Chương II Nghị định 20/2017/NĐ-CP: Quyết định chi tiết
Số hiệu: | 20/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2017 |
Ngày công báo: | 10/03/2017 | Số công báo: | Từ số 179 đến số 180 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá giao dịch liên kết; nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá của giao dịch liên kết và kê khai nộp thuế; trách nhiệm quản lý nhà nước đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.
1. Các bên có quan hệ liên kết
2. Các phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết
3. Xác định chi phí để tính thuế trong một số trường hợp cụ thể đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đặc thù
4. Các trường hợp người nộp thuế được miễn kê khai, miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
2. Các bên liên kết tại khoản 1 Điều này được quy định cụ thể như sau:
a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
i) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.
1. Nguyên tắc phân tích so sánh với các giao dịch độc lập và nguyên tắc bản chất quyết định hình thức để xác định bản chất giao dịch liên kết có tính chất tương đồng với các đối tượng so sánh độc lập.
a) Bản chất giao dịch được đối chiếu giữa hợp đồng pháp lý hoặc văn bản, thỏa thuận giao dịch của các bên liên kết với thực tiễn thực hiện của các bên. Trường hợp người nộp thuế phát sinh giao dịch liên kết nhưng không có thỏa thuận bằng văn bản hoặc thỏa thuận không phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập hoặc thực tế thực hiện không phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập giữa các bên không có quan hệ liên kết, giao dịch liên kết phải được xác định theo đúng bản chất kinh doanh giữa các bên độc lập, cụ thể: Bên liên kết nhận doanh thu, lợi nhuận từ giao dịch liên kết với người nộp thuế phải có quyền sở hữu và kiểm soát rủi ro kinh doanh đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ, nguồn lực, quyền mang lại lợi ích kinh tế và các quyền tạo ra thu nhập từ cổ phần, cổ phiếu và các công cụ tài chính khác và người nộp thuế phát sinh chi phí từ giao dịch với bên liên kết phải nhận được lợi ích, giá trị kinh tế trực tiếp hoặc góp phần tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập;
b) Bản chất giao dịch được xác định bằng phương pháp thu thập thông tin, chứng cứ, dữ liệu về giao dịch, rủi ro của các bên liên kết trong thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh.
2. Phân tích so sánh phải đảm bảo tính tương đồng giữa đối tượng so sánh độc lập và giao dịch liên kết, không có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận giữa các bên. Trường hợp có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận, phải phân tích, xác định và thực hiện điều chỉnh loại trừ khác biệt trọng yếu theo các yếu tố so sánh quy định tại khoản 3 Điều này và phù hợp với từng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Phân tích so sánh tìm kiếm các đối tượng so sánh độc lập tương đồng:
a) Lựa chọn đối tượng so sánh độc lập nội bộ là giao dịch giữa người nộp thuế với bên không có quan hệ liên kết, đảm bảo tương đồng không có khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận giữa các bên. Trường hợp không có đối tượng so sánh độc lập nội bộ tương đồng, thực hiện lựa chọn đối tượng so sánh theo điểm b và c khoản 3 Điều 9 Nghị định này. Việc so sánh giữa giao dịch liên kết và giao dịch độc lập được thực hiện trên cơ sở từng giao dịch đối với từng sản phẩm tương đồng. Trường hợp không thể so sánh giao dịch theo sản phẩm, việc gộp chung các giao dịch phải đảm bảo phù hợp bản chất, thực tiễn kinh doanh và việc áp dụng phương pháp xác định giá của giao dịch liên kết được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;
b) Dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh phải đảm bảo độ tin cậy để sử dụng cho mục đích kê khai, tính thuế, phù hợp với các quy định về kế toán, thống kê và thuế. Thời điểm phát sinh giao dịch của các đối tượng so sánh độc lập phải cùng thời điểm phát sinh với giao dịch liên kết hoặc có năm tài chính cùng với năm tài chính của người nộp thuế, trừ trường hợp đặc thù cần thiết mở rộng thời gian so sánh theo quy định tại điểm d khoản này. Định dạng dữ liệu phải đảm bảo có thể so sánh, tính toán được các mức giá tại thời điểm giao dịch hoặc trong cùng kỳ tính thuế; dữ liệu so sánh về tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận phải đảm bảo ít nhất là ba kỳ tính thuế liên tục. Đối với các giá trị tỷ suất, tỷ lệ tương đối, người nộp thuế làm tròn số đến chữ số thứ hai sau dấu thập phân. Trường hợp số tương đối được lấy từ các số liệu công bố không có số tuyệt đối đi kèm và không sử dụng nguyên tắc làm tròn này thì lấy theo số liệu đã công bố có trích dẫn nguồn;
c) Số lượng tối thiểu đối tượng so sánh độc lập được chọn sau khi phân tích so sánh và điều chỉnh khác biệt trọng yếu được lựa chọn như sau: Một đối tượng trong trường hợp giao dịch liên kết hoặc người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết và đối tượng so sánh độc lập không có khác biệt; ba đối tượng trong trường hợp đối tượng so sánh độc lập có khác biệt nhưng có đủ thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ tất cả các khác biệt trọng yếu và năm đối tượng trở lên trong trường hợp chỉ có thông tin, dữ liệu làm cơ sở để loại trừ hầu hết các khác biệt trọng yếu của đối tượng so sánh độc lập;
Trong trường hợp các đối tượng so sánh được lựa chọn không có độ tin cậy tương đương nhau, thực hiện áp dụng phương pháp xác suất thống kê để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và lựa chọn giá trị giữa của tập hợp để điều chỉnh, xác định lại mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế theo các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 7 Nghị định này;
d) Đối với giao dịch liên kết mang tính đặc thù hoặc duy nhất không tìm kiếm được đối tượng so sánh độc lập để so sánh thì thực hiện mở rộng phạm vi phân tích so sánh về ngành, thị trường địa lý, thời gian so sánh để tìm kiếm đối tượng so sánh độc lập. Việc mở rộng phạm vi phân tích so sánh được thực hiện như sau: Lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập theo phân ngành kinh tế có tính tương đồng cao nhất với phân ngành hoạt động của người nộp thuế trong cùng thị trường địa lý; mở rộng thị trường địa lý sang các nước trong khu vực có điều kiện ngành và trình độ phát triển kinh tế tương đồng.
Trường hợp mở rộng phạm vi phân tích lựa chọn đối tượng so sánh độc lập tại các thị trường địa lý khác, phải phân tích tính tương đồng và các khác biệt trọng yếu định tính và định lượng theo quy định tại điểm e khoản này và khoản 2 Điều 7 Nghị định này; hoặc sử dụng số liệu, dữ liệu của các đối tượng so sánh độc lập trong niên độ trước và thực hiện điều chỉnh các khác biệt trọng yếu do yếu tố thời gian (nếu có).
Thời gian mở rộng thu thập số liệu, dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập không quá một năm tài chính so với năm tài chính của người nộp thuế nếu sử dụng phương pháp xác định giá quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
đ) Căn cứ phương pháp xác định giá và các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn, thực hiện điều chỉnh mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của người nộp thuế để xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của người nộp thuế không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước.
3. Phân tích so sánh áp dụng phương pháp đối chiếu, rà soát, điều chỉnh khác biệt trọng yếu đối với các yếu tố so sánh để lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập.
a) Yếu tố so sánh gồm đặc tính sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ, tài sản (sau đây viết tắt là đặc tính sản phẩm); chức năng hoạt động và tài sản, rủi ro sản xuất kinh doanh; điều kiện hợp đồng và điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch;
b) Phân tích chức năng hoạt động và tài sản, rủi ro sản xuất kinh doanh, phải xác định được các chức năng chính gắn với việc sử dụng các loại tài sản, vốn, chi phí, bao gồm việc hợp tác khai thác sử dụng nhân lực, chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết và rủi ro từ việc đầu tư tài sản, vốn, cũng như các rủi ro gắn với khả năng thu lợi nhuận liên quan đến giao dịch kinh doanh. Phân tích chức năng là căn cứ để xác định, phân bổ lại rủi ro sản xuất kinh doanh thực tế của các bên liên kết;
c) Phân tích các yếu tố so sánh đặc thù của tài sản vô hình, phải rà soát phân tích các quyền mang lại lợi ích kinh tế quy định tại hợp đồng, thỏa thuận và các mối quan hệ phi hợp đồng mang lại lợi ích kinh tế cho các bên. Phân tích tài sản vô hình phải căn cứ quyền sở hữu tài sản; lợi nhuận tiềm năng từ tài sản vô hình; các hạn chế về phạm vi địa lý trong việc sử dụng, khai thác quyền đối với tài sản vô hình; vòng đời của tài sản vô hình; các quyền và mối quan hệ mang lại lợi ích kinh tế; việc người được nhượng quyền có tham gia phát triển tài sản vô hình và chức năng hoạt động, khả năng kiểm soát rủi ro kinh doanh trên thực tế của từng bên liên kết liên quan đến toàn bộ quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình;
d) Phân tích điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch phải bao gồm lợi thế chi phí dựa trên yếu tố vị trí địa lý, chức năng chuyên môn hóa; trình độ phát triển của thị trường và các điều kiện kinh tế của ngành, lĩnh vực kinh doanh của người nộp thuế;
đ) Phân tích so sánh, loại trừ các khác biệt trọng yếu là phân tích loại trừ khác biệt về mặt định tính và định lượng đối với thông tin hoặc số liệu tài chính có ảnh hưởng trọng yếu đến yếu tố làm căn cứ xác định giá giao dịch liên kết theo từng phương pháp xác định giá quy định tại Điều 7 Nghị định này. Việc xác định khác biệt trọng yếu được căn cứ định lượng và định tính, bao gồm: Khác biệt định lượng là khác biệt xác định bằng số tuyệt đối về chu kỳ kinh doanh, số năm thành lập, hoạt động của doanh nghiệp hoặc số tương đối như khác biệt về chỉ tiêu tài chính theo đặc thù ngành nghề đầu tư hoặc chức năng hoạt động, khác biệt về vốn lưu động; khác biệt định tính là các thông tin được xác định căn cứ vào từng phương pháp xác định giá.
Các thông tin được xác định là trọng yếu bao gồm: Khác biệt về đặc tính sản phẩm, điều kiện hợp đồng, chức năng, tài sản và rủi ro và ngành nghề kinh doanh, điều kiện kinh tế của người nộp thuế và các đối tượng so sánh độc lập; các khác biệt về chính sách, môi trường đầu tư, tác động của chi phí đầu vào sản xuất kinh doanh tại các thị trường địa lý khác nhau.
Các khác biệt định lượng và định tính phải được rà soát, điều chỉnh tương ứng với các yếu tố so sánh có ảnh hưởng trọng yếu đến phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 7 Nghị định này.
e) Kết quả phân tích là căn cứ lựa chọn đối tượng so sánh độc lập phù hợp với từng phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Điều 7 Nghị định này.
4. Quy trình phân tích so sánh bao gồm các bước:
a) Xác định bản chất của giao dịch liên kết trước khi tiến hành phân tích tính tương đồng với các đối tượng so sánh độc lập;
b) Phân tích so sánh, tìm kiếm, lựa chọn các đối tượng so sánh độc lập tương đồng trên cơ sở xác định thời gian so sánh, đặc tính sản phẩm, điều kiện hợp đồng; phân tích ngành, thị trường, điều kiện kinh tế khi phát sinh giao dịch; phân tích giao dịch liên kết và người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết; nguồn cơ sở dữ liệu; phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và điều chỉnh các khác biệt trọng yếu (nếu có);
c) Xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận căn cứ kết quả phân tích các đối tượng so sánh độc lập để làm cơ sở so sánh, áp dụng xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế, không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước. Phương pháp tính toán phải được áp dụng thống nhất trong chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh phù hợp chức năng, mô hình kinh doanh theo quy định tại Điều 7 Nghị định này.
Phương pháp so sánh xác định giá của giao dịch liên kết (viết tắt là phương pháp xác định giá giao dịch liên kết) được áp dụng phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập, bản chất giao dịch và chức năng của người nộp thuế trên cơ sở tính toán, áp dụng thống nhất trong toàn bộ chu kỳ, giai đoạn sản xuất kinh doanh; căn cứ dữ liệu tài chính của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn theo các nguyên tắc phân tích so sánh quy định tại Điều 6 Nghị định này. Phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được lựa chọn trong các phương pháp quy định dưới đây, căn cứ vào đặc điểm của giao dịch liên kết, tính sẵn có của thông tin dữ liệu và bản chất của phương pháp xác định giá.
Các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định như sau:
1. Phương pháp so sánh giá giao dịch liên kết với giá giao dịch độc lập (sau đây viết tắt là phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập):
a) Các trường hợp áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, bao gồm: Người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết đối với từng chủng loại hàng hóa, tài sản hữu hình, loại hình dịch vụ có điều kiện giao dịch, lưu thông phổ biến trên thị trường hoặc có giá được công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế; giao dịch thanh toán phí bản quyền khi khai thác tài sản vô hình; thanh toán lãi vay trong hoạt động vay và cho vay; hoặc người nộp thuế thực hiện cả giao dịch độc lập và giao dịch liên kết đối với sản phẩm tương đồng về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng;
b) Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập được thực hiện trên nguyên tắc không có khác biệt về đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng khi so sánh giá giao dịch độc lập và giá giao dịch liên kết có ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm. Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến giá sản phẩm, phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này.
Các yếu tố đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng có tác động trọng yếu đến giá sản phẩm, bao gồm: Đặc tính, chất lượng, thương hiệu, nhãn hiệu thương mại của sản phẩm và quy mô, khối lượng giao dịch; các điều kiện hợp đồng cung cấp, chuyển giao sản phẩm: Khối lượng, thời hạn chuyển giao, thời hạn thanh toán và các điều kiện khác của hợp đồng; quyền phân phối, tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, tài sản có ảnh hưởng đến giá trị kinh tế và thị trường nơi diễn ra giao dịch và các yếu tố khác tác động đến giá sản phẩm là điều kiện kinh tế và chức năng hoạt động của người nộp thuế.
c) Phương pháp xác định: Giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được điều chỉnh theo giá sản phẩm trong giao dịch độc lập hoặc giá trị giữa khoảng giá giao dịch độc lập chuẩn của các đối tượng so sánh độc lập theo quy định tại Nghị định này.
Trường hợp giá sản phẩm được công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế, giá sản phẩm trong giao dịch liên kết được xác định theo giá sản phẩm được công bố có thời điểm và các điều kiện giao dịch tương đồng.
Người nộp thuế mua máy móc, thiết bị từ bên liên kết ở nước ngoài phải có tài liệu, chứng từ chứng minh giá mua máy móc, thiết bị tuân theo nguyên tắc giao dịch độc lập tại thời điểm mua: Đối với máy móc, thiết bị mới, giá so sánh là giá hóa đơn bên liên kết mua máy móc, thiết bị đó từ bên độc lập; đối với máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, phải có hóa đơn, chứng từ gốc tại thời điểm mua, khi đó giá trị tài sản được xác định lại theo quy định hiện hành của pháp luật về hướng dẫn quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định.
d) Kết quả xác định giá giao dịch liên kết là giá tính thuế để kê khai, xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, nhưng không làm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế.
2. Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập:
a) Các trường hợp áp dụng phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận của người nộp thuế với tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập, bao gồm: Người nộp thuế không có cơ sở dữ liệu và thông tin để áp dụng phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập quy định tại khoản 1 Điều này hoặc người nộp thuế không thể so sánh giao dịch theo sản phẩm trên cơ sở từng giao dịch đối với từng sản phẩm tương đồng, việc gộp chung các giao dịch được tiến hành nhằm đảm bảo phù hợp bản chất, thực tiễn kinh doanh và lựa chọn được tỷ suất lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập phù hợp hoặc người nộp thuế không thực hiện chức năng tự chủ đối với toàn bộ chuỗi hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc không tham gia thực hiện các giao dịch liên kết tổng hợp, đặc thù theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Nguyên tắc áp dụng: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận được áp dụng trên nguyên tắc không có khác biệt về chức năng hoạt động, tài sản, rủi ro; điều kiện kinh tế và phương pháp hạch toán kế toán khi so sánh giữa người nộp thuế và đối tượng so sánh độc lập có ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận. Trường hợp có các khác biệt ảnh hưởng trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận, khi đó phải loại trừ các khác biệt trọng yếu này.
Các yếu tố chức năng, tài sản, rủi ro kinh doanh và điều kiện kinh tế có tác động trọng yếu đến tỷ suất lợi nhuận, bao gồm: Các yếu tố về tài sản, vốn, chi phí; quyền kiểm soát, quyền quyết định trên thực tế phục vụ cho việc thực hiện chức năng chính của người nộp thuế; tính chất ngành nghề hoạt động kinh doanh và thị trường sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; phương pháp hạch toán kế toán và cơ cấu chi phí của sản phẩm; điều kiện kinh tế diễn ra giao dịch.
Các yếu tố tác động khác được xác định căn cứ thực tiễn thực hiện giữa các bên liên kết, bao gồm các quan hệ thương mại hoặc tài chính của tập đoàn đa quốc gia; hỗ trợ kỹ thuật; chia sẻ bí quyết kinh doanh; sử dụng nhân sự biệt phái hoặc kiêm nhiệm và các điều kiện kinh tế của ngành, lĩnh vực kinh doanh của người nộp thuế. Các yếu tố so sánh khác là đặc tính sản phẩm và điều kiện hợp đồng.
Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không có chức năng quyết định chiến lược và phát sinh giao dịch tạo giá trị gia tăng thấp, bao gồm các doanh nghiệp thực hiện hoạt động sản xuất hoặc phân phối không chịu rủi ro hàng tồn kho, rủi ro thị trường và không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác tài sản vô hình thì không gánh chịu lỗ phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh từ các rủi ro này;
c) Phương pháp xác định: Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận sử dụng tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần của các đối tượng so sánh độc lập được chọn để xác định tỷ suất lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lợi nhuận thuần tương ứng của người nộp thuế. Việc lựa chọn tỷ suất lợi nhuận bao gồm tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận thuần tính trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản phụ thuộc vào bản chất và điều kiện kinh tế của giao dịch; chức năng của người nộp thuế và phương pháp hạch toán kế toán của các bên. Cơ sở xác định tỷ suất lợi nhuận bao gồm doanh thu, chi phí hoặc tài sản là số liệu kế toán của người nộp thuế không do các bên liên kết kiểm soát, quyết định giá giao dịch liên kết.
- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu (phương pháp giá bán lại):
Giá mua vào của hàng hóa, dịch vụ, tài sản (giá vốn) từ bên liên kết bằng (=) giá bán ra (doanh thu thuần) của hàng hóa, dịch vụ, tài sản bán lại cho bên độc lập trừ (-) lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế trừ (-) một số chi phí khác bao gồm trong giá mua: Thuế nhập khẩu; lệ phí hải quan; chi phí bảo hiểm, vận chuyển quốc tế (nếu có).
Lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập bằng (=) giá bán ra (doanh thu thuần) của người nộp thuế nhân (x) tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn là giá trị giữa thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của tỷ suất lại nhuận gộp trên giá bán ra (doanh thu thuần) của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Nghị định này.
Giá mua vào từ bên liên kết (hoặc giá vốn) được điều chỉnh theo đối tượng so sánh độc lập là giá tính thuế, kê khai chi phí, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế.
- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn (phương pháp giá vốn cộng lãi):
Giá bán ra hoặc doanh thu thuần của hàng hóa, dịch vụ, tài sản bán cho bên liên kết được xác định bằng (=) giá vốn của hàng hóa, dịch vụ, tài sản mua vào từ bên độc lập cộng (+) lợi nhuận gộp trên giá vốn của người nộp thuế.
Lợi nhuận gộp trên giá vốn của người nộp thuế được xác định từ các đối tượng so sánh độc lập bằng (=) giá vốn của người nộp thuế nhân (x) tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn.
Tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn là giá trị giữa thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của tỷ suất lợi nhuận gộp trên giá vốn của các đối tượng so sánh độc lập được lựa chọn để điều chỉnh phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Nghị định này.
Giá bán ra cho bên liên kết (hoặc doanh thu thuần) được điều chỉnh theo đối tượng so sánh độc lập là giá tính thuế, kê khai chi phí, xác định nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của người nộp thuế.
- Phương pháp so sánh tỷ suất lợi nhuận thuần:
Tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản của người nộp thuế thực hiện giao dịch liên kết được điều chỉnh theo tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay trên doanh thu, chi phí hoặc tài sản của các đối tượng so sánh độc lập được chọn, trên cơ sở đó điều chỉnh, xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.
Lợi nhuận thuần không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính.
Tỷ suất lợi nhuận thuần được lựa chọn là giá trị giữa thuộc khoảng giao dịch độc lập chuẩn của tỷ suất lợi nhuận thuần của các đối tượng so sánh độc lập được chọn để điều chỉnh, xác định thu nhập chịu thuế và nghĩa vụ thuế phải nộp của người nộp thuế phù hợp với các nguyên tắc quy định tại Nghị định này.
Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán, quản lý thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp.
3. Phương pháp phân bổ lợi nhuận giữa các bên liên kết:
a) Các trường hợp áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận của các bên liên kết, bao gồm: Người nộp thuế tham gia thực hiện giao dịch liên kết tổng hợp, đặc thù, duy nhất, khép kín trong tập đoàn, các hoạt động phát triển sản phẩm mới, sử dụng công nghệ độc quyền, tham gia vào chuỗi giá trị giao dịch độc quyền của tập đoàn hoặc quá trình phát triển, gia tăng, duy trì, bảo vệ và khai thác tài sản vô hình độc quyền, không có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc các giao dịch có liên quan chặt chẽ, thực hiện đồng thời, các giao dịch tài chính phức tạp liên quan đến nhiều thị trường tài chính trên thế giới; hoặc người nộp thuế tham gia các giao dịch liên kết kinh tế số, không có căn cứ để xác định giá giữa các bên liên kết hoặc tham gia việc tạo giá trị tăng thêm thu được từ hợp lực trong tập đoàn hoặc người nộp thuế thực hiện chức năng tự chủ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh và không phải đối tượng áp dụng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Nguyên tắc áp dụng: Phương pháp phân bổ lợi nhuận là phương pháp phân bổ tổng lại nhuận của giao dịch liên kết để xác định lợi nhuận của người nộp thuế. Phương pháp phân bổ lợi nhuận được áp dụng đối với: Tổng lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm năng của các giao dịch liên kết quy định tại điểm a khoản này được xác định bằng các số liệu tài chính trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ; giá trị và lợi nhuận của giao dịch liên kết phải được xác định theo cùng phương pháp kế toán trong toàn bộ thời gian áp dụng phương pháp phân bổ lợi nhuận;
c) Phương pháp xác định: Lợi nhuận được điều chỉnh của người nộp thuế được phân bổ trên tổng lợi nhuận của giao dịch liên kết, bao gồm lợi nhuận thực tế và lợi nhuận tiềm năng của các bên tham gia giao dịch liên kết có thể thu được.
Lợi nhuận được điều chỉnh của người nộp thuế là tổng lợi nhuận cơ bản và lợi nhuận phụ trội. Lợi nhuận cơ bản xác định theo phương pháp so sánh lợi nhuận quy định tại khoản 2 Điều này. Lợi nhuận phụ trội xác định theo tỷ lệ phân bổ dựa trên một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản hoặc nhân lực của các bên liên kết tham gia giao dịch và phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập.
Trường hợp không đủ thông tin, dữ liệu để phân bổ lợi nhuận được điều chỉnh theo quy định trên, việc phân bổ có thể dựa trên một hoặc một số yếu tố như doanh thu, chi phí, tài sản hoặc nhân lực của các bên liên kết tham gia giao dịch và phù hợp nguyên tắc giao dịch độc lập.
d) Lợi nhuận được điều chỉnh của người nộp thuế là căn cứ xác định thu nhập chịu thuế và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, nhưng không làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế.
1. Giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế không được trừ vào chi phí tính thuế trong kỳ, bao gồm:
a) Chi phí thanh toán cho bên liên kết không thực hiện bất kỳ hoạt động sản xuất, kinh doanh nào liên quan đến ngành nghề, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế;
b) Chi phí thanh toán cho bên liên kết có hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng quy mô tài sản, số lượng nhân viên và chức năng sản xuất, kinh doanh không tương xứng với giá trị giao dịch mà bên liên kết nhận được từ người nộp thuế;
c) Chi phí thanh toán cho bên liên kết không có quyền lợi, trách nhiệm liên quan đối với tài sản, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế;
d) Chi phí thanh toán cho bên liên kết là đối tượng cư trú của một nước hoặc vùng lãnh thổ không thu thuế thu nhập doanh nghiệp, không góp phần tạo ra doanh thu, giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế.
2. Giao dịch cung cấp dịch vụ giữa các bên liên kết:
a) Trừ các khoản chi quy định tại điểm b khoản này, người nộp thuế được trừ các khoản chi phí dịch vụ vào chi phí tính thuế trong kỳ nếu đáp ứng đủ các điều kiện như sau: Dịch vụ được cung cấp có giá trị thương mại, tài chính, kinh tế và phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế; dịch vụ từ các bên liên kết chỉ được xác định đã cung cấp trong điều kiện hoàn cảnh tương tự các bên độc lập chi trả cho các dịch vụ này; phí dịch vụ được thanh toán trên cơ sở nguyên tắc giao dịch độc lập và phương pháp tính giá giao dịch liên kết hoặc phân bổ mức phí dịch vụ giữa các bên liên kết phải được áp dụng thống nhất trong toàn tập đoàn đối với loại hình dịch vụ tương tự và người nộp thuế phải cung cấp hợp đồng, chứng từ, hóa đơn và thông tin về phương pháp tính, yếu tố phân bổ và chính sách giá của tập đoàn đối với dịch vụ được cung cấp.
Trường hợp liên quan đến các trung tâm thực hiện chức năng chuyên môn hóa và hợp lực tạo giá trị tăng thêm của tập đoàn, người nộp thuế phải xác định tổng giá trị tạo ra từ các chức năng này, xác định mức phân bổ lợi nhuận phù hợp với giá trị đóng góp của các bên liên kết sau khi đã trừ (-) mức phí dịch vụ tương ứng cho bên liên kết thực hiện chức năng điều phối, cung cấp dịch vụ của giao dịch độc lập có tính chất tương đồng.
b) Chi phí dịch vụ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: Chi phí phát sinh từ các dịch vụ được cung cấp chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích hoặc tạo giá trị cho các bên liên kết khác; dịch vụ phục vụ lợi ích cổ đông của bên liên kết; dịch vụ tính phí trùng lắp do nhiều bên liên kết cung cấp cho cùng một loại dịch vụ, không xác định được giá trị gia tăng cho người nộp thuế; dịch vụ về bản chất là các lợi ích người nộp thuế nhận được do là thành viên của một tập đoàn và chi phí mà bên liên kết cộng thêm đối với dịch vụ do bên thứ ba cung cấp thông qua trung gian bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ.
3. Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm.
Người nộp thuế kê khai tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong kê khai, xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế, bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu do các tổ chức kinh doanh thông tin cung cấp, bao gồm thông tin tài chính và dữ liệu của doanh nghiệp do các tổ chức này thu thập từ các nguồn thông tin công khai và lưu giữ, cập nhật, quản lý sử dụng (sau đây gọi là cơ sở dữ liệu thương mại);
b) Thông tin dữ liệu của các doanh nghiệp được công bố công khai trên thị trường chứng khoán;
c) Thông tin, dữ liệu công bố trên các sàn giao dịch hàng hóa, dịch vụ trong nước và quốc tế;
d) Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước công bố công khai hoặc các nguồn chính thức khác.
2. Cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế, bao gồm:
a) Cơ sở dữ liệu quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thông tin, dữ liệu trao đổi với các Cơ quan thuế đối tác;
c) Thông tin do các cơ quan bộ, ngành trong nước cung cấp cho Cơ quan thuế;
d) Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế.
Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế sử dụng trong quản lý rủi ro và ấn định giá giao dịch liên kết đối với các trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 12 Nghị định này.
3. Phân tích lựa chọn đối tượng so sánh độc lập để phân tích, xác định khoảng giao dịch độc lập tuân thủ nguyên tắc phân tích so sánh và các phương pháp xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Nghị định này, theo thứ tự ưu tiên lựa chọn dữ liệu so sánh như sau:
a) Đối tượng so sánh nội bộ của người nộp thuế;
b) Đối tượng so sánh cư trú cùng quốc gia, lãnh thổ với người nộp thuế;
c) Đối tượng ở các nước trong khu vực có điều kiện ngành và trình độ phát triển kinh tế tương đồng.
Trường hợp lựa chọn đối tượng so sánh nước ngoài tại các thị trường địa lý khác, phải phân tích tính tương đồng và các khác biệt trọng yếu định tính và định lượng theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 6 và khoản 2 Điều 7 Nghị định này.
1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có các quyền theo quy định của Luật quản lý thuế.
2. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, không làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.
Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc lựa chọn phương pháp xác định giá theo quy định tại Nghị định này khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.
3. Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định này có trách nhiệm kê khai thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và nộp cùng Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
4. Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết gồm:
a) Hồ sơ quốc gia theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam có doanh thu hợp nhất toàn cầu trong kỳ tính thuế từ mười tám nghìn tỷ đồng trở lên, có trách nhiệm lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao tại nước ngoài, người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp bản sao Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao trong trường hợp Công ty mẹ tối cao của người nộp thuế phải nộp Báo cáo này cho Cơ quan thuế nước sở tại theo biểu mẫu kê khai của Cơ quan thuế nước sở tại hoặc Biểu mẫu kê khai theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trong trường hợp người nộp thuế không cung cấp được Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia, người nộp thuế phải có văn bản giải thích lý do, căn cứ pháp lý và trích dẫn quy định pháp luật cụ thể của nước đối tác về việc không cho phép người nộp thuế cung cấp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
5. Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được lập trước thời điểm kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm và phải lưu giữ, xuất trình theo yêu cầu cung cấp thông tin của Cơ quan thuế. Khi Cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các thông tin tài liệu, chứng từ của người nộp thuế cung cấp cho Cơ quan thuế theo quy định của pháp luật quản lý thuế. Các dữ liệu, chứng từ và tài liệu sử dụng làm căn cứ phân tích so sánh, xác định giá giao dịch liên kết phải nêu rõ nguồn gốc xuất xứ. Trường hợp dữ liệu của các đối tượng so sánh độc lập là số liệu kế toán, người nộp thuế có trách nhiệm lưu trữ và cung cấp cho Cơ quan thuế bằng bản mềm, dưới định dạng bảng tính.
6. Người nộp thuế có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các thông tin, tài liệu tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết khi có yêu cầu của Cơ quan thuế trong quá trình tham vấn trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điều 12 Nghị định này. Thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết không quá 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản yêu cầu của Cơ quan thuế. Trường hợp người nộp thuế có lý do chính đáng thì thời hạn cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết được gia hạn 01 lần không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn.
7. Công ty tư vấn, kiểm toán độc lập hoặc công ty kinh doanh làm thủ tục về thuế là đại diện cho người nộp thuế lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết có trách nhiệm tuân thủ pháp luật quản lý thuế đối với doanh nghiệp có quan hệ liên kết quy định tại Nghị định này và chịu trách nhiệm trước pháp luật theo quy định.
8. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể nội dung thông tin để lập các Mẫu số 01, số 02, số 03 và số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
1. Người nộp thuế được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
a) Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;
b) Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
c) Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:
- Phân phối: Từ 5% trở lên;
- Sản xuất: Từ 10% trở lên;
- Gia công: Từ 15% trở lên.
Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.
1. Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết theo quy định của pháp luật thuế.
2. Cơ quan thuế căn cứ các nguyên tắc phân tích so sánh, nguyên tắc và phương pháp xác định giá giao dịch liên kết được quy định tại Nghị định này và các thông tin kê khai nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp có giao dịch liên kết để thực hiện ấn định thuế trong các trường hợp sau:
a) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ: Việc ấn định doanh thu, chi phí hoặc thu nhập chịu thuế để xác định nghĩa vụ thuế được thực hiện theo các nguyên tắc phân tích so sánh, phương pháp xác định giá giao dịch liên kết và cơ sở dữ liệu sử dụng trong quản lý giá giao dịch liên kết quy định tại Nghị định này;
b) Các trường hợp khác: Việc ấn định thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế theo quy định về ấn định thuế đối với doanh nghiệp chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ hoặc các quy định xử lý vi phạm về thuế.
3. Cơ quan thuế có quyền ấn định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận được sử dụng để kê khai tính thuế, ấn định thu nhập chịu thuế hoặc số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết trong kỳ tính thuế căn cứ các thông tin, dữ liệu và phân tích đánh giá của Cơ quan thuế, trong các trường hợp người nộp thuế có các hành vi vi phạm pháp luật về xác định giá giao dịch liên kết sau:
a) Người nộp thuế không kê khai, kê khai không đầy đủ thông tin hoặc không nộp Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Người nộp thuế cung cấp không đầy đủ thông tin Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết quy định tại Mẫu số 02, Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này hoặc không xuất trình Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết và các dữ liệu, chứng từ và tài liệu được sử dụng làm căn cứ phân tích so sánh, xác định giá tại Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo yêu cầu của Cơ quan thuế trong thời hạn theo quy định tại Nghị định này;
c) Người nộp thuế sử dụng các thông tin về giao dịch độc lập không trung thực, không đúng thực tế để phân tích so sánh, kê khai xác định giá giao dịch liên kết hoặc dựa vào các tài liệu, dữ liệu và chứng từ không hợp pháp, không hợp lệ hoặc không nêu rõ nguồn gốc xuất xứ để xác định mức giá, tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận áp dụng cho giao dịch liên kết;
d) Người nộp thuế có hành vi vi phạm các quy định về xác định giá giao dịch liên kết tại Điều 11 Nghị định này.
4. Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin do người nộp thuế cung cấp liên quan đến việc xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này. Việc cung cấp thông tin cho các cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Trường hợp qua thanh tra, kiểm tra xác định giá giao dịch liên kết có phát sinh vướng mắc về cơ chế, chính sách liên quan đến các ngành, lĩnh vực chuyên ngành, Cơ quan thuế lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan, cụ thể:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành, các tổ chức, hiệp hội chuyên ngành;
b) Cơ quan thuế có trách nhiệm cung cấp hồ sơ, thông tin, tài liệu liên quan đến xác định giá giao dịch liên kết cho các cơ quan, tổ chức chuyên ngành được lấy ý kiến. Các cơ quan, đơn vị được lấy ý kiến có trách nhiệm bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật.
6. Cơ quan thuế trao đổi thông tin với người nộp thuế và Cơ quan thuế đối tác theo thủ tục thẩm vấn trước, trong và sau quá trình thanh tra, kiểm tra giá giao dịch liên kết như sau:
a) Trường hợp qua việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế đối với giá giao dịch liên kết, Cơ quan thuế thấy cần thiết trao đổi thông tin trước với người nộp thuế về Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế, Cơ quan thuế gửi công văn đề nghị tổ chức tham vấn với người nộp thuế để trao đổi, cung cấp trước các thông tin về Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo quy định tại Nghị định này;
b) Trường hợp Cơ quan thuế cần thực hiện việc liên lạc, trao đổi với Cơ quan thuế đối tác về Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia và các thông tin liên quan khác thực hiện theo quy định tại điều khoản về thủ tục thỏa thuận song phương và trao đổi thông tin tại Hiệp định thuế có liên quan. Trong trường hợp cần thiết, Cơ quan thuế thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế về việc tạm dừng thanh tra, kiểm tra để tiến hành trao đổi thông tin với Cơ quan thuế đối tác theo quy định của pháp luật thuế;
c) Cơ quan thuế có trách nhiệm tạo điều kiện cho người nộp thuế chứng minh, giải trình về số liệu, dữ liệu của đối tượng so sánh độc lập sử dụng trong Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết.
7. Trường hợp Cơ quan thuế ký Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá với người nộp thuế, Cơ quan thuế có trách nhiệm:
a) Thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
b) Quản lý, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá của người nộp thuế theo quy định.
1. Bộ Tài chính:
a) Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này;
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý nhà nước về giá giao dịch liên kết;
c) Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định về giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước
Phối hợp cung cấp thông tin, số liệu về các khoản vay và trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp cụ thể có giao dịch liên kết trên cơ sở danh sách do Cơ quan thuế yêu cầu, bao gồm dữ liệu về kim ngạch khoản vay, lãi suất, kỳ trả lãi, trả gốc, thực tế rút vốn, trả nợ (gốc, lãi) và các thông tin liên quan khác (nếu có).
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp cung cấp dữ liệu đăng ký ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp; cơ sở dữ liệu về cơ cấu vốn đầu tư tại thời điểm cấp phép và các thời điểm điều chỉnh, sửa đổi giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin liên quan đối với các dự án đầu tư khi cơ quan thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra xác định có dấu hiệu chuyển giá để trốn, tránh thuế theo đề nghị của Cơ quan thuế.
4. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
Phối hợp cung cấp cơ sở dữ liệu liên quan đến các hợp đồng chuyển giao công nghệ; hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; chuyển giao quyền đối với giống cây trồng; hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ sau khi được xác lập quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và cung cấp thông tin khi được lấy ý kiến cho Cơ quan thuế để thực hiện công tác quản lý thuế đối với các giao dịch liên kết.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông
Phối hợp cung cấp cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý và thông tin về giao dịch liên kết trong lĩnh vực kinh tế số theo đề nghị của Bộ Tài chính.
6. Bộ Công Thương
Phối hợp cung cấp cơ sở dữ liệu về cơ sở dữ liệu về giá giao dịch của các hàng hóa trên các sở giao dịch hàng hóa trong nước và thông tin theo chức năng nhiệm vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương, theo yêu cầu quản lý giá giao dịch liên kết của Cơ quan thuế.
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các sở, ban, ngành xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành phục vụ công tác quản lý giá giao dịch liên kết.
1. Related parties are parties having relationships where:
a) A party participates directly or indirectly in the management, control or equity of the other, or puts investment in the other;
b) Parties participate directly or indirectly in the common management, control, or the capital of or put investment in, other parties.
2. Related parties referred to in Clause 1 of this Article shall be subject to the following specific provisions:
a) An enterprise participates directly or indirectly in at least 25% of equity of the other enterprise;
b) Both enterprises own at least 25% of equity in which a third party participates directly or indirectly;
c) An enterprise is the shareholder who has the greatest ownership of equity of the other enterprise, or participates directly or indirectly in at least 10% of total share capital of the other enterprise;
d) An enterprise guarantees or offers another enterprise a loan under any form (even including third-party loans guaranteed by financing sources of related parties and financial transactions of same or similar nature) to the extent that the loan amount equals at least 25% of equity of the borrowing enterprise and makes up for more than 50% of total medium and long term debts of the borrowing enterprise;
dd) An enterprise appoints a member of the executive board responsible for the leadership or control of another enterprise provided the number of members appointed by the former accounts for more than 50% of total number of members of the executive board responsible for the leadership or control of the latter; or a member appointed by the former has the right to decide financial policies or business activities of the latter;
e) Both enterprises appoint more than 50% of membership of the executive board or have one member of the executive board authorized to decide financial policies or business activities who is appointed by a third party;
g) Both enterprises are managed or controlled in terms of their personnel, financial and business activities by individuals, each of whom is in one of the following relationships with the others such as a wife, husband, natural/foster father, natural/foster child, natural/foster older/younger sibling, brother/sister-in-law, maternal/paternal grandfather/grandmother, maternal/paternal grandchild, and maternal/paternal aunt, uncle and nibling;
h) Both business entities have transactions, either between their head offices and permanent establishments or between permanent establishments of overseas entities or individuals.
i) One or more enterprises is/are put under control of one individual through either his/her capital participation into that enterprise or his direct involvement in administration of that enterprise;
k) In other cases where an enterprise is in reality under management of, or control of decision on, business activities of the other enterprise.
Article 6. Comparability analysis, selection of independent comparables for the purpose of comparing and determining prices of related-party transactions
1. Arm’s-length and substance-over-form doctrines shall be used for identifying the nature of related-party transactions which is the same as that of independent comparables.
a) The nature of transactions prescribed by legally binding agreements, documents or arrangements on transactions of related parties is compared to the reality of execution of these transactions by such parties. Where taxpayers have related-party transactions arising without entering into any agreement in writing or with agreements incompliant with the arm's length principle, or do not adhere to that principle of arm’s length transactions between unrelated parties when performing these transactions in reality, related-party transactions must be defined by the very nature of business transactions between independent parties, i.e. the business transaction where related parties receiving sales revenue or income from related-party transactions with taxpayers shall have the right to own, and control risks in trading, assets, commodities, services and resources, and the right to create economic benefits and generate income from shares, equities and other financial instruments, and taxpayers incurring expenses from transactions with related parties must either directly receive economic benefits or values, or contribute to creating sales revenue, value added to business activities of taxpayers in conformity with the arm’s length principle;
b) The nature of transactions is defined by the method of collecting information, evidences and data on transactions or risks posed to related parties in the reality of business activities.
2. Comparability analysis must ensure comparability between independent comparables and related-party transactions, must not cause any difference materially affecting the level of price, profit margin or profit distribution rate between parties. In case where there exists any difference materially affecting the level of price, profit margin or profit distribution rate, it is necessary to analyse, determine, correct and eliminate that material difference based on comparable factors, referred to in Clause 3 of this Article, and in conformity with specific transfer pricing methods, referred to in Article 7 hereof.
Comparability analysis serves the purpose of finding similar independent comparables:
a) Selection of internal independent comparables is a transaction between taxpayers and unrelated parties, ensures comparability and does not cause any difference materially affecting the level of price, profit margin or profit distribution rate. Where there is none of the internal independent comparables, selection of comparables shall be subject to Point b and c Clause 3 Article 9 hereof. Comparison between related-party and arm’s length transactions shall be made on the basis that each transaction is compared with each comparable product. Where it is unlikely to make a comparison by specific products, aggregation of transactions must ensure conformity with the nature and reality of business activities, and application of the method of valuation of related-party transactions shall be subject to provisions laid down in Article 7 hereof;
b) Financial data of comparables must ensure reliability in order to be used for tax declaration and assessment purposes, and conformance to regulations on accounting, statistics and taxation. Time of transactions performed by independent comparables must coincide with time of related-party transactions or must be constituted by the financial year coinciding with the financial year of taxpayers, except for special cases in which it is necessary to expand the time frame of comparison under the provisions of Point d of this Clause. Data must be properly formatted as the basis for comparing or calculating levels of prices at the transaction time or within the same tax period; the comparability analysis data on profit margin or profit distribution rate must be collected in three consecutive tax periods. Taxpayers shall round decimal values of ratios or comparative rates up to the nearest hundredth at their fractional parts. Where relative values derived from data released without attached absolute numbers and this rounding method is not used, the data released shall be accepted on conditions that reference sources thereof must be cited;
c) The minimum number of independent comparables shall be selected after completion of comparability analysis and adjustment for material differences as follows: One comparable selected in case of related-party transactions performed or taxpayers performing related-party transactions and independent comparables without any difference; three comparables selected in the event that there are certain differences existing in independent comparables and there are not sufficient information or data provided as the bases for eliminating all of the material differences, and over five comparables selected only when there is any information or data used as the basis for eliminating most of the material differences existing in these independent comparables;
In cases where selected comparables are not equally reliable, the statistical probability method shall be applied to determine the standard arm’s length range and the value standing in the midst of the range shall be selected to adjust and re-determine the level of price, profit margin or profit distribution rate of taxpayers according to the transfer pricing methods prescribed by Article 7 hereof;
d) Where it is unlikely to find independent comparables with related-party transactions of particular or sole nature, the scope of comparability analysis in terms of the sector, geographical market and comparison time should be expanded so as to search for independent comparables. Expansion of the comparability analysis scope shall be carried out in the following manner: Selecting independent comparables by economic subsectors that are of high comparability with subsectors in which taxpayers are operating in the same geographical market; expanding the geographical market to regional countries that have similar sectoral conditions and economic development levels.
Where the scope of comparability analysis for selection of independent comparables is expanded to different geographical markets, it is necessary that quantitative and qualitative analysis of comparability and material differences must be made under the provisions of Point e of this Clause and Clause 2 Article 7 hereof; or figures or data obtained from independent comparables in the previous year should be used and adjustment for material differences resulting from the time-related factor (if any) should be made.
Time of expanding the scope of collection of figures or data from independent comparables shall be restricted to one financial year in comparison with the financial year defined by taxpayers if the pricing method stipulated by Clause 2 Article 7 hereof is used.
dd) On the basis of the pricing method and selected independent comparables, adjustment for level of price, profit margin or profit distribution rate of taxpayers shall be made in order to determine corporate income tax obligations of taxpayers without making any reduction in tax obligations to the state budget.
3. Comparability analysis shall be made by using the method of comparing, reviewing and correcting material differences in comparability factors in order to select independent comparables.
a) Comparability factors include specifications of commodities, services and assets (hereinafter referred to as product specification); functions and assets, business risks; contractual terms and economic conditions in case of transactions occurring;
b) Analysis of functions and assets, business risks is required to determine main functions associated with use of types of assets, capital and expense, including cooperation in utilization of human resources, sharing of costs between related parties and risks from investment in assets, capital as well as risks associated with profitability relating to business transactions. Functional analysis is considered as the basis for determining and re-distributing risks incurred from actual business activities performed by related parties;
c) Analysis of particular comparability factors of intangible assets is required to review and analyze rights to generate economic benefits stipulated in contracts or agreements, and non-contractual relationships that generate economic benefits to parties. Analysis of intangible assets must be based on ownership of assets, potential profits earned from intangible assets, restrictions on the geographical coverage in use of the rights to intangible assets; life cycle of intangible assets; rights and relationships that generate economic benefits; assignment of the right to get involved in developing intangible assets and operating functions or capability of controlling actual business risks of each related party relating to the entire process of developing, increasing, maintaining, protecting and utilizing intangible assets;
d) Analysis of economic conditions under which transactions arise is required to cover cost advantages based on such factors as geographical positions, special functions; level of development of market and economic conditions of business industries or sectors in which taxpayers are operating;
dd) Comparability analysis for elimination of material differences is an analysis aimed at eliminating quantitative and qualitative differences that may exist in financial information or data materially influencing factors used as the benchmarks for determining prices of related-party transactions according to specific pricing methods referred to in Article 7 hereof. Determination of material differences is carried out on qualitative and quantitative basis, including the quantitative difference defined as the difference determined by absolute numbers in business cycle, number of years of establishment and operation of an enterprise or relative numbers representing differences in financial indicators according to particular investment sectors or operational functions, differences in current capital; the qualitative difference defined as information identified based on specific pricing methods.
Information is considered material, including the difference in product specifications, contractual terms, functions, assets and risks and business sectors or activities and economic conditions of taxpayers and independent comparables; the differences in investment policies, environment and impacts of input costs in different geographical markets.
Quantitative and qualitative differences need to be reviewed and adjusted in relation to comparability factors materially influencing the transfer pricing method referred to in Article 7 hereof.
e) The analytical result shall be considered the basis for selection of independent comparables in conformity with specific transfer pricing methods referred to Article 7 hereof.
4. Comparability analysis process is composed of the following steps:
a) Identifying the nature of related-party transactions before making analysis of comparability with independent comparables;
b) Comparably analyzing, finding and selecting independent comparables in the same or similar conditions on the basis of identifying comparison time, product specifications and contractual terms and conditions; analyzing the sector, market and economic conditions whenever transactions arise; analyzing related-party transactions and taxpayers performing related-party transactions; database sources; transfer pricing method and adjustment for any potential material difference;
c) Identifying the level of price, profit margin or profit distribution rate, based on the results of analysis of independent comparables, as the basis for comparison or application to determination of corporate income tax obligations of taxpayers and avoidance of any reduction in tax obligations to the state budget. Calculation method must be identically applied in the operating and business cycle or stage in agreement with functions and business models as prescribed by Article 7 hereof.
Article 7. Transfer pricing methods
Comparison method for determination of prices of related-party transactions (for the purpose of this Decree, shortly referred to as transfer pricing method) shall be applied according to the arm's length principle, transaction nature and functions of taxpayers to the extent that this method is assessed and applied in a consistent manner in the entire business cycle or stage; shall be applied with reference to financial data obtained from independent comparables selected according to comparability analysis principles referred to in Article 6 hereof. The transfer pricing method is selected amongst the following methods, based on features of related-party transactions, availability of information and data as well as the nature of the pricing method.
Transfer pricing methods shall be subject to the following provisions:
1. The method for comparing the price of related-party transaction with that of independent transaction (hereinafter referred to as arm’s length price comparison method):
a) The arm’s length price comparison method is applied in either cases where taxpayers perform transfer pricing of specifically classified products, tangible assets or specified services subject to trading conditions, commonly sold on the market or assigned prices quoted on the domestic and international exchanges of commodities or services; make payment of royalties on use of intangible assets; pay loan interest when performing lending and borrowing activities; or perform independent and related-party transactions in products that are of similar product specifications and subject to contractual terms and conditions;
b) The arm’s length price comparison method is implemented according to the principle that there is none of differences in product specifications and contractual conditions upon comparison between prices of independent transactions and these of related-party transactions which materially influence product prices. Where there are material differences in product prices, these material differences must be eliminated.
Such factors as product specifications and contractual terms and conditions, which have material effects on product prices, encompass the followings: characteristics, quality, brands and trademarks of products, and transaction scale and volume; terms and conditions of agreements on supply and transfer of products, including amount, duration of transfer of products, payment deadline and others; rights to distribute or consume commodities, services or assets that affect the economic value and the market where such transaction occurs and other factors affecting product prices such as economic conditions and operational functions of taxpayers.
c) Method of calculating the transfer price: Price of products in related-party transactions is adjusted based on the arm’s length price or the value point within the standard arm's length range of independent comparables as prescribed by this Decree.
Where the product price is quoted on the domestic and international exchange of commodities or services, the price of products in the transfer pricing shall be determined according to the price of product quoted at the comparable time and in the same or similar conditions.
Taxpayers purchasing machinery or equipment from foreign related parties must provide records or documents evidencing purchase prices thereof in accordance with the arm’s length principle upon the purchase time. For new machinery or equipment, the price in the transfer pricing is the price on the invoice demonstrating that the related party has purchased such machinery or equipment from the independent party. For used machinery or equipment of which the invoice or original document evidencing purchase is issued on the purchase date, asset revaluation shall be subject to applicable legislation on guidance on management, use and setting-aside of fixed asset amortization.
d) The result achieved from the transfer pricing is the taxable price used for declaring and determining the corporate income tax amount payable but does not cause any reduction in taxpayers’ tax obligations to the state budget.
2. Method for comparing the profit margin of taxpayers with that of independent comparables (hereinafter referred to as profit-comparison method):
a) The method for comparing the profit margin of taxpayers with that of independent comparables shall be applied in the cases where taxpayers do not have database and information in order to apply the arm’s length price comparison method referred to in Clause 1 of this Article; taxpayers cannot compare product-based transactions on the basis of specific transactions in specific products in the same or similar conditions; aggregation of transactions is carried out in order to ensure conformity to the business nature and reality, and successful selection of profit margins of appropriate independent comparables; or taxpayers fail to either exercise autonomy over the entire business chain or participate in execution of general or specific related-party transactions under the provisions of Clause 3 of this Article;
b) Application principle: Profit-comparison method shall be applied according to the principle that there is none of differences in operational functions, assets and risks; economic conditions and accounting and bookkeeping methods taken into consideration in a comparison thereof between taxpayers and independent comparables have material effects on the profit margin. Where there are material differences in profit margins, then these material differences must be eliminated.
Such factors as business functions, assets and risks and economic conditions that have material effects on profit margins include factors relating to assets, capital and costs; right to control and make a decision in reality to serve the purpose of performing main functions of taxpayers; nature of business industry and market for production and consumption of products; accounting and bookkeeping method and cost structure of products; economic conditions in which transactions occur.
Other factors determined based on the reality of execution of transactions performed by related parties include commercial or financial relationships of multinational corporations, technical assistance, disclosure of trade secrets, know-how, utilization of employees working under single or dual employment regime and economic conditions of a business industry or sector in which taxpayers are operating. Comparability factors other than those mentioned above include product specifications and contractual terms and conditions.
Where taxpayers doing business by performing their routine functions, without performing strategic decision-making functions and engaging in transactions of low added value comprise production or distribution enterprises which are not exposed to inventory risk or market risk and do not have sales revenue or costs arising from uses of intangible assets, they shall not have to incur operating losses arising from these risks;
c) Method of calculating the transfer price: The profit-comparison method shall help identify the relevant gross or net profit margins of taxpayers by using the gross or net profit margins of selected arm’s length comparables for comparison. Deciding on which profit margin where the gross profit or net profit is relative to such bases as total sales, costs or assets is selected shall vary depending on the nature and economic conditions of transactions; functions of taxpayers and accounting or bookkeeping methods of related parties. The bases for determination of the profit margin including sales revenue, costs or assets are data included in accounting records of taxpayers which are not subject to control taken or decision on prices of related-party transactions made by related parties.
- The method for comparing the gross profit to sales (the resale price method):
The purchase price (cost) of a commodity, service or asset sold by a related party shall equal (=) the resale price (net sales) of that commodity, service or asset resold to an independent party minus (-) the gross profit divided by the selling price (net sales) of a taxpayer less (-) certain other costs charged for the purchase price, such as import duties, customs fees, insurance costs or international shipping costs (if any).
The gross profit relative to the selling price (net sales) of a taxpayer, which is determined by comparing it with that of independent comparables, shall equal (=) the selling price (net sales) of a taxpayer multiplied (x) by the gross profit relative to the selling price (net sales) of selected independent comparables.
The gross profit relative to the selling price (net sales) of independent comparables shall be calculated as the value falling within the standard arm’s length range of the gross profit to the selling price (net sales) of independent comparables which are selected for adaptation to principles herein stipulated.
The purchase price (cost) of such commodity, service or asset sold by a related party, which is adjusted for independent comparables shall be the price for taxation or declaration of costs and determination of corporate income tax obligations which must be paid by taxpayers.
- The method for comparing the gross profit to the cost (the cost plus method):
The selling price or net sales of a commodity, service or asset sold to a related party shall be calculated as the arm’s length cost thereof plus (+) the gross profit relative to the cost of a taxpayer.
The gross profit relative to the cost of a taxpayer, which is determined by comparing it with that of independent comparables, shall equal (=) the cost paid by a taxpayer multiplied (x) by the ratio of gross profit to the cost paid by selected independent comparables.
The gross profit relative to the cost paid by selected independent comparables shall be calculated as the value falling within the standard arm’s length range of the ratio of the gross profit to the cost paid by independent comparables which are selected for adaptation to principles herein stipulated.
The transfer selling price (or net sales) which is adjusted for independent comparables shall be the price for taxation, declaration of costs and determination of corporate income tax obligations which must be paid by a taxpayer.
- The net profit margin comparison method:
The margin ratio of net profit before interest and corporate income tax to sales revenue, costs or assets of a taxpayer engaged in the transfer pricing shall be adjusted for the margin ratio of net profit before interest to sales revenue, costs or assets of selected independent comparables, based on which tax obligations of the taxpayer is adjusted or determined.
Net profit excludes difference in sales revenue and costs of financial operations.
The net profit margin to be selected shall be the value falling within the standard arm’s length range of the net profit margin of independent comparables which are selected for adjustment to or identification of taxable income and tax obligations of a taxpayer in conformity with the principles herein stipulated.
Margin indicators of the net profit before interest and corporate income tax shall be computed in accordance with provisions laid down in legislation on accounting, tax administration and corporate income tax.
3. Method for allocation of profits between related parties:
a) The method for allocation of profits between related parties shall be applied to either cases where a taxpayer engages in the transfer pricing which is of general, specific, sole or closed nature in a corporation, or develops new products, uses proprietary technologies, takes part in the value chain exclusively transacted within a corporation or the process of developing, increasing, maintaining, protecting and utilizing proprietary intangible assets in the absence of bases for determination of prices of transactions between related parties or transactions closely connected or simultaneously performed, or complicated financial transactions that relate to multiple financial markets across the globe; or a taxpayer engages in the digital transfer pricing in the absence of bases for determination of prices of transactions between related parties or participates in creation of added value from synergies within a corporation, or performs its functions to exercise autonomy over the entire production and business process, and is not covered under the provisions of Clause 1 and 2 of this Article;
b) Application principles: This method is defined as the method for allocating total profit generated from related-party transactions in order to determine profit of a taxpayer. This method shall be applied to total actual and potential profit of related-party transactions referred to in Point a of this Clause which are calculated by using financial data obtained on the basis of proper and valid evidencing documents; value and profit in the transfer pricing must be determined by using the same accounting method in the full time length of application of this method;
c) Calculation method: Adjusted profit of a taxpayer shall be allocated based on total profit of related-party transactions, including actual or potential profits likely to be obtained by parties engaging in the transfer pricing.
Adjusted profit of a taxpayer is expressed as primary profit plus extra profit. The primary profit is calculated according to the profit-comparison method referred to in Clause 2 of this Article. The extra profit is calculated on pro rata basis relative to one or certain factors such as sales, costs, assets or employees of related parties engaging in the transfer pricing and in conformity with the arm's length principle.
Through lack of information or data for apportionment of the adjusted profit stipulated above, such apportionment can be based on one or certain factors such as sales, costs, assets or employees of related parties engaged in the transfer pricing and conform to the arm's length principle.
d) The adjusted profit of a taxpayer shall be considered as the basis for determining the taxable income and corporate income tax amount payable, but shall not reduce tax obligations to the state budget.
Article 8. Determination of costs for assessment of tax in certain specific cases for enterprises engaged in particular related-party transactions
1. Related-party transactions which neither agree with the arm's length nature of transactions nor contribute to creating operating sales revenue or income of a taxpayer shall not incur any cost qualified as allowable tax deductions within a specified tax period, including:
a) Payments to a related parties that does not perform any business operations relating to the industry or business activities in which a taxpayer is operating;
b) Payments to a related party that performs business operations, but have the scale of assets, number of employees and operating functions incommensurate with the transactional value that this related party has obtained from a taxpayer;
c) Payments to a related party that does not have any right or responsibility relating to assets, commodities or services rendered to a taxpayer;
d) Payments to a related party that is a resident entity within a country or territory that does not collect corporate income tax, and that does not contribute to creating sales revenue or added value from business activities of a taxpayer.
2. Transactions where services are rendered between related parties:
a) Except for payments referred to in Point b of this Clause, a taxpayer can claim deductions for its service costs from tax within a specified tax period when meeting the following requirements where its services rendered have commercial, financial and economic value and are directly used in business activities of a taxpayer; services rendered by related parties are confirmed as already supplied only in the same conditions under which independent parties pay for these services; the arm's length principle and transfer pricing method or the method of allocation of service costs between related parties must be consistently applied in the entire corporation to payment of costs of similar services of which a taxpayer must provide a contract, evidencing documents, invoices and information concerning the method of calculation, factors of allocation and policies on prices within the corporation.
Where there is a connection with centers performing specialized functions and synergies in creating the added value for the corporation, a taxpayer must determine total value created from these functions and identify the level of profit allocation proportionate to value of participation by related parties from which relevant costs of services paid to a related party to perform coordination or service supply functions in arm’s length transactions of same or similar nature have been deducted.
b) Service costs that are not qualified as deductions from taxable incomes encompass costs arising from services rendered for the sole purpose of providing other related parties with benefits or values; services rendered to provide benefits for shareholders of related parties; services for which costs are repeatedly charged due to multiple related parties render the same services, or in which the added value offered to a taxpayer is unspecified; services which are, in nature, benefits obtained by a taxpayer as a member of a corporation and costs that a related party adds to third-party services rendered through a related intermediary without adding any value to these services.
3. Taxpayer’s total loan interest cost arising within a specified tax period qualified as a deduction from income subject to corporate income tax shall not exceed 20% of total net profit generated from business activities plus loan interest costs and amortization costs arising within that period.
This regulation shall not apply to taxpayers who are subjects of application of the Law on Credit Institutions and the Law on Insurance Business.
Taxpayers shall declare proportion of loan interest cost arising within a specified tax period according to the Form No. 01 hereto appended.
Article 9. Database used in declaration, determination and management of transfer prices
1. Database used in declaration, determination and management of transfer prices includes:
a) Database provided by information business organizations, including financial information and corporate data collected by these organizations from information sources which are publicly released, retained, updated, managed or used (hereinafter referred to as commercial database);
b) Corporate information or data publicly released on stock exchanges;
c) Information or data available on domestic and international commodity or service exchanges.
d) Information made available to the public by ministries or sectoral departments, or other official information sources.
2. Database used in order for tax authorities to manage transfer prices includes:
a) Database referred to in Clause 1 of this Article;
b) Information or data exchanged with counterparty tax authorities;
c) Information made available to tax authorities by ministries or sectoral departments;
d) Database owned by tax authorities.
Database owned by tax authorities shall be used for managing risks and setting transfer prices in the event that there is any violation against provisions set forth in Clause 3 Article 12 hereof.
3. Analyzing and selecting independent comparables in order to analyse and determine the arm's length range shall be subject to the principle of comparability analysis and the transfer pricing methods referred to herein, which follows the priority order in selecting comparison data as listed hereunder:
a) Internal comparables of taxpayers;
b) Resident comparables residing within the taxpayer’s country or territory;
c) Comparables of other regional states in the same or similar sectoral conditions and economic growth levels.
With regard to foreign comparables operating in different geographical markets, it is necessary to analyse comparability and quantitative and qualitative material differences referred to in Point e Clause 3 Article 6 and Clause 2 Article 7 hereof.
Article 10. Rights and obligations of taxpayers in declaration and determination of transfer prices
1. Taxpayers engaged in the transfer pricing as covered by this Decree shall be accorded rights under the provisions of the Law on Tax Administration.
2. Taxpayers engaged in the transfer pricing as covered by this Decree shall be held responsible for declaring and determining transfer prices, and shall be exempted from taking on obligations to pay corporate income tax within the territory of Vietnam in accordance with this Decree.
Taxpayers shall assume responsibility for demonstrating their compliance with this Decree in selection of a pricing method at the request of regulatory authorities.
3. Taxpayers engaged in the transfer pricing as covered by this Decree shall be held responsible for declaring information about related-party relationships and transactions by using the Form No. 01 given in the Appendix to this Decree and submitting it together with the corporate income tax finalization return.
4. Taxpayers shall be responsible for retaining and providing the transfer pricing documentation package, including:
a) Local file prepared by using the Form No.02 given in the Appendix to this Decree;
b) Master file containing information relevant for global corporations, prepared by using the Form No.03 given in the Appendix to this Decree;
c) Country-by-Country report of an ultimate parent company prepared by using the Form No.04 given in the Appendix to this Decree.
If a taxpayer having an ultimate parent company operates within the territory of Vietnam and generates at least eighteen thousand billions of Vietnam dong in global consolidated revenue, then it takes responsibility for preparing a Country-by-Country report included in the transfer pricing documentation package prepared by using the Form No. 04 given in the Appendix to this Decree.
For a taxpayer having an overseas ultimate parent company, a taxpayer shall be responsible for submitting a copy of its ultimate parent company’s Country-by-Country report where that ultimate parent company is required to submit this report to the host-country tax authority by using the declaration form given by that tax authority or the declaration form No. 04 given in the Appendix to this Decree. Where a taxpayer fails to provide a Country-by-Country report, that taxpayer is obligated to provide a written explanation letter in which reasons for such failure, legal bases, and references to specific legislative regulations of the counterparty country on prohibiting taxpayers from providing Country-by-Country reports, should be stated.
5. Transfer pricing documentation package must be prepared before the time of filing corporate income tax finalization returns each year, and must be stored and presented to meet the demand for information requested by tax authorities. When a tax authority carries out transfer pricing audit, the time limit for provision of the transfer pricing documentation package shall not exceed 15 working days from the date of receipt of request from provision of information.
The transfer pricing documentation package and information materials or evidencing documents provided by taxpayers to the tax authority shall be subject to laws and regulations on tax administration. Sources of data, evidencing documents and materials used as the bases for comparability analysis and determination of prices of related-party transactions must be clearly cited. Where data submitted by independent comparables are accounting figures, taxpayers shall be responsible for retaining and providing the tax authority with these data represented in a soft copy and in the spreadsheet format.
6. Taxpayers shall be responsible for providing, in an sufficient and accurate manner, and bearing legal responsibility for, information and documents included in the transfer pricing documentation package at the request of the tax authority during the consultation procedures prior to the audit as prescribed by Article 12 hereof. The time limit for submission of the transfer pricing documentation package is no longer than 30 working days from the date of receipt of the tax authority’s request. Where sound reasons are provided by taxpayers, the submission deadline shall be extended only once to no longer than 15 working days as from the expiry date.
7. Independent external consultancy or audit companies or tax filing companies which act on behalf of taxpayers to file the transfer pricing documentation package shall be responsible for complying with legislation on tax administration for enterprises engaged in the transfer pricing referred to herein and assume legal responsibility in accordance with laws and regulations.
8. The Ministry of Finance shall provide specific guidance on information used for completing the Form No. 01, 02, 03 and 04 given in the Appendix hereto appended.
Article 11. Safe harbor for transfer pricing documentation
1. A taxpayer shall be exempted from the transfer pricing documentation requirements referred to in Section III and IV of the Form 01 given in the Appendix to this Decree only if it is engaged in a related-party transaction with an entity that must pays corporate income tax within the territory of Vietnam, is subject to the same corporate income tax rate as applied to the taxpayer, and where neither of them is not offered the corporate income tax incentive within a specified tax period, but shall be required to provide bases for such exemption in Section I, II included in the Form No.01 of the Appendix to this Decree.
2. The taxpayer shall be responsible for declaration of transfer pricing information according to the Form No.01 given in the Appendix to this Decree but shall be exempted from the transfer pricing documentation in the following circumstances:
a) Taxpayer is engaged in the transfer pricing but the total revenue arising within a specified tax period is less than VND 50 billion and the total value of the related-party transactions arising within a specified tax period does not exceed VND 30 billion;
b) Taxpayer already entering into Advance Pricing Agreement (APA) has submitted the annual report in accordance with legislation on Advance Pricing Agreement. For those related party transactions which are not covered by the APA, taxpayers are obliged to comply with the aforesaid transfer pricing documentation requirements referred to in Article 10 hereof;
c) Taxpayer performing business activities by exercising routine functions, neither generating any revenue nor incurring any cost from operation or use of intangible assets, generating sales of less than VND 200 billion, as well as applying the ratio of net operating profit before loan interest and corporate income tax relative to sales revenue, engages in related-party transactions in the following sectors:
- Distribution: At least 5%;
- Manufacturing: At least 10%;
- Toll manufacturing: At least 15%.
Where taxpayer does not comply with the profit margins stipulated in this point, the aforesaid transfer pricing documentation shall be required.
Article 12. Duties and powers of tax authorities in management of prices of related-party transactions
1. Apply risk management practices to tax administration for prices of related-party transactions in accordance with legislation on taxation.
2. Tax authorities shall consult the comparability analysis principle, transfer pricing principle and methods referred to herein as well as information about tax obligations of enterprises engaged in the transfer pricing in order to carry out tax imposition in the following cases:
a) If enterprises fully comply with accounting, invoicing and evidencing documentation regulations, setting thresholds of revenue, costs or taxable income for the purpose of determination of tax obligations shall adhere to the comparability analysis principle, transfer pricing methods and databases used in management of prices of related-party transactions as prescribed by this Decree;
b) If enterprises fall into other cases, imposition of tax shall be based on the tax authority’s database in accordance with regulations on tax imposition applied to enterprises that have not fully complied with accounting, invoicing and evidencing document regulations or regulations on handling of tax violations.
3. Tax authorities shall have authority to set the level of price, profit margin or profit allocation rate which is used for tax assessment or setting thresholds for taxable revenue or corporate income tax amount payable with respect to taxpayers engaged in the transfer pricing within a specified tax period, based on information, data and analysis of assessment of the tax authority in the cases where taxpayers commit violation against transfer pricing legislation as follows:
a) Taxpayers do not provide or insufficiently provide information or do not submit the Form No.01 given in the Appendix hereto appended;
b) Taxpayers provide insufficient information required in the transfer pricing documentation package referred to in the Form No. 02, 03 given in the Appendix to this Decree or do not present the transfer pricing documentation package and data, evidencing documents and materials used as the basis for comparability analysis and redetermination of prices in the transfer pricing documentation package at the tax authority’s request within the permitted time limits referred to herein.
c) Taxpayers use inaccurate or unreliable information about independent information to carry out comparability analysis, declare and determine the transfer price, or rely on materials, data and evidencing documents which are illegitimate, invalid or are of unclear origin to determine the level of price, profit margin or profit allocation rate applicable to related-party transactions;
d) Taxpayers commits any violation against transfer pricing regulations set out in Article 11 hereof.
4. The tax authority shall be responsible for securing information provided by taxpayers relating to the transfer pricing in accordance with provisions laid down herein. Provision of information to other entities or organizations shall be subject to Clause 5 of this Article.
5. Where there is any issue relating to policies or regulations concerning industries and specialized sectors after the transfer pricing audit, the tax authority shall ask for advice from entities, organizations or individuals involved, specifically including:
a) Sectoral regulatory authorities, sectoral organizations or associations shall be advised;
b) The tax authority shall be responsible for providing dossiers, information and documents relating to the transfer pricing for sectoral entities or organizations giving advice. Entities giving advice shall be responsible for securing information in accordance with laws and regulations.
6. The tax authority shall exchange information with taxpayers and counterparty tax authorities according to the consultation procedures implemented prior to, during and after the transfer pricing audit as follows:
a) Where, through application of risk management measures to tax administration of prices of related-party transactions, the tax authority finds it necessary to exchange information with taxpayers about the Form No.01 given in the Appendix to this Decree and the transfer pricing documentation package of taxpayers, the tax authority shall send a request for consultation with taxpayers in order to exchange and provide in advance information about the transfer pricing documentation package of taxpayers in accordance with provisions set forth in this Decree;
b) Where the tax authority needs to contact or discuss with the tax authority about the Country-by-Country report and other relevant information under the provisions on bilateral agreement and information exchange formalities in the relevant tax treaties. Where necessary, the tax authority shall notify taxpayers in writing of temporary suspension of the transfer pricing audit in order to exchange information with the counterparty tax authority in accordance with legislation on taxation;
c) The tax authority shall be responsible for facilitating taxpayer's demonstration of and explanation for figures or data of independent comparables used in the transfer pricing documentation package.
7. Where the tax authority signs the APA with taxpayers, the tax authority shall assume the following responsibilities:
a) Manage and audit related-party transactions which are not covered by the APA according to the risk management principle.
b) Manage and audit compliance of taxpayers with the APA in accordance with laws and regulations.
Article 13. Responsibilities of ministries, sectoral departments and People's Committees of centrally-affiliated cities and provinces
1. The Ministry of Finance:
a) Assume responsibility for state management of prices of related-party transactions in accordance with provisions laid down herein;
b) Undertake and collaborate with the Ministry of Information and Communications in communicating or disseminating state management of prices of related-party transactions;
c) Audit implementation of transfer pricing regulations set out herein.
2. The State Bank
Cooperate in provision of information or data on foreign loans and debt repayments of particular enterprises engaged in the transfer pricing with reference to the list requested by the tax authority, including data on loan turnover, interest rate, periods of interest and principal payment, actual fund withdrawal, debt (principal or interest) payment and other related information (if any).
3. The Ministry of Planning and Investment
Cooperate in provision of data for registration of business industry of enterprises; database concerning investment fund structure at the licensing time and time of adjustment and amendment to the investment certificate or the business registration certificate and relevant information on investment projects when the tax authority conducting the transfer pricing audit demonstrates that there is a sign of transfer pricing for tax evasion or avoidance purposes at the tax authority's request.
4. The Ministry of Science and Technology and the Ministry of Agriculture and Rural Development shall, within their jurisdiction, have the following responsibilities and powers
Cooperate in provision of the database relating to technology transfer agreement; industrial property right assignment agreement; transfer of plant variety rights; application documents for intellectual property rights after industrial property rights, plant variety rights are established, and provide information when being consulted for the tax authority in order to carry out tax administration for related-party transactions.
5. The Ministry of Information and Communications
Cooperate in provision of the database of enterprises licensed to do business in the fields within its jurisdiction and information about related-party transactions in the digital economy at the Ministry of Finance’s request.
6. The Ministry of Industry and Trade
Cooperate in provision of the database of transfer prices of commodities available for transactions on domestic commodity exchanges and information within its scope of management or information required for management of transfer prices by the tax authority.
7. People’s Committees of centrally-affiliated cities and provinces
Direct the Departments of Planning and Investment, Departments of Finance and departments, subdepartments or divisions to establish the database within the scope of their sectoral management which is used for transfer pricing management.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực