Chương 1: Nghị định 37/2014/NĐ-CP quy định tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quy định chung
Số hiệu: | 37/2014/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 05/05/2014 | Ngày hiệu lực: | 20/06/2014 |
Ngày công báo: | 15/05/2014 | Số công báo: | Từ số 497 đến số 498 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện
Theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/05/2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí, việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của UBND cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp huyện quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của UBND cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần đảm bảo sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
Ngoài 10 cơ quan chuyên môn được tổ chức thống nhất ở tất cả các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (bao gồm: Phòng Nội vụ; Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hóa và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng Y tế; Thanh tra huyện; Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND (hoặc Văn phòng UBND nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân), UBND cấp huyện còn có thể tổ chức một số cơ quan chuyên môn để phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính như: Phòng Kinh tế, Phòng Quản lý đô thị (ở các quận; thị xã, thành phố thuộc tỉnh); Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Kinh tế và Hạ tầng (ở các huyện) hoặc Phòng Dân tộc.
Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với trưởng phòng, phó trưởng phòng các cơ quan chuyên môn do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, phải đảm bảo số lượng phó trưởng phòng cơ quan chuyên môn tối đa không quá 03 người.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/06/2014.
Từ 25/11/2020, Nghị định này bị sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 108/2020/NĐ-CP.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện).
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm có phòng và cơ quan tương đương phòng (sau đây gọi chung là phòng).
3. Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc, cơ quan của sở và cơ quan tương đương sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là sở) đặt tại huyện không thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này.
1. Bảo đảm bao quát đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp huyện và bảo đảm tính thống nhất, thông suốt về quản lý ngành, lĩnh vực công tác từ Trung ương đến cơ sở.
2. Tổ chức phòng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, hiệu quả; không nhất thiết ở cấp tỉnh có sở nào thì cấp huyện có tổ chức tương ứng.
3. Phù hợp với từng loại hình đơn vị hành chính cấp huyện và điều kiện tự nhiên, dân số, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và yêu cầu cải cách hành chính nhà nước.
4. Không chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn với các tổ chức của các Bộ, sở đặt tại cấp huyện.
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật; góp phần bảo đảm sự thống nhất quản lý của ngành hoặc lĩnh vực công tác ở địa phương.
2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và công tác của Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
1. Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao; theo dõi thi hành pháp luật.
3. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện và chịu trách nhiệm về việc thẩm định, đăng ký, cấp các loại giấy phép thuộc phạm vi trách nhiệm và thẩm quyền của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc các lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực quản lý của cơ quan chuyên môn cho cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
6. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan chuyên môn cấp huyện.
7. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực.
8. Kiểm tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng, lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, thực hiện chế độ tiền lương, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật, theo phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
10. Quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính của cơ quan chuyên môn theo quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
11. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.
1. Người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Trưởng phòng) chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn do mình phụ trách.
2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng) là người giúp Trưởng phòng chỉ đạo một số mặt công tác và chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của phòng.
3. Số lượng Phó Trưởng phòng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện không quá 03 người.
4. Việc bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, cho từ chức, thực hiện chế độ, chính sách đối với Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định theo quy định của pháp luật.
1. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp huyện; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện chế độ thông tin, báo cáo của các cơ quan chuyên môn theo quy định.
2. Trưởng phòng căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng Quy chế làm việc, chế độ thông tin báo cáo của cơ quan và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện Quy chế đó.
3. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan mình và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện phân công hoặc ủy quyền; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí; gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
4. Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và sở quản lý ngành, lĩnh vực về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân khi được yêu cầu; phối hợp với người đứng đầu cơ quan chuyên môn, các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện giải quyết những vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation and subjects of application
1. This Decree provides the organization of specialized agencies under People’s Committees of districts, towns or provincial cities (below collectively referred to as district- level People’s Committees).
2. This Decree applies to specialized agencies under district-level People’s Committees, including divisions and divisional-level bodies (below collectively referred to as divisions).
3. This Decree does not apply to non-business organizations under district-level People’s Committees, subordinate central agencies, and agencies of departments and departmental- level agencies under provincial-level People’s Committees (below collectively referred to as departments) based in districts.
Article 2. Organization principles
1. Ensuring the full performance of state management functions and tasks of district- level People’s Committees and the uniformity and continuity in the management of sectors or working fields from central to grassroots level.
2. Organizing multi-sectoral and multi-field management divisions; ensuring streamlining, rationality and efficiency; it is not necessary to organize at the district level all organizations corresponding to the provincial level.
3. Ensuring suitability with each type of district-level administrative units and with natural conditions, population size and socio-economic conditions of each locality and satisfaction of state administrative reform requirements.
4. Ensuring no overlapping functions, tasks and powers with ministries’ or departments’ organizations based in districts.
Article 3. Position and functions
1. Specialized agencies under district-level People’s Committees shall perform the functions of advising and assisting district-level People’s Committees in the state management of sectors and fields in localities and a number of tasks and powers as authorized by district- level People’s Committees and as prescribed by law, ensuring uniform management of sectors or working fields in localities.
2. Specialized agencies under district-level People’s Committees shall submit to the direction and management of organization, working positions, payrolls of civil servants, structures of civil servant ranks and working activities by district-level People’s Committees and concurrently submit to the direction, examination and professional guidance by specialized agencies under provincial-level People’s Committees.
Article 4. Tasks and powers
1. To submit to district-level People’s Committees for promulgation decisions and directives; master plans as well as long-term, 5-year and annual plans; programs and measures to organize the performance of state administrative reform tasks assigned to them in the fields under their management.
2. To organize the implementation of legal documents, master plans and plans after they are approved; to publicize, disseminate and educate laws in the fields under their assigned management; and monitor the implementation of laws.
3. To assist district-level People’s Committees in, and take responsibility for, the appraisal, registration, and grant of licenses of all types within the scope of responsibilities and competence of specialized agencies in accordance with law and as assigned by district- level People’s Committees.
4. To assist district-level People’s Committees in performing the state management of collective and private economic organizations, and associations and non-governmental organizations operating in localities in the fields under the management of specialized agencies in accordance with law.
5. To provide professional guidance in the fields under their management for cadres and civil servants of communes, wards and townships (below collectively referred to as commune level).
6. To organize the application of scientific and technological advances; to develop information and storage systems serving state management work and professional tasks of district-level specialized agencies.
7. To periodically and extraordinarily inform and report on the performance of their assigned tasks according to regulations of district-level People’s Committees and line departments.
8. To examine organizations and individuals in implementing the provisions of law in the assigned sectors and fields; to settle complaints and denunciations; to prevent and fight corruption and waste in accordance with law and as assigned by district-level People’s Committees.
9. To manage organizational apparatuses, working positions, payrolls of civil servants, structures of civil servant ranks; to implement the salary regime as well as policies and regimes on preferential treatment, commendation, disciplining, and professional training and retraining of civil servants under their management in accordance with law and as assigned by district- level People’s Committees.
10. To manage, and take responsibility for, their finance in accordance with law and as assigned by district-level People’s Committees.
11. To perform other tasks as assigned by district-level People’ Committees or prescribed by law.
Article 5. Heads
1. The head of a specialized agency under the district-level People’s Committee (below referred to as the division’s head) shall take responsibility before the district-level People’s Committee and its chairperson and before law for the performance of the functions, tasks and powers of his/her division.
2. Deputy heads of a specialized agency under the district-level People’s Committee (below referred to as the division’s deputy heads) shall assist the division’s head in directing a number of working aspects and take responsibility before the division’s head for their assigned tasks. When the division’s head is absent, he/she shall authorize a deputy head to administer the division’s activities.
3. The number of deputy heads of a specialized agency under the district-level People’s Committee must not exceed 3.
4. The appointment, transfer, rotation, commendation, disciplining, relief from office, approval of resignation of, and implementation of regimes and policies toward, divisions’ heads and deputy heads shall be decided by chairpersons of district-level People’s Committees in accordance with law.
Article 6. Working regime and responsibilities of divisions’ heads
1. Specialized agencies under district-level People’s Committees shall work according to the single-boss regime and regulations of district-level People’s Committees, ensuring the principle of democratic centralism; and implement the information and reporting regime of specialized agencies under regulations.
2. Pursuant to law and as assigned by district-level People’s Committees, divisions’ heads shall elaborate working regulations and information and reporting regimes for their divisions and direct and examine the implementation of such regulations.
3. Divisions’ heads shall take responsibility before district-level People’s Committees and their chairpersons for the performance of functions, tasks and powers of their divisions and of the tasks assigned or authorized by district-level People’s Committees or their chairpersons. They shall practice thrift, combat waste and take responsibility for acts of corruption or waste causing damage in the organizations or units under their management.
4. Divisions’ heads shall report to district-level People’s Committees, chairpersons of district-level People’s Committees and line departments on the organization and operation of their divisions; present work reports upon request before district-level People’s Councils and People’s Committees, or before district-level People’s Committees of localities where People’s Councils are not organized on a pilot basis; coordinate with heads of district-level specialized agencies and socio-political organizations in settling matters related to their functions, tasks and powers.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực