-CP |
Hanoi, July 8, 1999 |
DECREE
PRESCRIBING DOMESTIC AND OVERSEAS REPRESENTATIVE OFFICES AND BRANCHES OF VIETNAMESE TRADERS AND TOURIST ENTERPRISES
THE GOVERNMENT
Pursuant to the September 30, 1992 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the May 10, 1997 Commercial Law;
Pursuant to the February 8, 1999 Ordinance on Tourism;
At the proposals of the Minister of Trade and the General Director of Tourism,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope of regulation
This Decree prescribes domestic and overseas representative offices and branches of Vietnamese traders (as prescribed by the Commercial Law) and Vietnamese tourist enterprises (as prescribed by the Ordinance on Tourism), which shall be hereafter referred to as representative offices and branches for short. Vietnamese traders and Vietnamese tourist enterprises shall be hereafter collectively referred to as traders.
Article 2.- Representative offices and branches
1. Representative offices are traders’ dependent units set up at home or abroad for commercial or tourist promotion, but not allowed to conduct commercial or tourist business activities directly yielding profits.
2. Branches are traders’ dependent units set up at home or abroad to conduct commercial or tourist business activities.
3. Overseas representative offices and branches shall not be attached to the representations of the Socialist Republic of Vietnam in the host foreign countries, but shall have to report their operations to the heads of such missions.
4. Each trader may set up one or several domestic and/or overseas representative offices and/or branches. The head of a representative office may concurrently act as head of another representative office, while a branch’s head shall not be allowed to concurrently act as the head of another branch or a representative office.
Article 3.- The State management over operations of representative offices and branches
1. The Ministry of Trade shall have to exercise the State management over all operations of representative offices and branches of traders under the provisions of the Commercial Law.
2. The General Department of Tourism shall have to exercise the State management over all operations of tourist representative offices and branches.
3. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall have to coordinate with the Ministry of Trade, the General Department of Tourism and the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities where the traders are headquartered in exercising the State management over operations of such traders’ overseas representative offices and branches under their respective management.
4. The People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall exercise the State management over operations of representative offices and branches located in their respective localities.
Chapter II
THE SETTING UP OF REPRESENTATIVE OFFICES AND BRANCHES
Article 4.- The conditions for setting up representative offices and branches
Traders being enterprises of all economic sectors, established according to law and wishing to set up their domestic and/or overseas representative offices and branches may establish them according to provisions of this Decree.
For tourist enterprises, only those engaged in international tour business shall be entitled to set up overseas representative offices and/or branches.
Article 5.- Agencies registering the establishment of representative offices and branches
1. The Trade Services of the provinces and centrally-run cities where representative offices and/or branches are to be located shall have to register the establishment of domestic representative offices and/or branches, excluding representative offices and/or branches of tourist enterprises.
The Tourist Departments of the provinces and centrally-run cities where representative offices and/or branches are to be located shall have to register the establishment of domestic representative offices and/or branches of tourist enterprises.
2. The Trade Services of the provinces and centrally-run cities where the traders are headquartered shall have to register the establishment of overseas representative offices and/or branches, excluding those of tourist enterprises.
The Tourist Departments of the provinces and centrally-run cities where tourist enterprises are headquartered shall have to register the establishment of overseas representative offices and/or branches of such tourist enterprises.
3. In localities where exist Trade Services and Tourist Departments, such Services and Departments shall have to perform the tasks prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 6.- The procedures for registration of the establishment of domestic representative offices and branches
1. Traders registering to set up domestic representative offices and/or branches shall send to the registration office defined in Clauses 1 and 3, Article 5 of this Decree, a dossier set comprising:
a) An application for registering the establishment of a domestic representative office or branch, clearly stating the trader’s name and address, the purpose of establishment, the operation contents, the estimated time for establishment and the planned location of the representative office or branch.
b) The notarized copy of the trader’s business registration certificate.
2. Within 15 days after receiving the complete and valid dossier of the trader, the registration office shall have to issue to the trader one original of the certificate of registration of the establishment of the domestic representative office or branch, and at the same time send copies thereof to the Finance Service of the province or centrally-run city where such representative office or branch is located and the Ministry of Trade or the General Department of Tourism (for representative offices and/or branches of tourist enterprises).
In cases where the traders’ applications are rejected, the registration office shall have to notify in writing such traders of the reasons therefor within the time limit prescribed in this Clause.
Article 7.- The procedures for registering the establishment of overseas representative offices and branches
1. Traders registering to set up their overseas representative offices and/or branches shall send to the registration office defined in Clauses 2 and 3, Article 5 of this Decree a dossier set comprising:
a) An application for registering the establishment of an overseas representative office or branch, clearly stating the trader’s name and address, the purpose of establishment, the operation contents, the estimated time of establishment and the planned location of the representative office or branch.
b) The notarized copy of the trader’s business registration certificate.
c) For traders being State enterprises, in addition to the documents specified in Points a and b of this Clause, they must also send to the registration office the written approval of the ministry, central-level branch managing agency or provincial/municipal People’s Committee directly managing them.
d) For tourist enterprises of all economic sectors, besides the documents specified in Points a and b of this Clause, they must also send to the registration office the written approval of the General Department of Tourism.
2. Within 15 days after receiving the complete and valid dossier, the registration office shall have to issue to the trader one original of the certificate of registration of the establishment of its overseas representative office or branch, and send copies thereof to the Finance Service of the province or centrally-run city where the trader is headquartered and the Ministry of Trade or the General Department of Tourism (for representative offices and/or branches of tourist enterprises).
In cases where the traders’ applications are rejected, the registration office shall have to notify in writing such traders of the reasons therefor within the time limit prescribed in this Clause.
Article 8.- Reporting the setting up of overseas representative offices and branches
1. Traders that are granted certificates of registration of the establishment of their overseas representative offices and/or branches shall have to report to the registration office on whether such representative offices and/or branches have been set up or not according to the granted certificates of establishment registration within 60 days after such certificates are granted, and report to the representation missions of the Socialist Republic of Vietnam in the host foreign countries on the setting up of representative offices and/or branches there within 60 days after such host countries permit the setting up of representative offices and/or branches.
2. If past 60 days after being granted registration certificates, the traders still fail to set up their representative offices and/or branches, they shall have to report in writing to the registration office on reasons therefor. If past 60 days after the receipt of the report on the reasons for traders’ failure to set up their representative offices and/or branches, such traders still fail to do so, the registration office shall issue revocation decisions and directly withdraw granted registration certificates.
Chapter III
THE RESPONSIBILITIES OF TRADERS AND THEIR REPRESENTATIVE OFFICES AND/OR BRANCHES
Article 9.- The responsibilities of traders:
1. Traders that have domestic representative offices and/or branches shall be held responsible before law for the operations of their respective representative offices and/or branches; and annually report in writing to the registration office on operations of their representative offices and/or branches.
2. Traders having overseas representative offices and/or branches shall have to:
a) Abide by Vietnamese laws and the host countries’ laws; take responsibility before the Vietnamese law for the operations of their respective overseas representative offices and/or branches.
b) Refrain from authorizing officials or employees of representation missions of the Socialist Republic of Vietnam in foreign countries to exercise rights and perform obligations of representative offices or branches in any forms.
c) When transferring foreign currency(ies) to overseas representative offices and branches, to comply with the current regulations on foreign exchange management.
d) Annually report in writing to the registration office on the operations of their respective representative offices and/or branches.
Article 10.- The responsibilities of representative offices and branches
1. Domestic representative offices and branches shall have to abide by the provisions of law, and be answerable to their parent traders for all their operations.
2. Overseas representative offices and branches shall have to abide by the Vietnamese law and the host countries’ laws, and be answerable to their parent traders for all their operations.
Chapter IV
TERMINATION OF OPERATION OF REPRESENTATIVE OFFICES AND BRANCHES AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 11.- Termination of operation of representative offices and branches
A representative office or branch shall terminate its operation in the following cases:
1. At the request of the trader that has set up such representative office or branch;
2. The trader is declared bankrupt or dissolved;
3. Such representative office or branch is compelled to terminate its operation due to its violations of Vietnamese laws or the host country’s laws.
Article 12.- The procedures for terminating operation of representative offices and branches
For cases specified in Article 11 of this Decree, the procedures for terminating operations of representative offices and branches shall be as follows:
1. Reporting on the situation:
a) In cases where they themselves propose the operation termination, the concerned traders shall have to report to the registration office thereon at least 15 days before the planned date for terminating the operations of their representative offices and/or branches.
b) In cases where a trader is dissolved or declared bankrupt, the agency responsible for announcing the decision on dissolution or declaring bankruptcy of such trader shall have to notify the registration office thereof within 15 days after the bankruptcy is declared or the dissolution decision is issued.
c) In cases where their representative offices and/or branches are compelled to terminate operation, the concerned traders shall have to report to the registration office thereon within 15 days after such representative offices and/or branches are compelled to terminate their operations.
2. Within 15 days after receiving the traders’ reports or notices of the responsible agency(ies), the registration office shall issue revocation decisions and directly withdraw the already granted certificates of registration of the establishment of such representative offices and/or branches. Such written decisions shall be sent to the concerned traders, and at the same time to the Finance Services and the State Bank branches of the provinces and centrally-run cities where the representative offices and/or branches are located (for domestic representative offices and branches) or where the parent traders are headquartered (for overseas representative offices and branches), as well as to the Ministry of Trade and the ministries, the central-level branch-managing agencies or the provincial/municipal People’s Committees that directly manage such traders for handling of relevant matters.
Article 13.- Handling of violations
Heads of representative offices, heads of branches and people working in such representative offices and branches who breach laws shall, depending the seriousness of their breaches, be handled according to provisions of law.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 14.- Implementation effect
1. This Decree takes effect 30 days after its signing. The Government’s Decree No.40/CP of May 19, 1994 promulgating the Regulation on setting up of overseas representative offices of Vietnamese traders is now annulled.
2. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility and coordinate with the General Department of Tourism and the concerned agencies in guiding the implementation of this Decree.
3. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities and traders having representative offices and/or branches shall have to implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực