Nghị định 26/2016/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công, viên chức và người lao động làm việc tại cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập
Số hiệu: | 26/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 06/04/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2016 |
Ngày công báo: | 17/04/2016 | Số công báo: | Từ số 289 đến số 290 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 26/2016/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công, viên chức và người lao động làm việc tại cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập.
1. Nguyên tắc áp dụng và cách tính các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề
Cách tính các phụ cấp ưu đãi theo nghề tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định 26 được tính trên mức lương theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và được xác định bằng công thức sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng = Mức lương cơ sở x (Hệ số lương ngạch, chức danh nghề nghiệp, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)) x Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng
2. Trợ cấp đặc thù
- Công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 26/2016 được hưởng trợ cấp đặc thù với mức tối thiểu bằng 500.000 đồng/người/tháng.
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, HĐND cấp tỉnh quyết định mức trợ cấp cao hơn mức tại Nghị định 26 năm 2016.
3. Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy
Về phụ cấp ưu đãi y tế:
- Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc, xét nghiệm cho người nghiện ma túy bị bệnh HIV/AIDS;
- Nghị định 26/2016/NĐ quy định: Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế và người trực tiếp làm các công việc trông coi, bảo vệ, vận chuyển, phục vụ người nghiện ma túy bị nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế và người trực tiếp làm các công việc trông coi, bảo vệ, vận chuyển, phục vụ người nghiện ma túy bị nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở ở các vùng còn lại;
- Theo Nghị định số 26/2016/NĐ-CP, mức phụ cấp 35% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn y tế và người trực tiếp phục vụ người nghiện ma túy trong quá trình điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy tại các cơ sở ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn y tế và người trực tiếp phục vụ người nghiện ma túy trong quá trình điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy tại các cơ sở ở các vùng còn lại.
Nghị định 26 có hiệu lực từ ngày 01/06/2016.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tiêu đề | Nghị định 26/2016/NĐ-CP quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công, viên chức và người lao động làm việc tại cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập | Mục lục |
---|---|---|
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 26/2016/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2016 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP, PHỤ CẤP ĐỐI VỚI CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ QUẢN LÝ NGƯỜI NGHIỆN MA TÚY, NGƯỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY VÀ CƠ SỞ TRỢ GIÚP XÃ HỘI CÔNG LẬP
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập.
1. Nghị định này quy định các chế độ trợ cấp, phụ cấp đối với công chức, viên chức và người lao động làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập được thành lập, tổ chức hoạt động theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cơ sở).
2. Nghị định này không áp dụng đối với các cơ sở thuộc lực lượng vũ trang.
1. Công chức, viên chức và người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng, Điều động, biệt phái đã được xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây gọi chung là công chức, viên chức) làm công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy và cơ sở trợ giúp xã hội công lập quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Các cơ sở quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này bao gồm:
a) Cơ sở quản lý người nghiện ma túy và người sau cai nghiện ma túy gồm: Cơ sở Điều trị nghiện tự nguyện; cơ sở cai nghiện bắt buộc (cơ sở Điều trị nghiện bắt buộc); cơ sở xã hội; cơ sở đa chức năng; cơ sở quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma túy;
b) Cơ sở trợ giúp xã hội công lập gồm: Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật; cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; trung tâm công tác xã hội.
1. Trợ cấp đặc thù áp dụng đối với công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
2. Phụ cấp ưu đãi theo nghề áp dụng đối với công chức, viên chức làm việc theo chức danh; tiêu chuẩn, nội dung công việc và địa bàn làm việc theo quy định của pháp luật.
a) Mỗi công chức, viên chức chỉ được hưởng một loại phụ cấp ưu đãi theo nghề với mức phụ cấp ưu đãi cao nhất quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này;
b) Công chức, viên chức thuộc đối tượng áp dụng của chính sách quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, đồng thời thuộc đối tượng áp dụng của chính sách cùng loại quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chính sách đó.
3. Cách tính
a) Các phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 7 và Điều 8 Nghị định này được tính trên mức lương theo ngạch, chức danh nghề nghiệp, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) và được xác định bằng công thức sau:
Mức tiền phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng |
= |
Mức lương cơ sở |
x |
Hệ số lương ngạch, chức danh nghề nghiệp, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) |
x |
Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được hưởng |
b) Các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
c) Các loại trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo nghề quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
1. Thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
2. Thời gian đi học tập ở trong nước liên tục trên 3 tháng, không trực tiếp làm chuyên môn theo nhiệm vụ được phân công đối với công chức, viên chức.
3. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên.
4. Thời gian nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
5. Thời gian tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác hoặc đình chỉ làm chuyên môn từ 1 tháng trở lên.
6. Thời gian được cơ quan có thẩm quyền Điều động đi công tác, làm việc không trực tiếp làm chuyên môn liên tục từ 1 tháng trở lên.
Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ trợ cấp, phụ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm: Ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị; nguồn cung ứng dịch vụ, lao động sản xuất và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
1. Công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 được hưởng trợ cấp đặc thù với mức tối thiểu bằng 500.000 đồng/người/tháng.
2. Căn cứ vào Điều kiện cụ thể của từng địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định mức trợ cấp cao hơn mức quy định tại Nghị định này.
1. Phụ cấp ưu đãi y tế:
a) Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn y tế trực tiếp khám, Điều trị, chăm sóc, xét nghiệm cho người nghiện ma túy bị bệnh HIV/AIDS;
b) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế và người trực tiếp làm các công việc trông coi, bảo vệ, vận chuyển, phục vụ người nghiện ma túy bị nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
c) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế và người trực tiếp làm các công việc trông coi, bảo vệ, vận chuyển, phục vụ người nghiện ma túy bị nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở ở các vùng còn lại;
d) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn y tế và người trực tiếp phục vụ người nghiện ma túy trong quá trình Điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy tại các cơ sở ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
đ) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức chuyên môn y tế và người trực tiếp phục vụ người nghiện ma túy trong quá trình Điều trị cắt cơn, giải độc cho người nghiện ma túy tại các cơ sở ở các vùng còn lại.
2. Phụ cấp ưu đãi giáo dục:
a) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức trực tiếp dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và dạy nghề cho người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và người nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
b) Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức trực tiếp dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và dạy nghề cho người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy và người nhiễm HIV/AIDS tại các cơ sở ở các vùng còn lại.
3. Mức phụ cấp 25% áp dụng đối với công chức, viên chức làm công tác quản lý không trực tiếp làm chuyên môn y tế, dạy văn hóa, giáo dục phục hồi hành vi, nhân cách và dạy nghề tại các cơ sở ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và mức phụ cấp 15% áp dụng đối với công chức, viên chức làm công tác này tại các cơ sở ở các vùng còn lại.
1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; người khuyết tật đặc biệt nặng.
2. Mức phụ cấp 60% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp cho người cao tuổi không tự phục vụ được, trẻ em dưới 4 tuổi.
3. Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp người khuyết tật nặng.
4. Mức phụ cấp 40% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp trẻ em từ 4 tuổi trở lên, đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, người cao tuổi.
5. Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với công chức, viên chức quản lý, phục vụ không trực tiếp xét nghiệm, khám, Điều trị, chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp đối với người nhiễm HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần; người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng; người cao tuổi không tự phục vụ được, trẻ em dưới 4 tuổi;
6. Đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn công tác xã hội và y tế; công chức, viên chức công tác xã hội và y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các cơ sở (trừ đối tượng quy định tại Khoản 5 Điều này) thì thủ trưởng đơn vị căn cứ vào đặc thù công việc và nguồn thu để xem xét, quyết định nhưng không vượt quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) của đối tượng được hưởng.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2016.
2. Nghị định số 114/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp đối với cán bộ, viên chức làm việc tại các cơ sở quản lý người nghiện ma túy, người bán dâm và người sau cai nghiện ma túy hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành Nghị định này.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |
THE GOVERNMENT |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 26/2016/ND-CP |
Hanoi, April 06, 2016 |
DECREE
ON PROVISION OF BENEFITS AND ALLOWANCES FOR PUBLIC OFFICIALS, PUBLIC EMPLOYEES AND WORKERS WORKING IN REHABILITATION CENTERS AND PUBLIC SOCIAL ASSISTANCE CENTERS
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;
Pursuant to the Law on Officials dated November 13, 2008;
Pursuant to the Law on Public Employees dated November 15, 2010;
At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
The Government hereby promulgates a Decree on provision of benefits and allowances for public officials, public employees and workers working in rehabilitation centers and public social assistance centers.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope
1. This Decree provides for provision of benefits and allowances for public officials, public employees and workers working in rehabilitation centers and public social assistance centers that are established and operated in accordance with regulations of law (below collectively referred to as “centers”).
2. This Decree does not apply to the centers affiliated to armed force.
Article 2. Regulated entities
1. Salary-graded contract and detached public officials , public employees and workers that are defined in the Government’s Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004 and work in rehabilitation centers and public social assistance centers set forth in Clause 2 of this Article.
2. The centers mentioned in Clause 1 Article 2 of this Decree include:
a) Rehabilitation centers include: voluntary rehabilitation centers; compulsory rehabilitation centers; social centers; multifunctional centers; centers for managing, providing training and jobs for drug addicts after rehabilitation;
b) Public social assistance centers include: integrated social protection centers; disadvantaged children care centers; elderly care centers; disability care centers; mentally health care and rehabilitation centers; social work centers.
Article 3. Rules for application and methods for determination of benefits and job-related allowances
1. Special benefits provided for public officials and public employees working in the centers defined in Point a Clause 2 Article 2 of this Decree.
2. Job-related allowances provided for public officials and public employees by their titles; standards, tasks and place of work in accordance with regulations of law.
a) Each public official and public employee shall be only entitled to a job-related allowance at the highest rate defined in Articles 7 and 8 of this Decree;
b) Any public official and public employee under the policy specified in Clause 1 Article 2 of this Decree and under the same policy specified in another legislative document shall be only entitled to the highest allowance under such policy.
3. Methods for determination
a) Job-related allowances specified in Articles 7 and 8 of this Decree shall be determined according to the salary by scale, title and current rank plus (+) leadership allowances and extra-seniority allowances (if any). To be specific:
Job-related allowances |
= |
Statutory pay rate |
x |
Rate of salary by scale, title and current rank + rate of leadership allowances (if any) + % of extra-seniority allowances (if any) |
x |
Rate of job-related allowances |
b) The benefits and job-related allowances specified Articles 6, 7 and 8 of this Decree shall be paid along with the monthly salary.
c) The benefits and job-related allowances specified in Articles 6, 7 and 8 of this Decree shall not be used for determination of compulsory social insurance, health insurance and unemployment insurance premiums and payout.
Article 4. Period of time not used for determination of job-related allowances
A public official/public employee/worker shall not be entitled to job-related allowances,
1. while he/she is going on a mission, working or studying abroad and is entitled to 40 % of his/her salary as prescribed in Clause 4 Article 8 of the Government’s Decree No. 204/2004/ND-CP dated December 14, 2004.
2. if he/she is provided with domestic training for more than 3 consecutive months and does not directly perform his/her professional tasks assigned to a public official/public employee.
3. if he/she takes unpaid leave for at least 1 consecutive month.
4. while he/she is taking unpaid leave and still receiving social insurance payout.
5. if he/she is kept in temporary detention, suspended from his/her employment or suspended from his/her professional tasks for at least 1 month.
6. if he/she is assigned to go on a mission and perform other tasks by a competent authority for at least 1 consecutive month.
Article 5. Funding sources
Funding for provision of benefits and allowances specified in this Decree includes: state budget; revenues from provision of public services; revenues from labor supply and other legal funding sources.
Chapter II
BENEFITS AND ALLOWANCES
Article 6. Special benefits
1. Every public official/public employee working in the centers specified in Point a Clause 2 Article 2 shall be entitled to a special benefit of at least VND 500,000 per person per month.
2. According to local condition, the People's Council of the province or central-affiliated city shall decide on a benefit higher than the one specified in this Decree.
Article 7. Job-related allowances provided for public officials and public employees working in rehabilitation centers
1. Health allowances:
a) A 70% allowance is granted to a public official/public employee who directly provides treatment, care and testing services for HIV/AIDS drug addicts;
b) A 50% allowance is granted to a public official/public employee who directly provides healthcare services and cares, secures, protects, transports and serves HIV/AIDS drug addicts in the centers located in extremely disadvantaged areas;
c) A 40% allowance is granted to a public official/public employee who directly provides healthcare services and cares, secures, protects, transports and serves HIV/AIDS drug addicts in the centers located in the remaining areas;
d) A 35% allowance is granted to a public official/public employee who provides healthcare services and directly serves drug addicts during their detoxification in the centers located in extremely disadvantaged areas;
dd) A 30% allowance is granted to a public official/public employee who provides healthcare services and directly serves drug addicts during their detoxification in the centers located in the remaining areas.
2. Educational allowances:
b) A 50% allowance is granted to a public official/public employee who directly provides compulsory education, behavioral education and training for drug addicts, drug addicts after rehabilitation and HIV/AIDS patients in the centers located in extremely disadvantaged areas;
b) A 40% allowance is granted to a public official/public employee who directly provides compulsory education, behavioral education and training for drug addicts, drug addicts after rehabilitation and HIV/AIDS patients in the centers located in the remaining areas.
3. A 25% allowance is granted to a public official/public employee who does not directly provide healthcare services, compulsory education, behavioral education and training in the centers located in extremely disadvantaged areas and a 15% allowance is granted to a public official/public employee who performs such tasks in the centers located in the remaining areas.
Article 8. Job-related allowances provided for public officials and public employees working in social assistance centers
1. A 70% allowance is granted to a public official/public employee who regularly and directly provides testing, treatment, care and assistance for persons with HIV/AIDS, leprosy, tuberculosis, mental illness; particularly severely disabled persons.
2. A 60% allowance is granted to a public official/public employee who regularly and directly provides testing, treatment, care and assistance for elderly people who are unable to care for themselves, children aged 4 or younger.
3. A 50% allowance is granted to a public official/public employee who regularly and directly provides testing, treatment, care and assistance for particularly severely disabled persons.
4. A 40% allowance is granted to a public official/public employee who regularly and directly provides testing, treatment, care and assistance for children aged 4 or older, people in need of urgent protection, elderly people.
5. A 30% allowance is granted to a public official/public employee who does not directly provide testing, treatment, care and assistance for persons with HIV/AIDS, leprosy, tuberculosis and mental illness; particularly severely and severely disabled persons; the elderly who are unable to care for themselves, children aged 4 or younger;
6. Regarding the public official/public employee who is not directly involved in social work and healthcare services; public official/public employee who is directly involved in social work and healthcare services is in charge of managing and providing services in the centers (except for those specified in Clause 5 of this Article), the head of the center shall, according to his/her specific tasks and the revenue, consider granting an allowance which must not exceed 20% of his/her salary by scale, current rank plus (+) leadership allowances and extra-seniority allowances (if any).
Chapter III
IMPLEMENTATION CLAUSE
Article 9. Effect
1. This Decree comes into force from June 01, 2016.
2. The Government’s Decree No. 114/2007/ND-CP dated July 03, 2007 is null and void from the effective date of this Decree.
Article 10. Responsibility for implementation
The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall provide guidelines for this Decree.
Ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies and People’s Committees of provinces and central-affiliated cities are responsible for the implementation of this Decree./.
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực