Nghị định 26/2024/NĐ-CP quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp
Số hiệu: | 26/2024/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Trần Lưu Quang |
Ngày ban hành: | 01/03/2024 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2024 |
Ngày công báo: | *** | Số công báo: | |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp từ 15/5/2024
Ngày 01/3/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 26/2024/NĐ-CP quy định quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
Nội dung chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp từ 15/5/2024
- Cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác có trách nhiệm chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo một trong các hình thức sau đây:
+ Đăng tải thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trên cổng/trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, tổ chức mình.
+ In ấn, phát hành các ấn phẩm về kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
- Nội dung chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp:
+ Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có nội dung về hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
+ Văn kiện chương trình, dự án, phi dự án có nội dung hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có).
+ Nội dung hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp thuộc chương trình, dự án, phi dự án khi kết thúc chương trình, dự án, phi dự án; kết quả hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp khi kết thúc hoạt động mà không thuộc chương trình, dự án, phi dự án.
- Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các cam kết tại thỏa thuận quốc tế, văn kiện chương trình, dự án, phi dự án ký kết giữa các cơ quan, tổ chức Việt Nam và các nhà tài trợ, đối tác nước ngoài.
- Bộ Tư pháp xây dựng, quản lý và cập nhật thông tin, kết quả hợp tác từ các báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp hằng năm của các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 9 Nghị định 26/2024/NĐ-CP , thông tin được chia sẻ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 26/2024/NĐ-CP vào cơ sở dữ liệu hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp phù hợp với quy định pháp luật có liên quan.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2024/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 01 tháng 3 năm 2024 |
QUẢN LÝ HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT VÀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, Bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Chính phủ ban hành Nghị định Quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
1. Nghị định này quy định về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp bao gồm nguyên tắc, nội dung, hình thức hợp tác, thực hiện hợp tác và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức Việt Nam trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
2. Nghị định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức Việt Nam tham gia vào các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
Trong phạm vi Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác” là chủ thể chủ trì thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, bao gồm:
a) Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Tòa án nhân dân tối cao; Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; Kiểm toán nhà nước; Văn phòng Chủ tịch nước; bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là cơ quan nhà nước ở trung ương).
b) Các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (các tổ chức), các hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức khoa học - công nghệ (các hội, quỹ xã hội, tổ chức khoa học) được thành lập theo quy định pháp luật có liên quan (sau đây gọi chung là các tổ chức, các hội, quỹ xã hội, tổ chức khoa học).
c) Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).
d) Các đơn vị, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của các chủ thể chủ trì thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế quy định tại điểm a, b và c khoản này.
2. “Cơ quan chủ quản chương trình, dự án, phi dự án” bao gồm các cơ quan, tổ chức được quy định tại Nghị định số 114/2021/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài (Nghị định số 114/2021/NĐ-CP) và Nghị định số 80/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài dành cho Việt Nam (Nghị định số 80/2020/NĐ-CP).
3. “Hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp” bao gồm các hoạt động có sự tham gia hoặc được tài trợ bởi đối tác nước ngoài có toàn bộ hoặc một phần nội dung về pháp luật và cải cách tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này và được thực hiện theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
4. “Chương trình, dự án, phi dự án” về pháp luật và cải cách tư pháp là các dự án hỗ trợ kỹ thuật, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại theo quy định tại Nghị định số 114/2021/NĐ-CP hoặc các chương trình, dự án, phi dự án theo quy định tại Nghị định số 80/2020/NĐ-CP có toàn bộ hoặc một phần nội dung hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
5. “Hội nghị, hội thảo quốc tế” về pháp luật và cải cách tư pháp là hội nghị, hội thảo theo quy định tại Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg ngày 21 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam (Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg) có toàn bộ hoặc một phần nội dung về pháp luật và cải cách tư pháp được quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, bảo đảm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
2. Không ký kết, thực hiện các hoạt động hợp tác phương hại đến lợi ích, an ninh quốc gia.
3. Chủ động lựa chọn và thúc đẩy những nội dung hợp tác mà Việt Nam có nhu cầu, phù hợp với thực tiễn, điều kiện của Việt Nam, chủ trương, định hướng của Đảng về đối ngoại, xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và quy định pháp luật có liên quan.
4. Bình đẳng và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, thúc đẩy hợp tác với các đối tác có kinh nghiệm hợp tác tốt với Việt Nam, chú trọng tính bền vững của hoạt động hợp tác.
5. Bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, thiết thực và đề cao trách nhiệm trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
1. Hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại Nghị định này gồm toàn bộ hoặc một phần nội dung sau:
a) Tăng cường năng lực trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
b) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành pháp luật.
c) Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực pháp luật.
d) Cải cách tư pháp.
2. Hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại Nghị định này được thực hiện dưới các hình thức sau:
a) Ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
b) Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án, phi dự án.
c) Tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế.
3. Các nội dung và hình thức hợp tác pháp luật và cải cách tư pháp không quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì thực hiện theo quy định pháp luật khác có liên quan.
Cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác chủ động lựa chọn đề xuất hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đáp ứng các yêu cầu sau:
1. Sự cần thiết, mục đích hợp tác rõ ràng, lựa chọn nội dung hợp tác về những vấn đề cần tham khảo kinh nghiệm nước ngoài, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác và các nguyên tắc hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
2. Đối tác nước ngoài có năng lực, chuyên môn phù hợp về nội dung hợp tác.
3. Kết quả dự kiến của hoạt động hợp tác phù hợp với các nguyên tắc trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp và phục vụ việc thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.
4. Phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền đề xuất giải pháp đảm bảo các yêu cầu về an ninh trật tự, đối ngoại trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác.
1. Đối với thỏa thuận quốc tế:
Khi thực hiện lấy ý kiến đối với thỏa thuận quốc tế theo quy định của Luật Thỏa thuận quốc tế (trừ thỏa thuận quốc tế quy định tại Điều 20 và Điều 23 Luật Thỏa thuận quốc tế) mà thỏa thuận quốc tế có nội dung hợp tác quốc tế liên quan đến pháp luật và cải cách tư pháp, cơ quan, tổ chức đề xuất ký kết thỏa thuận quốc tế đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an để lấy ý kiến về nội dung hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 Điều 11 của Nghị định này.
2. Đối với chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật và cải cách tư pháp:
a) Khi thực hiện lấy ý kiến đối với chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật và cải cách tư pháp thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương thực hiện của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 80/2020/NĐ-CP, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao để lấy ý kiến về nội dung hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 11 của Nghị định này.
b) Khi thực hiện lấy ý kiến đối với chương trình, dự án, phi dự án về pháp luật và cải cách tư pháp thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan chủ quản theo quy định của Nghị định số 114/2021/NĐ-CP và Nghị định số 80/2020/NĐ-CP, cơ quan chủ quản đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an để lấy ý kiến về nội dung hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 Điều 11 của Nghị định này.
3. Đối với hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp:
Khi thực hiện lấy ý kiến tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định của Quyết định số 06/2020/QĐ-TTg, cơ quan chủ trì thực hiện lấy ý kiến đồng thời gửi hồ sơ đến Bộ Tư pháp, Bộ Công an (trường hợp có sự tham gia của báo cáo viên là người nước ngoài) để lấy ý kiến về các nội dung hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10, điểm a khoản 2 Điều 11 của Nghị định này.
4. Trường hợp thỏa thuận quốc tế, chương trình, dự án, phi dự án, hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp có nội dung liên quan tới lĩnh vực quân sự, quốc phòng hoặc có hoạt động thực hiện ở khu vực biên giới, cửa khẩu và các khu vực trọng điểm khác về quốc phòng, ngoài việc lấy ý kiến các cơ quan theo quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ quan, tổ chức thực hiện lấy ý kiến có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Quốc phòng về các nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 11 của Nghị định này.
5. Hồ sơ lấy ý kiến đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp được thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành, trong đó phải thể hiện rõ sự cần thiết thực hiện hoạt động hợp tác, nội dung hợp tác, hình thức hợp tác, đối tác hợp tác, kết quả dự kiến đạt được, đánh giá việc thực hiện các yêu cầu tại Điều 5 Nghị định này.
6. Cơ quan được lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định pháp luật. Trường hợp pháp luật có liên quan quy định thời gian trả lời khác với quy định tại khoản này thì áp dụng theo quy định pháp luật có liên quan.
Nội dung cho ý kiến căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan được lấy ý kiến và quy định tại Nghị định này.
Cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác có trách nhiệm triển khai thực hiện hoạt động hợp tác đúng nội dung đã được phê duyệt, đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc nêu tại Điều 3 Nghị định này; thực hiện chia sẻ thông tin, kết quả và báo cáo tình hình thực hiện hoạt động theo quy định tại Điều 8, Điều 9 Nghị định này.
1. Cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác có trách nhiệm chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo một trong các hình thức sau đây:
a) Đăng tải thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trên cổng/trang thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, tổ chức mình.
b) In ấn, phát hành các ấn phẩm về kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
2. Nội dung chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp:
a) Điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có nội dung về hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
b) Văn kiện chương trình, dự án, phi dự án có nội dung hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài (nếu có).
c) Nội dung hợp tác về pháp luật và cải cách tư pháp thuộc chương trình, dự án, phi dự án khi kết thúc chương trình, dự án, phi dự án; kết quả hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp khi kết thúc hoạt động mà không thuộc chương trình, dự án, phi dự án.
3. Việc chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp bảo đảm phù hợp với các quy định pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các cam kết tại thỏa thuận quốc tế, văn kiện chương trình, dự án, phi dự án ký kết giữa các cơ quan, tổ chức Việt Nam và các nhà tài trợ, đối tác nước ngoài.
4. Bộ Tư pháp xây dựng, quản lý và cập nhật thông tin, kết quả hợp tác từ các báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp hằng năm của các cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 9 Nghị định này, thông tin được chia sẻ theo quy định tại khoản 1 Điều này vào cơ sở dữ liệu hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, chia sẻ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp phù hợp với quy định pháp luật có liên quan.
1. Hằng năm, cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan trung ương của tổ chức và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức mình đến Bộ Tư pháp trước ngày 25 tháng 12 của năm báo cáo. Nội dung báo cáo theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
2. Các hội, quỹ xã hội, tổ chức khoa học có trách nhiệm báo cáo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước theo quy định pháp luật có liên quan về tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trước ngày 15 tháng 12 của năm báo cáo. Nội dung báo cáo theo mẫu tại Phụ lục kèm theo Nghị định này.
3. Bộ Tư pháp có trách nhiệm tổng hợp, xây dựng báo cáo tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong phạm vi cả nước, trình Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng 01 năm kế tiếp.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Chủ trì soạn thảo, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
b) Cho ý kiến về nội dung hợp tác pháp luật và cải cách tư pháp đối với việc ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế (nội dung cho ý kiến theo quy định của Luật Điều ước quốc tế, Luật Thỏa thuận quốc tế), phê duyệt chương trình, dự án, phi dự án (nội dung cho ý kiến về sự phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Nghị định này), tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (cho ý kiến về nội dung dự thảo Đề án tổ chức hội nghị, hội thảo).
c) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
d) Hướng dẫn nghiệp vụ, bồi dưỡng, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
đ) Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền tình hình thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong phạm vi cả nước theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định này.
1. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
a) Đảm bảo hiệu quả và tiến độ thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp do mình trực tiếp quản lý và thực hiện.
b) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc theo quy định pháp luật.
c) Phê duyệt hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra, thanh tra hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp của các tổ chức, các hội, quỹ xã hội, tổ chức khoa học thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức khoa học và quy định pháp luật có liên quan.
d) Chia sẻ thông tin, kết quả hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định tại Điều 8 của Nghị định này.
đ) Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 9 của Nghị định này và các quy định pháp luật có liên quan.
e) Tham gia ý kiến đối với các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định.
g) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia pháp luật đủ năng lực để tham gia xử lý các vấn đề pháp lý quốc tế, làm việc tại các thiết chế pháp lý quốc tế thuộc phạm vi lĩnh vực quản lý.
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ Công an:
a) Cho ý kiến về các vấn đề liên quan đến an ninh, trật tự trong hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trước khi ký điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế, phê duyệt các chương trình, dự án, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc ODA, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung về pháp luật và cải cách tư pháp; đánh giá tác động và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các giải pháp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội đối với hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
b) Hướng dẫn và hỗ trợ các cơ quan, tổ chức Việt Nam thực hiện đúng các quy định pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
c) Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật và tuân thủ pháp luật trong hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp.
d) Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ khác theo quy định tại Nghị định số 35/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ về biện pháp pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.
3. Bộ Ngoại giao:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin về các đối tác quốc tế hoạt động trong lĩnh vực pháp luật quốc tế trong phạm vi phụ trách.
b) Tham gia ý kiến đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế, phê duyệt các chương trình, dự án, phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, khoản viện trợ không hoàn lại không thuộc ODA, hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung về pháp luật và cải cách tư pháp về các nội dung: sự phù hợp với đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
4. Bộ Quốc phòng:
Tham gia ý kiến về các vấn đề liên quan đến an ninh quốc phòng đối với việc ký kết thỏa thuận quốc tế, phê duyệt các chương trình, dự án, phi dự án, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế có nội dung về pháp luật và cải cách tư pháp trong trường hợp hoạt động hợp tác đó liên quan tới lĩnh vực quân sự, quốc phòng hoặc được triển khai thực hiện ở khu vực biên giới, cửa khẩu và các khu vực trọng điểm khác về quốc phòng.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp tại địa phương, có trách nhiệm:
a) Đảm bảo hiệu quả và tiến độ thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp do mình trực tiếp quản lý và thực hiện.
b) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, báo cáo việc thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc theo quy định pháp luật có liên quan.
c) Phê duyệt theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra, thanh tra hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp của các tổ chức, các hội, quỹ xã hội, tổ chức khoa học thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật về hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, tổ chức khoa học và quy định pháp luật có liên quan.
d) Tham gia ý kiến đối với các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp theo quy định.
đ) Tổng hợp, chia sẻ và khai thác, sử dụng thông tin hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trên địa bàn cấp tỉnh.
e) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp, xây dựng đội ngũ cán bộ, chuyên gia pháp luật đủ năng lực để tham gia xử lý các vấn đề pháp lý quốc tế thuộc trách nhiệm của địa phương.
2. Sở Tư pháp chịu trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp tại địa phương.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 5 năm 2024 và thay thế Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật.
2. Hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đã được phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì không phải thực hiện lại quy trình, thủ tục xin ý kiến tại Nghị định này. Việc tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế theo quy định của Nghị định này.
3. Hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp đã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày Nghị định này có hiệu lực mà chưa được phê duyệt thì tiếp tục thực hiện việc phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 113/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và triển khai thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
4. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được dẫn chiếu tại Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế văn bản được dẫn chiếu.
1. Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và người đứng đầu các cơ quan, tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
(Kèm theo Nghị định số 26/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ)
CƠ QUAN/TỔ CHỨC/ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./BC-……. |
………, ngày … tháng … năm …. |
Tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp năm ………..1
I. Thông tin về các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp
Cung cấp thông tin khái quát về các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác pháp luật và cải cách tư pháp đã ký kết; các chương trình, dự án, viện trợ phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp; hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp; các hoạt động hợp tác quốc tế khác về pháp luật và cải cách tư pháp trong năm do quý cơ quan/tổ chức/đơn vị chủ trì thực hiện2.
(thông tin cụ thể cung cấp theo các bảng kèm theo phụ lục này)
II. Đánh giá về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp tại quý cơ quan/tổ chức/đơn vị3
1. Việc tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu, quy trình, thủ tục trong quá trình thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp
2. Kết quả đạt được và đánh giá việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài
3. Hạn chế, vướng mắc
4. Nguyên nhân
5. Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao
III. Đánh giá bối cảnh tình hình và nhiệm vụ trọng tâm hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong năm ...
1. Đánh giá bối cảnh tình hình
2. Nhiệm vụ trọng tâm
IV. Đề xuất, kiến nghị
Nơi nhận: |
NGƯỜI KÝ |
_____________________________
1 Thời gian báo cáo theo quy định của Nghị định số /2024/NĐ-CP.
2 Bao gồm cả chương trình, dự án, viện trợ phi dự án do cơ quan/tổ chức/đơn vị là cơ quan chủ quản và tham gia thực hiện.
3 Nội dung đánh giá tập trung vào việc chấp hành các quy định pháp luật liên quan tới trình tự, thủ tục hình thành, phê duyệt, triển khai chương trình, dự án, viện trợ phi dự án; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật; chế độ thông tin, báo cáo; nhân lực thực hiện; đối tác nước ngoài; đảm bảo an ninh; những vấn đề lưu ý trong quá trình thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VÀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT VÀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP NĂM ...
(Kèm theo Báo cáo số …./BC-…. ngày …./…./…. của …… về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp năm …)
TT |
Tên cơ quan |
Tên chương trình, dự án, viện trợ phi dự án |
Nguồn hỗ trợ (Ghi rõ mức vốn cam kết) |
Cơ quan chủ quản |
Tên nhà tài trợ |
Thời gian thực hiện |
Tình hình thực hiện |
Kết quả |
|||
ODA |
Phi chính phủ nước ngoài |
|
|
|
Nghiên cứu, khảo sát |
Hội nghị, hội thảo |
Tập huấn, bồi dưỡng |
|
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
(7) |
(8) |
|||
A |
Chương trình, dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Viện trợ phi dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
____________________________
Ghi chú:
- Cột số 4: Ghi mức vốn được cam kết theo nguồn hỗ trợ.
- Cột số 7: Đề nghị ghi hình thức, tổng số, nội dung chính của các hoạt động đã triển khai (như nghiên cứu chuyên gia, khảo sát, hội nghị, hội thảo, tập huấn...).
- Cột số 8: Đề nghị nêu ngắn gọn những kết quả chính, có ảnh hưởng quan trọng nhất.
DANH MỤC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, THỎA THUẬN QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT VÀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐÃ KÝ NĂM ...
(Kèm theo Báo cáo số …./BC-…. ngày …./…./…. của …… về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp năm …)
STT |
Tên điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế |
Đối tác nước ngoài |
Danh nghĩa ký |
Ngày ký |
Ngày hiệu lực |
Thời hạn hiệu lực |
Cơ quan, địa phương chủ trì |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG HỢP CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT VÀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP NĂM ...
(Kèm theo Báo cáo số …./BC-…. ngày …./…./…. của …… về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp năm …)
STT |
Tên hội nghị, hội thảo, tập huấn |
Cấp cho phép |
Nhà tài trợ |
Số lượng đại biểu Việt Nam |
Đại biểu nước ngoài |
Nội dung hội nghị, hội thảo |
Thời gian thực hiện |
Địa điểm thực hiện |
Tình trạng báo cáo |
||
Ở trong nước |
Từ nước ngoài vào/ trực tuyến |
Đến từ nước/Tổ chức quốc tế |
|
|
|
||||||
I |
HỘI NGHỊ, HỘI THẢO |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
TẬP HUẤN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DANH SÁCH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ HỢP TÁC QUỐC TẾ
(Kèm theo Báo cáo số …./BC-…. ngày …./…./…. của …… về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp năm …)
STT |
Tên văn bản |
Đối tác hợp tác quốc tế |
Hình thức hợp tác |
Nội dung hợp tác |
Tình hình ban hành của văn bản |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
(Kèm theo Nghị định số 26/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2024 của Chính phủ)
CƠ QUAN/TỔ CHỨC/ĐƠN VỊ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……./BC-……. |
………, ngày … tháng … năm …. |
Tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp năm ………..1
I. Thông tin về các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp
Cung cấp thông tin khái quát về các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về hợp tác pháp luật và cải cách tư pháp đã ký kết; các chương trình, dự án, viện trợ phi dự án hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp; hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp; các hoạt động hợp tác quốc tế khác về pháp luật và cải cách tư pháp trong năm do quý cơ quan/tổ chức/đơn vị chủ trì thực hiện2.
(thông tin cụ thể cung cấp theo các bảng kèm theo phụ lục này)
II. Đánh giá về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp tại quý cơ quan/tổ chức/đơn vị3
1. Việc tuân thủ các nguyên tắc, yêu cầu, quy trình, thủ tục trong quá trình thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp
2. Kết quả đạt được và đánh giá việc tham khảo kinh nghiệm nước ngoài
3. Hạn chế, vướng mắc
4. Nguyên nhân
5. Đánh giá tình hình thực hiện trách nhiệm quản lý hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao
III. Đánh giá bối cảnh tình hình và nhiệm vụ trọng tâm hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp trong năm ...
1. Đánh giá bối cảnh tình hình
2. Nhiệm vụ trọng tâm
IV. Đề xuất, kiến nghị
Nơi nhận: |
NGƯỜI KÝ |
_____________________________
1 Thời gian báo cáo theo quy định của Nghị định số /2024/NĐ-CP.
2 Bao gồm cả chương trình, dự án, viện trợ phi dự án do cơ quan/tổ chức/đơn vị là cơ quan chủ quản và tham gia thực hiện.
3 Nội dung đánh giá tập trung vào việc chấp hành các quy định pháp luật liên quan tới trình tự, thủ tục hình thành, phê duyệt, triển khai chương trình, dự án, viện trợ phi dự án; tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế về pháp luật; chế độ thông tin, báo cáo; nhân lực thực hiện; đối tác nước ngoài; đảm bảo an ninh; những vấn đề lưu ý trong quá trình thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về pháp luật.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN VÀ HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT VÀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP NĂM ...
(Kèm theo Báo cáo số …./BC-…. ngày …./…./…. của …… về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp năm …)
TT |
Tên cơ quan |
Tên chương trình, dự án, viện trợ phi dự án |
Nguồn hỗ trợ (Ghi rõ mức vốn cam kết) |
Cơ quan chủ quản |
Tên nhà tài trợ |
Thời gian thực hiện |
Tình hình thực hiện |
Kết quả |
|||
ODA |
Phi chính phủ nước ngoài |
|
|
|
Nghiên cứu, khảo sát |
Hội nghị, hội thảo |
Tập huấn, bồi dưỡng |
|
|||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
|
(7) |
(8) |
|||
A |
Chương trình, dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B |
Viện trợ phi dự án |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
____________________________
Ghi chú:
- Cột số 4: Ghi mức vốn được cam kết theo nguồn hỗ trợ.
- Cột số 7: Đề nghị ghi hình thức, tổng số, nội dung chính của các hoạt động đã triển khai (như nghiên cứu chuyên gia, khảo sát, hội nghị, hội thảo, tập huấn...).
- Cột số 8: Đề nghị nêu ngắn gọn những kết quả chính, có ảnh hưởng quan trọng nhất.
DANH MỤC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ, THỎA THUẬN QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT VÀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP ĐÃ KÝ NĂM ...
(Kèm theo Báo cáo số …./BC-…. ngày …./…./…. của …… về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp năm …)
STT |
Tên điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế |
Đối tác nước ngoài |
Danh nghĩa ký |
Ngày ký |
Ngày hiệu lực |
Thời hạn hiệu lực |
Cơ quan, địa phương chủ trì |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
TỔNG HỢP CÁC HỘI NGHỊ, HỘI THẢO QUỐC TẾ VỀ PHÁP LUẬT VÀ CẢI CÁCH TƯ PHÁP NĂM ...
(Kèm theo Báo cáo số …./BC-…. ngày …./…./…. của …… về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp năm …)
STT |
Tên hội nghị, hội thảo, tập huấn |
Cấp cho phép |
Nhà tài trợ |
Số lượng đại biểu Việt Nam |
Đại biểu nước ngoài |
Nội dung hội nghị, hội thảo |
Thời gian thực hiện |
Địa điểm thực hiện |
Tình trạng báo cáo |
||
Ở trong nước |
Từ nước ngoài vào/ trực tuyến |
Đến từ nước/Tổ chức quốc tế |
|
|
|
||||||
I |
HỘI NGHỊ, HỘI THẢO |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II |
TẬP HUẤN ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
DANH SÁCH CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CÓ HỢP TÁC QUỐC TẾ
(Kèm theo Báo cáo số …./BC-…. ngày …./…./…. của …… về tình hình hợp tác quốc tế về pháp luật và cải cách tư pháp năm …)
STT |
Tên văn bản |
Đối tác hợp tác quốc tế |
Hình thức hợp tác |
Nội dung hợp tác |
Tình hình ban hành của văn bản |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
GOVERNMENT OF VIETNAM |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 26/2024/ND-CP |
Hanoi, March 1, 2024 |
MANAGEMENT OF INTERNATIONAL COOPERATION IN LAWS AND JUDICIAL REFORM
Pursuant to the Law on Organization of the Government of Vietnam dated June 19, 2015; the Law on Amendments to the Law on Organization of the Government of Vietnam and the Law on Organization of the Local Government of Vietnam dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 22, 2015; the Law on Amendments to the Law on Promulgation of Legislative Documents dated June 18, 2020;
At the request of the Minister of Justice of Vietnam;
The Government of Vietnam hereby promulgates a Decree on Management of International Cooperation in Laws and Judicial Reform.
Article 1. Scope and regulated entities
1. This Decree provides for the management of international cooperation in laws and judicial reform, including principles, contents, cooperation methods, cooperation, and responsibilities of Vietnamese agencies and organizations regarding international cooperation in laws and judicial reform.
2. This Decree applies to Vietnamese agencies and organizations engaging in international cooperation in laws and judicial reform.
Article 2. Interpretation of terms
For the purpose of this Decree, the following terms shall be construed as follows:
1. “Cooperative agencies and organizations” are entities in charge of carrying out international cooperation in laws and judicial reform, including:
a) The Supreme People's Procuracy of Vietnam, Supreme People's Court of Vietnam; Ethnic Council and Committees of the National Assembly of Vietnam; agencies of the Standing Committee of the National Assembly of Vietnam, Office of the National Assembly of Vietnam; State Audit Office; Office of the President of Vietnam; ministries, ministerial agencies, and governmental agencies (hereinafter referred to as “central state authorities”).
b) Socio-political organizations, social-political-vocational organizations, social organizations, socio-vocational organizations (organizations), associations, social funds, charity funds, and scientific-technological organizations (associations, social finds, and scientific organizations) established under relevant laws (hereinafter referred to as “organizations, associations, social funds, and scientific organizations”).
c) People’s Committees of provinces and centrally affiliated cities (hereinafter referred to as "provincial People’s Committees").
d) Units and organizations under the management of entities prescribed in Points a, b, and c of this Clause.
2. “Managing agencies of programs, projects, and non-project assistance” include agencies and organizations prescribed in Decree No. 114/2021/ND-CP dated December 16, 2021 of the Government of Vietnam (Decree No. 114/2021/ND-CP) and Decree No. 80/2020/ND-CP dated July 8, 2020 of the Government of Vietnam (Decree No. 80/2020/ND-CP).
3. “International cooperation in laws and judicial reform” includes operations with the participation or sponsorships from foreign partners regarding the whole or parts of the contents of laws and judicial reform prescribed in Clause 1 Article 4 of this Decree, implemented under the methods prescribed in Clause 2 Article 4 of this Decree.
4. “Programs, projects, and non-project assistance” on laws and judicial reform are technical support projects and non-project assistance using ODA grants prescribed in Decree No. 114/2021/ND-CP or programs, projects, and non-project assistance according to Decree No. 80/2020/ND-CP with all or parts of the contents of international cooperation in laws and judicial reform prescribed in Clause 1 Article 4 of this Decree.
5. “International conferences and seminars” on laws and judicial reform are conferences and seminars prescribed in Decision No. 06/2020/QD-TTg dated February 21, 2020 of the Prime Minister of Vietnam (Decision No. 06/2020/QD-TTg) with all or parts of the contents of laws and judicial reform prescribed in Clause 1 Article 4 of this Decree.
Article 3. Principles of international cooperation in laws and judicial reform
1. Complying with the Constitution and laws of Vietnam, conforming with international treaties that the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, ensuring independence, sovereignty, unity, and territorial integrity, and maintaining national security and social safety and order.
2. Preventing the conclusion or implementation of international cooperation damaging national benefits and security.
3. Proactively selecting and promoting international cooperation subject to Vietnam’s needs and conformable with the reality and conditions of Vietnam, CPV directions and guidelines on foreign affairs, construction, and completion of the law-governed socialist state of Vietnam, and relevant laws.
4. Ensuring equality, preventing interference in internal work, promoting cooperation with partners with experience in cooperation with Vietnam, and focusing on the sustainability of cooperation.
5. Ensuring publicity, transparency, effectiveness, and practicality and promoting responsibilities for international cooperation in laws and judicial reform.
Article 4. Contents and methods of international cooperation in laws and judicial reform
1. International cooperation in laws and judicial reform according to this Decree includes all or parts of the following contents:
a) Enhancement of the capacity for developing legislative documents.
b) Improvement of the effectiveness and efficiency of law enforcement.
c) Provision of training and advanced training for legal personnel.
d) Judicial reform.
2. International cooperation in laws and judicial reform according to this Decree shall be carried out under the following methods:
a) Concluding and implementing international treaties and agreements.
b) Developing and implementing programs, projects, and non-project assistance.
c) Organizing international conferences and seminars.
3. Contents and methods of cooperation in laws and judicial reform not prescribed in Clause 1 and Clause 2 of this Article shall comply with relevant laws.
IMPLEMENTATION OF INTERNATIONAL COOPERATION IN LAWS AND JUDICIAL REFORM
Article 5. Selection of proposals for international cooperation in laws and judicial reform
Cooperative agencies and organizations shall select proposals for international cooperation in laws and judicial reform meeting the following requirements:
1. Necessity, clear cooperation purposes, and selected contents of cooperation in issues require foreign experience, ensuring conformity with functions and tasks of cooperative agencies and organizations and principles of international cooperation in laws and judicial reform.
2. Foreign partners have appropriate capacity and specialties regarding the cooperation contents.
3. The expected results of the cooperation conform with principles of international cooperation in laws and judicial reform and serve the implementation of tasks of cooperative agencies and organizations.
4. Cooperation with competent authorities in proposing solutions to the assurance of requirements for security, order, and foreign affairs while cooperating.
Article 6. Collection of suggestions on international cooperation in laws and judicial reform
1. Regarding international agreements:
When collecting suggestions on international agreements according to the Law on International Agreements (except for international agreements prescribed in Article 20 and Article 23 of the Law on International Agreements) and such international agreements have international cooperation contents concerning laws and judicial reform, cooperative agencies and organizations shall propose the conclusion of such international agreements while collecting suggestions from the Ministry of Justice of Vietnam and the Ministry of Public Security of Vietnam on the contents of international cooperation in laws and judicial reform according to Point b Clause 2 Article 10 and Point a Clause 2 Article 11 of this Decree.
2. Regarding programs, projects, and non-project assistance on laws and judicial reform:
a) When collecting suggestions on programs, projects, and non-project assistance on laws and judicial reform under the decision on implementation policy of the Prime Minister of Vietnam according to Decree No. 114/2021/ND-CP and Decree No. 80/2020/ND-CP, the Ministry of Planning and Investment of Vietnam shall also collect suggestions from the Ministry of Justice of Vietnam, Ministry of Public Security of Vietnam, and Ministry of Foreign Affairs of Vietnam on contents of international cooperation in laws and judicial reform according to Point b Clause 2 Article 10, Point 1 Clause 2, and Point b Clause 3 Article 11 of this Decree.
b) When collecting suggestions on programs, projects, and non-project assistance on laws and judicial reform under the decision on implementation policy of the managing agency according to Decree No. 114/2021/ND-CP and Decree No. 80/2020/ND-CP, the managing agency shall also collect suggestions from the Ministry of Justice of Vietnam and the Ministry of Public Security of Vietnam on contents of international cooperation in laws and judicial reform according to Point b Clause 2 Article 10 and Point a Clause 2 Article 11 of this Decree.
3. Regarding international conferences and seminars on laws and judicial reform:
When collecting suggestions on international conferences and seminars on laws and judicial according to Decision No. 06/2020/QD-TTg, the authority in charge shall also collect suggestions from the Ministry of Justice of Vietnam and the Ministry of Public Security of Vietnam (excluding cases of having the participation of foreign reporters) on contents of international cooperation in laws and judicial reform according to Point b Clause 2 Article 10 and Point a Clause 2 Article 11 of this Decree.
4. If international agreements, programs, non-project assistance, and international conferences and seminars on laws and judicial reform contain contents concerning military or national defense or have operations implemented at borders, border checkpoints, and other focal areas of national defense, cooperative agencies and organizations shall, aside from collecting suggestions from authorities prescribed in Clauses 1, 2, and 3 of this Article, collect suggestions from the Ministry of National Defense of Vietnam on the mentioned contents according to Clause 4 Article 11 of this Decree.
5. Documents on the collection of suggestions on international cooperation in laws and judicial reform shall be made under current laws, specifying the necessity of the cooperation, cooperation contents, cooperation methods, cooperation partners, expected results, and assessment of compliance with the requirements prescribed in Article 5 of this Decree.
6. Authorities subject to suggestion collection documents shall provide answers within 7 working days after receiving valid documents according to laws. If any law stipulates a time limit for answer provision different than this Clause, comply with such a law.
Contents of suggestions shall be based on functions, tasks, and entitlements of authorities subject to suggestion collection and comply with this Decree.
Article 7. Implementation of international cooperation in laws and judicial reform
Cooperative agencies and organizations shall implement cooperation according to the approved contents and ensure compliance with the principles prescribed in Article 3 of this Decree; share information and results, and submit implementation reports according to Article 8 and Article 9 of this Decree.
Article 8. Sharing of information on and results of international cooperation in laws and judicial reform
1. Cooperative agencies and organizations shall share information on and results of international cooperation in laws and judicial reform under one of the following methods:
a) Posting information on and results of international cooperation in laws and judicial reform on their web portals/websites (if any).
b) Printing and distributing publications on the results of international cooperation in laws and judicial reform.
2. Contents of shared information on and results of international cooperation in law and judicial reform:
a) International treaties and agreements containing contents of cooperation in laws and judicial reform in Vietnamese and foreign languages.
b) Documents of programs, projects, and non-project assistance containing contents of laws and judicial reform in Vietnamese and foreign languages (if any).
c) Contents of cooperation in laws and judicial reform of programs, projects, and non-project assistance after their end; results of international conferences and seminars on laws and judicial reform not subject to programs, projects, and non-project assistance after their end.
3. The sharing of information on and results of international cooperation in laws and judicial reform shall conform with state secret protection laws, international treaties that the Socialist Republic of Vietnam is a signatory, declarations in international agreements, and documents of programs, projects, and non-project assistance concluded between Vietnamese organizations and agencies and foreign sponsors and partners.
4. The Ministry of Justice of Vietnam shall develop, manage, and update information on and results of cooperation from annual reports on international cooperation in laws and judicial reform of agencies and organizations according to Article 9 of this Decree and information shared under Clause 1 of this Article to databases on international cooperation in laws and judicial reform and share them on its web portal according to relevant laws.
1. Annually, central state authorities and central authorities of organizations and provincial People’s Committees shall send reports on international cooperation in laws and judicial reforms under their management to the Ministry of Justice of Vietnam before December 25 of the reporting year. Contents of reports shall follow the form in the Appendix enclosed herewith.
2. Associations, social funds, and scientific organizations shall submit reports on international cooperation in laws and judicial reform to ministries, ministerial agencies, governmental agencies, and provincial People’s Committees before December 15 of the reporting year according to relevant laws. Contents of reports shall follow the form in the Appendix enclosed herewith.
3. Ministry of Justice of Vietnam shall summarize and develop reports on international cooperation in laws and judicial reform nationwide and present them to the Prime Minister of Vietnam and competent authorities by the last day of January of the following year.
RESPONSIBILITIES FOR MANAGING INTERNATIONAL COOPERATION IN LAWS AND JUDICIAL REFORM
Article 10. State management of international cooperation in laws and judicial reform
1. The Government of Vietnam shall carry out the consistent state management of international cooperation in laws and judicial reform.
2. The Ministry of Justice of Vietnam, assisting the Government of Vietnam in the state management of international cooperation in laws and judicial reform, shall:
a) Take charge of the compilation and request competent state authorities to promulgate or promulgate under its jurisdiction legislative documents on the management of international cooperation in laws and judicial reform.
b) Provide suggestions on contents of cooperation in laws and judicial reform regarding the conclusion of international treaties and agreements (suggestions shall comply with the Law on International Treaties and the Law on International Agreements), approval for programs, projects, and non-project assistance (suggestions shall conform with principles prescribed in Article 3 of this Decree), and organizations of international conferences and seminars (suggestions on contents of draft schemes for the organization of conferences and seminars).
c) Disseminate and universalize the law on cooperation in laws and judicial reform.
d) Provide professional guidelines and advanced training, urge and inspect the implementation of the law on international cooperation in laws and judicial reform.
dd) Submit annual reports to the Prime Minister of Vietnam and competent authorities on international cooperation in laws and judicial reform nationwide according to Clause 3 Article 9 of this Decree.
Article 11. Responsibilities of ministries, ministerial agencies, and governmental agencies
1. Ministries, ministerial agencies, and governmental agencies shall:
a) Ensure the effectiveness and progress of international cooperation in laws and judicial reform implemented and managed by them.
b) Manage, guide, and inspect international cooperation in laws and judicial reform of their affiliates according to laws.
c) Approve or request competent authorities to approve and inspect international cooperation in laws and judicial reforms of organizations, associations, social funds, and scientific organizations under their state management according to the law on associations, social funds, charity funds, and scientific organizations and relevant laws.
d) Share information on and results of international cooperation in laws and judicial reform according to Article 8 of this Decree.
dd) Comply with Article 9 of this Decree and relevant laws.
e) Provide suggestions on international cooperation in laws and judicial reform as per regulation.
g) Provide training and advanced training in the improvement of the capacity of personnel participating in international cooperation in laws and judicial reform and develop legal personnel and specialists qualified to handle international legal issues and work at international legal institutions in fields under their management.
b) Carry out other tasks and entitlements according to laws.
2. The Ministry of Public Security of Vietnam shall:
a) Provide suggestions on issues concerning security and order in international cooperation in laws and judicial reform before signing international treaties and agreements, approval for programs, projects, non-project assistance using ODA grants, grants of aid not subject to ODA, and organization of international conferences and seminars on laws and judicial reform; assess the impacts and provide suggestions on measures to protect the national security and ensure social security and safety for international cooperation in laws and judicial reform for the Government of Vietnam and the Prime Minister of Vietnam.
b) Provide guidelines and support for Vietnamese agencies and organizations in compliance with the law on national security protection and social security and safety assurance in international cooperation in laws and judicial reform.
c) Cooperate with competent authorities in inspecting law enforcement and compliance with laws regarding international cooperation in laws and judicial reform.
d) Carry out other tasks and functions according to Decree No. 35/2011/ND-CP dated May 18, 2011 of the Government of Vietnam.
3. The Ministry of Foreign Affairs of Vietnam shall:
a) Provide and share information on international partners operating in the international legal sector within its management.
a) Provide suggestions on the conclusion of international agreements, approval for programs, projects, non-project assistance using ODA grants, grants of aid not subject to ODA, and organization of international conferences and seminars on laws and judicial reform regarding contents concerning conformity with policies on foreign affairs of the Socialist Republic of Vietnam and international treaties that Vietnam is a signatory.
4. The Ministry of National Defense of Vietnam shall:
Provide suggestions on issues concerning national defense and security regarding the conclusion of international agreements, approval for programs, projects, and non-project assistance, and organization of international conferences and seminars with contents concerning laws and judicial reform in case such cooperation concerns fields of military or national defense or is carried out at border areas, border checkpoints, and other focal areas of national defense.
Article 12. Responsibilities of provincial People's Committees
1. Provincial People’s Committees managing international cooperation in laws and judicial reform in their areas shall:
a) Ensure the effectiveness and progress of international cooperation in laws and judicial reform implemented and managed by them.
b) Manage, guide, inspect, and report on international cooperation in laws and judicial reform of their affiliates according to relevant laws.
c) Approve or request competent authorities to approve and inspect international cooperation in laws and judicial reforms of organizations, associations, social funds, and scientific organizations under their management according to the law on associations, social funds, charity funds, and scientific organizations and relevant laws.
d) Provide suggestions on international cooperation in laws and judicial reform as per regulation.
dd) Summarize, share, utilize, and use information on international cooperation in laws and judicial reform in their areas.
g) Provide training and advanced training in the improvement of the capacity of personnel participating in international cooperation in laws and judicial reform and develop legal personnel and specialists qualified to handle international legal issues under their management.
2. Departments of Justice shall assist provincial People’s Committees in the local implementation of the state management of international cooperation in laws and judicial reform.
Article 13. Entry into force and transitional provisions
1. This Decree comes into force as of May 15, 2024 and replaces Decree No. 113/2014/ND-CP dated November 26, 2014 of the Government of Vietnam.
2. Any international cooperation in laws and judicial reform approved before the effective date of this Decree shall be exempted from carrying out the procedure for collecting suggestions prescribed in this Decree. The organization of such international cooperation shall comply with this Decree.
3. Any international cooperation in laws and judicial reform presented to competent authorities for approval before the effective date of this Decree that has not been approved shall continue to comply with Decree No. 113/2014/ND-CP dated November 26, 2014 of the Government of Vietnam and be implemented according to this Decree.
4. If any legislative document cited in this Decree is amended, supplemented, or replaced, comply with its new edition.
Article 14. Implementation responsibilities
1. The Ministry of Justice of Vietnam shall guide and inspect the implementation of this Decree.
2. Ministers, Directors of ministerial agencies, Directors of governmental agencies, Presidents of People’s Committees of provinces and centrally affiliated cities, and heads of agencies and organizations engaging in international cooperation in laws and judicial reform shall implement this Decree.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực