Chương 2 Nghị định 16-CP: Nội dung, trình tự chuyển đổi hợp tác xã
Số hiệu: | 16-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 21/02/1997 | Ngày hiệu lực: | 08/03/1997 |
Ngày công báo: | 15/04/1997 | Số công báo: | Số 7 |
Lĩnh vực: | Doanh nghiệp | Tình trạng: |
Hết hiệu lực
22/08/2005 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các Hợp tác xã và Liên hiệp Hợp tác xã (sau đây gọi chung là Hợp tác xã) đang hoạt động hoặc đã ngừng hoạt động phải thành lập Ban Trù bị chuyển đổi Hợp tác xã. Ban trù bị gồm Ban quản trị, Ban kiểm soát của Hợp tác xã, đại diện xã viên và đại diện Uỷ ban nhân dân huyện, quận sở tại.
2. Ban trù bị chuyển đổi Hợp tác xã do Ban chỉ đạp cấp quận huyện quyết định thành lập. Ban trù bị chuyển đổi sẽ giải thể sau khi hoàn thành việc chuyển đổi, đăng ký lại Hợp tác xã hoặc giải thể Hợp tác xã.
- Ban trù bị chuyển đổi Hợp tác xã có nhiệm vụ sau đây:
1. Tuyên truyền, giải thích cho xã viên Hợp tác xã về mục đích, ý nghĩa và yêu cầu chuyển đổi để Hợp tác xã hoạt động theo Luật Hợp tác xã.
2. Tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản theo nguồn gốc hình thành; xác định và phân loại các khoản nợ phải thu, phải trả của Hợp tác xã, danh sách chủ nợ và con nợ, đề xuất các giải pháp xử lý các quan hệ tài sản, xử lý nợ để trình Đại hội xã viên xem xét.
3. Căn cứ Luật Hợp tác xã và Điều lệ mẫu hợp tác xã, soạn thảo Điều lệ Hợp tác xã mới, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; chuẩn bị hồ sơ và các thủ tục để đăng ký lại Hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
4. Triệu tập Đại hội xã viên để quyết định việc chuyển đổi hoặc giải thể.
1. Trường hợp Đại hội xã viên quyết định việc chuyển đổi Hợp tác xã và đăng ký kinh doanh theo Luật Hợp tác xã, Đại hội tiến hành thông qua:
a) Phương án xử lý các tồn đọng của Hợp tác xã cũ về tài sản, vốn, quỹ, các khoản nợ phải đòi, nợ phải trả và các vấn đề khác.
b) Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
c) Biểu quyết nội dung các điều khoản của Điều lệ Hợp tác xã phù hợp với Điều lệ mẫu và thông qua Điều lệ Hợp tác xã.
d) Bầu Ban quản trị, Chủ nhiệm, Ban kiểm soát và các chức danh quản lý khác của Hợp tác xã.
2. Trường hợp Đại hội xã viên quyết định giải thể Hợp tác xã, Đại hội phải bàn và quyết định phương án xử lý tài sản, vốn, quỹ, công nợ và phương thức phân chia giá trị còn lại của tài sản được phép chia cho xã viên và tuyên bố giải thể Hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã.
- Xử lý vốn, tài sản của Hợp tác xã nông nghiệp:
1. Trường hợp Đại hội xã viên quyết định duy trì Hợp tác xã để chuyển sang hoạt động theo Luật Hợp tác xã thì phải:
a) Phân loại và xác định giá trị những tài sản thuộc công trình hạ tầng dùng chung cho cộng đồng, trình Đại hội xã viên quyết định danh mục những công trình sử dụng chung cho cộng đồng sẽ chuyển cho chính quyền địa phương (xã) quản lý; xử lý các quan hệ tài chính với chính quyền và các tổ chức kinh tế khác có liên quan đến các tài sản đó.
b) Xác định giá trị những tài sản trực tiếp phục vụ chung cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của Hợp tác xã; giá trị các tài sản này và vốn, quỹ còn lại của Hợp tác xã được phân bổ thành vốn góp của các xã viên và chuyển giao cho Ban quản trị mới hoặc giao cho Uỷ ban nhân dân xã quản lý sử dụng theo Nghị quyết của Đại hội xã viên.
2. Trường hợp Đại hội xã viên quyết định không duy trì Hợp tác xã thì toàn bộ tài sản không được chia phải bàn giao lại cho Uỷ ban nhân dân cấp xã sở tại để sử dụng chung cho cộng đồng. Giá trị tài sản khác và vốn quỹ của Hợp tác xã còn lại sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện xong nghĩa vụ với Nhà nước sẽ đem chia cho xã viên.
- Xử lý vốn, tài sản của Hợp tác xã phi nông nghiệp:
1. Trường hợp Đại hội xã viên thông qua quyết định chuyển đổi Hợp tác xã thì vốn cổ phần do xã viên đóng góp trước đây sẽ được tính lại thành vốn góp cho xã viên. Vốn tích luỹ chung của Hợp tác xã được chia thành 2 phần: một phần được để lại thuộc sở hữu chung; phần còn lại bổ sung vào vốn góp cho xã viên theo công sức đóng góp của mỗi xã viên. Tỷ lệ giữa 2 phần và phương án phân chia cụ thể do Đại hội xã viên quyết định, nhưng tỷ lệ phần tài sản, vốn được để lại thuộc sở hữu chung không được dưới 50%.
Số công nợ còn lại chưa xử lý xong được chuyển sang cho Hợp tác xã mới tiếp tục xử lý.
2. Trường hợp Đại hội xã viên thông qua quyết định giải thể Hợp tác xã thì toàn bộ giá trị tài sản được Nhà nước công trợ trước đây phải bàn giao lại cho chính quyền địa phương sở tại sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế địa phương. Số vốn, quỹ còn lại sau khi đã thanh toán nợ, hoàn thành xong nghĩa vụ Nhà nước và chi phí giải thể sẽ được chia cho xã viên theo công sức đóng góp của mỗi xã viên đối với Hợp tác xã. Phương án phân chia cho xã viên do Đại hội xã viên quyết định.
Trường hợp giá trị tài sản, vốn, quỹ còn lại không đủ trả nợ sẽ được giải quyết theo pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
- Công nợ của Hợp tác xã gồm nợ phải trả, nợ phải đòi được xử lý như sau:
1. Ban trù bị chuyển đổi phải tập hợp hồ sơ xác định đúng, đủ toàn bộ công nợ của Hợp tác xã, làm rõ các loại nợ, hình thức nợ, nguồn gốc nợ, tính chất nợ. Trường hợp xã viên nợ Hợp tác xã thì Ban trù bị xem xét để kiến nghị Đại hội xã viên quyết định miễn, giảm nợ đối với những đối tượng chính sách và một số trường hợp cụ thể khác, đồng thời đề ra các biện pháp đòi nợ, xác định thời hạn trả nợ đối với các đối tượng phải trả.
2. Trường hợp Hợp tác xã nợ Nhà nước thì Ban trù bị phải lập phương án trả nợ, xác định người hoặc tổ chức có trách nhiệm trả nợ. Đối với các khoản Hợp tác xã nợ Nhà nước có nguồn gốc rõ ràng mà không có khả năng thanh toán, Ban quản trị Hợp tác xã đề nghị Chính quyền Nhà nước có thẩm quyền xem xét xoá, giảm hoặc hoãn trả nợ cho từng khoản nợ cụ thể.
Những khoản nợ Nhà nước do Hợp tác xã vay các ngân hàng quốc doanh để xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ chung cho cộng đồng dân cư được chuyển cho chính quyền địa phương cùng với công trình đó để chính quyền tiếp tục xử lý theo chủ trương chung của Nhà nước.
3. Trường hợp Hợp tác xã quyết định chuyển đổi, số công nợ chưa xử lý xong sẽ được chuyển cho Hợp tác xã mới để tiếp tục xử lý theo Nghị quyết của Đại hội xã viên.
4. Trường hợp giải thể Hợp tác xã thì phải làm thủ tục thanh toán hết công nợ, nếu không có khả năng thanh toán được công nợ thì xử lý theo pháp luật về phá sản doanh nghiệp.
Bộ Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện khoản 2, Điều 9 của Nghị định này.
1. Khi chuyển đổi Hợp tác xã, việc xử lý quyền sử dụng đất phải bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất theo các quy định của pháp luật về đất đai.
2. Trường hợp Hợp tác xã quyết định chuyển đổi, đăng ký kinh doanh theo Luật Hợp tác xã, Hợp tác xã phải lập hồ sơ trình Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xem xét thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
3. Trường hợp giải thể Hợp tác xã phi nông nghiệp, diện tích đất đang sử dụng phải giao lại cho Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền đã giao đất đai; sau khi giải thể những xã viên muốn thành lập Hợp tác xã mới phải tiến hành làm các thủ tục để được xét giao đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4. Các trường hợp trước đây Hợp tác xã được giao đất hoặc thuê đất mà sử dụng sai mục đích thì xử lý theo quy định hiện hành của pháp luật về đất đai.
Điều 11.- Mọi khiếu nại, tranh chấp giữa xã viên với Ban quản trị cũ, giữa Hợp tác xã và các bên có liên quan do cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực