Nghị định 19/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền
Số hiệu: | 19/2023/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái |
Ngày ban hành: | 28/04/2023 | Ngày hiệu lực: | 28/04/2023 |
Ngày công báo: | 17/05/2023 | Số công báo: | Từ số 705 đến số 706 |
Lĩnh vực: | Tiền tệ - Ngân hàng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Các trường hợp tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền là nội dung tại Nghị định 19/2023/NĐ-CP ngày 28/4/2023 về hướng dẫn Luật Phòng, chống rửa tiền.
Các trường hợp tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng có hành vi rửa tiền
Theo đó, tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
- Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, ví điện tử và các loại tài khoản khác hoặc khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;
(Trước đây, tại Nghị định 116/2013/NĐ-CP quy định: Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, tài khoản tiết kiệm, tài khoản thẻ và các loại tài khoản khác;
Khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp.)
- Khi khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản có tổng giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày trừ giao dịch tất toán;
Hoặc rút lãi tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính, khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính, giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu;
(Trước đây quy định: Khi khách hàng thực hiện giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn.
Giao dịch không thường xuyên có giá trị lớn là giao dịch của khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản thanh toán nhưng không giao dịch trong vòng 6 tháng trở lên với tổng giá trị từ 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng trở lên trong một ngày.)
- Khi khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng hoặc giao dịch của các bên liên quan đến giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 và 31 Luật Phòng, chống rửa tiền hoặc dấu hiệu đáng ngờ khác do đối tượng báo cáo xác định;
(Trước đây quy định: Khi nghi ngờ giao dịch hoặc các bên liên quan đến giao dịch có liên quan đến hoạt động rửa tiền.)
- Khi khách hàng bổ sung thông tin, tài liệu không trùng khớp với thông tin, tài liệu đã cung cấp trước đó hoặc thông tin, tài liệu do đối tượng báo cáo thu thập, xác định.
(Trước đây quy định: Khi nghi ngờ về tính chính xác hoặc tính đầy đủ của các thông tin nhận biết khách hàng đã thu thập trước đó.)
Ngoài ra, so với trước đây, đã bỏ quy định tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng với trường hợp khi thực hiện chuyển tiền điện tử nhưng thiếu thông tin về tên, địa chỉ hoặc số tài khoản của người khởi tạo.
Nghị định 19/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/4/2023, thay thế Nghị định 116/2013/NĐ-CP và Nghị định 87/2019/NĐ-CP .
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/2023/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2023 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống rửa tiền ngày 15 tháng 11 năm 2022;
Theo đề nghị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
Chính phủ ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.
Nghị định này quy định chi tiết một số điều, khoản của Luật Phòng, chống rửa tiền về nguyên tắc, tiêu chí, phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền; nhận biết khách hàng; tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi; giao dịch có giá trị lớn bất thường hoặc phức tạp; cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo; thu thập, xử lý và phân tích thông tin phòng, chống rửa tiền; trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền với cơ quan có thẩm quyền trong nước; căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận báo cáo trì hoãn giao dịch.
1. Tổ chức tài chính.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
4. Tổ chức, cá nhân khác và các cơ quan có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.
1. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo các tiêu chí, phương pháp được pháp luật quy định, phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của Việt Nam.
2. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền phải xác định được mức độ rủi ro về rửa tiền của quốc gia.
3. Đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện sau đánh giá và cập nhật chính sách, chiến lược về phòng, chống rửa tiền tương ứng trong từng thời kỳ.
4. Thông tin, tài liệu, dữ liệu phục vụ việc đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền được thu thập từ cơ sở dữ liệu của các cơ quan có thẩm quyền, đối tượng báo cáo, tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm tuân thủ các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.
1. Tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền; tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền và tiêu chí hậu quả rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực.
2. Tiêu chí nguy cơ rửa tiền bao gồm tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng tội phạm nguồn trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá;
b) Tiêu chí nguy cơ rửa tiền đối với ngành, lĩnh vực bao gồm nguy cơ rửa tiền từ từng ngành, lĩnh vực trong nước và xuyên quốc gia được đánh giá.
3. Tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền bao gồm tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý và tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật, cụ thể như sau:
a) Tiêu chí tính toàn diện của khuôn khổ pháp lý bao gồm tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực;
b) Tiêu chí tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật bao gồm tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực.
4. Tiêu chí hậu quả của rửa tiền bao gồm:
a) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế;
b) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với hệ thống tài chính;
c) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực;
d) Tiêu chí tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội.
1. Phương pháp đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền là phương pháp chấm điểm.
2. Phương pháp chấm điểm được thực hiện trên cơ sở sử dụng bộ công cụ tính điểm đối với từng tiêu chí nêu tại Điều 4 Nghị định này để xếp hạng theo thang điểm từ 1 đến 5, cụ thể như sau:
a) Đối với tiêu chí nguy cơ rửa tiền: điểm 5 là có nguy cơ rửa tiền cao; điểm 4 là có nguy cơ rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có nguy cơ rửa tiền trung bình; điểm 2 là có nguy cơ rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có nguy cơ rửa tiền thấp;
b) Đối với tiêu chí mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền: điểm 5 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền thấp; điểm 4 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình thấp; điểm 3 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình; điểm 2 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền trung bình cao; điểm 1 là có mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền cao;
c) Đối với tiêu chí hậu quả của rửa tiền: điểm 5 là có hậu quả của rửa tiền cao; điểm 4 là có hậu quả của rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có hậu quả của rửa tiền trung bình; điểm 2 là có hậu quả của rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có hậu quả của rửa tiền thấp;
d) Đối với tiêu chí đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền: điểm 5 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền cao; điểm 4 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình cao; điểm 3 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình; điểm 2 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền trung bình thấp; điểm 1 là có rủi ro quốc gia về rửa tiền thấp.
3. Thông tin, số liệu, dữ liệu để đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp bộ công cụ tính điểm phù hợp với chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền.
1. Tổ chức tài chính phải nhận biết khách hàng trong các trường hợp sau:
a) Khi khách hàng lần đầu mở tài khoản, bao gồm tài khoản thanh toán, ví điện tử và các loại tài khoản khác hoặc khi khách hàng lần đầu thiết lập mối quan hệ với tổ chức tài chính nhằm sử dụng sản phẩm, dịch vụ do tổ chức tài chính cung cấp;
b) Khi khách hàng không có tài khoản hoặc có tài khoản nhưng không giao dịch trong thời gian 6 tháng liên tục trước đó thực hiện giao dịch nộp, rút hoặc chuyển khoản có tổng giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày trừ giao dịch tất toán hoặc rút lãi tiết kiệm, trả nợ thẻ tín dụng, trả nợ khoản cấp tín dụng cho tổ chức tài chính, khoản thanh toán định kỳ đã đăng ký với tổ chức tài chính, giao dịch rút lãi từ hoạt động đầu tư chứng khoán, đầu tư trái phiếu;
c) Khi khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng hoặc giao dịch của các bên liên quan đến giao dịch có một hoặc nhiều dấu hiệu quy định tại các Điều 27, 28, 29, 30 và 31 của Luật Phòng, chống rửa tiền hoặc dấu hiệu đáng ngờ khác do đối tượng báo cáo xác định;
d) Khi khách hàng bổ sung thông tin, tài liệu không trùng khớp với thông tin, tài liệu đã cung cấp trước đó hoặc thông tin, tài liệu do đối tượng báo cáo thu thập, xác định.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh trò chơi có thưởng, bao gồm: trò chơi điện tử có thưởng; trò chơi trên mạng viễn thông, mạng Internet; casino; xổ số; đặt cược phải nhận biết khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch với tổng giá trị từ 70.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương trở lên trong một ngày.
3. Tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, trừ hoạt động cho thuê, cho thuê lại bất động sản và dịch vụ tư vấn bất động sản phải nhận biết khách hàng đối với bên mua, bên bán trong hoạt động môi giới mua, bán bất động sản; đối với chủ sở hữu tài sản trong hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý bất động sản.
4. Tổ chức, cá nhân kinh doanh kim khí quý và đá quý phải nhận biết khách hàng khi khách hàng thực hiện giao dịch bằng tiền mặt mua hoặc bán kim khí quý, đá quý có giá trị từ 400.000.000 đồng hoặc bằng ngoại tệ tiền mặt có giá trị tương đương trở lên trong một ngày.
5. Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ thỏa thuận pháp lý phải nhận biết khách hàng khi thực hiện các giao dịch cho khách hàng liên quan đến thành lập, điều hành hoặc quản lý các thỏa thuận pháp lý.
6. Tổ chức, cá nhân khi cung cấp dịch vụ thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp phải nhận biết khách hàng khi khách hàng sử dụng hoặc yêu cầu sử dụng dịch vụ.
7. Tổ chức, cá nhân khi cung cấp dịch vụ giám đốc, thư ký công ty cho bên thứ ba phải nhận biết khách hàng đối với bên thứ ba và người giám đốc hoặc thư ký đó.
1. Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi đối với khách hàng là cá nhân như sau:
a) Trường hợp khách hàng mở tài khoản, đối tượng báo cáo xác định cá nhân sở hữu thực tế một tài khoản hoặc chi phối hoạt động của tài khoản đó;
b) Trường hợp khách hàng thiết lập mối quan hệ với đối tượng báo cáo, đối tượng báo cáo xác định cá nhân thiết lập mối quan hệ và thực tế chi phối mối quan hệ đó.
2. Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi đối với khách hàng là tổ chức như sau:
a) Đối tượng báo cáo xác định cá nhân thực tế nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp từ 25% vốn điều lệ trở lên của tổ chức đó hoặc cá nhân cuối cùng có quyền chi phối đối với khách hàng là tổ chức;
b) Trường hợp không xác định được cá nhân theo quy định tại điểm a khoản này, đối tượng báo cáo xác định ít nhất một người đại diện theo pháp luật của tổ chức, trừ trường hợp cá nhân đại diện vốn nhà nước trong tổ chức;
c) Trường hợp tổ chức là doanh nghiệp đã niêm yết trên các thị trường chứng khoán trong nước và nước ngoài, đồng thời thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của tổ chức đã được công bố, đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi là cá nhân được công bố đó.
3. Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi đối với thỏa thuận pháp lý theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Phòng, chống rửa tiền.
4. Đối tượng báo cáo xác định chủ sở hữu hưởng lợi của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là cá nhân thực tế thụ hưởng quyền lợi của người được bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
1. Giao dịch có giá trị lớn bất thường là giao dịch rõ ràng không tương xứng với thu nhập hoặc không phù hợp với mức giá trị giao dịch thường xuyên của khách hàng với đối tượng báo cáo.
2. Giao dịch phức tạp là giao dịch không phù hợp với quy mô, loại hình và lĩnh vực hoạt động của khách hàng hoặc không phù hợp với tần suất, phương thức và quy mô của các giao dịch tương đương trong cùng ngành, lĩnh vực.
Đối tượng báo cáo phải cung cấp kịp thời thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Phòng, chống rửa tiền khi có yêu cầu của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
1. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện nhiệm vụ theo quyết định khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can; cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia của Công an nhân dân khi có yêu cầu cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo về phòng chống rửa tiền.
3. Cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành đối với đối tượng báo cáo.
1. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, báo cáo lưu trữ tại tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật và thông tin, hồ sơ, tài liệu tổ chức, cá nhân tiếp nhận, thu thập được trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn để phục vụ công tác phân tích, trao đổi, cung cấp và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền.
2. Tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo đúng thời hạn yêu cầu.
3. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện xử lý, phân tích thông tin, báo cáo nhận được, bao gồm:
a) Phân tích và xử lý thông tin dựa trên nguồn thông tin sẵn có và thu thập bổ sung để xác định các xu hướng và mô hình rửa tiền nhằm xây dựng chiến lược và mục tiêu phòng, chống rửa tiền trong ngành, lĩnh vực, quốc gia trong từng giai đoạn nhất định;
b) Phân tích và xử lý thông tin dựa trên nguồn thông tin sẵn có và thu thập bổ sung để lần theo dấu giao dịch, xác định các mối liên hệ, các hoạt động có nghi ngờ liên quan tới rửa tiền hoặc hoạt động tội phạm khác.
1. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin phòng, chống rửa tiền trong các trường hợp sau:
a) Trao đổi, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trao đổi, cung cấp thông tin cho cơ quan có thẩm quyền phục vụ yêu cầu công tác phòng, chống rửa tiền, bao gồm cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các bộ, ngành có liên quan trong công tác phòng, chống rửa tiền;
c) Chuyển giao thông tin hoặc hồ sơ vụ việc cho cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch được nêu trong các thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền.
2. Thông tin trao đổi, cung cấp theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Thông tin về giao dịch, tổ chức, cá nhân nghi ngờ có hành vi vi phạm pháp luật nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền;
b) Thông tin về những bất cập trong cơ chế, chính sách, hoạt động quản lý nhà nước nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền.
3. Cơ sở hợp lý để nghi ngờ giao dịch nêu trong thông tin, báo cáo liên quan đến rửa tiền theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân nằm trong Danh sách đen;
b) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân là người bị tố giác, bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, người bị kiến nghị khởi tố, bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự của Việt Nam có liên quan đến rửa tiền;
c) Giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân đang là đối tượng bị điều tra, truy tố hoặc xét xử bởi các cơ quan chức năng ở các quốc gia, vùng lãnh thổ khác trên thế giới;
d) Giao dịch khác mà Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dựa trên kết quả phân tích thông tin giao dịch đáng ngờ nhận thấy có thể liên quan đến rửa tiền hoặc hoạt động tội phạm khác.
4. Cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này có trách nhiệm lưu giữ, sử dụng các thông tin, báo cáo, tài liệu nhận được theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả xử lý thông tin cung cấp, chuyển giao theo quy định có liên quan cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật.
5. Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi tiếp nhận thông tin hoặc hồ sơ vụ việc theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này có trách nhiệm phân loại, giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự và lưu giữ các thông tin, báo cáo, tài liệu nhận được theo chế độ mật và phản hồi kết quả, hiệu quả xử lý thông tin cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
6. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm trao đổi, cung cấp thông tin từ cơ sở dữ liệu của Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp thông tin.
7. Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan theo quy định tại Điều này có thể ký kết quy chế phối hợp để tạo điều kiện cho việc trao đổi, cung cấp, chuyển giao thông tin được nhanh chóng, hiệu quả.
1. Căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan tới giao dịch thuộc Danh sách đen để trì hoãn giao dịch khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Cá nhân, tổ chức liên quan tới giao dịch có thông tin trùng khớp toàn bộ với thông tin của cá nhân, tổ chức thuộc Danh sách đen;
b) Cá nhân liên quan tới giao dịch có một trong các nhóm thông tin: họ và tên, ngày, tháng, năm sinh hoặc họ và tên, năm sinh, quốc tịch hoặc họ và tên, địa chỉ hoặc tên và địa chỉ hoặc tên và số Hộ chiếu hoặc tên và số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân hoặc số định danh cá nhân trùng khớp với thông tin của cá nhân thuộc Danh sách đen và trên cơ sở các thông tin thu thập được tin rằng cá nhân đó liên quan tới khủng bố, tài trợ khủng bố, phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
c) Tổ chức liên quan tới giao dịch có một trong các thông tin: tên giao dịch, số giấy phép thành lập, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế trùng khớp với thông tin của tổ chức thuộc Danh sách đen và trên cơ sở các thông tin thu thập được tin rằng tổ chức đó liên quan tới khủng bố, tài trợ khủng bố, phổ biến và tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
2. Khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau:
a) Cơ quan phòng, chống khủng bố có thẩm quyền, Cơ quan đầu mối, đơn vị đầu mối thực hiện phòng, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt khi có căn cứ để nghi ngờ hoặc phát hiện các bên liên quan đến giao dịch thuộc Danh sách đen;
b) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự Bộ Công an hoặc đơn vị được Bộ trưởng Bộ Công an phân công khi có lý do để tin rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm tội, bao gồm: giao dịch do người bị kết án theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự yêu cầu thực hiện và tài sản trong giao dịch thuộc quyền sở hữu hoặc có nguồn gốc thuộc quyền sở hữu, quyền kiểm soát của người bị kết án đó; giao dịch liên quan đến tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm tài trợ khủng bố;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đề nghị đối tượng báo cáo thực hiện trì hoãn giao dịch khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại các luật có liên quan;
d) Khi áp dụng biện pháp trì hoãn giao dịch quy định tại điểm a, b, c khoản này, đối tượng báo cáo phải báo cáo ngay cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Quy định về mức giá trị giao dịch tại điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023.
Trong thời gian điểm b khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 6 Nghị định này chưa có hiệu lực thi hành, đối tượng báo cáo tiếp tục thực hiện quy định về mức giá trị giao dịch tại khoản 1, khoản 2, khoản 4 Điều 3 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền đến ngày 30 tháng 11 năm 2023.
3. Kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành theo quy định tại khoản 1 Điều này, các Nghị định sau hết hiệu lực thi hành:
a) Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền, trừ quy định về mức giá trị giao dịch tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 3 hết hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023;
b) Nghị định số 87/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
|
TM. CHÍNH PHỦ |
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ RỦI RO QUỐC GIA VỀ RỬA TIỀN
(Kèm theo Nghị định số 19/2023/NĐ-CP ngày 28 tháng 4 năm 2023 của Chính phủ)
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG TỘI PHẠM NGUỒN TRONG NƯỚC
NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG TỘI PHẠM NGUỒN TRONG NƯỚC |
TỘI PHẠM NGUỒN |
TỘI RỬA TIỀN |
CÁC THÔNG TIN KHÁC |
|||||||||
Số vụ/ người bị khởi tố |
Số vụ/ người bị điều tra |
Số vụ/ người bị truy tố |
Số vụ/ người bị xét xử |
Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được chuyển giao |
Số vụ/ người bị khởi tố |
Số vụ/ người bị điều tra |
Số vụ/ người bị truy tố |
Số vụ/ người bị xét xử |
Mô tả vụ việc điển hình |
Phương thức, thủ đoạn phạm tội trong nước |
Các thông tin, dữ liệu khác phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn quốc gia |
|
Tội phạm nguồn trong nước |
|
|||||||||||
Tội mua bán người |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tội mua bán trái phép chất ma túy |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tội đánh bạc |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tội buôn lậu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG TỘI PHẠM NGUỒN XUYÊN QUỐC GIA
NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG TỘI PHẠM NGUỒN XUYÊN QUỐC GIA |
TỘI PHẠM NGUỒN |
TỘI RỬA TIỀN |
CÁC THÔNG TIN KHÁC |
|||||||||||||
Số vụ/ người bị khởi tố |
Số vụ/ người bị điều tra |
Số vụ/ người bị truy tố |
Số vụ/ người bị xét xử |
Số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi đi/ nhận được |
Tổng số tiền, tài sản liên quan đến yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi đi/ nhận được |
Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ chuyển giao |
Số vụ/ người bị khởi tố |
Số vụ/ người bị điều tra |
Số vụ/ người bị truy tố |
Số vụ/ người bị xét xử |
Tổng số tiền, tài sản liên quan đến yêu cầu tương trợ-tư pháp về hình sự gửi đi/ nhận được |
Số lượng yêu cầu tương trợ tư pháp về hình sự gửi đi/ nhận được |
Mô tả vụ việc điển hình |
Phương thức, thủ đoạn phạm tội xuyên quốc gia |
Các thông tin, dữ liệu khác phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn quốc gia |
|
Tội phạm nguồn của tội rửa tiền xuyên quốc gia |
|
|||||||||||||||
A. Tội phạm xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam, tiền tài sản do phạm tội mà có được rửa ở nước ngoài |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
B. Tội phạm xảy ra ở nước ngoài, tiền tài sản do phạm tội mà có được rửa trong lãnh thổ Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
C. Tội phạm xảy ra trong lãnh thổ Việt Nam và nước ngoài. Tiền tài sản do phạm tội mà có được rửa trong lãnh thổ Việt Nam |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG NGÀNH, LĨNH VỰC TRONG NƯỚC
NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG NGÀNH, LĨNH VỰC TRONG NƯỚC |
TỘI PHẠM NGUỒN |
TỘI RỬA TIỀN |
CÁC THÔNG TIN KHÁC |
||||||||||
Số vụ/ người bị khởi tố |
Số vụ/ người bị điều tra |
Số vụ/ người bị truy tố |
Số vụ/ người bị xét xử |
Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được chuyển giao |
Số vụ/ người bị khởi tố |
Số vụ/ người bị điều tra |
Số vụ/ người bị truy tố |
Số vụ/ người bị xét xử |
Mô tả vụ việc điển hình |
Phương thức, thủ đoạn phạm tội trong nước |
Các thông tin, dữ liệu khác phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn quốc gia |
Quy mô ngành và/hoặc tỷ trọng trong nền kinh tế |
|
Các ngành |
|
||||||||||||
Ngân hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảo hiểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bất động sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kế toán và kiểm toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Luật sư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công chứng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
….. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG NGÀNH, LĨNH VỰC XUYÊN QUỐC GIA
NGUY CƠ RỬA TIỀN TỪ TỪNG NGÀNH, LĨNH VỰC XUYÊN QUỐC GIA |
TỘI PHẠM NGUỒN |
TỘI RỬA TIỀN |
CÁC THÔNG TIN KHÁC |
||||||||||
Số vụ/ người bị khởi tố |
Số vụ/ người bị điều tra |
Số vụ/ người bị truy tố |
Số vụ/ người bị xét xử |
Số lượng báo cáo giao dịch đáng ngờ được chuyển giao |
Số vụ/ người bị khởi tố |
Số vụ/ người bị điều tra |
Số vụ/ người bị truy tố |
Số vụ/ người bị xét xử |
Mô tả vụ việc điển hình |
Phương thức, thủ đoạn phạm tội xuyên biên giới |
Các thông tin, dữ liệu khác phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn quốc gia |
Quy mô ngành và/hoặc tỷ trọng trong nền kinh tế |
|
Các ngành |
|
||||||||||||
Ngân hàng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chứng khoán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bảo hiểm |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bất động sản |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kế toán và kiểm toán |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Luật sư |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Công chứng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ TÍNH TOÀN DIỆN CỦA KHUÔN KHỔ PHÁP LÝ
Tính đầy đủ của các quy định pháp luật liên quan đến phòng, chống rửa tiền của quốc gia và của ngành, lĩnh vực |
Khuôn khổ pháp lý về phòng, chống rửa tiền |
Khuôn khổ pháp lý thanh tra, giám sát về phòng, chống rửa tiền |
Khuôn khổ pháp lý về đăng ký, cấp phép |
Khuôn khổ pháp lý về điều tra tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền |
Khuôn khổ pháp lý về truy tố tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền |
Khuôn khổ pháp lý về xét xử tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền |
Khuôn khổ pháp lý về niêm phong, phong tỏa, tịch thu tài sản có được từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền |
Khuôn khổ pháp lý về hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền |
Khuôn khổ pháp lý nhằm ngăn chặn, xử lý tội phạm thuế |
Thông tin, số liệu, dữ liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THỰC HIỆN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Tính hiệu quả của việc thực hiện quy định pháp luật của quốc gia; của ngành, lĩnh vực và mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực |
Hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền |
Hoạt động đăng ký, cấp phép |
Hoạt động, thanh tra, giám sát về phòng chống rửa tiền |
Hoạt động điều tra về tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền |
Hoạt động truy tố về tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền |
Hoạt động xét xử về tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền |
Hoạt động niêm phong, phong tỏa, thu hồi tiền, tài sản có được từ tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền |
Mức độ hiểu biết, tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, nghề nghiệp của cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên quan về phòng, chống rửa tiền |
Các nguồn thông tin sẵn có và khả năng tiếp cận của cơ quan có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân trong công tác phòng, chống rửa tiền |
Hoạt động hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm nguồn của tội rửa tiền và tội rửa tiền |
Các thông tin, dữ liệu khác phù hợp với chuẩn mực quốc tế và điều kiện thực tiễn của quốc gia |
Mức độ phù hợp của các chính sách, biện pháp phòng, chống rửa tiền gắn với một số sản phẩm, dịch vụ chính của ngành, lĩnh vực |
Thông tin, số liệu, dữ liệu |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
THÔNG TIN, SỐ LIỆU, DỮ LIỆU ĐÁNH GIÁ HẬU QUẢ CỦA RỬA TIỀN
Hậu quả của rửa tiền |
Thông tin số liệu, dữ liệu |
Tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền kinh tế |
Đầu tư nước ngoài |
Cán cân xuất - nhập khẩu Tổng sản phẩm quốc nội |
|
Tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với nền hệ thống tài chính |
Bất ổn tiềm tàng của hệ thống tài chính |
Rủi ro về thanh khoản, trả nợ Chi phí điều tra và xử phạt |
|
Tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với ngành, lĩnh vực |
Cạnh tranh bất bình đẳng trong khu vực tư nhân |
Ảnh hưởng đến danh tiếng, lợi nhuận |
|
Tác động tiêu cực do rửa tiền gây ra đối với xã hội |
Tăng tội phạm và tham nhũng |
Các hình phạt không hiệu quả, khó khăn trong tịch thu, thu hồi tài sản phạm tội |
GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No. 19/2023/ND-CP |
Hanoi, April 28, 2023 |
ELABORATING ON SEVERAL ARTICLES OF ANTI-MONEY LAUNDERING LAW
Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015; the Law on Amendments and Supplements to certain Articles of the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization dated November 22, 2019;
Pursuant to the Law on Anti-Money Laundering dated November 15, 2022;
Upon the request of the Governor of the State Bank of Vietnam;
The Government herein promulgates the Decree specifying implementation of several Articles of the Law on Anti-Money Laundering.
Article 1. Scope of application
This Decree details a number of articles and clauses of the Law on Anti-Money Laundering in terms of principles, criteria and methods of national assessment of money laundering risks; customer identification; criteria for identification of beneficial owners; complex and unusually large transactions; state agencies having jurisdiction to receive information, records, documents, materials and reports; collection, processing and analysis of anti-money laundering information; exchange, provision and transfer of money laundering information with domestic competent agencies; grounds to suspect or detect blacklisted transaction-related parties and state agencies having jurisdiction to receive reports of transaction postponement.
Article 2. Subjects of application
1. Financial institutions.
2. Relevant non-financial businesses and professions.
3. Vietnamese natural or legal persons; foreign entities; aliens; international entities transacting with financial institutions, relevant non-financial businesses and professions.
4. Other natural or legal persons, and bodies or institutions related to money laundering prevention and control.
NATIONAL ASSESSMENT OF MONEY LAUNDERING RISKS
Article 3. Assessment principles
1. National assessment of money laundering risks must be carried out by competent state agencies according to the criteria and methods prescribed by law, and in conformity with international standards and practical conditions of Vietnam.
2. National assessment of money laundering risks is required to identify the level of money laundering risk to the nation.
3. National assessment of money laundering risks serves as a basis for developing a post-assessment action plan and updating corresponding anti-money laundering policies and strategies over periods of time.
4. Information, documents and data serving the needs of national assessment of money laundering risks shall be collected from databases of competent authorities, reporting entities, domestic and foreign research papers according to the principles of public disclosure, transparency, and assurance of compliance with regulations on protection of state secrets.
Article 4. Assessment criteria
1. A set of criteria for national assessment of money laundering risks are classified into the following subsets: money laundering risk; appropriateness of anti-money laundering policies and measures; and consequences of money laundering for the country, and sectors or industries.
2. The subset of money laundering risk criteria includes the following components: money laundering risk from sources of money laundering crime, and money laundering risk to sectors or industries, which are specifically described as follows:
a) The component of money laundering risk from sources of money laundering crime is subdivided into money laundering risks specific to sources of domestic and transnational crime that are assessed;
b) The component of money laundering risk to sectors and industries is subdivided into money laundering risks specific to domestic and transnational sectors or industries that are assessed.
3. The subset of criteria of appropriateness of anti-money laundering policies and measures includes the following components: the comprehensiveness of legal framework and the effectiveness of law enforcement, which are specifically described as follows:
a) The component of the comprehensiveness of legal framework is subdivided into the adequacy of anti-money laundering laws of the country and specific sectors or industries;
b) The component of the effectiveness of law enforcement is subdivided into the effectiveness of enforcement of laws of the country; of sectors or industries; and the appropriateness of anti-money laundering policies and measures associated with a number of key products and services of these sectors or industries.
4. The subset of consequences of money laundering, including:
a) Adverse impacts of money laundering on the economy;
b) Adverse impacts of money laundering on the financial system;
c) Adverse impacts of money laundering on sectors and industries;
d) Adverse impacts of money laundering on the society.
1. The scoring method is used in national assessment of money laundering risk.
2. According to the scoring method, a scoring toolkit shall be used to score each of the criteria mentioned in Article 4 of this Decree on a scale of 1 to 5 in the following specific manners:
a) For the subset of money laundering risk, the scores, including 5, 4, 3, 2, and 1, indicate the levels of risk, including high, fairly high, medium, fairly low, and low, respectively;
b) For the subset of appropriateness of anti-money laundering policies and measures, the scores, including 5, 4, 3, 2, and 1, indicate the levels of appropriateness, including low, fairly low, medium, fairly high, and high, respectively;
a) For the subset of consequences of money laundering, the scores, including 5, 4, 3, 2, and 1, indicate the levels of consequence, including high, fairly high, medium, fairly low, and low, respectively;
d) For the subset of national money laundering risk, the scores, including 5, 4, 3, 2, and 1, indicate the levels of national risk, including high, fairly high, medium, fairly low, and low, respectively.
3. Information, figures and data of national assessment of money laundering risk are specified in the Appendix to this Decree.
4. The State Bank of Vietnam shall provide a scoring toolkit conforming to international standards on prevention and combat of money laundering.
MONEY LAUNDERING COUNTERMEASURES (OR AML MEASURES)
Section 1. CUSTOMER IDENTIFICATION; CRITERIA FOR IDENTIFICATION OF BENEFICIAL OWNERS; COMPLEX AND UNUSUALLY LARGE TRANSACTIONS; RECEIPT OF INFORMATION, RECORDS, DOCUMENTS, MATERIALS AND REPORTS
Article 6. Customer identification (or customer due diligence)
1. A financial institution is required to undertake customer due diligence (CDD) measures:
a) when a customer first opens an account, including a payment account, e-wallet and other account; or when a customer first establishes a relationship with the financial institution to use its products and services;
b) when a customer that does not have an account, or has an account inactive during the last six consecutive months, deposits, withdraws, or transfers money totaling at least VND 400,000,000, or a foreign-currency amount of equal or greater value a day, except for a final settlements or withdrawals of savings interest, credit card debt repayments, repayments of loans to financial institutions, instalment payments registered with financial institutions, withdrawals of profits from securities or bond investment portfolios;
c) when a customer or a customer's transaction or a transaction between the involved parties has one or more signs specified in Article 27, 28, 29, 30 and 31 of the Law on Anti-Money Laundering, or other suspicious signs identified by a reporting entity;
d) when a customer provides additional information or documents that do not match the previous information or documents, or the information and documents collected and identified by the reporting entity.
2. Entities and persons doing the business of prize-awarding games, including prize-awarding electronic games; telecommunications network-based games, Internet-based games; casinos; lottery tickets; betting are required to identify their customer when the customer performs an transaction totaling at least VND 70,000,000, or a foreign-currency amount of equal or greater value a day.
3. Entities and persons doing real estate business, except for real property leasing, subleasing, and consulting services, must identify buyers and sellers when providing real estate brokerage services; must identify real property owners when providing real estate management services.
4. Entities and persons trading in precious metals and gems must identify their customer when the customer makes a cash transaction worth at least VND 400,000,000, or a foreign-currency amount of equal or greater value to buy or sell precious metals and gems a day.
5. Entities and persons providing legal agreement services must identify their customer when acting on behalf of the customer to perform a transaction related to establishment, administration or management of legal agreements.
6. When providing services involving establishment, management and administration of businesses, entities and persons must identify their customers that use or request services.
7. When providing services of acting as (or arranging for another person to act as) a director or secretary of a company to a third party, entities and persons must apply CDD measures to that third party and director or secretary.
Article 7. Criteria for identification of beneficial owners
1. A reporting entity shall identify the beneficial owner if the customer is a natural person in the following manner:
a) In case the customer opens an account, the reporting entity needs to identify the natural person who actually owns an account or takes control of that account;
b) In case the customer establishes a relationship with the reporting entity, the reporting entity needs to identify the natural person establishing that relationship and the fact that governs that relationship.
2. A reporting entity shall identify the beneficial owner if the customer is a legal person (or a non-person entity) in the following manner:
a) The reporting entity shall identify the natural person who, essentially, directly or indirectly holds at least 25% of the charter capital of that legal person, or the natural person who is the final holder of the right to control the customer that is a legal person;
b) In case of failing to identify the natural person as prescribed in point a of this clause, the reporting entity shall identify at least one legal representative of the legal person, except for the natural person acting as the representative of state capital invested in a legal person;
c) In case a legal person is an enterprise that has been listed on domestic and foreign stock exchanges, and has their beneficial owner’s information published, the reporting entity shall determine that beneficial owner that is a natural person.
3. Reporting entities shall identify beneficial owners of legal arrangements in accordance with point a of clause 1 of Article 22 in the Law on Anti-Money Laundering.
4. Reporting entities shall identify beneficial owners of life insurance policies that are natural persons who essentially enjoy benefits as the insured in these life insurance policies.
Article 8. Complex or unusually large transactions
1. A transaction is deemed as an unusually large transaction when it is clearly disproportionate to the income of a reporting entity's customer, or does not match the value of regular transactions between a customer and a reporting entity.
2. A transaction is deemed as a complex transaction when it does not match the scale, type and line of a customer’s business, or the frequency, method and scale of equivalent transactions in the same sector or industry.
Article 9. State agencies having jurisdiction to receive information, documents, records, or reports
Reporting entities shall be required to provide information, documents, records, or reports specified in clause 1 of Article 38 in the Law on Anti-Money Laundering promptly after receiving requests from the following competent authorities:
1. Agency performing AML functions and tasks under the State Bank of Vietnam.
2. Investigating agencies, agencies assigned to conduct a number of investigative activities, or People's Procuracies, that are on duty under decisions to bring a case or decisions to prosecute the accused; national security protection agencies under the People's Public Security that are requested to provide AML information, records, documents, or reports.
3. State inspection agencies; agencies assigned to perform the function of conducting the specialized inspection of reporting entities.
Section 2. GATHERING, HANDLING, ANALYSIS, EXCHANGE, PROVISION AND TRANSFER OF AML INFORMATION
Article 10. Gathering, handling and analysis of AML information
1. Agency performing AML functions and tasks under the State Bank of Vietnam shall be entitled to request relevant entities and persons to provide information, records, documents, or reports stored at the offices of these entities and persons according to the provisions of law, and information, records and documents received and collected by these entities and persons within the scope of their functions, tasks and powers to serve the purposes of analysis, exchange, provision and transfer of AML information.
2. Relevant entities and persons shall provide information, documents, records or materials to the agency performing AML functions and tasks under the State Bank of Vietnam by the prescribed deadlines.
3. Agency performing AML functions and tasks under the State Bank of Vietnam shall process and analyze received information and reports, including:
a) Analyzing and processing information based on available information sources, and collecting additional information to identify money laundering trends and patterns with the aim of developing AML strategies and objectives in industries, sectors and countries in a specified period of time;
b) Analyzing and processing information based on available information, and collecting additional information to trace transactions, identify connections, suspicious activities related to money laundering, or other criminal activities.
Article 11. Exchange, provision and transfer of AML information with domestic competent authorities
1. Agency performing AML functions and tasks under the State Bank of Vietnam shall exchange, provide and transfer AML information in the following cases:
a) Exchanging and providing information at the request of competent procedure-conducting agencies in accordance with the Criminal Procedure Code;
b) Exchanging and providing information to competent authorities to serve the requirements of money laundering prevention and combat, including agencies having authority to conduct procedural activities according to the provisions of the Criminal Procedure Code, and relevant ministries or central authorities involved in the prevention and combat of money laundering;
c) Transferring information or case files to investigating agencies or agencies tasked with conducting a number of investigative activities when there are reasonable grounds to suspect the transactions mentioned in relevant information and reports related to money laundering.
2. Information exchanged and provided as prescribed in point a and b of clause 1 of this Article shall include:
a) Information on transactions, entities or persons suspected of violating law for the purpose of preventing and combating money laundering;
b) Information on inadequacies in mechanisms, policies and state management activities for the purpose of money laundering prevention and combat.
3. Reasonable grounds for suspecting a transaction mentioned in information or a report that is related to money laundering as prescribed at point c of clause 1 of this Article shall be as follows:
a) The transaction is related to an entity or person on the Black List;
b) The transaction is related to an entity or person that is denounced, or in emergency detention according to the notice of a competent authority; a person recommended for prosecution, arrest, or detention; the suspect, the accused, or a person convicted in accordance with the criminal procedure law of Vietnam related to money laundering;
c) The transaction is related to an entity or person that undergoes the investigation, prosecution or trial process conducted by authorities in other countries and territories worldwide;
d) With respect to other transaction, the agency performing the anti-money laundering functions and tasks under the State Bank of Vietnam finds that it may be related to money laundering or criminal activities, based on the results of analysis of suspicious transaction information.
4. Competent authorities specified in point a and b of clause 1 of this Article shall have the duty to store and use received information, reports and documents in accordance with law, and notify the results of handling information provided or transferred according to relevant regulations to the agency performing AML functions and tasks under the State Bank of Vietnam in accordance with laws.
5. Investigating agencies and agencies assigned to conduct a number of investigative activities upon receipt of information or case files as prescribed at point c of clause 1 of this Article shall have the duty to classify and handle them according to regulations of the criminal procedure law, and treat the received information, reports and documents confidential, and respond with the results and outcome of handling information to the agency performing AML functions and tasks of under the State Bank of Vietnam.
6. Agency performing AML functions and tasks under the State Bank of Vietnam shall exchange and provide information from their database to the competent authorities or agencies prescribed in point a of clause 1 of this Article within 07 working days of receipt of the request for provision of information.
7. Agency performing AML functions and duties under the State Bank of Vietnam, and other agencies or authorities specified in this Article may sign cooperation terms and conditions to facilitate exchange, provision and transfer of information in a rapid and efficient manner.
Section 3. APPLICATION OF TRANSACTION POSTPONEMENT MEASURES
Article 12. Application of transaction postponement measures
1. Grounds for suspecting or detecting the parties involved in the Blacklisted transaction to postpone their transactions shall be defined as follows:
a) The person or entity involved in the transaction has information that completely matches that of the person or entity on the Black List;
b) The person involved in the transaction has one of the following groups of information: first and last name, birth date (day, month, year); first and last name, year of birth, nationality; first and last name, address; name and address; name and Passport number; name and identity card number, citizen identification card number or personal identification number, matching the information of the blacklisted person and, based on the collected information, is believed to be related to terrorism, terrorist financing, proliferation and financing for proliferation of weapons of mass destruction;
c) The entity involved in the transaction has one of the following information: transaction name, establishment license number, business identification number, or tax identification number, that matches the information of the entity on the Black List and, based on the collected information, is believed to be related to terrorism, terrorist financing, proliferation, and financing for proliferation of weapons of mass destruction.
2. When applying a transaction postponement measure, the reporting entity must immediately report this to the competent state agencies as follows:
a) Reporting to the competent anti-terrorism agency, managing agency or unit in charge of prevention and control of weapons of mass destruction as there are grounds to suspect or detect parties involved in transactions on the Black List;
b) Reporting to the criminal-judgment execution management agency under the Ministry of Public Security, or the unit assigned by the Minister of Public Security as there are grounds to believe that the transaction requested to be performed is related to criminal activities, including: the translation requested to be performed by the convict in accordance with the criminal procedure law and the property involved in the transaction that is owned by, or is derived from the ownership and control of that convict; the transaction related to the entity or person performing the act related to the crime of terrorist financing;
c) Reporting to the competent state agency that has requested the reporting entity to postpone the transaction at the request of the competent state agency in accordance with relevant laws;
d) When applying the transaction postponement measure specified in point a, b and c of this clause, the reporting entity must immediately report to the agency performing AML functions and tasks under the State Bank of Vietnam.
1. This Decree is entering into force as from the signature date, unless otherwise prescribed in clause 2 of this Article.
2. The regulations on transaction value at point b of clause 1, clause 2 and clause 4 of Article 6 in this Decree shall take effect as from December 1, 2023.
Pending the effect of point b of clause 1, clause 2 and clause 4 of Article 6 in this Decree, reporting entities may continue to apply the regulations on transaction value laid down in clauses 1, 2 and 4 of Article 3 in the Government’s Decree No. 116/2013/ND-CP dated October 4, 2013, elaborating on the implementation of a number of Articles of the Law on Anti-Money Laundering until November 30, 2023.
3. From the effective date of this Decree as specified in clause 1 of this Article, the following Decrees shall be abolished:
a) Government’s Decree No. 116/2013/ND-CP dated October 4, 2013, elaborating on the implementation of a number of Articles of the Law on Anti-Money Laundering, except the regulations on transaction values specified in clause 1, 2 and 4 of Article 3 that are invalidated as from December 1, 2023;
b) Government's Decree No. 87/2019/ND-CP dated November 14, 2019 on amendments and supplements to certain Articles of the Government's Decree No. 116/2013/ND-CP dated October 4, 2013, elaborating on the implementation of a number of Articles of the Law on Anti-Money Laundering.
Article 14. Implementation responsibilities
Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of Governmental bodies, Presidents of People’s Committees of provinces and centrally-affiliated cities, other entities and persons involved shall be responsible for implementing this Decree./.
|
ON BEHALF OF GOVERNMENT |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực