Chương 5 Nghị định 221/2013/NĐ-CP: Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước
Số hiệu: | 221/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 30/12/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2014 |
Ngày công báo: | 18/01/2014 | Số công báo: | Từ số 113 đến số 114 |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Y tế, Văn hóa - Xã hội | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2022 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Hoãn, miễn đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Chính phủ ban hành Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chi tiết việc hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cụ thể:
Trường hợp được xem là có gia cảnh khó khăn đặc biệt để được hoãn chấp hành: gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không có tài sản giá trị tạo thu nhập phục vụ sinh hoạt…
Học viên đang hoãn chấp hành mà có tiến bộ rõ rệt như tích cực lao động, học tập, tham gia phong trào chung của địa phương hoặc lập công: dũng cảm cứu người, cứu tài sản… được UBND cấp xã khen thưởng sẽ được miễn.
Trường hợp đột xuất có học viên được giảm, miễn chấp hành phần thời gian còn lại thì Giám đốc trung tâm phải lập hồ sơ đề nghị và tổ chức họp Hội đồng xem xét giải quyết.
Nghị định có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Ban hành các biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để thống nhất thực hiện.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật về xây dựng đối với các cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chức danh tiêu chuẩn cán bộ cơ sở cai nghiện bắt buộc và trách nhiệm, quyền hạn của Giám đốc cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với Bộ Y tế xây dựng tài liệu và tổ chức, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về cai nghiện phục hồi tại cơ sở cai nghiện bắt buộc; phối hợp với Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính cho việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
4. Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình học tập, giảng dạy xóa mù chữ cho người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
5. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cai nghiện ma túy.
1. Bộ Y tế có trách nhiệm ban hành tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy; chủ trì, phối hợp Bộ Công an hướng dẫn trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy.
2. Nghiên cứu các bài thuốc và phương pháp cai nghiện cho người nghiện ma túy.
3. Chỉ đạo tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các địa phương về xác định tình trạng nghiện ma túy, điều trị hỗ trợ cắt cơn nghiện ma túy.
4. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn, chỉ đạo, quản lý các hoạt động y tế trong cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1. Hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Công an các cấp trong việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; tổ chức đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn; đảm bảo an ninh trật tự của các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Tổ chức đào tạo, hướng dẫn việc sử dụng công cụ hỗ trợ và nghiệp vụ cho lực lượng bảo vệ của các cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng chương trình học tập, giảng dạy xóa mù chữ cho người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; hướng dẫn, kiểm tra việc dạy văn hóa, tổ chức thi, cấp bằng, chứng chỉ học văn hóa và hỗ trợ giáo viên dạy xóa mù chữ tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo ngành Giáo dục và Đào tạo địa phương tạo điều kiện cho học viên được tiếp tục học tập sau khi chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Chủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn nội dung chi, mức chi cho công tác lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; quản lý đối tượng không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; đưa người có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; truy tìm đối tượng bỏ trốn và các khoản chi phí cho học viên trong thời gian chấp hành quyết định tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Xây dựng và thực hiện Đề án thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ sở cai nghiện bắt buộc phù hợp với nhu cầu cai nghiện và quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc, tổ chức phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên trong ngành thực hiện việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bố trí nguồn lực cho công tác lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Định kỳ kiểm tra việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tạo điều kiện cho những người đã chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tìm việc làm, tái hòa nhập cộng đồng và dự phòng tái nghiện.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Tổ chức lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, chỉ đạo quản lý người vi phạm trong quá trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
b) Phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện trong việc tổ chức đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Hỗ trợ, tạo điều kiện để người chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tham gia các nhóm tự lực, câu lạc bộ của người sau cai, giúp họ có việc làm ổn định, tái hòa nhập cộng đồng, dự phòng tái nghiện.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực