Số hiệu: | 164/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 21/12/2018 | Ngày hiệu lực: | 10/02/2019 |
Ngày công báo: | 03/01/2019 | Số công báo: | Từ số 11 đến số 12 |
Lĩnh vực: | Thương mại | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Ngày 21/12/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 164/2018/NĐ-CP quy định về việc kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
Theo đó, nội dung kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng được thực hiện như sau:
- Bộ Quốc phòng phối hợp với bộ, ngành, địa phương thực hiện:
+ Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp phục vụ quốc phòng;
+ Xây dựng phát triển doanh nghiệp phục vụ quốc phòng theo định hướng và mục tiêu của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
+ Thanh tra, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh; xử lý các hành vi vi phạm của doanh nghiệp theo quy định;
- Dưới sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng, doanh nghiệp phục vụ quốc phòng tận dụng tiềm lực cơ sở vật chất và lao động tham gia nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm lưỡng dụng phục vụ cho nền kinh tế quốc dân.
Nghị định 164/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/02/2019 và thay thế Quyết định 13/2012/QĐ-TTg ngày 23/02/2012.
1. Công dân Việt Nam, bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
2. Các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Việt Nam.
3. Cá nhân, tổ chức nước ngoài cư trú, đầu tư, kinh doanh và hoạt động tại Việt Nam.
1. Kế hoạch về nhu cầu quốc phòng là tập hợp những nhu cầu cho nhiệm vụ quốc phòng đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc.
2. Khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh là nội dung cụ thể để kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội của tổ chức, cá nhân phải thực hiện trong triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án quan trọng quốc gia, dự án phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, vùng, địa phương.
3. Dự án đầu tư, xây dựng có tính lưỡng dụng là dự án đầu tư, xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy hoạch, bố trí phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong thời bình và sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng khi có tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh.
4. Khu kinh tế - quốc phòng là khu vực có ranh giới xác định bao gồm một số xã của một hoặc nhiều huyện, thuộc một hoặc một số tỉnh, các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh, vùng biển, hải đảo, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với hệ thống quy hoạch quốc gia. Trong khu vực đó, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.
5. Đoàn kinh tế - quốc phòng là đơn vị quân đội, do Bộ Quốc phòng thành lập để triển khai thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển khu kinh tế - quốc phòng.
6. Doanh nghiệp phục vụ quốc phòng là doanh nghiệp được thành lập hoặc tổ chức theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và tham gia phát triển kinh tế - xã hội.
7. Đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng là tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế, được quản lý, hoạt động theo quy định của pháp luật.
1. Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước, góp phần củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, nâng cao sức mạnh chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của Quân đội; huy động sức mạnh của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và hệ thống chính trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hoạt động quốc phòng với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; xác định rõ mục tiêu trước mắt và lâu dài; hoạt động kết hợp phải được thực hiện trong cả quá trình từ giai đoạn lập, thẩm định đến triển khai thực hiện chiến lược quy hoạch, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trong từng công trình, từng dự án phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, lãnh thổ; trong tất cả các ngành, lĩnh vực nền kinh tế quốc dân của bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Xác định rõ trách nhiệm của bộ, ngành, địa phương trong hoạt động kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
1. Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược Quốc phòng Việt Nam, Chiến lược Quân sự Việt Nam, Chiến lược An ninh quốc gia, Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược biển Việt Nam, Chiến lược Bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng và các nội dung liên quan.
2. Quyết tâm Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng.
3. Kế hoạch động viên quốc phòng của bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, quân khu, cấp tỉnh, cấp huyện được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4. Quy hoạch đóng quân và bố trí lực lượng của các đơn vị Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
5. Quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo từng giai đoạn được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
6. Kế hoạch xây dựng khu vực phòng thủ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành khu vực phòng thủ vững chắc.
7. Các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của các đơn vị trong từng thời kỳ được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Các văn bản pháp luật có liên quan.