Chương III Nghị định 173/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Hoạt động thanh tra ngành văn hóa, thể thao và du lịch
Số hiệu: | 173/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 27/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2017 |
Ngày công báo: | 12/01/2017 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 173/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thanh tra viên, công chức, cộng tác viên thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trang phục, phương tiện, thiết bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Theo Nghị định số 173/2016, thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch được tổ chức ở cấp Bộ và cấp Sở. Cơ cấu của thanh tra chuyên ngành gồm có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên và công chức.
- Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tài khoản, con dấu riêng và chịu sự chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn về công tác thanh tra và nghiệp vụ thanh tra theo quy định.
- Nghị định 173/NĐ-CP quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn đối với thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch như xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các đơn vị trực thuộc trong thực hiện các quy định về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; tiếp công dân và các nhiệm vụ, quyền hạn khác.
2. Hoạt động thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Các hoạt động thanh tra ngành theo Nghị định 173/2016 gồm có như thanh tra hành chính; chuyên ngành; Văn hóa – Gia đinh; Thể dục, thể thao; Du lịch. Nội dung cụ thể của các hoạt động thanh tra được quy định chi tiết tại Nghị định số 173.
- Theo quy định thì kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Bộ phải được gửi trước ngày 15/11 và trước ngày 05/12 hàng năm đối với kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở.
- Với các vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xác định thuộc phạm vi, thẩm quyền của Bộ nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ giao thì Chánh thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc.
3. Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Nghị định 173/CP quy định thanh tra viên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch là công chức của Thanh tra Bộ, Thanh tra sở được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác theo sự phân công.
- Cộng tác viên thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch là công chức, viên chức nhưng không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước nhưng có đủ các điều kiện theo quy định và được trưng tập tham gia Đoàn thanh tra.
- Hoạt động thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch được đảm bảo về trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động. Thanh tra viên được cấp phát trang phục và kinh phí thực hiện hoạt động thanh tra.
Nghị định 173/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức và họat động của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có hiệu lực ngày 15/02/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Hoạt động thanh tra hành chính thực hiện theo quy định từ Điều 43 đến Điều 50 Luật thanh tra, từ Điều 19 đến Điều 31 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác về thanh tra hành chính.
1. Thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
2. Hoạt động thanh tra chuyên ngành thực hiện theo quy định từ Điều 51 đến Điều 56 Luật thanh tra, từ Điều 14 đến Điều 32 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành.
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể (di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, bảo tàng); điều kiện kinh doanh giám định cổ vật; điều kiện hành nghề tu bổ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
2. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về sản xuất phim; phát hành phim; phổ biến phim.
3. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật:
a) Về quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; tác phẩm báo chí; tác phẩm âm nhạc; tác phẩm sân khấu; tác phẩm điện ảnh; tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng; tác phẩm nhiếp ảnh; tác phẩm kiến trúc; bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học; tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian; chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu; tác phẩm phái sinh;
b) Về quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn; bản ghi âm, ghi hình; chương trình phát sóng; tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa;
c) Về quyền tác giả, quyền liên quan đối với các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.
4. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động quảng cáo, biển hiệu, quảng cáo có yếu tố nước ngoài theo thẩm quyền.
5. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động thư viện.
6. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp, người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu.
7. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hoạt động mỹ thuật; nhiếp ảnh; triển lãm.
8. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm không nhằm mục đích kinh doanh; xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành văn hóa của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
9. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về tổ chức lễ hội; hoạt động vũ trường; hoạt động karaoke; hoạt động trò chơi điện tử (trừ trò chơi điện tử trên mạng).
10. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
11. Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động văn hóa, gia đình.
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thể dục, thể thao quần chúng.
2. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thể thao thành tích cao; thể thao chuyên nghiệp.
3. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về cơ sở thể thao; điều kiện kinh doanh hoạt động thể thao.
4. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về thể dục, thể thao của các hội và tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực thể dục, thể thao.
5. Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động thể dục, thể thao.
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh lữ hành nội địa, kinh doanh lữ hành quốc tế, kinh doanh đại lý lữ hành.
2. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh lưu trú du lịch.
3. Thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về hướng dẫn du lịch.
4. Thanh tra việc chấp hành các quy định khác của pháp luật liên quan đến hoạt động du lịch.
1. Căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra, hướng dẫn của Tổng Thanh tra Chính phủ và yêu cầu công tác quản lý của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra bộ có trách nhiệm xây dựng và trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hàng năm.
Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hàng năm.
2. Căn cứ vào kế hoạch thanh tra của Thanh tra bộ, Thanh tra tỉnh và yêu cầu công tác quản lý của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại địa phương, Thanh tra sở xây dựng kế hoạch thanh tra, trình Giám đốc sở chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hàng năm.
Giám đốc sở phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hàng năm.
3. Kế hoạch thanh tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được gửi cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức có liên quan.
1. Trong trường hợp kế hoạch thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và kế hoạch thanh tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch có chồng chéo thì thực hiện theo kế hoạch thanh tra của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
2. Chánh Thanh tra bộ phối hợp với Chánh Thanh tra các bộ, ngành giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra của cơ quan thanh tra các bộ, ngành; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch với cơ quan thanh tra của địa phương.
3. Chánh Thanh tra sở báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra của Thanh tra sở với các cơ quan thanh tra của địa phương.
1. Chánh Thanh tra bộ quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kết luận thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ trưởng giao.
2. Trình tự, thủ tục thanh tra lại được thực hiện theo quy định từ Điều 48 đến Điều 52 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và từ Điều 33 đến Điều 38 Nghị định số 07/2012/NĐ-CP.
1. Thanh tra bộ báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra sở báo cáo Giám đốc sở, Chánh Thanh tra tỉnh về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực Văn hóa, Gia đình, Thể thao và Du lịch.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực