Chương 3 Nghị định 180/2004/NĐ-CP: Tổ chức lại, giải thể công ty nhà nước
Số hiệu: | 180/2004/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 28/10/2004 | Ngày hiệu lực: | 16/11/2004 |
Ngày công báo: | 01/11/2004 | Số công báo: | Số 3 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/01/2014 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tổ chức lại công ty nhà nước quy định tại Nghị định này gồm:
a) Sáp nhập công ty nhà nước;
b) Hợp nhất công ty nhà nước;
c) Chia công ty nhà nước;
d) Tách công ty nhà nước.
2. Việc tổ chức lại công ty nhà nước theo hình thức khác được quy định tại các văn bản có liên quan.
Công ty nhà nước đáp ứng đủ các điều kiện sau đây thì được tổ chức lại:
1. Phù hợp với đề án tổng thể sắp xếp và phát triển công ty nhà nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; không thuộc diện cổ phần hoá, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê.
2. Các công ty nhà nước sau khi tổ chức lại phải đảm bảo đủ điều kiện về vốn điều lệ và các điều kiện khác tương ứng như đối với thành lập mới công ty nhà nước.
1. Một hoặc một số công ty nhà nước (gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty nhà nước khác (gọi là công ty nhận sáp nhập) theo quyết định của người quyết định thành lập công ty nhận sáp nhập.
Công ty bị sáp nhập chấm dứt sự tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền lợi hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ hợp pháp khác của công ty bị sáp nhập.
2. Trường hợp sáp nhập các công ty nhà nước giữa các Bộ, giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc giữa công ty nhà nước do Bộ và công ty nhà nước do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, thì cơ quan quyết định thành lập công ty nhận sáp nhập ra quyết định sáp nhập, trên cơ sở ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của cơ quan quyết định thành lập công ty bị sáp nhập.
3. Công ty nhận sáp nhập thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty nhận sáp nhập đặt trụ sở chính. Công ty bị sáp nhập nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty.
1. Hai hoặc một số công ty nhà nước (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất với nhau thành một công ty nhà nước mới (gọi là công ty hợp nhất) theo quyết định của người quyết định thành lập công ty bị hợp nhất.
Các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền lợi hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ hợp pháp khác của các công ty bị hợp nhất.
2. Trường hợp hợp nhất các công ty nhà nước giữa các Bộ, giữa các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc giữa công ty nhà nước do Bộ và công ty nhà nước do tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập, thì cơ quan được thoả thuận sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ sở hữu của công ty hợp nhất ra quyết định hợp nhất công ty.
3. Công ty hợp nhất thực hiện đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đặt trụ sở chính. Các công ty bị hợp nhất nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty.
1. Một công ty nhà nước (gọi là công ty bị chia) có thể chia thành hai hoặc một số công ty nhà nước mới (gọi là công ty được chia) theo quyết định của người quyết định thành lập công ty bị chia, nếu các công ty được chia đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Quyền và nghĩa vụ của công ty bị chia phải được phân định rõ cho các công ty được chia.
2. Các công ty được chia thực hiện đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính. Công ty bị chia nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty.
1. Một công ty nhà nước (gọi là công ty bị tách) có thể tách một hoặc một số đơn vị phụ thuộc để thành lập một hoặc một số công ty nhà nước mới (gọi là công ty được tách) theo quyết định của người quyết định thành lập công ty bị tách, nếu công ty sau khi bị tách và công ty được tách đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách phải được phân định rõ cho công ty sau khi bị tách và các công ty được tách.
2. Công ty bị tách thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty đã đăng ký kinh doanh. Công ty được tách thực hiện đăng ký kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty được tách đặt trụ sở chính.
1. Hồ sơ đề nghị tổ chức lại công ty nhà nước do công ty xây dựng, trình người quyết định thành lập công ty.
2. Hồ sơ đề nghị tổ chức lại công ty nhà nước gồm:
a) Đơn đề nghị tổ chức lại công ty nhà nước;
b) Điều lệ của công ty nhà nước mới;
c) Báo cáo tài chính của các công ty trước khi tổ chức lại;
d) Đề án tổ chức lại công ty nhà nước;
đ) Thỏa thuận bằng văn bản của người đã quyết định thành lập công ty nhà nước đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất quy định tại khoản 2 Điều 22 và khoản 2 Điều 23 Nghị định này;
e) Các tài liệu khác có liên quan đến việc tổ chức lại công ty nhà nước.
Đề án tổ chức lại công ty nhà nước phải có các nội dung chủ yếu sau:
1. Tên, địa chỉ các công ty nhà nước trước và sau khi tổ chức lại.
2. Sự cần thiết tổ chức lại công ty nhà nước; sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và trên toàn quốc.
3. Phương án sắp xếp, sử dụng lao động.
4. Phương án giải quyết các quyền và nghĩa vụ của các công ty nhà nước liên quan đến việc tổ chức lại.
5. Thời hạn thực hiện tổ chức lại công ty nhà nước.
Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị tổ chức lại công ty nhà nước, người quyết định thành lập công ty quyết định tổ chức lại hoặc không tổ chức lại công ty nhà nước. Quyết định tổ chức lại công ty nhà nước phải quy định rõ việc kế thừa quyền và nghĩa vụ của công ty nhà nước được tổ chức lại.
1. Công ty nhà nước bị xem xét giải thể trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn hoạt động ghi trong quyết định thành lập mà công ty không xin gia hạn;
b) Công ty nhà nước kinh doanh thua lỗ 03 năm liên tiếp và có số lỗ lũy kế bằng 3/4 vốn nhà nước tại công ty trở lên, nhưng chưa lâm vào tình trạng phá sản;
c) Công ty nhà nước không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước giao trong thời gian 02 năm liên tiếp sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết;
d) Việc tiếp tục duy trì công ty là không cần thiết.
2. Tổng công ty do Nhà nước quyết định đầu tư và thành lập không thực hiện được các mục tiêu quy định tại khoản 5 Điều 48 Luật Doanh nghiệp nhà nước thì giải thể bộ máy quản lý tổng công ty, chuyển các công ty thành viên thành các công ty nhà nước độc lập.
Cơ quan, tổ chức (sau đây gọi tắt là người đề nghị) đề nghị giải thể công ty nhà nước gồm:
1. Công ty nhà nước tự đề nghị.
2. Cơ quan quyết định thành lập hoặc các cơ quan chức năng khi thực hiện nhiệm vụ theo thẩm quyền, phát hiện công ty nhà nước rơi vào tình trạng phải giải thể.
1. Người quyết định thành lập công ty nhà nước là người quyết định giải thể công ty nhà nước.
2. Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Thủ tướng Chính phủ.
1. Người quyết định giải thể công ty nhà nước phải thành lập Hội đồng giải thể công ty nhà nước (sau đây gọi tắt là Hội đồng giải thể). Hội đồng giải thể có chức năng tham mưu cho người quyết định giải thể về việc quyết định giải thể công ty và tổ chức thực hiện giải thể công ty.
2. Hội đồng giải thể gồm đại diện các cơ quan sau:
a) Cơ quan quyết định giải thể;
b) Bộ Tài chính đối với công ty nhà nước do Bộ trưởng quyết định giải thể, Sở Tài chính - Vật giá đối với công ty nhà nước do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể;
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với công ty nhà nước do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể;
d) Công đoàn công ty nhà nước bị giải thể;
đ) Công ty nhà nước bị giải thể.
Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời thêm cán bộ, chuyên gia của cơ quan, tổ chức khác tham gia Hội đồng giải thể.
3. Đại diện cơ quan quyết định giải thể là Chủ tịch Hội đồng giải thể.
1. Thẩm định đề nghị giải thể công ty nhà nước trình người có thẩm quyền quyết định giải thể.
2. Lập phương án giải thể công ty nhà nước trình người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Tổ chức giải thể công ty nhà nước theo phương án được duyệt. Trường hợp tài sản đem bán đấu giá phải thực hiện theo quy định hiện hành về đấu giá tài sản.
4. Được sử dụng con dấu của công ty nhà nước để phục vụ công tác giải thể và yêu cầu các cơ quan nhà nước có liên quan hỗ trợ việc thu hồi tài sản.
1. Quyết định giải thể công ty nhà nước phải có các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ công ty nhà nước bị giải thể;
b) Ngày tuyên bố giải thể công ty nhà nước;
c) Lý do giải thể.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định giải thể công ty nhà nước, quyết định này phải được thông báo cho người lao động trong công ty và được gửi đến:
a) Người đề nghị giải thể công ty nhà nước;
b) Công ty nhà nước bị giải thể;
c) Cơ quan tài chính doanh nghiệp: đối với các công ty trực thuộc Trung ương gửi về Bộ Tài chính, đối với công ty trực thuộc địa phương gửi về Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Cơ quan kế hoạch và đầu tư: đối với các công ty trực thuộc Trung ương gửi về Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đối với công ty trực thuộc địa phương gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư;
đ) Cơ quan thuế trực tiếp quản lý việc thu thuế công ty;
e) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Cục Thống kê, Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi công ty nhà nước bị giải thể đặt trụ sở chính và phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.
1. Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi nhận được văn bản đề nghị giải thể, người có thẩm quyền quy định tại Điều 31 Nghị định này ra quyết định giải thể công ty nhà nước và thành lập Ban Thanh lý để giúp việc Hội đồng giải thể. Trường hợp không quyết định giải thể công ty nhà nước, cơ quan có thẩm quyền quyết định giải thể phải thông báo bằng văn bản cho người đề nghị.
2. Thời gian giải thể công ty nhà nước không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định giải thể công ty có hiệu lực. Trường hợp đặc biệt được người quyết định giải thể công ty đồng ý bằng văn bản, thời gian giải thể công ty có thể kéo dài thêm không quá 02 tháng.
1. Khi có quyết định giải thể, công ty nhà nước bị giải thể phải đăng báo hàng ngày của Trung ương và địa phương trong 03 số liên tiếp với các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, địa chỉ công ty nhà nước bị giải thể;
b) Số, ngày, tháng, năm của quyết định giải thể và cơ quan ra quyết định giải thể;
c) Ngày công ty nhà nước chấm dứt hoạt động;
d) Thời gian yêu cầu các chủ nợ đến đối chiếu nợ.
2. Kể từ ngày quyết định giải thể có hiệu lực, công ty nhà nước bị giải thể có trách nhiệm:
a) Chấm dứt các hoạt động: kinh doanh, thanh toán các khoản nợ phải trả, cho thuê, cho mượn tài sản, giữ hộ tài sản;
b) Khoá sổ kế toán; kiểm kê tài sản; đối chiếu công nợ phải thu, phải trả; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
c) Lập danh sách chủ nợ và số nợ phải trả (chia ra nợ có bảo đảm, nợ có bảo đảm một phần, nợ không có bảo đảm); danh sách khách nợ và số nợ phải thu (chia ra nợ có khả năng thu hồi và nợ không có khả năng thu hồi);
d) Trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, công ty phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
- Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến giải thể của công ty; danh sách các chủ nợ, khách nợ của công ty.
- Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của công ty (kể cả tài sản chưa thu hồi được), tài sản nhận giữ hộ, đi mượn, đi thuê.
Sau khi có quyết định giải thể và đăng báo giải thể công ty nhà nước, việc giải thể công ty thực hiện theo các bước chủ yếu sau:
1. Công ty nhà nước bị giải thể thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định này.
2. Hội đồng giải thể:
a) Thu hồi con dấu của công ty nhà nước bị giải thể để phục vụ việc giải thể;
b) Lập phương án giải thể công ty nhà nước trình người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Tổ chức giải thể công ty nhà nước theo phương án được duyệt;
d) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, sau khi kết thúc việc giải thể, Hội đồng giải thể phải lập báo cáo tài chính về giải thể công ty nhà nước trình người quyết định giải thể công ty; nộp lại con dấu của công ty nhà nước bị giải thể cho cơ quan Công an và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty nhà nước bị giải thể cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh, nơi công ty đã đăng ký kinh doanh; đăng báo hàng ngày của Trung ương hoặc địa phương trong 03 số liên tiếp về việc kết thúc giải thể công ty nhà nước.
REORGANIZATION, DISSOLUTION OF STATE COMPANIES
Article 20.- Reorganization of State companies
1. The reorganization of State companies prescribed in this Decree covers:
a/ The merger of State companies;
b/ The consolidation of State companies;
c/ The division of State companies;
d/ The separation of State companies.
2. The reorganization of State companies in other forms is provided for in relevant documents.
Article 21.- Conditions for reorganization of State companies
State companies that fully meet the following conditions shall be reorganized:
1. Their reorganization is compatible with the overall plan on rearrangement and development of State companies, already approved by the Prime Minister; and not subject to the equitization, assignment, sale, business contracting or lease.
2. The reorganized State companies must satisfy the condition on charter capital and other relevant conditions as for the establishment of State companies.
Article 22.- Merger of State companies
1. One or a number of State companies (called the merged companies) may be merged with another State company (called the merging company) under decision of the person that has decided on the establishment of the merging company.
The merged company(ies) shall cease to exist; the merging company shall enjoy legitimate interests and take responsibility for unpaid debts and labor contracts as well as other lawful obligations of the merged companies.
2. In case of State enterprise merger among ministries, provinces or centrally-run cities or merger of State companies established by ministries with those established by provinces or centrally-run cities, the agencies having decided on the establishment of the merging companies shall issue merger decisions, based on the written agreements of the agencies having decided on the establishment of the merged companies.
3. Merging companies shall register changes of business registration contents at the provincial-level business registries of the localities where they are headquartered. The merged companies shall return business registration certificates to the provincial-level business registries that have granted them such certificates.
Article 23.- Consolidation of State companies
1. Two or a number of State companies (called consolidated companies) may consolidate with one another into a new one (called consolidating companies) under decisions of the persons having decided on the establishment of consolidated companies.
The consolidated companies shall cease to exist; the consolidating companies shall enjoy legitimate interests and take responsibility for unpaid debts, labor contracts and other lawful obligations of the consolidated companies.
2. In case of State company consolidation among ministries, provinces or centrally-run cities or consolidation between State companies established by ministries and those established by provinces or centrally-run cities, the agreed upon agencies shall exercise the rights and obligations of the owners of the consolidating companies and issue decisions on the consolidation of the companies.
3. Consolidating companies shall register business at the provincial-level business registries of the localities where they are headquartered. Consolidated companies shall return their business registration certificates to the provincial-level business registries that have granted them such certificates.
Article 24.- Division of State companies
1. One State company (called divided company) may be divided into two or a number of new State companies (called dividing companies) under decisions of the person having decided on the establishment of the divided company, provided that the dividing companies meet the conditions prescribed in Article 2 of this Decree.
The rights and obligations of the divided company must be explicitly defined among the dividing companies.
2. The dividing companies shall make business registration at the provincial-level business registries of the localities where they are headquartered. The divided company shall return its business registration certificate to the provincial-level business registry that has granted it such certificate.
Article 25.- Separation of State companies
1. One State company (called separated company) may separate one or a number of its dependent units to establish one or a number of new State companies (called separating companies) under decision of the person having decided on the establishment of the separated company, provided that post-separation company and separating companies meet the conditions prescribed in Article 2 of this Decree.
The rights and obligations of the separated company must be clearly defined among the post-separation company and the separating companies.
2. The separated company shall register changes of the business registration contents at the provincial-level business office where it has registered business. The separating companies shall register business at the provincial-level business registries of the localities where they are headquartered.
Article 26.- Dossier of request for reorganization of State companies
1. Dossiers of request for reorganization of State companies shall be made by the companies and submitted to the persons having decided on the establishment of such companies.
2. Dossiers of request for reorganization of State companies shall each comprise:
a/ The written request for reorganization of State company(ies);
b/ The charter(s) of the new State company(ies);
c/ The financial statement(s) of the company(ies) before reorganization;
d/ The scheme on reorganization of the State company(ies);
e/ The written agreements of the persons having decided on the establishment of the State companies, for cases of merger or consolidation prescribed in Clause 2, Article 22 and Clause 2, Article 23 of this Decree;
f/ Other documents related to reorganization of the State companies.
Article 27.- Schemes on reorganization of State companies
A scheme on reorganization of State companies must have the following principal contents:
1. The names and addresses of the State companies before and after reorganization.
2. The necessity of reorganization of the State companies; the conformity with the branch and domain development planning and with the regional and national socio-economic development plannings.
3. The labor arrangement and employment plan.
4. The plan to deal with the rights and obligations of reorganization-related State companies.
5. The duration of reorganization of State companies.
Article 28.- Time limit for examination and handling of dossiers for reorganization of State companies
Within 60 working days after receiving complete dossiers of request for reorganization of State companies, the persons having decided on the establishment of such companies shall decide whether or not to reorganize them. The decisions on reorganization of State companies must explicitly prescribe the inheritance of the rights and obligations of the reorganized State companies.
Article 29.- Dissolution of State companies
1. A State company shall be considered for dissolution in one of the following cases:
a/ Its operation duration inscribed in its establishment decision expires but it does not apply for the extension thereof;
b/ It suffers losses for three consecutive years with accumulated loss amount representing three-fourths (3/4) or more of the State's capital at the company, but it has not yet fallen into bankruptcy;
c/ It fails to fulfill the State-assigned tasks for 2 consecutive years after having applied necessary measures;
d/ The maintenance of the company is no longer necessary.
2. State corporations invested and established under the State's decisions, if failing to achieve targets prescribed in Clause 5, Article 48 of the State Enterprise Law shall have their managerial apparatuses dissolved and their respective member companies converted into independent State companies.
Article 30.- Persons requesting dissolution of State companies
Agencies and organizations (hereinafter called requesters) requesting dissolution of State companies include:
1. State companies themselves;
2. Agencies that have decided on the establishment of the State companies or functional agencies which, while performing their tasks according to their competence, detect that the State companies are in such a state that they must be dissolved.
Article 31.- Competence to decide on dissolution of State companies
1. The persons having decided on the establishment of State companies are the persons to decide on the dissolution of such companies.
2. The ministers and the presidents of the provincial-level People's Committees shall decide on dissolution of State companies and independent cost-accounting member companies of State corporations established under the Prime Minister's decisions, after getting written approval of the Prime Minister.
Article 32.- Council for dissolution of State companies
1. The persons deciding on dissolution of State companies must set up councils for dissolution of State companies (hereinafter called dissolution councils for short). The dissolution councils have the function of advising the persons deciding on the dissolution on whether to dissolve the companies or not and organize the dissolution of the companies.
2. A dissolution council shall comprise representatives of the following agencies:
a/ The dissolution-deciding agency;
b/ The Finance Ministry, for State companies dissolved under ministers' decisions; the provincial/municipal Finance-Pricing Service, for State companies dissolved under decisions of presidents of the provincial-level People's Committees;
c/ The provincial/municipal Planning and Investment Service, the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Service, for State companies dissolved under decisions of presidents of the provincial-level People's Committees;
d/ The trade union of the dissolved State company;
e/ The dissolved State company.
Depending on each specific case, officials and specialists from other agencies and organizations may also be invited to join the dissolution council.
3. The representative of the dissolution-deciding agency is the chairman of the dissolution council.
Article 33.- Powers and tasks of the dissolution councils
1. To appraise requests for dissolution of State companies and submit them to the persons competent to decide on dissolution.
2. To map out plans for dissolution of State companies and submit them to competent persons for approval.
3. To organize the dissolution of State companies according to the approved plans. In case of auction of assets, to comply with current regulations on asset auction.
4. To use the State companies' seals for dissolution work and handling requests of relevant State agencies that support the asset recovery.
Article 34.- Decisions on dissolution of State companies
1. A decision on dissolution of a State company must have the following main contents:
a/ The name and address of the dissolved State company;
b/ The date of declaration of dissolution of the State company;
c/ The reasons for dissolution.
2. Within 7 working days after the issuance of the decision on dissolution of the State company, such decision must be announced to the company's laborers and sent to:
a/ The person requesting the dissolution of the State company;
b/ The dissolved State company;
c/ The enterprise finance agency: the Ministry of Finance, for centrally-run companies; or the provincial/municipal Finance-Pricing Services, for locally-run companies;
d/ The planning and investment agency: The Ministry of Planning and Investment, for centrally-run companies; or the provincial/municipal Planning and Investment Services, for locally-run companies;
e/ The tax office directly managing tax collection from the company;
f/ The provincial-level People's Committee, Department of Statistics and business registry of the locality where the dissolved State company is headquartered, and the business registries of the localities where the company's branches or representative offices are based.
Article 35.- Time limit for dissolution of State companies
1. Within 30 working days after receiving a written request for dissolution, the competent person prescribed in Article 31 of this Decree shall issue decision to dissolve the State company and set up a liquidation board to assist the dissolution council. In case of deciding not to dissolve the State company, the agency competent to decide on dissolution must notify such in writing to the requester.
2. The time limit for dissolution of a State company shall not exceed 6 months as from the date the company-dissolution decision takes effect. In special cases, with written approval of the person deciding on dissolution of the company, this time limit may be prolonged for not more than 2 months.
Article 36.- Responsibilities of the dissolved State companies
1. When receiving the dissolution decision, the dissolved State company must publish on central and local dailies for three consecutive issues the following main contents:
a/ The name and address of the dissolved State company;
b/ The serial number and date of the dissolution decision and the dissolution decision-issuing agency;
c/ The date when the State company terminates its operation;
d/ The time when creditors are requested to come to cross-check debts.
2. As from the date the dissolution decision takes effect, the dissolved State company has the responsibility to:
a/ Stop business activities of, paying debts, leasing assets, lending assets or keeping others' assets;
b/ Close accounting books; inventory assets; cross-check receivable and payable debts; make financial statements up to the time the dissolution decision takes effect;
c/ Draw up list of creditors and payable debt amounts (classifying secured debts, partly-secured debts and unsecured debts); and list of debtors and receivable debts (classifying recoverable debts and irrecoverable debts);
d/ Within 30 working days after the dissolution decision takes effect, the company must hand over to the dissolution council:
- The financial statement, accounting books and documents related to its dissolution; the lists of its creditors and debtors.
- All assets lawfully owned, managed or used by the company (including assets not yet recovered), assets kept for others, borrowed or leased.
Article 37.- Order of dissolution of State companies
After the dissolution decision has been issued and the dissolution of a State company has been announced on newspapers, the dissolution of the State company shall be conducted through the following main steps:
1. The dissolved State company shall perform the tasks defined in Clause 2, Article 36 of this Decree.
2. The dissolution council shall:
a/ Withdraw the seal of the dissolved State company to serve the dissolution work;
b/ Work out plan for dissolution of the State company and submit it to the competent person for approval;
c/ Organize the dissolution of the State company according to the approved plan;
d/ Within 7 working days after completing the dissolution, the dissolution council shall have to make a financial report on dissolution of the State company and submit it to the person having decided on the dissolution of the company; return the seal of the dissolved State company to the police office and its business registration certificate to the provincial-level business registry where the company has registered its business; and publish the completion of dissolution of the State company on a central or local daily for three consecutive issues.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực