Chương II Nghị định 173/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra ngành văn hóa, thể thao và du lịch
Số hiệu: | 173/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 27/12/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/02/2017 |
Ngày công báo: | 12/01/2017 | Số công báo: | Từ số 37 đến số 38 |
Lĩnh vực: | Bộ máy hành chính | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
01/03/2024 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 173/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của cơ quan Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thanh tra viên, công chức, cộng tác viên thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch; trang phục, phương tiện, thiết bị kỹ thuật và kinh phí hoạt động thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
1. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Theo Nghị định số 173/2016, thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch được tổ chức ở cấp Bộ và cấp Sở. Cơ cấu của thanh tra chuyên ngành gồm có Chánh thanh tra, Phó Chánh thanh tra, Thanh tra viên và công chức.
- Thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có tài khoản, con dấu riêng và chịu sự chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn về công tác thanh tra và nghiệp vụ thanh tra theo quy định.
- Nghị định 173/NĐ-CP quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn đối với thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch như xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các đơn vị trực thuộc trong thực hiện các quy định về thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo; tiếp công dân và các nhiệm vụ, quyền hạn khác.
2. Hoạt động thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Các hoạt động thanh tra ngành theo Nghị định 173/2016 gồm có như thanh tra hành chính; chuyên ngành; Văn hóa – Gia đinh; Thể dục, thể thao; Du lịch. Nội dung cụ thể của các hoạt động thanh tra được quy định chi tiết tại Nghị định số 173.
- Theo quy định thì kế hoạch thanh tra hàng năm của Thanh tra Bộ phải được gửi trước ngày 15/11 và trước ngày 05/12 hàng năm đối với kế hoạch thanh tra của Thanh tra sở.
- Với các vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xác định thuộc phạm vi, thẩm quyền của Bộ nhưng có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Bộ giao thì Chánh thanh tra Bộ quyết định thanh tra lại vụ việc.
3. Thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Nghị định 173/CP quy định thanh tra viên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch là công chức của Thanh tra Bộ, Thanh tra sở được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ khác theo sự phân công.
- Cộng tác viên thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch là công chức, viên chức nhưng không thuộc biên chế của các cơ quan thanh tra nhà nước nhưng có đủ các điều kiện theo quy định và được trưng tập tham gia Đoàn thanh tra.
- Hoạt động thanh tra chuyên ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch được đảm bảo về trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động. Thanh tra viên được cấp phát trang phục và kinh phí thực hiện hoạt động thanh tra.
Nghị định 173/2016/NĐ-CP quy định về tổ chức và họat động của Thanh tra ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch có hiệu lực ngày 15/02/2017.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi tắt là Thanh tra bộ).
2. Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao, Thanh tra Sở Du lịch (sau đây gọi tắt là Thanh tra sở).
1. Thanh tra bộ là cơ quan của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng) quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra bộ có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức.
Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra bộ) do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Tổng Thanh tra Chính phủ.
Phó Chánh Thanh tra bộ do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra bộ. Phó Chánh Thanh tra bộ giúp Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra bộ. Số lượng Phó Chánh Thanh tra bộ không quá 03 người.
3. Thanh tra bộ có các phòng nghiệp vụ, Bộ trưởng quyết định thành lập các phòng thuộc Thanh tra bộ.
4. Thanh tra bộ có con dấu, tài khoản riêng.
5. Thanh tra bộ chịu sự chỉ đạo, điều hành của Bộ trưởng và chịu sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 18 Luật thanh tra và Điều 7 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng.
2. Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Bộ trưởng phê duyệt.
3. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với Thanh tra sở.
4. Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân.
5. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Bộ trưởng, Chánh Thanh tra bộ.
6. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
7. Thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
8. Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
Chánh Thanh tra bộ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 19 Luật thanh tra và Điều 8 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Giúp Bộ trưởng kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
3. Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
4. Tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
5. Giúp Bộ trưởng chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ trưởng.
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Bộ trưởng giao.
1. Thanh tra sở là cơ quan của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch giúp Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, Giám đốc Sở Du lịch (sau đây gọi tắt là Giám đốc sở) tiến hành thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2. Thanh tra sở có Chánh Thanh tra, các Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và công chức.
Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chánh Thanh tra sở Văn hóa và Thể thao, Chánh Thanh tra Sở Du lịch (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra sở) do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra tỉnh).
Phó Chánh Thanh tra sở do Giám đốc sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Chánh Thanh tra sở. Phó Chánh Thanh tra sở giúp Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chánh Thanh tra sở.
3. Thanh tra sở có con dấu, tài khoản riêng.
4. Thanh tra sở chịu sự chỉ đạo, điều hành của Giám đốc sở; chịu sự chỉ đạo về công tác thanh tra và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, chịu sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra bộ.
Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 24 Luật thanh tra và Điều 13 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra hàng năm trình Giám đốc sở phê duyệt.
2. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra các cơ quan, đơn vị thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng.
3. Tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
4. Tổng hợp, báo cáo Giám đốc sở, Chánh Thanh tra tỉnh về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân và phòng, chống tham nhũng; báo cáo Chánh Thanh tra bộ về công tác thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong lĩnh vực Văn hóa, Gia đình, Thể thao và Du lịch.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc sở giao.
Chánh Thanh tra sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật thanh tra và Điều 14 Nghị định số 86/2011/NĐ-CP và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành và thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
2. Giúp Giám đốc sở kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Giám đốc sở khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
3. Xác minh nội dung tố cáo, kết luận nội dung xác minh, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Giám đốc sở khi được giao và các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật về tố cáo.
4. Tổ chức tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
5. Giúp Giám đốc sở chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Giám đốc sở.
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Giám đốc sở giao.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực