Chương I Nghị định 20/2017/NĐ-CP: Quy định chung
Số hiệu: | 20/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 24/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2017 |
Ngày công báo: | 10/03/2017 | Số công báo: | Từ số 179 đến số 180 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp, Thuế - Phí - Lệ Phí | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
20/12/2020 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Nghị định này quy định nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định giá giao dịch liên kết; nghĩa vụ của người nộp thuế trong kê khai, xác định giá của giao dịch liên kết và kê khai nộp thuế; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý, kiểm tra, thanh tra thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.
2. Các giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này là các giao dịch phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.
1. Tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi chung là người nộp thuế) là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp kê khai và có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Cơ quan thuế bao gồm Tổng cục Thuế, Cục Thuế và Chi cục Thuế.
3. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý giá của giao dịch liên kết, bao gồm cả Cơ quan thuế của quốc gia, vùng lãnh thổ có Hiệp định thuế đang còn hiệu lực với Việt Nam.
1. Người nộp thuế có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai các giao dịch liên kết; loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác định nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có cùng điều kiện.
2. Cơ quan thuế thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra đối với giá giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận các giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp với ngân sách nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định đúng nghĩa vụ thuế quy định tại Nghị định này.
3. Nguyên tắc giao dịch độc lập được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độc lập, không có quan hệ liên kết tại các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
1. “Hiệp định thuế” là thuật ngữ rút gọn của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập ký kết giữa Việt Nam và các quốc gia, vùng lãnh thổ và Hiệp định sửa đổi, bổ sung các Hiệp định hiện có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
2. “Cơ quan thuế đối tác” là Cơ quan thuế của nước, vùng lãnh thổ ký kết Hiệp định thuế với Việt Nam.
3. “Giao dịch liên kết” là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm: Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.
4. “Giao dịch độc lập” là giao dịch giữa các bên không có quan hệ liên kết.
5. “Đối tượng so sánh độc lập” là các giao dịch độc lập hoặc doanh nghiệp thực hiện giao dịch độc lập được lựa chọn trên cơ sở phân tích so sánh, xác định đối tượng so sánh tương đồng để xác định mức giá; tỷ suất lợi nhuận; tỷ lệ phân bổ lợi nhuận nhằm xác định nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế, đảm bảo đúng quy định của Luật quản lý thuế và Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
6. “Khác biệt trọng yếu” là khác biệt về thông tin hoặc dữ liệu có ảnh hưởng quan trọng hoặc đáng kể đến mức giá; tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các bên tham gia giao dịch.
7. “Cơ sở dữ liệu của Cơ quan thuế” là các thông tin, dữ liệu do Cơ quan thuế xây dựng, quản lý theo quy định tại Luật quản lý thuế liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của người nộp thuế do cơ quan thuế thu thập, phân tích, lưu giữ, cập nhật và quản lý từ các nguồn khác nhau, bao gồm cả cơ sở dữ liệu và thông tin trao đổi với các cơ quan quản lý thuế, cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài.
8. Nguyên tắc “Bản chất quyết định hình thức” là nguyên tắc nhằm phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế để xác định bản chất của giao dịch liên kết làm cơ sở đối chiếu với các giao dịch độc lập tương đương, đảm bảo các giao dịch liên kết thể hiện đúng bản chất thương mại, kinh tế, tài chính được tiến hành giữa các bên không có quan hệ liên kết, không để các quan hệ liên kết này chi phối làm sai lệch nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước của người nộp thuế. Nguyên tắc này căn cứ dữ liệu, thực tế thực hiện giao dịch giữa các bên liên kết để so sánh với giao dịch độc lập trong điều kiện tương đồng, không phụ thuộc hình thức của giao dịch được thể hiện trong hợp đồng, văn bản giữa các bên có quan hệ liên kết. Việc xác định bản chất quan hệ kinh tế, tài chính, thương mại của giao dịch liên kết được thực hiện dựa trên so sánh, đối chiếu với các giao dịch độc lập có điều kiện tương đồng.
9. “Khoảng giá trị giao dịch độc lập” là tập hợp các giá trị về mức giá; tỷ suất lợi nhuận hoặc tỷ lệ phân bổ lợi nhuận của các đối tượng so sánh độc lập được Cơ quan thuế và người nộp thuế lựa chọn trên cơ sở dữ liệu quy định tại Điều 9 Nghị định này. Các giá trị thuộc tập hợp này có mức độ so sánh tin cậy tương đương nhau. Trong trường hợp cần thiết, áp dụng phương pháp xác suất thống kê để xác định khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn và giá trị giữa mang tính chất đại diện, phổ quát, phổ biến nhằm tăng độ tin cậy của tập hợp các đối tượng so sánh độc lập.
10. “Công ty mẹ tối cao của tập đoàn” là thuật ngữ sử dụng để chỉ pháp nhân có vốn chủ sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp tại các pháp nhân khác của một tập đoàn đa quốc gia và không bị sở hữu bởi bất kỳ pháp nhân nào khác. Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty mẹ tối cao của tập đoàn không được hợp nhất vào bất kỳ báo cáo tài chính của một pháp nhân nào khác trên toàn cầu.
1. This Decree deals with principles, methods, processes and procedures for determining prices of related-party transactions; obligations of a taxpayer in declaration and determination of the price of a related-party transaction, and tax declaration and payment; responsibilities of regulatory authorities for tax compliance management, check and audit for a taxpayer engaged in the transfer pricing.
2. Related-party transactions covered by this Decree are those arising from business activities of taxpayers engaged in the transfer pricing stipulated by Article 5 hereof, except trades in commodities or services subject to the Government’s price adjustment that must comply with the legislation on price.
Article 2. Subjects of application
1. Commodity or service production and business entities (hereinafter referred to as taxpayers) that are entities paying corporate income tax according to the declaration method and performing transactions with related parties under the provisions of Article 5 hereof.
2. Tax authorities including General Department of Taxation, Department of Taxation and Subdepartment of Taxation.
3. Other state regulatory authorities, entities or individuals involved in application of regulations on management of the prices of related-party transactions, including tax authorities of the countries or territories that are parties to tax treaties with Vietnam still in force.
Article 3. Principles of application
1. Taxpayers engaged in transfer pricing must make declaration of their related-party transactions; eliminate factors causing reduction in tax obligations that are controlled or affected by related-party relationships in order to define tax obligations imposed on related-party transactions which are comparable to independent transactions having the same requirements.
2. Tax authorities should manage, check and inspect prices of related-party transactions performed by taxpayers according to the arm’s-length and substance-over-form principles in order to refuse to recognize related-party transactions reducing tax obligations of enterprises to the state budget and make adjustment to the prices of related-party transactions so as to correctly define tax obligations as prescribed by this Decree.
3. The arm’s-length principle should be applied in the same manner as the principles applied to transactions between independent parties which do not have any related-party relationship in tax treaties in force in Vietnam.
1. “Tax treaty” is the shortened term of the agreement on avoidance of double taxation and prevention of tax evasion with respect to income taxes which is signed between Vietnam and other states, and the agreement on revision of the agreements currently in force in Vietnam.
2. “Party tax authority” is tax authorities of states which are parties to tax treaties with Vietnam.
3. “Related-party transaction” is transactions arising between parties having related-party relationships during their production and business process, including purchase, sale, exchange, hire and rent with(out) rental fee for, transfer, and assignment, of machinery, equipment and commodities, and providing services; borrowing, lending, financial service, financial guarantee and other financial instruments; purchase, sale, exchange, hire and rent with(out) rental fee for, transfer and assignment of tangible assets, intangible assets and agreement on joint use of resources such as synergies and cooperations in utilization of human resources; sharing of costs between related parties.
4. "Independent transaction” is a transaction between unrelated parties.
5. “Independent comparable” is independent transactions or enterprises performing independent transactions that are selected on the basis of comparability analysis or determination of comparables acting in the same or similar conditions to determine levels of prices, profit margins, profit allocation rates in order to assess taxpayers’ tax amounts payable to the state budget and ensure compliance with provisions set forth in the Law on Tax Administration and the Law on Corporate Income Tax.
6. “Material difference" is differences in information or data that cause significant or substantial effects on levels of prices, profit margins and profit allocation rates of parties involved in transactions.
7. “Database of the Tax Authority” is information and/or data that are established and/or managed by the Tax Authority in accordance with the Law on Tax Administration, relate to determination of tax obligations of taxpayers, and are collected, analyzed, stored, updated, and managed by tax authorities, from various sources, even inclusive of the databases and information exchanged with tax authorities and regulatory authorities of overseas countries.
8. “Substance-over-form principle” is the principle used to analyze business activities of taxpayers in order to indicate the nature of related-party transactions as the basis for comparison with independent transactions performed in the same or similar conditions, ensure that related-party transactions duly representing the commercial, economic and financial nature are performed between unrelated parties, or if performed between parties having related-party relationships, that these related-party relationships would not adversely influence tax obligations to the state budget incurred by taxpayers. This principle is based on data about and practical reality of transactions between related parties to compare with independent transactions in the same or similar conditions, and without reliance on forms of transactions expressed in contracts or arrangements between related parties. Identification of the nature of economic, financial or commercial relationship existing in related-party transactions is based on comparison with independent transactions in the same or similar conditions.
9. “Arm’s length range” is a range of values regarding levels of prices, profit margins, or profit allocation rates, of independent comparables that are selected by tax authorities and taxpayers with reference to the databases referred to in Article 9 hereof. Values in this range have the same or similar level of reliability comparability. Where necessary, the probability method would be used to identify the standard arm’s length range and the range of values between transactions having the typical, general and common natures in order to increase the reliability of independent comparables.
10. “Ultimate parent company” is a term used to refer to a legal entity that holds both direct and indirect ownership interests in another legal entity of a multinational corporation and is not owned by any other legal entity. A consolidated account of an ultimate parent company of a corporation is not consolidated into any financial account of any other legal entity around the globe.