Số hiệu: | 19/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 28/04/2023 | Ngày hiệu lực: | 28/04/2023 |
Ngày công báo: | 17/05/2023 | Số công báo: | Từ số 705 đến số 706 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Các trường hợp tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền là nội dung tại Nghị định 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 về hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền.
Theo đó, tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
- Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, ví điện tử và các loại tài khoản khác hoặc khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;
(Trước đây, tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định: Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, tài khoản thẻ và các loại tài khoản khác;
Khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp.)
- Khi khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản có tổng giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày trừ giao dịch tất toán;
Hoặc rút lãi tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính, khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính, giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu;
(Trước đây quy định: Khi khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn.
Giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn là giao dịch của khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản thanh toán nhưng không giao dịch trong vòng 6 tháng trở lên với tổng giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày.)
- Khi khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng hoặc giao dịch của các bên liên quan đến giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 và 31 Luật Phòng, chống rửa tiền hoặc dấu hiệu đáng ngờ khác do đối tượng báo cáo xác định;
(Trước đây quy định: Khi nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền.)
- Khi khách hàng bổ sung thông tin, tài liệu không trùng khớp với thông tin, tài liệu đã cung cấp trước đó hoặc thông tin, tài liệu do đối tượng báo cáo thu thập, xác định.
(Trước đây quy định: Khi nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.)
Ngoài ra, so với trước đây, đã bỏ quy định tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng với trường hợp khi thực hiện chuyển tiền điện tử nhưng thiếu thông tin về tên, địa chỉ hoặc số tài khoản của người khởi tạo.
Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/4/2023, thay thế Nghị định 116/2013/NĐ-CP và Nghị định 87/2019/NĐ-CP .
Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Phòng, chống rửa tiền về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; nhận biết khách hàng; tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi; giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước; căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo trì hoãn giao dịch.
1. Tổ chức tài chính.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
4. Tổ chức, cá nhân khác và các cơ quan có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.
Article 1. Scope of application
This Decree details a number of articles and clauses of the Law on Anti-Money Laundering in terms of principles, criteria and methods of national assessment of money laundering risks; customer identification; criteria for identification of beneficial owners; complex and unusually large transactions; state agencies having jurisdiction to receive information, records, documents, materials and reports; collection, processing and analysis of anti-money laundering information; exchange, provision and transfer of money laundering information with domestic competent agencies; grounds to suspect or detect blacklisted transaction-related parties and state agencies having jurisdiction to receive reports of transaction postponement.
Article 2. Subjects of application
1. Financial institutions.
2. Relevant non-financial businesses and professions.
3. Vietnamese natural or legal persons; foreign entities; aliens; international entities transacting with financial institutions, relevant non-financial businesses and professions.
4. Other natural or legal persons, and bodies or institutions related to money laundering prevention and control.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực